Dây đau Xương – Cây Thuốc Quý Cho Bệnh Xương Khớp
Có thể bạn quan tâm
Công dụng của dây đau xương
Dây đau xương tên khoa học là Tinospora sinensis Merr, còn có các tên khác như: Tục cốt đằng, khoan cân đằng, khau năng cấp.
Từ xưa, dân gian đã thường sử dụng loại cây này để chữa đau mỏi gân xương, tê bì chân tay do bệnh phong thấp.
Vị thuốc dây đau xương
Dây đau xương có tính mát, vị đắng, quy vào kinh can với công dụng dược lý: Khu phong, trừ thấp, mạnh gân, hoạt cốt, thư cân hoạt lạc, đau nhức xương khớp, phong tê thấp.
Tác dụng trong trị các bệnh xương khớp
Theo ThS.BS. Trần Danh Phương - Trưởng khoa Đông y Bệnh viện Thể thao Việt Nam, dây đau xương là một trong rất nhiều vị thuốc được sử dụng trong điều trị về xương khớp. Phổ biến nhất là thân và vỏ cây phơi khô rồi sắc thành thuốc uống. Tùy lứa tuổi và thể trạng bệnh lý của người dùng thuốc mà sử dụng liều lượng mỗi ngày từ 20 - 40g dây đau xương, sắc chia 3 lần uống trong ngày. Để sử dụng an toàn và hiệu quả người bệnh cần được khám và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.ThS.BS. Trần Danh Phương - Trưởng khoa Đông y Bệnh viện Thể thao Việt Nam
ThS. Phương cũng cho biết, dây đau xương khi kết hợp với các vị thuốc khác nhau, công năng trong điều trị xương khớp của các bài thuốc cũng sẽ khác nhau.
- Dây đau xương khi sắc cùng với lá lốt, rễ cỏ xước, đơn gối hạc, cốt khí củ, cam thảo nam, rễ tầm xọng (mỗi vị 20g).Uống mỗi ngày 1 thang (đến khi bệnh thuyên giảm) có tác dụng điều trị chứng đau nhức cơ thể và xương khớp do phong thấp.
- Dây đau xương kết hợp cùng củ mài, thỏ ty tử, rễ cỏ xước (mỗi vị 12g) và đỗ trọng, cốt toái bổ, tỳ giải (mỗi vị 16g)đem ngâm rượu hoặc sắc thuốc uống hàng ngày giúp trị chứng đau lưng, mỏi gối do thận hư yếu. Với thuốc sắc, mỗi thang chia làm 3 lần uống trong ngày.
- Dây đau xương (16g) sắc cùng tế tân, cam thảo (mỗi vị 6g), xuyên khung, quế (mỗi vị 8g), tang ký sinh (16g), rễ cỏ xước tẩm rượu, sao vàng (20g), tụcđoạn, tần giao, độc hoạt, đảng sâm, bạch thược, đương quy và thục địa, mỗi vị 12g rất hữu ích trong hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp. Mỗi ngày uống 1 thang, chia 3 lần.
Thân cây dây đau xương cắt khúc phơi khô.
Dây đau xương còn có thể kết hợp theo nhiều cách khác với các vị thuốc khác mang đến hiệu quả trong điều trị các bệnh lý xương khớp. Tuy nhiên, lưu ý với người có tạng hàn cần được bác sĩ tư vấn kỹ trước khi sử dụng.
Ngoài sử dụng làm thuốc uống theo dạng sắc hoặc ngâm rượu, dây đau xương còn được bào chế thành cao hoặc chế biến thành trà uống giúp hỗ trợ mạnh gân cốt, điều trị phong thấp.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Trường hợp nhiễm COVID-19 nào phải nhập viện?
Từ khóa » Cây đơn Xương Chữa Bệnh Gì
-
{Tìm Hiểu} Dây đau Xương Chữa đau Xương Khớp Có Tốt Không?
-
Dây đau Xương – Vị Thuốc Quý Chữa Bệnh Xương Khớp Hiệu Quả
-
Dây đau Xương - Loài Thảo Dược Quý - Thầy Thuốc Việt Nam
-
Dây đau Xương | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Dây đau Xương: Vị Thuốc Quý Trị đau Xương Khớp
-
Cây Dây đau Xương Có Tác Dụng Gì? Hình ảnh, Cách Sử Dụng Và Nơi ...
-
Cây Dây Đau Xương: Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Hiệu Quả
-
11 Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh đau Nhức Xương Khớp Hiệu Quả Nhất
-
Dây đau Xương (Thân) Là Gì? Công Dụng, Dược Lực Học Và Tương Tác ...
-
Hết đau Nhức Xương Khớp Trong 5 Ngày Với Bài Thuốc Cực đơn Giản
-
Đậu Xương – Cây Thảo Dược Quý Cho Bệnh Xương Khớp
-
5 Loại Cây Chữa Bệnh Xương Khớp Quen Thuộc | Sở Y Tế Nam Định
-
Nằm Lòng Các Loại Cây Chữa Bệnh Xương Khớp Hiệu Quả, Dễ Kiếm