Dây đau Xương: Vị Thuốc Quý Trị đau Xương Khớp
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Dây đau xương – Đặc điểm cần nhớ
- 2. Hoạt chất trong Dây đau xương
- 3. Công dụng của Dây đau xương là gì?
- 4. Hoạt tính sinh học của Dây đau xương
- 5. Cây dây đau xương trị bệnh gì ?
Dây đau xương (Tinospora sinensis (L.) Merr.) là loại thực vật thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Cây còn có tên gọi khác là Khoan cân đằng, có ý nghĩa làm cho xương cốt được chắc khỏe. Theo Đông y, cây có vị đắng, tính mát, được biết đến là vị thuốc có hiệu quả tốt trong điều trị các bệnh về cơ xương khớp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích về đặc điểm, công dụng và cách dùng của loài cây có tên gọi độc đáo này.
1. Dây đau xương – Đặc điểm cần nhớ
1.1. Đặc điểm nhận biết
Dây đau xương là một loại cây leo bằng thân quấn. Thân hình trụ, màu xám, có nốt sẵn và có lông. Lá hình tim, mọc so le, có gân tỏa khắp mặt lá, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông tơ nên có màu trắng nhạt.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm đơn độc hoặc nhiều chùm. Hoa màu vàng lục, có lông tơ màu trắng nhạt. Quả hình bầu dục hoặc hình tròn, khi chín có màu đỏ, chứa chất nhày bao quanh hạt hình bán cầu.
1.2. Phân bố và bộ phận dùng
Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân – hè, có khả năng tái sinh vô tính mạnh. Có thể trồng dễ dàng bằng các đoạn thân và cành.
Nguồn dược liệu này phân bố ở Việt Nam khá phong phú. Tuy nhiên do việc khai thác thường xuyên ở vùng đồng bằng và trung du, nên đang ngày càng trở nên khan hiếm.
Bộ phận dùng: Có thể dùng thân và lá của cây. Thân cắt ngắn thành từng đoạn dài 20 – 30cm, phơi hoặc sấy khô. Lá thường dùng tươi.
2. Hoạt chất trong Dây đau xương
Trong cây chứa nhiều hoạt chất alkaloid. Ngoài ra, người ta đã tách và xác định cấu trúc một glucosid phenolic là tinosinen.
3. Công dụng của Dây đau xương là gì?
Dây đau xương là một vị thuốc mới được dùng nhiều trong dân gian để chữa các bệnh thấp khớp, tê bại, đau mình mẩy, bong gân, trật khớp… Không những thế, thảo dược này còn được dùng để chữa sốt rét mạn tính, rắn cắn, làm ngừng nôn và làm thuốc bổ.
Cách dùng:
- 12 – 20g thân cành, dạng thuốc sắc, hoặc thái nhỏ, sao vàng rồi ngâm rượu. Dùng liên tục trong 10 – 15 ngày.
- Dùng ngoài có thể giã nhỏ lá dây đau xương, trộn với rượu, đắp lên những chỗ sưng đau.
4. Hoạt tính sinh học của Dây đau xương
4.1. Chống oxy hóa
Hàng ngày, cơ thể chúng ta đều cần oxy để có thể duy trì sự sống. Oxy tuy quan trọng như vậy, nhưng việc tiếp xúc sẽ dẫn đến hình thành nên nhiều gốc tự do. Kết quả, các gốc oxy hóa tăng lên dẫn đến stress oxy hóa và gây nhiều tổn hại đến tế bào, gây ra quá trình thoái hóa cũng như lão hóa tự nhiên của cơ thể.
Chất chống oxy hóa là những chất tự nhiên có thể ngăn chặn hoặc hạn chế tổn thương được gây ra bởi gốc tự do. Nghiên cứu cho thấy, chiết suất methanol của thảo dược có hoạt tính chống oxy hóa tương đối cao.
4.2. Hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Nghiên cứu chỉ ra rằng, các hoạt chất chứa trong dây đau xương có thể ức chế hoạt động của α-amylase and α-glucosidase. Việc ức chế 2 chất này giúp làm giảm lượng đường trong máu vì làm chậm sự phân giải đồ ăn thành glucose hỗ trợ điều trị đái tháo đường.
4.3. Chống viêm, giảm đau
Thử nghiệm trên nhóm chuột được gây viêm với tá chất Freund. Kết quả điều trị trong vòng 12 ngày với chiết suất methanol của cây cho thấy hiệu quả kháng viêm, giảm đau hơn so với nhóm chứng.
5. Cây dây đau xương trị bệnh gì ?
5.1. Trị trật khớp, bong gân
Lá Dây đau xương, quế, hồi hương, đinh hương, vỏ sòi, vỏ núc nác, gừng sống, lá canh châu, mủ xương rồng bà, lá thầu dầu tía, lá náng, lá kim cang, lá mua, huyết giác, củ nghệ, hạt trấp, hạt máu chó, lá bưởi bung, lá tầm gửi cây khế.
Các vị trên giã nhỏ, sao nóng và chườm lên chỗ đau (không đắp trong giai đoạn đầu của bong gân).
5.2. Trị thấp khớp
Cao bào chế từ 2 vị: Dây đau xương, Củ kim cang, lượng bằng nhau. Ngày uống 6g.
5.3. Trị đau lưng, mỏi gối
Dây đau xương 12g, cẩu tích 20g, củ mài 20g, tỳ giải 20g, đỗ trọng 16g, bổ cốt toái 16g, thỏ ty tử 12g, rễ cỏ xước 12g, củ mài 12g. Sắc hoặc ngâm rượu uống.
5.4. Trị rắn cắn
Lá Dây đau xương 20g, lá thài lài 30g, lá tía tô 20g, rau sam 50g. Dùng tươi, giã nhỏ, vắt lấy nước uống bã đắp.
Lưu ý: Không sử dụng cho phụ nữ có thai
Như vậy, chính tên gọi độc đáo của dây đau xương đã nêu bật lên tác dụng của nó trong điều trị các bệnh về cơ xương khớp. Không những vậy, Dây đau xương còn có khả năng làm giảm đường huyết, là chất chống oxy hóa hiệu quả. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện vẫn chưa đi sâu tìm hiểu liều dùng, liều gây độc cũng như tác dụng phụ của vị thuốc này. Quý độc giả lưu ý cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.
Từ khóa » Cây đơn Xương Chữa Bệnh Gì
-
Dây đau Xương – Cây Thuốc Quý Cho Bệnh Xương Khớp
-
{Tìm Hiểu} Dây đau Xương Chữa đau Xương Khớp Có Tốt Không?
-
Dây đau Xương – Vị Thuốc Quý Chữa Bệnh Xương Khớp Hiệu Quả
-
Dây đau Xương - Loài Thảo Dược Quý - Thầy Thuốc Việt Nam
-
Dây đau Xương | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Cây Dây đau Xương Có Tác Dụng Gì? Hình ảnh, Cách Sử Dụng Và Nơi ...
-
Cây Dây Đau Xương: Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Hiệu Quả
-
11 Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh đau Nhức Xương Khớp Hiệu Quả Nhất
-
Dây đau Xương (Thân) Là Gì? Công Dụng, Dược Lực Học Và Tương Tác ...
-
Hết đau Nhức Xương Khớp Trong 5 Ngày Với Bài Thuốc Cực đơn Giản
-
Đậu Xương – Cây Thảo Dược Quý Cho Bệnh Xương Khớp
-
5 Loại Cây Chữa Bệnh Xương Khớp Quen Thuộc | Sở Y Tế Nam Định
-
Nằm Lòng Các Loại Cây Chữa Bệnh Xương Khớp Hiệu Quả, Dễ Kiếm