Dãy Hoạt động Hóa Học Của Kim Loại Là Gì? Ý Nghĩa Và Mẹo Nhớ Nhanh

Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-2d0ba7-9ba2.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162

Dãy hoạt động hóa học của kim loại là kiến thức đặc biệt quan trọng của bộ môn Hóa. Nắm chắc kiến thức này sẽ giúp các em hiểu rõ tính chất của từng kim loại cũng như viết đúng phương trình phản ứng hoá học. Vậy, dãy hoạt động hóa học của kim loại là gì và có ý nghĩa như thế nào? Cách nào giúp ghi nhớ dãy hoạt động hóa học này một cách nhanh chóng? Để giải đáp tất cả những câu hỏi này, hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Marathon Education nhé.

Dãy hoạt động hóa học của kim loại là gì?

Dãy hoạt động hóa học của một số kim loại
Dãy hoạt động hóa học của một số kim loại (Nguồn: Internet)

Dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần về mức độ hoạt động hóa học hay khả năng phản ứng của các kim loại với các chất khác được gọi là dãy hoạt động hóa học của kim loại.

Một số kim loại được sắp xếp theo dãy hoạt động hóa học như sau: K, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Sn, Pb, Cu, Hg, Ag, Au.

>>> Xem thêm: Lý Thuyết Và Cách Học Thuộc Nhanh Bảng Tuần Hoàn Hóa Học Lớp 10

Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại

Dãy hoạt động hóa học của kim loại được tạo thành từ phương pháp thực nghiệm hóa học. Chúng có ý nghĩa quan trọng, cho biết phản ứng hóa học của kim loại với các chất khác.

Mức độ hóa học của kim loại giảm dần từ trái sang phải

Theo đó, Kali (K) là kim loại hoạt động mạnh nhất và Vàng (Au) là kim loại hoạt động yếu nhất trong dãy.

Phản ứng với nước

5 kim loại đứng đầu dãy hoạt động hóa học (Li, Na, K, Ca, Ba) có phản ứng với nước trong điều kiện thường. Những kim loại đứng sau khó phản ứng hơn hoặc không phản ứng. Chẳng hạn, Fe (sắt) có thể phản ứng với nước nhưng trong điều kiện nhiệt độ cao. Các kim loại như Au (vàng), Pb (chì), Sn (thiếc),… không phản ứng với nước trong bất kỳ điều kiện nào.

Ví dụ:

2Li+2H_2O\to 2LiOH+H_2\uparrow

>>> Xem thêm: Công Thức Và Tính Chất Hóa Học Của Nước

Phản ứng với oxi

Các kim loại mạnh ở đầu dãy hoạt động của kim loại đều phản ứng dễ dàng với oxi trong điều kiện thường. Kim loại như Cu (đồng) và kim loại trung bình chỉ phản ứng với oxi ở nhiệt độ cao. Một vài kim loại khác như Fe (sắt) ở ngoài không khí cũng phản ứng với oxi tạo thành oxit.

Lý Thuyết Về Oxi Và Tính Chất Hóa Học Của Oxi Hóa Lớp 10

Ví dụ:

3Fe+2O_2 \xrightarrow{t^\circ} Fe_3O_4\\ 4Al+3O_2 \xrightarrow{t^\circ} 2Al_2O_3

>>> Xem thêm: Lý Thuyết Về Tính Chất Hóa Học Của Oxi

Phản ứng với dung dịch axit

Các kim loại mạnh và trung bình khi phản ứng với dung dịch axit sẽ tạo thành muối và hidro. Các kim loại như Fe (sắt), Zn (kẽm), Al (nhôm),… thường được sử dụng để điều chế ra khí hidro.

Zn+2HCl \to ZnCl_2+H_2\uparrow

Các kim loại yếu thường sẽ không phản ứng được với các dung dịch axit loãng. Tuy nhiên, với các dung dịch axit có tính oxi hóa mạnh (ví dụ: HNO3 loãng) thì một số kim loại như Cu (đồng), Ag (bạc) sẽ có phản ứng.

2Ag+2H_2SO_{4\ (đặc)}\to Ag_2SO_4+SO_2\uparrow+\ 2H_2O

>>> Xem thêm: Axit Là Gì? Lý Thuyết Về Tính Chất Hóa Học Của Axit

Phản ứng với muối

Kim loại tác dụng với muối khi kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối (trừ các kim loại tan trong nước Li, Na, K, Ba, Ca).

  • Kim loại đơn chất phải đứng trước kim loại trong hợp chất. Vị trí này dựa theo dãy hoạt động hóa học.
  • Kim loại đơn chất phải đứng sau Mg trong dãy hoạt động hoá học. Các kim loại này đều không tan trong nước.
Mg+FeCl_2\to MgCl_2+Fe\downarrow

Lưu ý: Các kim loại đứng trước Mg như Na, Ba, K,.. tan trong nước nên phản ứng hóa học xảy ra sẽ khác với nhóm kim loại đã nêu trên.

Ví dụ: Phản ứng khi cho Na vào dung dịch CuCl2 như sau

2Na+2H_2O\to 2NaOH+H_2\uparrow\\ 2NaOH+CuCl_2\to Cu(OH)_2\downarrow +\ 2NaCl

>>> Xem thêm: Muối Là Gì? Lý Thuyết Về Tính Chất Hóa Học Của Muối

Mẹo nhớ nhanh dãy hoạt động hóa học của kim loại

Mẹo nhớ nhanh dãy hoạt động hóa học của kim loại
Mẹo nhớ nhanh dãy hoạt động của kim loại (Nguồn: Internet)

Một số mẹo để ghi nhớ dãy hoạt động hóa học của kim loại

K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au

Khi nào bạn cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Á Phi Âu.

K, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au

Khi cả nhà may áo giáp sắt nhớ sang phố hàn đồng hiệu Á Phi Âu.

Li, K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Mn, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, (H), Cu, Hg, Ag, Pt, Au

Top 33+ Công Thức Hóa Học Lớp 8-12 ➤ 4 Mẹo Ghi Nhớ Siêu Nhanh

Lúc khó bà cần nàng may áo màu giáp sắt nhớ sang phố hàn đồng hiệu Á Phi Âu.

hoc-thu-voi-gv-truong-chuyen

ĐĂNG KÝ NGAY

Bài tập về dãy hoạt động hóa học của kim loại

Bài tập 1: Trong 5 dãy kim loại dưới đây, dãy nào được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần?

a. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn

b. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K

c. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe

d. Mg, K, Cu, Al, Fe

e. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe

Lời giải:

Dựa vào lý thuyết, ta có dãy hoạt động hóa học của kim loại với mức độ hoạt động của các kim loại giảm dần từ trái sang phải như sau:

K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au

Tuy nhiên, yêu cầu của đề bài là sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng. Do đó, ta chọn đáp án b.

Bài tập 2: Cho dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Nên dùng kim loại nào trong 4 kim loại dưới đây để loại bỏ tạp chất và làm sạch dung dịch này? Viết phương trình phản ứng xảy ra.

a. Zn

b. Fe

c. Mg

d. Cu

Lời giải:

Dựa vào lý thuyết dãy hoạt động hóa học, kim loại mạnh hơn sẽ đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi muối. Cả 3 kim loại Zn, Fe, Mg đều có thể đẩy Cu ra khỏi CuSO4. Tuy nhiên, ta cần làm sạch dung dịch ZnSO4 (không lẫn tạp chất khác) nên Zn sẽ là lựa chọn phù hợp nhất.

Phương trình phản ứng: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu↓

Sau phản ứng, Cu không tan được tạo thành sẽ dễ dàng được loại bỏ khỏi dung dịch ZnSO4.

Bài tập 3: Viết các phương trình phản ứng

a. Điều chế CuSO4 từ Cu

b. Điều chế MgCl2 từ các chất Mg, MgSO4, MgO, MgCO3 với các hóa chất cần thiết khác

Lời giải:

a. Cu + 2H2SO4 (đặc) → CuSO4 + SO2↑ + 2H2O

b.

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2↑ + H2O

MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4↓

Bài tập 4: Nêu hiện tượng quan sát được và viết phương trình phản ứng khi cho:

a. Nhôm vào dung dịch đồng clorua

Axeton Là Gì? Các Tính Chất Đặc Trưng Và Ứng Dụng Của Axeton

b. Kẽm vào dung dịch đồng clorua

c. Kẽm vào dung dịch magie clorua

d. Đồng vào dung dịch bạc nitrat

Lời giải:

  Hiện tượng quan sát được Phương trình phản ứng
a. Nhôm tan dầnDung dịch đồng clorua mất dần màu xanhChất rắn màu đỏ bám vào bề mặt nhôm 2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu↓
b. Kẽm tan dầnDung dịch đồng clorua mất dần màu xanhChất rắn màu đỏ bám vào bề mặt kẽm Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu↓
c. Không có hiện tượng xãy ra Không có phản ứng hóa học
d. Đồng tan dầnChất rắn màu trắng bám vào bề mặt đồngDung dịch dần chuyển sang màu xanh lam Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

Bài tập 5: Cho 10,5 g hỗn hợp 2 kim loại đồng và kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 2,24 l khí (đktc).

a. Viết phương trình phản ứng

b. Tính khối lượng chất rắn còn lại trong dung dịch sau phản ứng

Lời giải:

\begin{aligned} & \small a. \\ & \small \text{Khi cho hỗn hợp 2 kim loại đồng và kẽm vào dung dịch } H_2SO_4 \text{ chỉ có kẽm phản ứng.} \\ & \small \text{Phương trình phản ứng: } Zn + H_2SO_4 → ZnSO_4 + H_2O \\ & \small b. \\ & \small \text{Số mol khí hidro: } n_{H_2} = \frac{V}{22,4} = \frac{2,24}{22,4} = 0,1 \ mol \\ & \small \text{Theo phương trình phản ứng ta có: } n_{Zn} = n_{H_2} = 0,1 \ mol \\ & \small \text{Khối lượng kẽm tham gia phản ứng: } m_{Zn} = n.M = 0,1.65 = 6,5 \ g \\ & \small \text{Khối lượng đồng còn lại sau phản ứng: } m_{Cu} = m_{hỗn \ hợp} - m_{Zn} = 10,5 - 6,5 = 4 \ g \end{aligned}

Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education

Gia sư Online Học Online Toán 12 Học Online Hóa 10 Học Online Toán 11 Học Online Toán 6 Học Online Toán 10 Học Online Toán 7 Học Online Lý 10 Học Online Lý 9 Học Online Toán 8 Học Online Toán 9 Học Tiếng Anh 6 Học Tiếng Anh 7

Qua bài viết này, Team Marathon Education đã giúp các em hiểu rõ hơn về dãy hoạt động hóa học của kim loại và ý nghĩa cũng như một vài mẹo nhỏ để ghi nhớ kiến thức này. Hy vọng những thông tin này có thể giúp các em học tốt môn Hoá và cải thiện điểm số. Hãy theo dõi Marathon Education mỗi ngày để học trực tuyến online kiến thức hữu ích khác nhé! Chúc các em thành công!

Từ khóa » Bảng Kim Loại Mạnh