Dãy Hoạt động Hóa Học Của Kim Loại, ý Nghĩa Và Bài Tập

Cộng đồng Học sinh Việt Nam - HOCMAI Forum Cộng đồng Học sinh Việt Nam - HOCMAI Forum
  • Diễn đàn Bài viết mới Tìm kiếm trên diễn đàn
  • Đăng bài nhanh
  • Có gì mới? Bài viết mới New media New media comments Status mới Hoạt động mới
  • Thư viện ảnh New media New comments Search media
  • Story
  • Thành viên Đang truy cập Đăng trạng thái mới Tìm kiếm status cá nhân
Đăng nhập Đăng ký

Tìm kiếm

Everywhere Đề tài thảo luận This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề By: Search Tìm nâng cao… Everywhere Đề tài thảo luận This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề By: Search Advanced…
  • Bài viết mới
  • Tìm kiếm trên diễn đàn
Menu Install the app Install Hóa 9Dãy hoạt động hóa học của kim loại, ý nghĩa và bài tập
  • Thread starter Bong Bóng Xà Phòng
  • Ngày gửi 22 Tháng tám 2019
  • Replies 0
  • Views 828
  • Bạn có 1 Tin nhắn và 1 Thông báo mới. [Xem hướng dẫn] để sử dụng diễn đàn tốt hơn trên điện thoại
  • Diễn đàn
  • HÓA HỌC
  • TRUNG HỌC CƠ SỞ
  • Hoá học lớp 9
  • Thảo luận chung
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.You should upgrade or use an alternative browser. Bong Bóng Xà Phòng

Bong Bóng Xà Phòng

Cựu Mod Hóa|Cựu CN CLB Hóa học vui
Thành viên 18 Tháng mười hai 2017 3,707 8,659 834 Hưng Yên Nope [TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chủ đề này có lẽ không xa lạ gì nhưng mình thấy nó rất hay nên post lại :p Dãy hoạt động hóa học của kim loại là gì? Như các em đã biết, kim loại chiếm một phần khá lớn trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Và ngay trong chương trình học, chúng ta cũng gặp khá là nhiều nguyên tố kim loại. Tuy nhiên, các kim loại này không hẵn là khác nhau hoàn toàn mà chúng chia thành từng nhóm như: kim loại mạnh nhất, kim loại mạnh, kim loại trung bình, kim loại yếu. Dãy hoạt động hóa học của kim loại gồm các kim loại được sắp xếp theo thứ tự phụ thuộc mức độ hoạt động của kim loại: day-hoat-dong-hoa-hoc-cua-kim-loai-y-nghia-va-bai-tap.jpg Hình trên là bảng đầy đủ chuẩn quốc tế. Tuy nhiên trong chương trình học ta chỉ cần ghi nhớ bảng rút gọn dưới đây: Dãy hoạt động hóa học: K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Au Ý nghĩa Như đã giới thiệu ở phần định nghĩa, dãy hoạt động hóa học của kim loại sắp xếp theo mức độ hoạt động (khả năng phản ứng hóa học với chất khác). Và các phản ứng đều được xây dựng từ thực nghiệm. Từ đó ta suy ra được 4 ý nghĩa chủ đạo như sau: Độ hoạt động giảm dần từ trái sang phải Độ hoạt động hay còn gọi là khả năng phản ứng của các kim loại giảm dần từ Li tới Au. Đặc trưng nhất là phản ứng với nước. Khi 5 kim loại đầu tiên đều tác dụng dễ dàng với nước ở điều kiện thường thì các kim loại từ Mg trở đi khó phản ứng (như Fe phải tác dụng ở nhiệt độ cao) hoặc không phản ứng như Au, Sn, Pb...v..v Kim loại tác dụng với nước Một số kim loại hoạt động mạnh tác dụng với nước để tạo bazo tương ứng và giải phóng chất khí là Hidro. Đây là tính chất khá quen thuộc của các kim loại đứng đầu trong dãy - những kim loại mạnh nhất. Kim loại tác dụng với Axit tạo ra muối và giải phóng khí hidro Các kim loại trong dãy phản ứng với axit tạo ra muối và khí hidro phải thỏa mãn hai điều kiện:
  • Kim loại đứng trước nguyên tố hidro trong dãy hoạt động hóa học
  • Dung dịch axit phản ứng phải là axit loãng
Ví dụ: Fe +2HCl ------> Fe(Cl)2 +H2 Kim loại tác dụng với muối Một ý nghĩa khá quan trọng nữa được suy ra từ dãy hoạt động hóa học của kim loại đó là kim loại tác dụng với muối. Phản ứng xảy ra phải thỏa mãn các điều kiện sau:
  • Kim loại của đơn chất phải đứng trước kim loại của hợp chất (xét trong vị trí của dãy hoạt động hóa học)
  • Kim loại của đơn chất phải bắt đầu từ Mg trở về sau ( tức là: Mg, Al, Zn... )
Ví dụ: Phản ứng giữa Mangan với muối của sắt: Mg + FeCl2 ----> MgCl2 +Fe Cách học thuộc lòng dãy hoạt động hóa học kim loại Cách nhớ dãy hoạt động hóa học của kim loại không khó lắm. Lời khuyên đó là nên vận dụng thơ văn vào các công thức thật ra lại là một cách học tuyệt vời. Về phương pháp học dãy kim loại trên thì bài thơ sau được bình chọn là dễ nhớ dễ học nhất, các em cùng tham khảo: Khi nào ba cần may áo giáp sắt nhớ sáng hỏi cửa hàng á phi âu ( K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, H, Cu, Hg, Ag, Au ) Bài tập về dãy hoạt động hóa học của kim loại Dưới đây là một số bài tập liên quan đến dãy hoạt động hóa học kim loại. Câu 1: Dãy hoạt động hóa học nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần của dãy hoạt động hóa học: a) Mg, Al, Ni, Sn, Au b) K, Ba, Na, Au, Fe c) Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn d) Mg, K, Cu, Al, Fe Lời giải: Ta cứ nhẩm câu thần chú rồi chọn đáp án đúng nhé. Và đáp án của bài tập này là: a) Mg, Al, Ni, Sn, Au Câu 2: Bạn An thực hiện các thí nghiệm sau, hỏi thí nghiệm nào phương trình tạo khí bay lên a) Cho mẫu Natri vào nước b) Nhúng thanh nhôm vào bể nước lớn c) Cho bột nhôm vào nước d) Cho dung dịch kiềm của Natri vào nước Lời giải: Bài tập trên nhằm giải đáp một số ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại. Đó là chỉ các kim loại mạnh mới tác dụng với nước ở điều kiện thường. Do đó đáp án đúng của câu này là:a) Câu 3: Cho 21 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư , người ta thu được 4,48 lít khí (đktc) a.Viết phương trình phản ứng hóa học b.Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng Lời giải: Ở các dạng bài tập hỗn hợp kim loại tác dụng với hỗn hợp axit thì việc áp dụng dãy hoạt động hóa học vào là rất cần thiết. Ở bài tập này, vì đứng sau H trong dãy hoạt động nên Cu không phản ứng được với Axit, còn Zn lại phản ứng. Phương trình hóa học: Zn + H2SO4 ------> ZnSO4 +H2 (khí) 0.2 mol <--------- 0.2 mol Khối lượng của kẽm là: mZn = 0.2x65 = 13 gam Khối lượng của đồng là: mCu = 21 - 13 = 8gam Sau bài viết này chắc hẵn các em đã hiểu hơn về dãy hoạt động hóa học của kim loại cũng như ý nghĩa mà nó mang lại. Đây là một trong những kiến thức nền tảng và quan trọng khi học hóa. Do đó các em cần nắm vững để giải quyết các bài tập trắc nghiệm lý thuyết cũng như tự luận thiên về tính toán. Chúc các em học tốt. Nguồn:unsw.edu.v
  • Like
Reactions: Shinichi2004 and Nguyễn Trần Thành Đạt 11A9 You must log in or register to reply here. Chia sẻ: Facebook Reddit Pinterest Tumblr WhatsApp Email Chia sẻ Link
  • Diễn đàn
  • HÓA HỌC
  • TRUNG HỌC CƠ SỞ
  • Hoá học lớp 9
  • Thảo luận chung
Top Bottom
  • Vui lòng cài đặt tỷ lệ % hiển thị từ 85-90% ở trình duyệt trên máy tính để sử dụng diễn đàn được tốt hơn.

Từ khóa » Bảng Kim Loại Mạnh