Dạy Học Theo Chủ đề "Sinh Sản ở Thực Vật" - Trường THPT Hà Huy Tập
Có thể bạn quan tâm
Chương IV. SINH SẢN
Chủ đề: SINH SẢN Ở THỰC VẬT (3 tiết)
(Căn cứ vào chương trình SGK bài 41, 42, 43 Sinh học 11 và tình hình thực tiễn của địa phương)
I/ Đơn vị : Nhóm 2 – Tổ II (NHÓM SINH HỌC THPT)
II/ Xác định mạch kiến thức của chủ đề
1/ Các bài liên quan của chủ đề
* Môn Sinh học 11:
- Bài 41: Sinh sản vô tính ở Thực vật.
- Bài 42: Sinh sản hữu tính ở Thực vật.
- Bài 43: Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép.
2/ Cấu trúc logic nội dung của chủ đề
- Trình bày được các khái niệm: sinh sản, sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính ở thực vật.
- Nêu và phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.
- Mô tả được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật.
- Mô tả được quá trình hình thành hạt phấn , túi phôi và sự thụ tinh kép ở thực vật có hoa. Sự giống nhau và khác nhau trong quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi.
- Trình bày được các ưu điểm của SSHT đối với sự phát triển của thực vật;
- Giải thích được cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính: Chiết, giâm cành, ghép chồi (ghép mắt), ghép cành.
- Thực hiện được các phương pháp nhân giống: Chiết, giâm cành, ghép chồi( ghép mắt), ghép cành.
- Nêu được lợi ích của phương pháp nhân giống sinh dưỡng.
- Nêu và phân biệt được chiều hướng tiến hóa trong sinh sản ở thực vật.
II/ Xác định các năng lực hướng tới của chủ đề
1/ Các năng lực chung
1.1. NL tự học
* Mục tiêu học tập chủ đề là: Nêu và so sánh các hình thức sinh sản ở thực vật.
* Kế hoạch, thực hiện của nhóm HS học tập chủ đề:
Thời gian | Nội dung công việc | Người thực hiện | Sản phẩm |
1 ngày | - Nghiên cứu tài liệu về: + Sinh sản vô tính ở thực vật. + Sinh sản hữu tính ở thực vật. + Các bước tiến hành nhân giống vô tính ở thực vật.
| Học sinh cả lớp (3-5 HS/nhóm) | - Viết báo cáo tóm tắt về các hình thức sinh sản ở thực vật. - Báo cáo tóm tắt mô tả các bước tiến hành các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật. - Báo cáo kết quả tìm hiểu các giống cây trồng ở địa phương đã được tạo ra từ phương pháp nhân giống vô tính và hữu tính. |
1 ngày | - Thực hành, thí nghiệm + Thực hành nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm cành, chiết cành, ghép chồi (mắt). | Học sinh cả lớp Chia 4 nhóm thực hiện. | - Có sản phẩm thực hành giâm, chiết, ghép tùy theo từng nhóm được phân công. - Hoàn thành báo cáo thực hành và kết quả. |
1.2. NL giải quyết vấn đề
- Phân biệt được sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính ở thực vật.
- Phân biệt quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi, quá trình thụ phấn và thụ tinh.
- Giải thích được cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính: Chiết, giâm cành, ghép chồi (ghép mắt), ghép cành.
- Nêu và phân biệt được chiều hướng tiến hóa trong sinh sản ở thực vật.
1.3. NL tư duy sáng tạo
- Tại sao phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép?
- Nêu những ưu điểm của cành chiết và cành giâm so với cây trồng mọc từ hạt?
- Nêu những lợi ích của phương pháp nhân giống vô tính.
- Tại sao trong phương pháp ghép cành phải buộc chặt cành ghép với gốc ghép?
- Các kĩ năng tư duy: Ứng dụng vào việc tạo giống cây trồng ở trong gia đình và địa phương.
- Tại sao trong sinh sản vô tính con sinh ra giống nhau và giống hệt cây mẹ?
- Tại sao trong sinh sản hữu tính con sinh ra thường khác nhau và khác với cây mẹ?
1.4. NL tự quản lý
- Quản lí bản thân: Nhận biết được các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động học tập của bản thân; biết làm việc độc lập khi nghiên cứu tài liệu; lập thời gian biểu để thực hiện.
- Quản lí nhóm: phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm.
1.5. NL giao tiếp
- Xác định đúng các hình thức giao tiếp.
- Xác định được mục đích giao tiếp từ đó thiết kế và thực hành các thí nghiệm chiết cành, giâm cành, ghép chồi (ghép mắt), ghép cành.
1.6. NL hợp tác
- Làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm trong các nhóm nghiên cứu...
1.7. NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT)
- Khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau về sinh sản ở thực vật, viết báo cáo,
- Sử dụng các phần mềm học tập liên quan.
1.8. NL ngôn ngữ
- Các thuật ngữ khoa học: sinh sản, sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính, thụ phấn, thụ tinh.
2/ Các năng lực chuyên biệt
2.1. Các kĩ năng khoa học
- Quan sát: mô các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật, quá trình phát triển hạt phấn và túi phôi, quá trình thụ tinh kép, các bước thực hành giâm, chiết, ghép.
- Phân loại hay sắp xếp theo nhóm: các hình thức sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính.
- Tìm mối liên hệ: Chiều hướng tiến hóa của các hình thức sinh sản ở thực vật; các phương pháp nhân giống cây trồng ở địa phương.
- Tính toán: Tính số hạt phấn, noãn, giao tử được thụ tinh, hợp tử tạo thành.
- Thí nghiệm: thiết kế thí nghiệm, làm thực nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra các kết luận.
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng thực hành.
NỘI DUNG | MỨC ĐỘ NHẬN THỨC | Các NL hướng tới trong chủ đề | |||
NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU | VẬN DỤNG THẤP | VẬN DỤNG CAO | ||
NỘI DUNG 1 Sinh sản vô tính ở thực vật | - Trình bày được các khái niệm sinh sản vô tính ở thực vật. - Nêu được các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật. - Mô tả được các bước nuôi cấy mô tế bào thực vật.
| - Xác định được cơ chế di truyền của các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.
| - Giải thích được cơ sở khoa học của việc nhân giống vô tính ở thực vật. | - Đề xuất phương pháp nhân giống cây trồng quý ở địa phương.
| - Năng lực tự học. - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tự quản lí: độc lập nghiên cứu, lập thời gian biểu thực hiện và quản lí nhóm nghiên cứu. |
NỘI DUNG 2 Sinh sản hữu tính ở thực vật | - Nêu khái niệm sinh sản hữu tính, quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt, quả. | - Hiểu được bản chất của sinh sản hữu tính.
| - So sánh được ưu thế của thụ tinh kép so với thụ tinh đơn. - Giải thích được ưu thế của quá trình hình thành hạt, quả. | - Giải thích được ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính. - Khái quát được chiều hướng tiến hóa của sinh sản ở thực vật. - Tính số hạt phấn, noãn, giao tử được thụ tinh, hợp tử tạo thành, số cá thể mới được hình thành. | - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực tư duy sáng tạo. - NL sử dụng CNTT và truyền thông sử dụng các phần mềm học tập. - Năng lực chuyên biệt: Tính toán số liệu.
|
NỘI DUNG 3 Thực hành giâm cành, chiết cành, ghép chồi (mắt) | - Trình bày được các phương pháp nhân giống: Chiết, giâm cành, ghép chồi( ghép mắt), ghép cành.
| - Thực hiện được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật. - Nêu được lợi ích của phương pháp nhân giống sinh dưỡng.
| - Giải thích được cơ sở khoa học của một số thao tác kỹ thuật trong quá trình thực hành giâm, chiết, ghép. | - Ứng dụng vào việc tạo giống cây trồng ở trong gia đình và địa phương.
| - Năng lực giao tiếp trong quá trình điều tra, phỏng vấn tìm hiểu thực trạng, viết báo cáo, trình bày kết quả. - Năng lực hợp tác: làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm trong các nhóm nghiên cứu... - Năng lực tư duy sáng tạo. - Năng lực tự quản lí: quản lí nhóm: phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm. |
IV/ Hệ thống câu hỏi/bài tập – thực hành thí nghiệm theo các mức độ đã mô tả
1/ Mức độ Nhận biết:
Câu 1. Sinh sản là gì?
Câu 2. Sinh sản vô tính là gì?
Câu 3. Sinh sản hữu tính là gì?
Câu 4. Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật?
Câu 5. Thụ phấn là gì, có mấy hình thức thụ phấn ?
Câu 6. Thụ tinh kép là gì?
Câu 7. Thế nào là giâm, chiết, ghép và nuôi cấy mô thực vật?
Câu 8: Trình bày các bước của phương pháp giâm, chiết, ghép?
2/ Mức độ Thông hiểu:
Câu 1. Nuôi cấy mô là gì? Phương pháp này có những ưu điểm gì?
Câu 2. Trình bày vai trò của sinh sản sinh dưỡng đối với ngành nông nghiệp, cho ví dụ minh họa.
Câu 3. Mô tả quá trình hình thành hạt phấn (thể giao tử đực) và thành túi phôi (thể giao tử cáí).
Câu 4. Mô tả quá trình thụ phấn mà em biết? Sự thụ phấn chéo thực hiện nhờ các tác nhân nào?
Câu 5. Ghép cành khác với chiết cành ở điểm nào?
Câu 6. So sánh sinh sản vô tính và hữu tính ở thực vật?
Câu 7. Hãy nêu vai trò của quả đối với sự phát triển của thực vật và đời sống con người?
Câu 8. Nêu vai trò của sinh sản đối với thực vật và đối với con người.
3/ Mức độ Vận dụng thấp:
Câu 1: Ghép cành là gì? Trong phương pháp ghép chồi, ghép cành, vì sao phải cắt bỏ hết lá của cành ghép và phải cột chặt mắt ghép và cành ghép vào gốc ghép?
Câu 2. Phân tích ưu thế của phương pháp nhân giống vô tính so với nhân giống hữu tính?
Câu 3. Tại sao những cây thụ phấn nhờ gió hoa thường có đặc điểm gì?
Câu 4. Theo em, thụ tinh kép có ưu điểm gì?
Câu 5. Vì sao khi trồng các cây Bưởi Phúc Trạch người ta thường sử dụng p.pháp nhân giống chiết cành hơn là nhân giống từ hạt?
Câu 6. Ở địa phương em người ta đã sử dụng phương pháp nhân giống vô tính nào, để nhân giống cây cam, cây bưởi ?
Câu 7. Ưu nhược, điểm của nhân giống cây rau muống bằng phương pháp giâm cành và bằng phương pháp gieo hạt ?
4/ Mức độ Vận dụng cao:
Câu 1. Muốn sản xuất giống khoai tây sạch bệnh người ta sử dụng phương pháp nào?
Câu 2. Hãy nêu các bước tạo và nhân giống cam lai ở địa phương em.
Câu 3. Trình bày chiều hướng tiến hóa của hình thức sinh sản hữu tính ở thực vật.
Câu 4. Vì sao quả mít đóng cọc rồi đem phơi nắng thì chín nhanh hơn? Vì sao trái cây khi bị sâu đục vào ruột thì chín nhanh hơn?
Câu 5. Tại sao sinh sản hữu tính tạo được các cá thể mới đa dạng về đặc điểm di truyền?
Câu 6: Vì sao những cây sinh sản bằng hạt có màu sắc hoa da dạng hơn sinh sản vô tính?
Câu 7: Hãy giải thích tại sao trong thực tế có rất ít các loài cây lai giữa hai loài khác nhau?
Câu 8: Đề xuất phương pháp tạo quả không hạt?
Câu 9: Tại sao xu hướng tiến hóa của thực vật diễn ra theo hướng kéo dài vòi nhụy?
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Câu 1. Ông A có cây Cam bù Hương Sơn quả sai, ngọt, ít sâu bệnh. Sau nhiều mùa sử dụng phương pháp chiết cành để nhân giống thì nhận thấy các tính trạng ban đầu giảm dần (Thoái hóa giống).
- Hãy giải thích cho ông A rõ nguyên nhân của hiện tượng trên?
- Hãy đề xuất các biện pháp để ngăn chặn hiện tượng trên?
- Em hãy đề xuất các bước của một phương pháp nhân giống vô tính cho một loài cây qúy ở địa phương em ?
Câu 2. Ông A và bà B trồng 2 giống ngô trên 2 thửa ruộng gần nhau. Ông A trồng giống ngô trắng, Bà B trồng giống ngô vàng. Khi thu hoạch nhận thấy một số bắp ngô trắng có xen lẫn những hạt vàng và một số bắp ngô vàng có xen lẫn những hạt trắng.
- Hãy giải thích hiện tượng trên?
- Cơ sở khoa học của hiện tượng?
V/ Tiến trình tổ chức thực hiện chủ đề dạy học
Bài 41: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu bài học
- Sau khi học xong bài này học sinh hiểu được:
- Khái niệm sinh sản và các hình thức sinh sản vô tính (SSVT) ở thực vật (TV);
- Cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính và vai trò của SSVT đối với đời sống TV và con người.
II. Thiết bị dạy học
- Tranh phóng to các hình ở SGK: H41.1, H41.2, H41.3, bản trong, máy chiếu; các phiếu học tập.
III. Tiến trình tổ chức bài học
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:
Mở bài: Sinh sản (SS) là một trong các đặc trưng cơ bản của cơ thể sống. SS là gì? Có những hình thứcSS nào và sinh sản có ý nghĩa gì đối với cơ thể sinh vật, ta sẽ nghiên cứu qua bài học hôm nay.
Hoạt động của Giáo viên | Hoạt động của Học sinh | Nội dung kiến thức | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
* Họat động 1. Khái nệm chung về sinh sản GV: Em hãy lấy một số ví dụ về SS ở TV và ĐV? (có thể chiếu đoạn phim, cho xem ảnh, mẫu vật thật) sau đó ghi bảng: Ví dụ 1: Hạt đậu --> cây đậu Ví dụ 2: Dây khoai lang (hoặc củ) --> Cây khoai lang Ví dụ 3: Cua đứt càng à mọc càng mới GV: trong 3 ví dụ trên thì VD nào là SS? GV: Sinh sản là gì ? GV: Kiểu sinh sản ở ví dụ 1 khác ở ví dụ 2 như thế nào? GV: Thực vật có mấy kiểu sinh sản? * Hoạt động 2. Sinh sản vô tính ở thực vật GV: cho HS phân tích ví dụ 2 và nêu thêm một số ví dụ khác từ đó rút ra Khái niệm về sinh sản vô tính. GV: - Chia học sinh thành các nhóm và phát phiếu học tập số 1 cho học sinh: Phiếu học tập số 1 Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
- Cho HS phân tích các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật thông qua mẫu vật có chuẩn bị ở nhà như: rêu, dương xỉ, cỏ gấu, khoai lang, mía, cây thuốc bỏng.....để hoàn thành phiếu hoc tập số 1. - GV: tổ chức cho HS thảo luận, sau đó giúp HS hoàn chỉnh phiếu học tập số 1. - GV: Cơ chế của sinh sản vô tính? * Hoạt động 3. GV: giới thiệu sinh sản sinh dưỡng nhân tạo còn gọi là nhân giống vô tính. - Cơ sở sinh học và lợi thế của nhân giống sinh dưỡng so với cây mọc từ hạt? (Vì sao muốn nhân giống cam, chanh và nhiều loại cây ăn quả khác người ta thường chiết, hoặc giâm cành chứ không trồng bằng hạt? )
GV: Phát phiếu học tập số 2 cho học sinh. Nếu có điều kiện thì cho HS xem băng hình về giâm, chiết, ghép.... Phiếu học tập số 2 ứng dụng SSVT ở TV trong nhân giống VT
GV: - Vì sao phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép? Vì sao phải buộc chặt mắt ghép?
GV: Nêu những ưu điểm của cành chiết và cành giâm so với cành trồng từ hạt? GV: - Cách tiến hành, điều kiện, cơ sở khoa học của nuôi cấy mô tế bào thực vật? GV: - ý nghĩa khoa học và thực tiễn của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật?
GV: Sinh sản vô tính có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật?
GV: Trong sản xuất nông nghiệp, sinh sản sinh dưỡng có vai trò như thế nào? |
HS: VD 1 và 2.
HS: ở ví dụ 1 có sự hình thành giao tử đực và giao tử cái, có sự thụ phấn và sự thụ tinh.
HS: Nghiên cứu SGK, tranh hình, cùng sự hiểu biết của mình và thảo luận nhóm để hoàn thành PHT sô 1.
HS: …Giữ nguyên các đặc tính cây mẹ. Cây sớm cho quả…
HS: Nghiên cứu SGK, hình 43, cùng sự hiểu biết của mình và thảo luận nhóm để hoàn thành PHT sô 2.
HS: - Giảm bớt sự thoát hơi nước nhằm tập trung nước nuôi các tế bào cành ghép, nhất là các tế bào mô phân sinh. - Mô dẫn nhanh chóng nối liền nhau bảo đảm thông suốt cho dòng nước và chất dinh dưỡng
Hs: Liên hệ thực thếsuy luận và trả lời.
| I. Khái niệm chung về Sinh sản 1. Ví dụ:
2. Khái niệm: Sinh sản là qúa trình tạo ra các cá thể mới đảm bảo cho sự phát triển liên tục của loài.
3. Các kiểu sinh sản: - Sinh sản vô tính (VD2) - Sinh sản hữu tính (VD1)
II. Sinh sản vô tính ở thực vật 1. Khái niệm: Là kiểu sinh sản không có sự hợp nhất các giao tử đực và cái(không có sự tái tổ hợp di truyền), con cái giống nhau và giống mẹ
2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật: a. Sinh sản giản đơn: b. Sinh sản bào tử: c. Sinh sản sinh dưỡng: - Sinh sản SD tự nhiên - Sinh sản SD nhân tạo
3. Phương pháp nhân giống vô tính (nhân giống sinh dưỡng)
- Giữ nguyên các đặc tính di truyền của cây mẹ nhờ cơ chế nguyên phân. - Rút ngắn được thời gian phát triển của cây, sớm cho thu hoạch.
a. Ghép chồi và ghép cành: - Cách tiến hành - Điều kiện - Chú ý: phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép …. b. Chiết và giâm cành ; - Cách tiến hành -Ưu điểm: + Giữ nguyên được tính trạng tốt mà ta mong muốn + Cho sản phẩm thu hoạch nhanh. c. Nuôi cấy tế bào và mô TV: - Cách tiến hành
- Điều kiện - Cơ sở khoa học: dựa vào tính toàn năng của tế bào thực vật
- ý nghĩa: + Vừa bảo đảm được các tính trạng di truyền mong muốn vừa đưa lại hiệu quả kinh tế cao như nhân nhanh với số lượng lớn cây giống nông lâm nghiệp quí… + Tạo giống cây sạch bệnh. + Phục chế giống cây quí.
4. Vai trò của SSVT đối với đời sống TV và con người. a. Đối với thực vật: - Giúp cây duy trì nòi giống - Sống qua được mùa bất lợi ở dạng thân, củ, thân, rễ, căn hành. - Phát triển nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi b. Đối với con người trong nông nghiệp: - Duy trì được các tính trạng tốt có lợi cho con người - Nhân nhanh giống cây cần thiết trong thời gian ngắn. - Tạo giống cây sạch bệnh - Phục chế được các giống cây trồng quí đang bị thoái hoá - Giá thành thấp, hiệu quả kinh tế cao.
|
IV. Củng cố
- Cho học sinh đọc phần tóm tắt ở SGK.
- Đặc trưng của sinh sản vô tính ? vì sao nói SSVT ở TV là rường cột của nền nông nghiệp hiện đại?
- Hãy nêu các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật?
Các câu sau đây đúng hay sai ?
A. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của các giao tử đực và cái.
B. Trong sinh sản vô tính con cái sinh ra giống nhau và giống cơ thể mẹ.
C. Sinh sản bào tử không phải là một hình thức sinh sản vô tính của thực vật.
D. Từ hạt phấn không thể nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng thích hợp để hình thành cây được.
E. Một trong những lợi ích của nhân giống vô tính là giữ nguyên được tính trạng di truyền mà con người mong muốn nhờ cơ chế nguyên phân.
Đáp án: Các câu đúng: A, B, E, các câu sai: C, D.
Đáp án phiếu học tập số 1
Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
Các hình thức SS vô tính ở thực vật | Đặc điểm | Một số ví dụ ở thực vật | |
Giản đơn | Cơ thể mẹ tự phân thành các phần, mỗi phần ® cá thể mới. | Loài tảo Chlorella sp tế bào mẹ ® 4 tế bào con. | |
Bào tử | Cơ thể mới được sinh ra từ bào tử, bào tử lại được hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử. | Rêu, dương xỉ. | |
Sinh dưỡng tự nhiên | Rễ | Cơ thể mới đựơc sinh ra từ một bộ phận (rễ, thân, lá) của cơ thể mẹ | Khoai lang (rẽ củ) |
Thân | Thân củ (khoai tây), thân rễ (cỏ gấu), thân bò (rau má), căn hành (hành, tỏi...) | ||
Lá | Lá thuốc bỏng | ||
Nhận xét | Ưu điểm: cơ thể con giữ nguyên tính di truyền của cơ thể mẹ nhờ quá trình nguyên phân. | ||
Nhược điểm: không có sự tổ hợp các đặc tính di truyền của bố mẹ nên cá thể con kém thích nghi khi điền kiện sống thay đổi. |
Đáp án phiếu học tập số 2
Ứng dụng sinh sản vô tính ở thực vật trong nhân giống vô tính
| Cách thức tiến hành | Điều kiện |
Ghép | Dùng cành, chồi hay mắt ghép của một cây này ghép lên thân hay gốc của một cây khác. | Phần vỏ cành ghép và gốc ghép có các mô tương đồng tiếp xúc và ăn khớp với nhau. Buộc chặt cành ghép hay mắt ghép vào góc ghép. - Hai cây cùng ghép cùng loài, cùng giống. |
Chiết | Chọn cành chiết, cạo lớp vỏ, bọc đất mùn quanh lớp vỏ đã cạo, đợi khi ra rễ cắt rời cành đem trồng. | Cạo sạch lớp tế bào mô phân sinh dưới lớp vỏ. |
Giâm | Tạo cây mới từ một phần cơ quan sinh dưỡng (thân, rễ, củ) bằng cách vùi vào đất ẩm. | Bảo đảm giữ ẩm và tuỳ loài cây mà kích thước đoạn thân, cành phù hợp. |
Nuôi cấy mô - tế bào | Các tế bào -mô thực vật được nuôi dưỡng trong môi trường dinh dưỡng thích hợp ® cây mới. | Điều kiện vô trùng. |
Ưu điểm | - Giữ nguyên được tính trạng tốt mà ta mong muốn - Cho sản phẩm thu hoạch nhanh. * Nuôi cấy mô - tế bào: sản xuất giống cây sạch bệnh, giữ được các đặc tính DT, tạo được số lượng lớn cây giống quí trong thời gian ngắn. |
Từ khóa » Chủ đề Sinh Sản ở Thực Vật Lớp 11
-
MÔN SINH HỌC - LỚP 11 | CHỦ ĐỀ: SINH SẢN Ở THỰC VẬT
-
CHỦ đề SINH Sản ở THỰC Vật - Tài Liệu Text - 123doc
-
Lý Thuyết, Các Dạng Bài Tập Sinh Sản Vô Tính, Hữu Tính ở Thực Vật Có ...
-
Sinh Sản Vô Tính ở Thực Vật | SGK Sinh Lớp 11
-
Chuyền đề: Sinh Sản ở Thực Vật - Năm Học 2019-2020
-
Lý Thuyết Sinh 11: Bài 41. Sinh Sản Vô Tính ở Thực Vật - TopLoigiai
-
Giáo án Chủ đề Sinh Sản ở Thực Vật Theo 5 Bước - Thư Viện Bài Tập
-
MÔN SINH HỌC - LỚP 11 | CHỦ ĐỀ: SINH SẢN Ở THỰC VẬT
-
Sinh Học 11 Chương 4: Sinh Sản - Hoc247
-
40 Câu Trắc Nghiệm Chủ đề Sinh Sản ở Thực Vật Môn Sinh Học Lớp 11 ...
-
Chủ đề Dạy Học: Sinh Sản ở Thực Vật - THPT Nghèn
-
Chuyên đề Sinh Học Lớp 11 - Lib24.Vn
-
SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
-
Bài 41 + Bài 42 : Chủ đề : Sinh Sản Ở Thực Vật - Sinh Học 11