Đầy Hơi Chướng Bụng Buồn Nôn | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn là những triệu chứng thường gặp do chế độ ăn uống thiếu khoa học. Tuy nhiên, không ít trường hợp, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn lại là dấu hiệu của cảnh báo nguy cơ mắc một số bệnh đường tiêu hóa như: bệnh dạ dày, bệnh viêm loét đạ dày – tá tràng, bệnh đại tràng, hội chứng trào ngược dạ dày … Nếu không kịp thời điều trị có thể gây chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, khiến người bệnh có thể bị tử vong.
Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa bệnh viện Thu Cúc, đầy hơi chướng bụng buồn nôn xảy ra do nhiều lí do, trong đó có 2 nhóm nguyên nhân chính là do thức ăn, thói quen ăn uống và do mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Để xác định chính xác bạn đang mắc chứng bệnh tiêu hóa gì thì cần dựa vào các triệu chứng, biểu hiện của người bệnh cũng như kết quả một số xét nghiệm y khoa cần thiết.
Menu xem nhanh:
- #1: Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu do thức ăn hoặc thói quen ăn uống
- #2: Đầy hơi chướng bụng, buồn nôn do bệnh đường tiêu hóa
- Làm gì để khỏi chứng đầy hơi trướng bụng ?
- #2: Đầy hơi chướng bụng, buồn nôn do bệnh đường tiêu hóa
#1: Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu do thức ăn hoặc thói quen ăn uống
Bác sĩ Phạm Thị Bình-Bác sĩ Chuyên khoa II, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu do thức ăn hoặc thói quen ăn uống không điều độ chính là nguyên nhân cơ bản thường gặp nhất.
Triệu chứng này xảy ra khi bạn ăn quá nhiều thức ăn một lúc, đặc biệt là tinh bột khiến hệ tiêu hóa không tạo ra đủ men để chuyển hóa thức ăn. Hoặc thói quen ăn uống không điều độ, không khoa học: ăn quá nhanh, nuốt vội vàng, ăn nhiều chất béo, đồ chiên rán, món ăn có nhiều gia vị cay nóng, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, … cũng khiến bạn dễ bị đầy hơi khó tiêu, đau bụng buồn nôn.
Bác sĩ cũng cho hay triệu chứng đau bụng buồn nôn do chế độ ăn uống rất phổ biến, và cũng không quá nguy hiểm, chỉ cần thay đổi lại chế độ ăn uống theo hướng lành mạnh, tăng cường luyện tập cơ thể, cộng với việc áp dụng một số phương pháp dân gian như massage, chườm nóng hay sử dụng thực phẩm chống đầy bụng, kích thích tiêu hóa là triệu chứng tự khỏi.
#2: Đầy hơi chướng bụng, buồn nôn do bệnh đường tiêu hóa
Tuy nhiên nếu triệu chứng đầy hơi chướng bụng, buồn nôn do bệnh đường tiêu hóa, bạn cần đi khám bác sĩ ngay để được khám và tư vấn điều trị kịp thời. Các bệnh đường tiêu hóa thường gặp đó là:
Bệnh đại tràng co thắt
Đại tràng co thắt hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích, bệnh thường có những hiện tượng như: trướng bụng, đầy hơi kéo dài, kèm theo các triệu chứng như đau bụng đi ngoài, … Nếu không điều trị, để lâu bệnh tình sẽ ngày càng xấu hơn, dễ dẫn đến tình trạng thủng đại tràng hoặc chảy máu đại tràng, đại tràng khổng lồ, nguy hiểm hơn có thể tiến triển thành ung thư đại tràng.
Hội chứng trào ngược dạ dày
Ngoài đầy hơi, chướng bụng có lúc buồn nôn hoặc nôn, người bệnh còn còn xuất hiện tình trạng ợ hơi, ợ chua, đau bụng âm ỉ, đi ngoài phân lúc lỏng, lúc đặc hoặc có khi táo bón… Bệnh không được điều trị ngay sẽ khiến niêm mạc thực quản biến đổi tựa như niêm mạc ruột, gọi là Barrett thực quản- tổn thương tiền ưng thư, và có khả năng cao chuyển thành ung thư .
Loét dạ dày tá tràng
Ngoài đầy hơi, chướng bụng khó tiêu, nôn ói thì bệnh nhân thường có thêm một số hiện tượng như ợ hơi, ợ chua, chảy máu tiêu hóa. Trường hợp này cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời, tránh bị mất nhiều máu gây tử vong, hoặc dẫn đến thủng dạ dày- tá tràng, viêm phúc mạc , gây sốc và có thể de dọa đến tình mạng hay nguy hiểm nhất là ung thư dạ dày –căn bệnh hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu
…
Làm gì để khỏi chứng đầy hơi trướng bụng ?
Bác sĩ Phạm Thị Bình cho hay: đầy hơi trướng bụng do chế độ dinh dưỡng rất dễ phòng ngừa, điều trị, chỉ cần thay đổi lại chế độ ăn uống, sử dụng một số loại thực phẩm kích thích tiêu hóa cùng với việc tăng cường vận động cơ thể là bệnh sẽ tự khỏi. Nhưng với những triệu chứng đầy hơi buồn nôn, trướng bụng do bệnh tiêu hóa, để điều trị hiệu quả, dứt điểm chúng ta cần tuân thủ những điều sau:
- Đi khám bác sĩ khi thấy triệu chứng đầy hơi trướng bụng buồn nôn kéo dài hoặc thường xuyên xảy ra.
- Chỉ sử dụng thuốc điều trị bệnh tiêu hóa theo đơn của bác sĩ kê sau khi được thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết.
- Điều trị theo đúng phác đồ của các bác sĩ, tuân thủ việc uống thuốc theo đúng liệu trình và liều lượng
- Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị cần thực hiện chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt điều độ: ăn nhiều rau xanh và trái cây; hạn chế đồ ăn nhanh, thức ăn chiên rán, ngủ đủ 8 tiếng, không nên thức khuya, không uống rượu bia, tập thể dục hàng ngày …
- Không tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà khi chưa được bác sĩ khám kê đơn.
- Đi khám bác sĩ định kì để sớm phát hiện các nguy cơ gây bệnh cũng như có kế hoạch điều trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh diễn tiến trở nên nguy hiểm.
Trên đây là những thông tin mang tính chất tham khảo về chứng đầy hơi chướng bụng buồn nôn. Để biết thêm thông tin về hay có nhu cầu đặt lịch khám bệnh tiêu hóa, bạn đọc vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 558892 hoặc hotline 0936 388 288 để được tư vấn giải đáp cụ thể.
Từ khóa » đầy Bụng ợ Chua Buồn Nôn
-
Nguyên Nhân Chướng Bụng đầy Hơi Kéo Dài, Khó Chữa Dứt điểm
-
Ợ Hơi Buồn Nôn Chướng Bụng Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?
-
Ợ Hơi Chướng Bụng Buồn Nôn - Nguyên Nhân Và Biến Chứng Cần ...
-
Đau Thượng Vị Kèm ợ Hơi, ợ Chua, Buồn Nôn Có Thể Do Bệnh Gì?
-
Đầy Hơi, ợ Chua, Buồn Nôn Là Bệnh Gì? | TCI Hospital
-
Đầy Bụng, Buồn Nôn Thường Xuyên Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?
-
Chướng Bụng Đầy Hơi Buồn Nôn Là Bệnh Gì, Làm Sao Điều Trị?
-
Cách Chữa đầy Bụng Khó Tiêu Buồn Nôn Tại Nhà, An Toàn, Hiệu Quả
-
Ợ Chua Buồn Nôn Là Gì? Bệnh Có Nguy Hiểm Không?
-
Đầy Hơi, Chướng Bụng, Buồn Nôn, Chóng Mặt, đau đầu Nên Giải ...
-
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến ...
-
[BẬT MÍ] 11 Cách Chữa đầy Bụng Khó Tiêu Buồn Nôn Hiệu Quả Dứt điểm
-
Hiện Tượng Chướng Căng Bụng Kèm Nôn ói Có Phải Ngộ độc Thức ăn ...
-
Giải đáp: Ợ Hơi Liên Tục Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Medlatec
-
Trào Ngược Dạ Dày Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và điều Trị Bệnh
-
Đầy Bụng Khó Tiêu Kéo Dài: Nguyên Nhân Và 7 Cách Chữa Nổi Tiếng
-
Buồn Nôn Nhưng Không Nôn được - Nguyên Nhân Do đâu