Giải đáp: Ợ Hơi Liên Tục Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Ợ hơi là gì?
Trong quá trình ăn uống, việc nhai nuốt sẽ làm giãn cơ thực quản dưới đồng thời đưa không khí từ bên ngoài đi vào trong cơ thể. Do đó một lượng khí dư sẽ tích tụ lại và gây áp lực trong dạ dày.
Khi đã tích tụ một lượng đủ lớn, cơ thể sẽ ợ hơi để đẩy không khí thoát ra ngoài. Do đó, không khí sẽ đi từ dạ dày lên ống thực quản và ra ngoài thông qua đường miệng. Nếu khí dư trong dạ dày càng nhiều thì tiếng ợ hơi sẽ càng lớn.
Ợ hơi bao gồm hai dạng: ợ hơi sinh lý và ợ hơi bệnh lý:
Ợ hơi sinh lý
Ợ hơi sinh lý là phản ứng tự nhiên của cơ thể, thường xảy ra sau khi ăn quá no, quá nhanh các thức ăn chua, cay, nhiều đường, có tính kích thích. Những người uống nhiều bia rượu, chướng bụng đầy hơi thì cũng hay gặp phải hiện tượng này.
Trong vòng 1 giờ sau khi ăn, bạn sẽ bắt đầu xuất hiện khoảng 3 - 4 cơn ợ hơi và chúng sẽ kết thúc ngay sau đó 2 giờ. Tình trạng này không gây ảnh hưởng đến cơ thể, đồng thời không gây ra các triệu chứng khó chịu khác như: acid dịch vị, dịch mật, bị đắng, chua miệng,…
Ợ hơi sinh lý là phản ứng tự nhiên của cơ thể, thường xảy ra sau khi ăn quá no, quá nhanh các thức ăn chua, cay, nhiều đường, có tính kích thích
Ợ hơi bệnh lý
Ợ hơi bệnh lý chính là hiện tượng cảnh báo hệ tiêu hóa đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng. Lúc này, bạn có thể ợ hơi nhiều lần vào bất kỳ khoảng thời gian nào trong ngày. Tình trạng này kéo dài trong một khoảng thời gian mà cơ thể dường như không thể kiểm soát được.
Sau khi ợ hơi, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng khó chịu khác như: buồn nôn, rát họng, nóng ruột, đầy bụng,…
Ợ hơi bệnh lý chính là hiện tượng cảnh báo hệ tiêu hóa đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng
2. Vậy khi bị ợ hơi liên tục là dấu hiệu của bệnh gì?
Vậy, ợ hơi liên tục là dấu hiệu của bệnh gì? Dưới đây là các bệnh liên quan đến ợ hơi, bạn có thể tham khảo từ đó nhận biết được tình trạng bệnh mà mình đang gặp phải:
Trào ngược acid dạ dày - thực quản:
Khả năng trương lực cơ của cơ vòng thực quản giảm sút. Đồng thời, nhu động dạ dày co bóp bất thường, acid dịch vị tăng tiết dẫn đến tình trạng trào ngược không khí, thức ăn, acid dịch vị, men tiêu hóa,… từ dạ dày lên thực quản, từ đó gây ra chứng ợ hơi.
Ợ hơi liên tục kèm theo cảm giác nóng rát bên trong lồng ngực là một trong những triệu chứng của hội chứng trào ngược acid dạ dày - thực quản. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, buồn nôn và đau ở vùng thượng vị.
Trào acid dạ dày - thực quản thường xảy ra ở những người có dạ dày yếu, bị béo phì hoặc ở phụ nữ mang thai.
Ợ hơi liên tục kèm theo cảm giác nóng rát bên trong lồng ngực là triệu chứng của trào ngược acid dạ dày - thực quản
Viêm loét dạ dày:
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị ăn mòn và xuất hiện các ổ viêm loét nghiêm trọng. Ợ hơi liên tục và kéo dài trong nhiều ngày có thể là biểu hiện của bệnh này. Những nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày, điển hình như:
-
Acid dịch vị tăng tiết gây tổn thương niêm mạc. Bởi vì trong acid dịch vị chứa acid HCl và các enzyme tiêu hóa, khi tiết ra quá mức sẽ làm cho niêm mạc bị ăn mòn, các vết loét ngày càng lan rộng hơn.
-
Người bệnh sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau, kháng viêm không chứa Steroid.
Ngoài triệu chứng ợ hơi liên tục, người bệnh còn có các biểu hiện khác: ợ chua, đau bụng sau khi ăn, chán ăn, đầy hơi,…
Thoát vị hoành:
Ợ hơi liên tục là dấu hiệu của bệnh gì? Trong một số trường hợp, người bị thoát vị hoành - cơ hoành bị tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng ợ hơi liên tục. Lúc này, phần trên của dạ dày sẽ dịch chuyển lên phía trên, gần lồng ngực.
Đặc biệt ở những người bị mắc bệnh hen suyễn, cơ hoành thường phải chịu nhiều áp lực để phổi thu nhận đủ lượng không khí cần thiết cho quá trình hô hấp. Đồng thời, người bệnh ho nhiều gây ảnh hưởng đến cơ hoành, từ đó dẫn đến các vấn đề như nuốt khí và ợ hơi.
Ngoài ra, chế độ ăn uống không lành mạnh gây thừa cân, béo phì hoặc thói quen hút thuốc lá cũng dễ gây thoát vị hoành.
Không tiêu hóa đường Lactose:
Những người không tiêu hóa được đường Lactose là do bị thiếu enzyme phân giải. Do đó, sau khi uống sữa hoặc ăn các sản phẩm chế biến từ sữa thì Lactose sẽ bị lên men trong dạ dày, từ đó sản sinh ra khí dẫn đến hiện tượng ợ hơi, đầy bụng.
Khi sữa được chuyển xuống đường ruột, do không có enzyme tiêu hóa nên gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy,…
Những người không có men tiêu hóa đường Lactose, sau khi uống sữa thường dễ bị đau bụng
Hệ vi sinh vật đường ruột phát triển bất thường:
Lượng acid dịch vị tiết ra không đủ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi khuẩn đường ruột phát triển quá mức. Khi có điều kiện sinh sôi, chúng sẽ gây rối loạn ở ruột. Vì vậy, quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ trở nên khó khăn. Thức ăn không tiêu bắt đầu lên men và giải phóng khí trong dạ dày. Vì vậy, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng ợ hơi liên tục, hôi miệng và xì hơi.
Chắc hẳn, sau khi đọc xong bài viết bạn đã có thể nhận biết được ợ hơi liên tục là dấu hiệu của bệnh gì. Vì vậy khi cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường, bạn nên nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tránh để tình trạng ợ hơi kéo dài, vì bệnh có thể tiến triển nặng hơn và dẫn đến một số biến chứng không mong muốn.
Từ khóa » đầy Bụng ợ Chua Buồn Nôn
-
Nguyên Nhân Chướng Bụng đầy Hơi Kéo Dài, Khó Chữa Dứt điểm
-
Ợ Hơi Buồn Nôn Chướng Bụng Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?
-
Ợ Hơi Chướng Bụng Buồn Nôn - Nguyên Nhân Và Biến Chứng Cần ...
-
Đau Thượng Vị Kèm ợ Hơi, ợ Chua, Buồn Nôn Có Thể Do Bệnh Gì?
-
Đầy Hơi, ợ Chua, Buồn Nôn Là Bệnh Gì? | TCI Hospital
-
Đầy Hơi Chướng Bụng Buồn Nôn | TCI Hospital
-
Đầy Bụng, Buồn Nôn Thường Xuyên Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?
-
Chướng Bụng Đầy Hơi Buồn Nôn Là Bệnh Gì, Làm Sao Điều Trị?
-
Cách Chữa đầy Bụng Khó Tiêu Buồn Nôn Tại Nhà, An Toàn, Hiệu Quả
-
Ợ Chua Buồn Nôn Là Gì? Bệnh Có Nguy Hiểm Không?
-
Đầy Hơi, Chướng Bụng, Buồn Nôn, Chóng Mặt, đau đầu Nên Giải ...
-
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến ...
-
[BẬT MÍ] 11 Cách Chữa đầy Bụng Khó Tiêu Buồn Nôn Hiệu Quả Dứt điểm
-
Hiện Tượng Chướng Căng Bụng Kèm Nôn ói Có Phải Ngộ độc Thức ăn ...
-
Trào Ngược Dạ Dày Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và điều Trị Bệnh
-
Đầy Bụng Khó Tiêu Kéo Dài: Nguyên Nhân Và 7 Cách Chữa Nổi Tiếng
-
Buồn Nôn Nhưng Không Nôn được - Nguyên Nhân Do đâu