Dây Rốn Quấn Cổ 1 Vòng - Nỗi Lo Sợ Của Các Bà Mẹ!

Dây rốn quấn cổ 1 vòng là hiện tượng xảy ra khá phổ biến trong quá trình mang thai, đặc biệt là ở những tháng cuối thai kỳ.. Vậy điều này có nguy hiểm gì không và phải xử lý như thế nào nếu bé bị dây rốn quấn cổ một vòng? Cùng tìm kiếm câu trả lời các mẹ nhé!

Mục lục bài viết

Toggle
  • Thế nào là dây rốn quấn cổ một vòng
  • Nguyên nhân dây rốn quấn cổ 1 vòng
  • Những nguy hiểm của dây rốn quấn cổ một vòng
  • Dấu hiệu nhận biết dây rốn quấn cổ một vòng
  • Cách tháo dây rốn quấn cổ một vòng
  • Giải đáp một số thắc mắc cho mẹ
    • Dây rốn quấn cổ một vòng có sinh thường được không?
    • Dây rốn quấn cổ là dấu hiệu cho thấy bé sẽ thông minh?
    • Những quan niệm dân gian về dây rốn quấn cổ có đúng không?

Thế nào là dây rốn quấn cổ một vòng

Dây rốn có hình dạng như một ống dẫn 2 đầu, có vai trò đưa oxy và chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ sang thai nhi đồng thời mang những sản phẩm chuyển hóa từ thai nhi sang máu mẹ để thải ra ngoài. Dây rốn của bé thường dài khoảng 50 – 60cm. Dây rốn càng dài thì nguy cơ dây rốn quấn cổ 1 vòng càng cao, thậm chí quấn hai vòng tại những vị trí khác như tay, chân khiến tắc nghẽn mạch máu của thai.

Theo thống kê, cứ 10 phụ nữ mang thai thì có khoảng 3 phụ nữ gặp phải tình trạng này. Số lượng thai nhi bị dây rốn quấn cổ chiếm 2.5 – 8.3% và 37% thai nhi gặp tình trạng dây rốn quấn cổ một vòng. Trường hợp dây rốn quấn cổ rơi vào khoảng tuần 24 – 26 của thai kỳ chiếm khoảng 12% và giai đoạn cuối thai kỳ chiếm 37%.

Khi bị dây rốn quấn cổ một hay nhiều vòng, thai nhi thường có dấu hiệu cử động và xoay nhiều hơn bình thường để ra dấu hiệu cho mẹ.

Dây rốn quấn cổ 1 vòng
Dây rốn quấn cổ một vòng là tình trạng khá phổ biến của thai nhi

Nguyên nhân dây rốn quấn cổ 1 vòng

Phần lớn nguyên nhân khiến dây rốn quấn cổ ở thai nhi là do dây rốn dài hơn mức bình thường. Ngoài ra, dây rốn quấn cổ một vòng còn xảy ra bởi những nguyên nhân khác như:

– Do sự hiếu động của bé: Những tháng đầu, thai nhi có xu hướng hoạt động khá nhiều trong bụng mẹ. Vô tình trong quá trình chuyển động, dây rốn dài khiến nó bị quấn vào cổ, tay hoặc chân của thai nhi.

– Dây rốn mềm: Khi bước vào tam cá nguyệt thứ ba, thai nhi bắt đầu xoay đầu để chuẩn bị chào đời. Dây rốn lúc này cũng mềm hơn nên dễ quấn vào thai nhi.

– Mẹ vận động mạnh: Thai nhi thường có xu hướng quay đầu nếu mẹ làm việc, lao động quá sức. Đây là tư thế khiến bé rất dễ bị dây rốn quấn cổ hoặc các chi.

– Nước ối nhiều: Đây cũng là một trong những nguyên nhân tăng khả năng bị dây rốn quấn cổ ở hai nhi.

– Ngoài ra, mẹ mang đa thai cũng là trường hợp rất dễ bị dây rốn quấn cổ.

Những nguy hiểm của dây rốn quấn cổ một vòng

Câu trả lời là không quá nguy hiểm nhưng quá trình phát triển của bé trong bụng cũng như quá trình chào đời sẽ gặp những nguy cơ như:

– Trẻ nhẹ cân, thiếu máu vì dây rốn bị quấn khiến chức năng truyền máu cũng như chất dinh dưỡng từ mẹ sang con sẽ bị ảnh hưởng. Đôi khi có thể dẫn đến thai lưu.

– Dây rốn quấn cổ 1 vòng hay nhiều vòng làm thai bị treo, khiến quá trình đi qua cổ tử cung và ra ngoài khó khăn hơn. Do đó, hành trình chuyển dạ của mẹ cũng gặp nhiều khó khăn.

– Nếu dây rốn siết quá chặt và quấn trong một thời gian lâu có thể ảnh hưởng đến não bộ của bé. Nguyên nhân là do dây rốn quấn quá chặt khiến lượng máu truyền lên não bị đứt làm não bị tổn thương, nếu nặng hơn có thể chết não.

– Nhịp tim bất thường: Khi chuyển dạ, tử cung của mẹ bắt đầu co thắt, điều này khiến dây rốn siết chặt hơn và có thể làm bé nghẹt thở. Lúc đó, nhịp tim sẽ giảm xuống.

– Khả năng mẹ sinh mổ sẽ cao hơn sinh thường: Bởi đa số tình trạng dây rốn quấn cổ rơi vào những tháng cuối thai kỳ nên nếu không thể tự tháo gỡ sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim. Do đó, phải mổ lấy thai để đề phòng những tình huống xấu sẽ xảy ra, đặc biệt là thai chết lưu.

Đa số trường hợp dây rốn quấn cổ một vòng có thể tự tháo gỡ nhưng nếu không tự tháo gỡ được thì phải có sự can thiệp của bác sĩ để tránh những tình huống xấu sẽ xảy ra.

Tự tháo dây rốn quấn cổ 1 vòng
Đa số bé bị dây rốn quấn cổ một vòng có thể tự tháo gỡ

Trường hợp nặng hơn là dây rốn bị thắt nút. Tuy nhiên, đây chỉ là một trường hợp hiếm gặp bởi cấu tạo của dây rốn bên ngoài là thạch Wharton (là một lớp sáp mềm, dẻo). Lớp thạch Wharton này có chức năng giúp dây rốn chỉ quấn quanh cổ hoặc tay, chân của thai nhi chứ không bị thắt nút.

Dây rốn quấn cổ 1 vòng nếu được phát hiện sớm sẽ không có ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần theo dõi thật kỹ. Sau sinh, nếu bé có biểu hiện co giật, run chân, tay thì mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ ngay.

Dấu hiệu nhận biết dây rốn quấn cổ một vòng

Theo quan niệm dân gian, việc dây rốn quấn cổ một hay nhiều vòng là do mẹ thường đưa tay lên cao, bước qua võng hay đeo nhiều vòng cổ. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào chứng minh đây là sự thật. Cho nên mẹ không nên tin vào những điều này.

Khi thấy bé vận động nhiều hơn bình thường, đó có thể là dấu hiệu của dây rốn quấn cổ. Bởi nếu dây quấn quá chặt sẽ khiến quá trình vận chuyển máu đến nuôi thai bị ảnh hưởng. Thai nhi bị ngạt nên sẽ đạp mạnh hơn rồi dần dần yếu đi.

Cách tốt nhất để xác định chắc chắn là siêu âm để nhận biết. Nếu xuất hiện trong giai đoạn đầu thai kỳ thì mẹ không nên quá lo lắng vì lúc này, dây rốn hoàn toàn có thể tự tháo gỡ. Tuy nhiên, việc siêu âm cũng rất khó để đánh giá tình trạng dây rốn quấn cổ hiện tại có gây ra nguy hiểm nào cho thai nhi hay không. Nếu nhận thấy có khả năng để lại rủi ro cho thai nhi, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ hơn để đảm bảo an toàn cho bé.

Dấu hiệu dây rốn quấn cổ
Bé đạp mạnh hơn có thể là dấu hiệu của dây rốn quấn cổ 1 vòng

Cách tháo dây rốn quấn cổ một vòng

Như đã nói, tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng không quá nguy hiểm và bé có thể tự tháo nên mẹ không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, khi thai đã trên 30 tuổi, khả năng tự tháo gỡ của thai sẽ bị hạn chế nên điều mẹ cần làm là phải thăm khám thường xuyên đúng kỳ.

Y học vẫn chưa tìm ra cách để chữa dây rốn quấn cổ khi bé còn trong bụng mẹ mà chỉ trông chờ vào khả năng vận động để tự tháo của bé. Nhưng trong dân gian, có một mẹo vặt dù chưa được khoa học chứng minh nhưng đã có khá nhiều mẹ đã thực hiện: bò quanh giường ngược chiều kim đồng hồ, bé bị quấn bao nhiêu vòng thì mẹ bò bấy nhiêu vòng. Tuy nhiên, mẹ cần lưu y những điều sau:

– Không bò khi cảm thấy cơ thể đang mệt hoặc bò ngay sau khi ăn.

– Không bò quá nhanh hoặc bò quá nhiều vòng vì có thể khiến mẹ chóng mặt, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

– Trường hợp nếu thai vận động, máy bất thường thì có thể dây rốn quấn quá chặt vào cổ bé. Mẹ cần đến bệnh viện để kịp thời có biện pháp xử lý.

– Không vận động quá nhanh hoặc làm việc quá sức.

– Ngồi thẳng lưng, không ngồi gù lưng hoặc ngồi ở tư thế nằm. Đây là tư thế rất dễ khiến thai nhi bị chèn ép.

– Mẹ cần chú ý kỹ và đếm vận động của thai nhi sau khi bò. Nếu sau hai giờ đồng hồ, thai nhi cử động chưa tới 3 lần thì đây là dấu hiệu nguy hiểm. Mẹ cần đến bệnh viện ngay.

Giải đáp một số thắc mắc cho mẹ

Dây rốn quấn cổ một vòng có sinh thường được không?

Nếu thai nhi bị dây rốn quấn cổ vào thời điểm tuần thứ 32 thì vẫn còn nhiều thời gian để tự tháo gỡ. Thông qua quá trình vận động của bé, dây rốn sẽ lỏng dần và tuột ra ngoài. Nếu sức khỏe của cả hai mẹ con đều ổn thì hoàn toàn có thể sinh thường.

Trường hợp nếu đầu bé đã chui qua âm đạo nhưng dây rốn quấn quá chặt thì bác sĩ sẽ cắt dây rốn trước thay vì đợi cả cơ thể bé ra. Ngoài ra, nhịp tim của thai nhi cũng được theo dõi rất chặt chẽ để kịp thời phát hiện tình huống suy thai nhằm can thiệp cấp cứu kịp thời.

Mẹ chỉ được chỉ định sinh mổ khi dây rốn quấn nhiều vòng, thai to, sức khỏe của mẹ yếu. Nếu muốn biết tình trạng thai nhi có ổn hay không, bạn có thể xác định bằng cách xét nghiệm lượng máu đi qua dây rốn.

Dây rốn quấn cổ là dấu hiệu cho thấy bé sẽ thông minh?

Đây là quan niệm của rất nhiều bà mẹ từ xưa đến nay. Họ cho rằng những em bé bị dây rốn quấn cổ sau này ra đời sẽ thông minh, nhanh nhẹn, học giỏi hơn những em bé khác. Tuy nhiên, đây là quan niệm vô căn cứ nhất.

Khoa học đã chứng minh điều đó hoàn toàn không đúng. Ngược lại, trong trường hợp dây rốn siết chặt sẽ cản trở quá trình vận chuyển máu và chất dinh dưỡng, khiến bé sinh ra dễ bị nhẹ cân, thiếu máu. Đôi khi còn tác động xấu đến não của bé.

Chưa kể một vài trường hợp phải sinh mổ để đảm bảo an toàn vì sinh thường có thể khiến bé bị ngạt thở và có thể dẫn đến tử vong.

Dây rốn quấn cổ quá chặt
Dây rốn quấn cổ quá chặt có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé

Những quan niệm dân gian về dây rốn quấn cổ có đúng không?

Người xưa cho rằng, mẹ bầu nên kiêng bước qua dây, qua võng hoặc đeo trang sức. Những hành động như vậy dễ liên tưởng đến dây rốn quấn nhiều vòng trên cổ thai nhi. Tuy nhiên, vẫn chưa có một căn cứ khoa học nào để giải thích cho những quan niệm nay và không có khoa học nào công nhân.

Thực tế, việc khuyên bà bầu không nên bước qua dây hoặc võng chỉ là để ngăn bà bầu khỏi những nguy cơ vấp, té ảnh hưởng đến thai nhi và không nên mang trang sức để tránh nguy hiểm như cướp, giật rình rập.

Dây rốn quấn cổ 1 vòng so với quấn nhiều vòng là hiện tượng không đáng lo ngại. Rất nhiều ông bố bà mẹ lo lắng rằng nó sẽ ảnh hưởng đến thai kỳ, đặc biệt là trong giai đoạn cuối thai kỳ, khi tử cung không còn đủ không gian cho bé vùng vẫy. Tuy nhiên, y học cũng đã chứng minh nó rất ít tác động đến thai nhi cũng như nguy cơ chết lưu. Hi vọng qua những chia sẻ này, mẹ bầu sẽ giảm bớt phần nào nỗi lo vì dây rốn quấn cổ một vòng. Chúc các mẹ sẽ có một thai kỳ hạnh phúc và có những đứa con đáng yêu.

Từ khóa » Cách Tháo Dây Rốn Quấn Cổ Thai Nhi