Thai Nhi Bị Dây Rốn Quấn Quanh Cổ Mẹ Phải Làm Gì? - FaGoMom

Trong tuần qua, chuyên mục Mang thai của FaGoMom đã nhận rất nhiều thắc mắc của các mẹ bầu về vấn đề dây rốn như câu hỏi: “Thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ mẹ phải làm gì?”. Để giải đáp dược các thắc mắc lo lắng của mẹ bầu về tình trạng này, các mẹ chịu khó đọc các thông tin ở bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về dây rốn quấn quanh cổ thai nhi là như thế nào và trang bị cho mình một kiến thức vàng trong quá trình mang thai của mình.

Dây rốn còn được gọi là tràng hoa, quấn vào cổ là chuyện thường xảy ra, theo sự thống kê chiếm khoảng 28-30% trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ. Bởi vậy, các mẹ bầu không nên quá hoảng sợ và lo lắng. Điều quan trọng nhất mà các mẹ bầu cần làm chính là theo dõi về các cử động của thai nhi và thăm khám theo định kỳ của bác sĩ chuyên khoa đã chỉ định.

1. Dây rốn quấn quanh cổ là gì?

Dây rốn chính là một ống dẫn 2 đầu để đưa dưỡng chất và oxy từ máu mẹ sang thai nhi, và đồng thời cũng mang các sản phẩm chuyển hóa từ máu thai nhi sang máu mẹ để đào thải ra ngoài. Nhiệm vụ chính của dây rốn chính là vận chuyển oxy từ máu mẹ sang máu thai nhi, với một lý do nào đó sẽ làm ngăn cản về sự chuyển hóa này, thai nhi sẽ bị thiếu oxy và chết khá nhanh chóng.

Dây rốn quấn quanh trẻ trong thai kỳ.

Dây rốn quấn quanh trẻ trong thai kỳ (Ảnh minh họa)

Dây rối thừng có chiều dài từ 50-60cm, càng dài thì làm gia tăng về nguy cơ quấn quanh cổ, tay, chân của trẻ hoặc bị thắt nút. Nhưng cũng đôi khỉ bản thân của dây rốn ngắn hơn so với chiều dài ở trên (như chiều dài của dây rốn chỉ dài khoảng 35cm được gọi là dây rốn gắn) hoặc đôi khi thai nhi bật động trong tử cung làm cho dây rốn có chiều dài bình thừng nhưng lại bị quấn vào cổ, chân tay hoặc thân làm coh dây rốn bị ngắn lại.

Theo lý thuyết thì sự chuyển động của bài thai sẽ khiến cho day rốn bị căng ra và dài hơn. Dây rốn dài có thể sẽ vướng vào tay, chân hoặc cổ thai nhi làm cho nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu liên tục theo từng phần.

Với tỷ lệ dây rốn quấn cổ xảy ra khá phổ biến chiếm khoảng 12$ ở thai từ 24-26 tuần tuổi, chiếm 37% với trường hợp thai nhi đủ tháng. Trong đó, các mẹ hoàn toàn vui mừng với những trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ không hề liên quan tới tỷ lệ mắc bệnh và tử vong trong vòng 1 tuần sau sinh. Đây cũng là lý do tại sao các bác sĩ ít thông báo cho các mẹ bầu biết thai bị dây rốn quấn cổ, trừ các trường hợp nghiêm trọng đe dọa tới tính mang của trẻ.

Xem thêm:

  • Bật mí về vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ
  • Thai chậm phát triển có giữ được không?

2. Cách phát hiện thai nhi dây rốn quấn cổ?

Để phát hiện được tình trạng thai nhi bị dây rốn quấn cổ chỉ có thể siêu âm thì mới phát hiện được chính xác nhất bé bị dây rốn quấn cổ. Với hiện tượng này thường được xảy ra vào 3 tháng cuối của thai kỳ, có một số trường hợp phát hiện về dây rốn quấn cổ ở tháng thứ 5-6 của thai kỳ.

Và ngoài ra, thai máy bất thương cũng có thể là những dấu hiệu của dây rốn quấn cổ, có nhiều trường hợp thai nhi bị dây rốn chặt gây ra khá nhiều oxy, khiến trẻ khó thở, thai nhi sẽ đạp nhiều hơn và bất thường hơn.

Trong những trường hợp dây rốn dài hơn so với thai nhi hoặc thai nhỏ, ối nhiều cũng có xác xuất bị quấn cổ nhều hơn.

Nhận biết trẻ bị dây rốn quấn quanh cổ

Nhận biết trẻ bị dây rốn quấn quanh cổ (Ảnh minh họa)

3. Nguyên nhân khiến cho thai nhi bị dây rốn quấn cổ

Trong các tháng đầu thai kỳ, thai nhi giống như một cục nước đá được nằm ở bên trong một bể nước nên khá dễ dàng di chuyển lung tung ở trung tử cung. Trong suốt quá trình di chuyển đó, khi dây rốn còn dài thì thai nhi đã làm rối dây rốn như cuộn chỉ đã bị rốn và dây rốn sẽ bị quấn vào tay thân hoặc cổ của thai nhi. Cũng có trường hợp khi còn quá bé, thai nhi di chuyển lung tung ở trong buồng tử cung cũng đã làm cho dây rốn bị hắt nút lại, nếu dấy rốn bị thắt nút lại kèm theo bị quấn vào cổ thì khá nguy hiểm.

Hơn nữa, trong 3 tháng cuối thai nhi quay đầu xuống dưới (gọi là ngôi thai thuận), dây rốn sẽ mềm và trơn hơn nên cũng khá dễ bị quấn vào thai nhi. Nếu dây rốn bị quấn vào thân của thai nhi thì có thể sẽ tự tháo được, còn khi bị quấn vào cổ chính là một khe bị hẹp giữa đầu và vai nên dây rốn đã không thể tự tháo được mà ngày một khi bị quấn chặt hơn.

Khi mẹ vận động, lao động quá sức là nguyên nhân chính của hiện tượng dây rốn quấn cổ, với điều này đã được khoa học chứng minh, khi mẹ làm việc quá sức, thai nhi sẽ có xu hướng để quay đầu xuống được nhiều hơn khiến cho dây rốn khá dễ bị cuộn quanh người và quấn vào cổ của con. Bởi vậy, mẹ bầu cần chú ý tới thai nhi chỉ được vận động nhẹ nhàng, tránh được hoạt động quá sức. Khi đã thấy quá mệt mỏi thì bạn cần dành thời gian nghỉ ngơi và nhờ mọi người trong thời gian giúp đỡ về những việc lặt vặt khác.

Theo các bác sĩ, nếu mẹ bầu bị dư ối hoặc đa ối sẽ giúp tăng về khả năng thai nhi bị dây rối quấn ở quanh cổ, đặc biệt trong các tháng cuối thai kỳ. một trong các nguyên nhân dẫn tới hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ đó chính là độ dài của dây rốn, cho dù dây rốn có độ dài trung bình là 56cm nhưng vẫn có một số bé có dây rốn dài hơn, với những dây rốn mà càng dài thì thai nhi lại càng có nguy cơ bị quấn cổ.

4. Các biến chứng của hiện tượng bị dây rốn quấn quanh cổ

Trên thực tế đây là hiện tượng của thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ khá nguy hiểm có biến chứng nguy hiểm sẽ dẫn ra. Nếu mẹ bầu quá lo lắng cho thai nhi của mình có hiện tượng này thì hãy trao đổi với bác sĩ sản khoa để có được những lời khuyên hữu ích nhất. Thường, với những hiện tượng này có thể sẽ khiến cho bé và mẹ bầu sẽ gặp phải một số sự cố như dưới đây:

Sự nguy hiểm của dây rốn quấy quanh cổ thai nhi

Sự nguy hiểm của dây rốn quấy quanh cổ thai nhi (Ảnh minh họa)

+ Thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ, thì khả năng vận chuyển máu và dinh dưỡng để nuôi thai nhi sẽ bị cản trở, bởi vậy bé sơ sinh sẽ có nguy cơ bị nhẹ cân, bị thiếu máu, và thậm chí là bị tử vong ở trong bụng mẹ.

+ Khi mẹ chuyển dạ thì dây rốn quấn cổ có thể khiến cho thai nhi bị treo trên cao, khó mà lọt qua cổ tử cung để chào đời.

+ Khi được bác sĩ xử lý kịp thời thì tất cả các trường hợp dây rốn quấn quanh cổ sẽ không còn gây ra nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Nhưng, nếu dây rốn quấn chặt thì trẻ có thể sẽ bị thiếu oxy, bởi vậy, với những trẻ bị dây rốn quấn cổ, sau khi đã sinh thì mẹ phát hiện sẽ thấy bé có những dấu hiệu co giật, chân tay run thì cần phải đưa trẻ đi khám ngay.

5. Những vấn đề có liên quan tới dây rốn

Những vấn đề có liên quan tới dây rốn thường được phát sinh từ tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ, khi trẻ em bắt đầu biết đạp hoặc xoay chuyển ở trong bụng mẹ gây ra các rắc rối với dây rốn:

+ Dây rối quá dài: Với những trẻ có dây rốn quá ngắn thì sẽ có nguy cơ bị tràng hoa quấn vào cổ hơn so với bình thường.

+ Dây rốn quá ngắn: Dây rốn sẽ quấn vào người bé, nếu dây quá ngắn thì có thể bị căng quá mức hoặc có thể co thắt lại, làm đắt hoặc giảm đi sự trao đổi chất giữa trẻ và mẹ. Thai nhi sẽ không nhận được dinh dưỡng, máu nuôi tới cơ thể sẽ có nguy cơ sinh ra nhẹ cân, thiếu máu. Có những trường hợp đặc biệt, thai nhi sẽ không nhận được oxy từ mẹ nên bị tử vong trong thai kỳ.

Dây rốn quá dài sẽ quấn quanh cổ thai nhi

Dây rốn quá dài sẽ quấn quanh cổ thai nhi (Ảnh minh họa)

+ Dây rốn quấn quanh cổ: Theo các thống kê có khoảng 30% trẻ em bị dây rốn quấn quanh cổ mỗi khi chào đời. Bởi vậy, nếu bé nhà ban rơi vào trường hợp đặc biệt này thì cũng đừng quá lo lắng bởi không thể cản thiệp gì để cải thiện được tình hình này cho bé. Việc duy nhất ở đây là bạn thường xuyên khám thai theo định kỳ và khi có bất kể dấu hiệu gì bất thường, bác sĩ sẽ quyết định cho bạn sinh con với phương pháp sinh mổ hay sinh thường tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Có ít trường hợp dây rốn có thể sẽ bị cuốn vào nhau, cũng giống với sợi chỉ rối làm ảnh hưởng tới việc cung cấp dinh dưỡng và oxy cho bào thai. Và khi đó, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, nhưng cũng có trường hợp dây rốn được gỡ ra bởi sự chuyển động của thai nhi.

+ Sa dây rốn: Đây là tình trạng dây rốn bị sạ xuống trước ngôi thai, trường hợp này thường xảy ra vào giai đoạn thai nhi trên 38 tuần tuổi. Các biến chứng này khá nguy hiểm, bởi chúng có thể gây ảnh hưởng đến đường hô hấp, làm tử vong hoặc nếu trẻ sông có thể mắc các tổn thương về não do bị thiếu oxy khi mẹ chuyển dạ. Bởi vậy, nếu bạn thuộc vào trường hợp này thì bác sĩ sẽ phải theo dõi chặt chẽ bạn để tránh các hậu quả không lường trước.

+ Xoắn dây rốn: tình trạng xoắn dây rốn sẽ xảy ra khi số lượng vòng xoắn vượt khỏi giới hạn chịu đựng của dây rốn. Và lúc này, lực chèn ép của dây rốn sẽ gây ra tình trạng bị thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho thai nhi. Về số lượng của vòng xoắn có thể dẫn đến các biến chứng đe doạn mạng sống của thai nhi tùy thuộc vào chiều dài dây rốn. Các biến chứng này có thể sẽ xảy ra ngay cả khi dây rốn có độ dài bình thường hay có bất thường. Bởi vậy, nếu thai nhi của bạn bị xoắn dây rốn thì bạn cần theo dõi và nhập viện nếu có dấu hiệu bất thường.

Dây rốn chính là nguồn tế bào gốc có một giá trị có thể tận dụng để điều trị mỗi khi gặp sự cố. Hiện nay, có một số gia đình đã tiền hành việc gửi dây rốn thai nhi sau sinh vào ngân hàng tế bào gốc để sử dụng lúc cấp bách nhất.

Xem thêm: Bảng cân nặng của song thai theo tuần tuổi như thế nào?

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH giải pháp thương mại Fago Group

Địa chỉ:

Tại Hồ Chí Minh: Chung cư tecco Greenest, Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

https://g.page/fagomom

Tại Hà Nội: N2C Hoàng Minh Giám, Trung Hòa Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

https://goo.gl/maps/H4ML5FeAZ97C6zne7

Điện thoại: 0934 812 773 - 0911 002 444

Thời gian làm việc:

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 18:00

Chủ nhật : 8:00 - 11:30

Kết nối với chúng tôi:

- Fanpage: https://www.facebook.com/fagomom/

- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCJxRNkHP5B-lEa5jO73-URw

Từ khóa » Cách Tháo Dây Rốn Quấn Cổ Thai Nhi