Dày Sừng Nang Lông Là Bệnh Gì? - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến ...
Có thể bạn quan tâm
Bệnh khởi phát ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhiều từ 6 đến 20 tuổi, đặc trưng là các nút sừng ở vị trí nang lông, tạo thành các sần nhô lên khỏi mặt da, khiến da thô ráp, sần sùi.
TIN LIÊN QUANBác sĩ Thạch Văn Toàn, Khoa da liễu Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết dày sừng nang lông là một tình trạng da khá phổ biến, vô hại, gây ra bởi các mảng khô, thô ráp và sẩn sừng nhỏ, thường ở cánh tay trên, đùi, má hoặc mông. Các vết sưng thường không đau hoặc ngứa nhưng mất thẩm mỹ, khó phòng ngừa.
Bệnh kéo dài quanh năm, dai dẳng và ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhiều ở độ từ 6 đến 20 tuổi, nhất là tuổi dậy thì, đến tuổi ngoài 30 bệnh giảm hoặc tự mất.
Theo bác sĩ, bệnh không gây tác hại, nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Khi chất sừng bong tróc có thể thấy có một sợi lông nằm cong bên dưới, dùng tay khều, sợi lông sẽ mọc lên được. Bệnh không xảy ra ở vùng không có nang lông như lòng bàn tay, lòng bàn chân.
Bệnh thường gặp vào mùa đông, khi thời tiết có độ ẩm không khí thấp. Nguyên nhân gây bệnh có thể do tụ cầu vàng, nấm hoặc dinh dưỡng kém, tuổi tác, suy giảm miễn dịch, chấn thương, môi trường vệ sinh kém, tiếp xúc hóa chất... Ngoài ra, những rối loạn di truyền hay từ các loại bệnh da khác như viêm da cơ địa dẫn đến ngứa, viêm nang lông dày sừng.
Triệu chứng là có những sần nhỏ kích thước khoảng 1 – 2mm, màu hơi trắng hoặc xám. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Để cải thiện sự xuất hiện của dày sừng, bạn nên dưỡng ẩm và chăm sóc da thường xuyên hoặc đến gặp bác sĩ để kê toa kem bôi.
Nên dùng kem loại bỏ tế bào da chết, nhất là kem có chứa axit alpha hydroxy, axit lactic, axit salicylic hoặc urê, giúp giữ ẩm và làm mềm da.
Sử dụng nước ấm và hạn chế thời gian tắm nước nóng, tối ưu là 10 phút hoặc ít hơn. Sử dụng xà phòng nhẹ, tự nhiên, không độc để làm sạch các khu vực nhạy cảm mà không gây kích ứng da và thậm chí gây đỏ và tích tụ nhiều hơn.
Nên dưỡng ẩm sau khi tắm bằng kem có chứa lanolin (Lansinoh, Medela), thạch dầu hỏa (Vaseline) hoặc glycerin (Glysolid). Sử dụng máy tạo ẩm di động hoặc cố định trong phòng sẽ tăng thêm độ ẩm không khí, giúp da mềm mại, không bị khô.
Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng bằng muối biển. Trộn 2 muỗng cà phê muối biển với bốn muỗng cà phê mật ong, thoa đều và chà xát nhẹ nhàng vào da, sau đó giữ yên trong 15 phút và rửa sạch với nước ấm.
Tăng cường thực phẩm kháng viêm, nhất là nhóm giàu vitamin, khoáng chất thiết yếu mà cơ thể cần cho sự phát triển tế bào da, chữa lành tổn thương và hydrat hóa da. Bổ sung thực phẩm giàu omega – 3, uống nhiều nước trong cả ngày để giữ cho cơ thể không bị thiếu nước, tăng ẩm cho da và cung cấp đủ nước cho cơ thể.
https://vnexpress.net/day-sung-nang-long-la-benh-gi-4251086.html
Thủy Nguyên
Theo ( Báo vnexpress)
Nguyễn Thanh Thủy
Các tin khác- Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
- 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
- Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
- Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
- Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
- 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Sừng Nang Lông Là Gì
-
Dày Sừng Nang Lông Là Gì Và Có Chữa Dứt điểm được Không?
-
Dày Sừng Nang Lông - Bệnh Viện Da Liễu Trung ương
-
Dày Sừng Nang Lông: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Dày Sừng Nang Lông Có Nguy Hiểm Như Bạn Nghĩ? - YouMed
-
Dày Sừng Nang Lông: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - Docosan
-
Dày Sừng Nang Lông Là Gì, Chữa Được Không, Bằng Cách Nào?
-
Cách Chăm Sóc Da Bị Dày Sừng Nang Lông | BvNTP
-
Dày Sừng Nang Lông - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Dày Sừng Nang Lông Chữa được Không? Bác Sĩ Da Liễu Chia Sẻ
-
Dày Sừng Nang Lông Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Dứt điểm
-
Dày Sừng Nang Lông, Căn Bệnh Khiến Da Nổi Da Gà Sần Sùi
-
10 Cách Chữa Dày Sừng Nang Lông Tại Nhà Đơn Giản - DRBACSI
-
Dày Sừng Nang Lông Là Bệnh Gì? - VnExpress Sức Khỏe