Dày Sừng Nang Lông Là Gì, Chữa Được Không, Bằng Cách Nào?

Dày sừng nang lông là gì, chữa được không, bằng cách nào?

Dày sừng nang lông là gì, chữa được không, bằng cách nào?

Đặt lịch

Dày sừng nang lông là bệnh ngoài da không gây nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh gây ra nhiều vết sưng nhỏ, có màu đỏ nhô lên bề mặt da. Điều này khiến người bệnh không chỉ có cảm giác khó chịu mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ. Để quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ, người bệnh cần nhận biết triệu chứng, sớm đến bệnh viện và nhờ đến sự chăm sóc y tế.

Dày sừng nang lông là gì?

Dày sừng nang lông là một bệnh ngoài da, bệnh thể hiện cho tình trạng dày lên của khiến khu vực này có dấu hiệu sưng, da khô ráp và chai. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Tuy nhiên bệnh phát triển mạnh hơn ở vùng đùi, cánh tay, phần mông và má.

Dày sừng nang lông là gì, chữa được không, bằng cách nào?
Tìm hiểu dày sừng nang lông là gì, nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và phương pháp điều trị

Thông thường những vết chai do bệnh dày sừng nang lông gây ra không kèm theo cảm giác đau hoặc ngứa. Bởi đây chỉ là một dạng dày lên ở lớp ngoài da. Lớp này được làm từ Keratin – một loại protein xơ. Keratin có thể hình thành và tiến triển từ móng tay, da và tóc.

Dày sừng nang lông được xác định là một bệnh mãn tính. Căn bệnh này có liên quan đến yếu tố di truyền và xảy ra phổ biến ở hơn phụ nữ so với nam giới. Bệnh không tác động và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh lại gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh ngại giao tiếp và cảm thấy tự ti.

Tham khảo thêm: Chàm nang lông: bệnh không nguy hiểm có thể khắc phục

Dấu hiệu nhận biết bệnh dày sừng nang lông

Bệnh dày sừng nang lông có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên bệnh phổ biến hơn ở phụ nữ, thanh thiếu niên và trẻ em dưới 2 tuổi. Dấu hiệu nhận biết của bệnh gồm:

  • Vùng da bệnh xuất hiện nhiều vết đỏ nhưng không kèm theo cảm giác đau. Biểu hiện này thường xuất hiện ở đùi, phần trên của cánh tay, mông hoặc má
  • Vùng da bệnh trở nên sần sùi, khô ráp, sưng phồng hơn so với vùng da xung quanh
  • Lỗ chân lông bị tắc nghẽn, tế bào chết không thể thoát ra ngoài dẫn đến nang lông bị chèn ép. Trường hợp nặng có thể gây viêm nang lông và rụng lông ở vùng da bệnh.
  • Biểu hiện khô da sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi nhiệt độ môi trường giảm.
  • Khi chạm vào không có cảm giác đau, ít khi gây ngứa.

Đối với những trường hợp mãn tính, bệnh dày sừng nang lông có thể khiến vùng da bệnh thay đổi sắc tố. Đối với những trường hợp tái phát nhiều lần, vùng da bệnh thường có biểu hiện đỏ hoặc chuyển sang màu sẫm nâu, dễ dàng phân biệt vùng da bệnh với vùng da xung quanh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh dày sừng nang lông
Vùng da bị dày sừng nang lông có nhiều vết đỏ, sần sùi, khô ráp và sưng phồng

Bệnh dày sừng nang lông xảy ra do đâu?

Bệnh dày sừng nang lông là hệ quả của quá trình hình thành và tích tụ Keratin ngay trên bề mặt da. Sự tích tụ này khiến da trở nên khô ráp, nhô khỏi bề mặt và gập ghềnh.

Keratin được xác định là một loại protein tự nhiên của da. Chúng thường được tạo ra một cách tự nhiên. Khi cọ mạnh hoặc khi tắm Keratin sẽ bong ra ngoài. Đối với người mắc bệnh dày sừng nang lông thì quá trình tạo ra Keratin của da sẽ gặp vấn đề, tạo ra nhiều hơn một cách bất thường. Từ đó khiến lỗ chân lông bị bít tắc, các sợi lông không thể mọc ra ngoài được.

Nguyên nhân chính khiến Keratin tích tụ vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên các chuyên gia và các bác sĩ chuyên khoa tin rằng quá trình hình thành và tích tụ Keratin có mối liên hệ mật thiết với yếu tố di truyền và một số bệnh ngoài da khác. Cụ thể như bệnh chàm, bệnh viêm da dị ứng, bệnh vẩy nến…

Ngoài ra một số bệnh lý và vấn đề được liệt kê dưới đây cũng được xác định là những yếu tố thúc có khả năng thúc đẩy quá trình hình thành bệnh:

  • Quá trình tăng tiết sừng ở lớp biểu bì ngoài cùng của da bị rối loạn
  • Nhiễm vi khuẩn
  • Nhiễm nấm Candida hoặc một số loại nấm khác
  • Vết chai ngoài da, bệnh chàm…
  • Chứng tăng sừng biểu bì sau khi sinh con hoặc rối loạn da di truyền
  • Trên da có mụn cóc hoặc xuất hiện nhiều tổn thương khác nhưng không được chăm sóc và áp dụng các biện pháp điều trị hợp lý
  • Vệ sinh da không sạch sẽ hoặc không thường xuyên vệ sinh da khiến bụi bẩn, lớp sừng tích tụ. Lâu ngày dẫn đến dày sừng nang lông.
  • Sinh sống và làm việc trong môi trường có không khí lạnh, da khô nhưng không được khắc phục.
  • Bệnh lý thuộc miễn dịch dị ứng (viêm da cơ địa, hen phế quản, bệnh mề đay mãn tính)
  • Thừa cân béo phì
  • Bệnh da vảy cá thông thường
  • U tế bào hắc tố và đang trong quá trình điều trị với vemurafenib.
Nguyên nhân gây dày sừng nang lông
Sự tích tụ Keratin là nguyên nhân gây dày sừng nang lông

Tham khảo thêm: 6 Cách trị viêm nang lông bằng muối đơn giản, hiệu quả

Phương pháp điều trị dày sừng nang lông

Cho đến hiện tại không có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh dày sừng nang lông. Mục đích chính của quá trình chữa bệnh là làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và làm giảm nguy cơ tái phát bệnh.

Có hai phương pháp chính được sử dụng phổ biến trong điều trị dày sừng nang lông. Đó là điều trị y tế và áp dụng một thói quen sinh hoạt phù hợp.

Điều trị y tế

Thông thường để chữa dày sừng nang lông, bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn bạn tẩy tế bào chết và dưỡng ẩm da thường xuyên. Ở một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh xuất hiện trên diện rộng, bác sĩ có thể xem xét và yêu cầu bạn chữa bệnh bằng laser.

  • Tẩy tế bào chết tại chỗ: Để làm giảm những triệu chứng khó chịu của bệnh, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn thường xuyên tẩy tế bào chết tại chỗ bằng việc sử dụng một số sản phẩm có thành phần là Urê, Axit Alpha – Hydroxy, Axit Lactic, Axit Salicyclic. Đây đều là những thành phần có khả năng loại bỏ tế bào da chết một cách nhẹ nhàng, tương đối an toàn do không gây kích ứng da. Tuy nhiên Axit Alpha – Hydroxy, Axit Lactic không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ nhỏ.
  • Retinoids tại chỗ: Retinoids tại chỗ là một phương pháp có khả năng ức chế quá trình sản sinh Keratin, hạn chế tình trạng đỏ da và bong tróc da. Tuy nhiên phương pháp điều trị này không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú và phụ nữ mang thai. Retinoids tại chỗ thường được sử dụng với một số loại phổ biến như Tazorac, Retin-A, Avage, Atralin, Avita và Renova.
  • Điều trị bằng laser: Điều trị bằng laser thường được bác sĩ chuyên khoa xem xét và chỉ định cho những trường hợp nặng, dày sừng nang lông khiến da đỏ tấy, sưng, viêm hoặc biểu hiện của bệnh xảy ra trên vùng da lớn. Phương pháp điều trị này có thể loại bỏ lớp dày sừng và cải thiện các tổn thương ngoài da. Tuy nhiên việc sử dụng laser tác động trực tiếp lên vùng da bệnh có thể gây ra nhiều rủi ro không mong muốn. Điển hình như ung thư da và làm tổn thương da vĩnh viễn. Vì thế người bệnh cần cân nhắc giữa lợi ích và những rủi ro trước khi điều trị bằng laser.
Tẩy tế bào chết tại chỗ
Điều trị dày sừng nang lông bằng phương pháp tẩy tế bào chết tại chỗ

Biện pháp khắc phục tại nhà

Để hỗ trợ quá trình điều trị y tế, cải thiện mức độ nghiêm trọng của bệnh lý và phòng ngừa bệnh tái phát, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà cũng như thay đổi thói quen sinh hoạt phù hợp. Các biện pháp giúp khắc phục dày sừng nang lông tại nhà gồm:

  • Sử dụng nước mát hoặc nước ấm để tắm: Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng nước quá nóng để vệ sinh vùng da bệnh hoặc tắm. Bởi điều này có thể khiến da khô ráp, tổn thương và làm nặng hơn triệu chứng của bệnh dày sừng nang lông. Thay vì tắm và vệ sinh da với nước nóng, bạn nên sử dụng nước mát hoặc nước ấm. Ngoài ra người bệnh cần hạn chế thời gian tắm, chỉ nên tắm từ 10 – 15 phút để tránh lớp dầu tự nhiên của da bị loại bỏ.
  • Không sử dụng xà phòng có tính tẩy rửa mạnh: Người bệnh không nên vệ sinh da hoặc tắm cùng với những loại xà phòng mang tính tẩy rửa mạnh. Đối với làn da nhạy cảm và đang bị bệnh, bạn nên dùng các loại xà phòng mang tính dịu nhẹ, có thành phần là thảo dược thiên nhiên.
  • Không chà xát mạnh: Người bệnh cần tránh gãi hoặc chà xát quá mạnh vào vùng da bệnh. Bởi hoạt động này có thể khiến da bị kích ứng, làm nặng hơn các triệu chứng của bệnh dày sừng nang lông. Sau khi tắm xong, bạn nên dùng khăn bông mềm nhẹ nhàng lau khô da.
  • Dưỡng ẩm da: Dưỡng ẩm là biện pháp khắc phục dày sừng nang lông tại nhà được sử dụng phổ biến. Biện pháp này có khả năng cải thiện tốt tình trạng khô da, da bong tróc. Đồng thời khắc phục chứng đỏ da và giảm kích ứng. Người bệnh có thể thoa kem dưỡng ẩm có chứa Lanolin như Medela, Lansinoh hoặc có thành phần là dầu thiên nhiên như Glysolid, Glysolid… nhiều lần trong ngày.
  • Dùng máy tạo độ ẩm: Để cải thiện bệnh lý và phòng ngừa tái phát, người bệnh có thể đặt máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ hoặc nơi làm việc. Độ ẩm thấp có thể khiến làn da của bạn trở nên khô ráp, bong tróc và làm nặng hơn tình trạng dày sừng nang lông.
  • Sử dụng trang phục rộng rãi, thoải mái: Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, tránh trầy xước và làm tổn thương da, bạn nên mặc những bộ quần áo khô thoáng, sạch sẽ và rộng rãi. Không mặc quần áo bó sát. Bởi điều này có thể khiến da bị kích ứng, tích tụ mồ hôi, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại sinh sôi và phát triển.
Dưỡng ẩm da
Dưỡng ẩm da là biện pháp khắc phục dày sừng nang lông tại nhà được sử dụng phổ biến

Tham khảo thêm: Mẹo trị viêm nang lông bằng dầu dừa tại nhà

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bệnh cần đến cơ sở y tế và tiến hành thăm khám cùng với bác sĩ chuyên khoa khi bệnh dày sừng nang lông xuất hiện đồng thời với cảm giác đau hoặc khó chịu, triệu chứng của bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà.

Ngoài ra, bạn cũng cần đến bệnh viện và gặp bác sĩ khi vùng da bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. C thể: Da mưng mủ, tấy đỏ, sưng to, sốt, đau rát…

Ở một số trường hợp, triệu chứng của bệnh dày sừng nang lông gần giống với những tổn thương hình thành do bệnh ung thư da. Chính vì thế, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bệnh nhân kiểm tra sức khỏe hoặc tiến hành xét nghiệm hình ảnh để loại bỏ các yếu tố nguy cơ.

Hầu hết trường hợp mắc bệnh dày sừng nang lông đều không gặp nguy hiểm, sức khỏe tổng thể không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên để ngăn ngừa bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu và phòng ngừa tái phát, người bệnh nên sớm cơ sở y tế để kiểm tra, chẩn đoán mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời sử dụng phác đồ chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

  • Mẹo chữa dày sừng nang lông bằng cám gạo hiệu quả
  • Dày sừng nang lông ở trẻ em: Nguyên nhân và cách trị

Từ khóa » Sừng Nang Lông Là Gì