Dạy Trẻ Biết Quan Tâm Chia Sẻ - Toàn Thua

Dạy trẻ mẫu giáo biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ

Nội dung chính Show
  • Dạy trẻ mẫu giáo biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ
  • Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ
  • Làm thế nào để con biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh?
  • Ngày nay có nhiều bậc phụ huynh đang phải khổ sở vì những đứa con chỉ biết “nhận” mà không để ý đến người khác ra sao, không bao giờ nghĩ đến việc ‘mình phải làm gì?’. Để tránh rơi vào tình trạng đó, hãy dạy con biết quan tâm, chia sẻ với người khác ngay từ hôm nay!
  • SKKN: một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé 3 4 tuổi biết quan tâm chia sẽ với mọi người xung quanh
  • Video liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.95 KB, 21 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMĐỀ TÀI:“ DẠY TRẺ MẪU GIÁO BÉ BIẾT QUAN TÂM CHIA SẺ VỚI NGƯỜI THÂN VÀ BẠN BÈ GÓP PHẦN HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH TRẺ ”I. ĐẶT VẤN ĐỀ:1. Cơ sở lý luận: ‘‘Trong cuộc sống không có món quà tinh thần nào quí giá bằng sự khoan dung, sự quan tâm đáp đền ai đó bằng cách tặng một điều gì từ chính bản thân mình. Nếu biết quên mình ai cũng có cơ hội để sống vì người khác”.Trong xã hội công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay, cùng với nhịp đập hối hả của cuộc sống, con người cũng bận rộn hơn, gấp gáp hơn. Trong sự bận rộn và gấp gáp ấy, đôi khi vô tình chúng ta bỏ lại phía sau sự yêu thương, chia sẻ của mình đối với những người khác trong gia đình, xã hội. Hay nói cách khác, đây chính là sự vô tâm không để ý đến những người xung quanh. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì chia sẻ và quan tâm vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua nỗi đau của cuộc sống là sợi dây nhân ái gắn bó người với người, nhà với nhà và quan trọng hơn nó gắn kết toàn xã hội Quan tâm chia sẻ là những thái độ và hành động thể hiện sự ân cần, thiện chí và giúp đỡ đối với người khácSự quan tâm, chia sẻ có thể được biểu hiện chỉ bằng những cử chỉ, thái độ rất đơn giản và gần gũi trong cuộc sống, song lại giúp chúng ta phát hiện được nhiều điều đáng quí của người khác để trân trọng và học tập.Thật xúc động biết bao khi tôi đọc được dòng tâm sự của một cảnh sát Nhật gốc Việt về một bé trai 9 tuổi kiên nhẫn đứng ở hàng cuối cùng trong dòng người chờ được chia khẩu phần ăn nhưng khi được người khác nhường cho phần lương khô của mình cậu bé lại lẳng lặng mang lên bỏ vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay về xếp hàng với tâm sự rằng vẫn còn có người khác đói hơn mình, hy vọng phần ăn này sẽ được chia đều cho mọi người ‘‘Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này giờ đây đang đứng trước giờ phút nguy cấp nhất bởi sự điêu tàn, nhưng chắc chắn đất nước

đó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ thời niên thiếu”. Một câu hỏi đặt ra là người dân Nhật làm thế nào để có thể có trình độ dân trí và đạo đức công dân cao như thế? Phải chăng những giá trị đạo đức đã được định hình nuôi dưỡng ngay từ nhỏ và trở thành nhân cách, thành bản năng sống của mỗi người dân nơi đây.Trẻ em được sinh ra ở thế giới này với tâm hồn của những thiên thần, nhưng chính cuộc sống đầy phức tạp đã gieo những suy nghĩ và hành động xấu vào những tâm hồn non nớt đó. Sự phát triển của công nghệ hiện đại, chủ nghĩa vật chất có thể biến các bé thành những người ích kỉ chỉ biết đến mình. Những giá trị đạo đức như sự quan tâm chia sẻ đến mọi người nên được khắc sâu vào tâm trí trẻ ngay từ khi còn nhỏ giúp chúng trở thành những người có ích cho xã hội. Hơn nữa, nhân cách của con người được đánh giá qua cách ứng xử của cá nhân đối với người xung quanh, vì vậy dạy trẻ biết yêu thương, biết quan tâm chia sẻ ngay từ nhỏ sẽ là nền tảng để các bé trở thành những người có nhân cách tốt trong tương lai, những chủ nhân tài đức của một xã hội công bằng văn minh.Tuy nhiên trên thực tế trẻ 3 tuổi đã biết chia sẻ nhưng không phải lúc nào chúng cũng thể hiện sự cảm thông và nhường nhịn, ở lớp học mầm non hiện tượng các bé tranh giành đồ chơi, đánh bạn vẫn thường xuyên xảy ra và rất nhiều bậc phụ huynh phải than phiền vì bé nhà mình hư quá, ích kỉ quá lúc nào cũng bắt mọi người phải làm theo ý mình.Vậy làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu thương, đoàn kết, quan tâm, chia sẻ với bạn bè và người thân? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn mày mò, ứng dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi có cơ hội được thể hiện sự quan tâm, chia sẻ tới cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh. Dưới đây là: ‘‘Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ”.2. Thực trạng 2.1 Về phía trẻ Đa số trẻ trong lớp lần đầu tiên đến trường nên chưa có nền nếp học tập. Tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng hoà nhập không đồng đều. Một số bé còn nhút nhát, một số bé đi học chưa đều, do sức khoẻ hoặc hạn chế về thể chất như bé: Ngọc Linh, Linh Đan, Trí Đức, Thiện Kiên, Ngọc Minh, Đức Anh. Một số bé lại quá hiếu động như bé: Khôi Nguyên, Hải Đăng, Đức Minh. Đặc biệt lớp có bé Thanh Bình tự kỷ tăng động hay đánh bạnLớp có số trẻ nam đông hơn trẻ nữ: 32/18 Hơn nữa tâm lý trẻ mẫu giáo bé còn chưa ổn định, ở lứa tuổi này bé đang trải qua “ thời kì khủng hoảng tuổi lên ba” tính độc lập bắt đầu xuất hiện ở trẻ, nhu cầu muốn khẳng định mình là rất lớn, trẻ muốn có thẩm quyền đối với mọi vật xung quanh, cái gì cũng dành về mình, do đó tính ích kỉ càng có dịp phát triển. 2.2 Về phía phụ huynhMặc dù rất quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh là công chức nhà nước nên ít có thời gian dành cho con, phần lớn đều nhờ cậy ông bà và người giúp việc, vì vậy việc thống nhất quan điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn.Nhiều phụ huynh còn nhầm lẫn giữa sự yêu thương và bao bọc. Đôi khi yêu con quá mà ‘‘che chắn” con quá kĩ. 2.3. Tài liệu tham khảoCó một số bài báo hoặc tài liệu có đề cập đến đề tài này. Song, chưa có tài liệu nào nghiên cứu, đưa ra các biện pháp pháp dạy trẻ mẫu giáo bé biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ, để định hướng cho giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục.Có rất nhiều khó khăn để chúng tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ giáo dục của mình, nếu không tìm ra các giải pháp phù hợp thì sẽ tạo ra sự phát triển không đồng đều về nhận thức và với nhiều tính cách khác nhau trẻ khó có thể hoà nhập với môi trường mới với cô giáo và các bạn ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 3. Giải pháp đã sử dụngTrong thực tế ở trường mầm non việc dạy trẻ một số kỹ năng sống như biết quan tâm, chia sẻ thực sự chưa được chú trọng phần lớn chỉ tích hợp nội dung này trong tiết học kể chuyện, thơ (với những câu chuyện bài thơ có nội dung phù hợp) hoặc xử lí một vài tình huống xảy ra khi trẻ tranh giành đồ chơi, đánh bạn.Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do giáo viên chưa thấy được việc dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ sẽ góp phần quan trọng trong giáo dục hình thành nhân cách trẻ, hơn nữa việc dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ là một lĩnh vực rất mới không có nhiều tài liệu để tham khảo đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian công sức để nghiên cứu tìm ra các biện pháp phù hợp và phải có sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh và nhà trường. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ1. Cơ sở lí luậnCó thể nói mỗi một đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố mẹ đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng, vì vậy việc áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Dưới góc nhìn của nhà tâm lý học trẻ em thì trẻ tuổi lên 3 bắt đầu hình thành một loại động cơ của hành vi mang tính đạo đức xã hội, thể hiện ở sự quan tâm của trẻ đối với những người xung quanh, đối với bạn bè. Trong điều kiện có sự giáo duc đúng đắn thì loại động cơ này sẽ được phát triển mạnh ở các giai đoạn sau. Đó là cốt lõi trong nền tảng đạo đức của nhân cách con người tương lai. 2. Giả thuyếtNếu tìm ra các biện pháp giáo dục phù hợp thì việc dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ sẽ góp phần quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách trẻ 3. Quá trình thử nghiệm sáng kiếnTừ những lý luận trên tôi đưa ra một số biện pháp áp dụng cho đề tài nghiên cứu của mìnhBiện pháp 1. Tự học, tự bồi dưỡngĐể có thể thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đã đề ra thì trước tiên mỗi giáo viên phải trang bị cho mình hệ thống kiến thức phong phú chính xác, và trải nghiệm các kỹ năng giáo dục thực tế. Trẻ mẫu giáo bé 3 tuổi có đặc thù tâm lý tính cách riêng nên để thấu hiểu và tiếp cận với trẻ tôi đã dành nhiều thời gian đọc các tài liệu về tâm lý học trẻ em, đặc biệt là tâm lý lứa tuổi của nhà xuất bản đại học sư phạm, và tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu trên các kênh giáo dục khác, trên mạng enternet. Để thiết kế các bài dạy, hoạt động sinh động hiệu quả tôi đã đăng ký tham gia các lớp học về giá trị sống do viện nghiên cứu chiến lược trẻ em tổ chức và trực tiếp tham gia cộng tác giảng dạy tại các trung tâm dạy kỹ năng sống cho trẻ em như: trung tâm Eveil có địa chỉ tại phường Định Công. Trung tâm Smiles House địa chỉ tại số nhà 20 ngõ 12-Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội. Thông qua việc tự học tự bồi dưỡng tôi hiểu rằng: Để dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ cô giáo phải luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu trẻ, cô cần:Tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ đồ chơi hay món ăn mà trẻ ưa thích với bạn bè.Lắng nghe trẻ, giúp chúng bày tỏ thái độDạy trẻ cách giải quyết vấn đềTôn trọng đồ đạc của trẻDạy trẻ ở mọi lúc mọi lúc mọi nơi, tận dụng mọi tình huống và hoạt động có thể tích hợpBiện pháp 2. Tạo môi trường lớp học thân thiện cởi mở để thu hút trẻMôi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí xắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ.Bên cạnh đó chúng tôi cũng xây dựng qui ước với trẻ về qui định trong lớp học và giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp. Việc rèn nền nếp được thực hiện ngay khi đón trẻ vaò năm học mới. Chúng tôi qui ước với trẻ cách lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định, hay qui định với trẻ về cách giao tiếp trong khi chơi, không la hét quá to, không chạy nhảy xô đẩy nhau, có sự giao tiếp thân mật trong các vai chơi, các bạn trai nhường nhịn các bạn gái, cùng tham gia vào các vai chơi vui vẻ, không tranh giành đồ chơi của nhauVới quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các góc, các buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích thú. Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán dạy trẻ biết thể hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được mối quan hệ thân thiện giữa trẻ vơí trẻ khi chơi. Trẻ lớp tôi đa phần nhà ở các khu đô thị, chung cư cao tầng nên ít có dịp tiếp xúc tìm hiểu khám phá thiên nhiên, chính vì vậy chúng tôi đã tạo cho các bé một góc thiên nhiên xanh với rất nhiều nguyên vật liệu mở giúp các bé được thực hành kĩ năng gieo hạt chăm sóc cây, qua đó giáo dục cho các bé tình yêu thiên nhiên, biết quan tâm bảo vệ môi trường, và đặc biệt qua hoạt động này các bé học được kỹ năng chia sẻ với bạn bè, biết trân trọng thành quả lao động của mình và của bạnKhông chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, chúng tôi còn thống nhất mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấm áp tràn ngập yêu thương, cô giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có thể an tâm chia sẻ những thắc mắc, băn khoăn cũng như những ‘ bức xúc” rất trẻ con của mìnhCác nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu muốn dạy bé thành người biết quan tâm chia sẻ thì cô giáo và bố mẹ phải là tấm gương để các bé noi theo và học tập. Chính vì vậy, trước mặt trẻ các cô giáo ở lớp tôi luôn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ cũng như thể hiện tình cảm theo hướng tích cực với chị em đồng nghiệp, với phụ huynh. Để dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ trước tiên tôi giúp trẻ hiểu quan tâm chia sẻ giúp mang lại niềm vui cho người khác và cho chính mình. Biện pháp 3. Dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ thông qua trò chơi tập thểVới trẻ mầm non khả năng giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi dễ dàng, nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới, và những đòi hỏi mới của hoạt động học tập. Ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp trẻ tránh được những xung đột không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, làm nảy sinh ở trẻ lòng vị tha, sự quan tâm đến người khác và trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và muốn học.VD : Trò chơi 1 “ Ném bóng làm quen”(Trò chơi này sử dụng đầu năm học và các buổi giao lưu với các bạn lớp khác)Mục đích: Tạo cho trẻ cơ hội nhớ tên của nhau một cách tự nhiên, phát triển sự chú ý của trẻ đến các hoạt động tập thểChuẩn bị: Phòng rộng Một trái bóng cao su nhẹ nhiều màuTiến hành: Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn.Trước tiên cô giáo nói tên của mình (chào các bạn tôi tên là Bình) sau đó ném bóng cho một trẻ bất kỳ . Trẻ nhận được bóng từ cô giáo sẽ nói tên mình. Cứ như vậy cho đến khi tất cả các trẻ nhớ tên nhau.Trò chơi 2 : Tôi muốn như bạnMục đích: Phát triển sự chú ý của trẻ đến những nét đẹp hay tính cách tốt của người khácChuẩn bị: Phòng rộngTiến hành: Cô giáo nói với nhóm trẻ: Bạn nào cũng có những nét dễ thương hay tính tốt riêng. Bây giờ chúng ta cùng nghĩ xem người bạn bên cạnh có nét gì đáng yêu nhéSau khi trẻ nghĩ xong, cô giáo yêu cầu từng trẻ nói với người bạn bên cạnh: Tôi muốn (tóc dàit, mắt to, vui vẻ, dễ thương, thông minh ) giống bạnTrò chơi 3: Sóng biển rì ràoMục đích: Phát triển giao tiếp không lời, giao tiếp bằng cử chỉ, động tácTạo cảm giác gần gũi thân thiện giữa trẻ với nhauChuẩn bị: Bản nhạc nhẹ hoặc băng ghi âm tiếng sóngTiến hành: Cô giáo nói với trẻ “ Các con đã bao giờ đi tắm biển chưa? Khi những con sóng biển vỗ vào cơ thể chúng ta cảm thấy như thế nào? Sóng biển reo như thế nào? Bây giờ chúng ta thử cùng nhau làm sóng biển nhé! Nào chúng ta cùng tạo tiếng rì rào reo vui của sóng khi mặt trời tỏa ánh nắng trên biển nhé” Sau đó cô giáo đề nghị trẻ ôm vai nhau tạo thành vòng tròn đung đưa theo tiếng nhạc hay la, la theo tiếng nhạc tạo cảm giác thư thái nhẹ nhàngTrò chơi 4: Đứng trong tờ báoMục đích: Phát triển kĩ năng hợp tác để giải quyết vấn đề Phát triển tính sáng tạoChuẩn bị: Nhiều tờ báo lớnTiền hành: Cô giáo đặt trên sàn một tờ báo lớn và yêu cầu 4 trẻ cùng đứng lên. Sau đó cô sẽ xé bớt một phần của tờ báo và 4 trẻ phải tìm cách dồn nhau vaò đứng vừa trong phần còn lại của tờ báo, tờ báo được xé bớt dần, cô giáo có thể gợi ý để trẻ tìm cách không ai bị loại ra như: cõng nhau,,,Các nhóm lần lượt chơi hoặc chơi đồng thời ở các gócSau khi kết thúc trò chơi, cô giáo so sánh các tờ báo đã bị xé xem tờ nào có diện tích nhỏ nhất, đội nào cùng nhau đứng trong tờ nhỏ nhất là thắng cuộcBiện pháp 4. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, các ngày hội ngày lễCó thể nói các hoạt động ngoại khóa đặc biệt là việc tổ chức hiệu quả các ngày hội ngày lễ cho trẻ là một hình thức giáo dục hiệu quả và sinh động nhất, giúp trẻ được trải nghiệm các cảm xúc tích cực .Thông qua đó trẻ được học và chia sẻ các kĩ năng sống với cô giáo, bạn bè và cha mẹ .Với quan điểm như vậy nên tôi thống nhất với hai cô giáo và ban phụ huynh lớp từ đầu năm học các kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho các con. Tôi đặc biệt chú ý đến các ngày lễ hội: Ngày 20/10, ngày Tết Trung Thu, Noel, Tết Nguyên Đán, ngày 8/3, sinh nhật tháng của trẻ, với mỗi ngày hội chúng tôi cố gắng sử dụng một hình thức tổ chức riêng nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động. Ví dụ: Ngày 20/10- ngày phụ nữ Việt NamTrước ngày tổ chức lễ hội chúng tôi cùng trẻ trò chuyện về ý nghĩa ngày hội, đưa ra ý định, hình thức tổ chức và thăm dò ý kiến của trẻ về món quà tặng bà và mẹ. Sau đó dạy trẻ vẽ tranh chân dung bà và mẹ của mình làm bưu thiếp chúc mừng, giúp trẻ ghi lại cảm xúc, lời chúc của trẻ dành cho bà và mẹ. Cùng trẻ trang trí giấy mời bà và mẹ với lời đề từ ấn tượng: ‘‘Để được quan tâm chia sẻ, để được yêu thương và hiểu các con nhiều hơn kính mời bà và mẹ bé tới dự ngày hội 20/10 do lớp C1 tổ chức ”Các bé được ‘‘bí mật” tập luyện những bài hát, bài thơ hay về bà và mẹ. Không thể miêu tả hết cảm xúc của các bé lúc ấy, niềm vui niềm tự hào lấp lánh trên những khuôn mặt ngây thơ. Dường như các bé cũng hiểu mình đang làm một việc tốt, ý nghĩa dành tặng cho những người thân yêu.Chúng tôi cũng chọn chủ đề về bà và mẹ với lời đề từ ấn tượng trên phông sân khấu: ‘‘Con yêu bà yêu mẹ nhất trên đời ”. Ngày hôm ấy, giữa ngập tràn bóng và hoa những thiên thần nhỏ của lớp tôi xếp hàng hai bên cửa lớp chào đón các bà và mẹ. Vào chương trình từng tốp các bé lên hát múa những bài thật hay và ý nghĩa về bà và mẹ, thật bất ngờ và vui khi bà và mẹ được mời tham gia trò chơi ‘‘bà và mẹ có hiểu con, con có hiểu bà và mẹ” kết quả là bé đoán chính xác về sở thích ăn mặc của bà và mẹ hơn là bà và mẹ hiểu sở thích của con. Cả hội trường như nghẹn lại khi nghe bé Hà Trang nói về cảm xúc của mình: ‘‘Con nhớ mẹ lắm, buổi sáng con thức dậy thì mẹ đã đi làm, buổi tối con đi ngủ mẹ con vẫn chưa về. Con ước được mẹ dẫn đi chơi công viên, mẹ đưa con đi học.”. Cả ngày bé không được nhìn thấy bóng dáng thân yêu của mẹ vì mẹ bé thường xuyên bận công tác xa nhà và cảm xúc vỡ òa khi các bé chạy đến ôm lấy cổ bà cổ mẹ mà tặng hoa mà thỏ thẻ lời yêu thương. Thật không hạnh phúc gì bằng, bà vui lắm, mẹ vui lắm. Bà của bé Vi Anh nghẹn ngào mãi không nói lên lời cảm ơn các cô giáo và các con đã tặng cho các bà và mẹ một món quà đặc biệt và ý nghĩa, trên khuôn mặt của các bà, các mẹ những giọt nước mắt lăn dài vì hạnh phúc. Không thể tin được các bé yêu mới đi học chưa được hai tháng mà có thể biết quan tâm chia sẻ nhường vậy. Cũng là ngày hội lớn dành cho phụ nữ, nhưng ngày 8/3 ở lớp C1 lại thật đặc biệt vì đó là ngày mà các bé gái tuy mới ba tuổi nhưng cũng cảm nhận được sự tôn vinh, chia sẻ từ các bạn trai cùng lớp . Với chủ đề ‘Hoa tình bạn” trong tiếng nhạc rộn ràng từng bé trai tự tin dắt một người bạn gái ra cúi chào khán giả. Giống như một cuộc thi sắc đẹp các bé gái cũng được các cô giới thiệu tên, sở thích và cả năng khiếu riêng nữa, rồi các bé được nghe các bạn trai hát tặng những bài hát mà cả lớp yêu thích. Hồi hộp và thích thú nhất khi từng bạn trai lên tiết lộ ‘‘bí mật” mình quí bạn gái nào nhất. Tôi tin rằng các bé gái sẽ không bao giờ quên được giây phút các bạn trai lên tặng hoa, quà và nói lời chúc mừng bởi vì tôi đọc được trong ánh mắt các con niềm vui, tự hào vì được các bạn quan tâm chia sẻ, một số phụ huynh còn phản hồi lại rằng chưa có bao giờ mà bé nhà mình lại vui như thế kể chuyện ở lớp mãi không chịu ngủ, và ôm chặt em búp bê món quà được các bạn tặng nói rằng con yêu em búp bê này nhất trên đời. Và còn rất nhiều các hoạt động ngoại khóa chúng tôi đã tổ chức cho các con như: Tổ chức sinh nhật tháng tại công viên Nghĩa Đô, rồi ngày Tết Trung thu, Noel mỗi hoạt động một hình thức phong phú khác nhau nhưng đều hướng tới một mục đích chung đó là giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ tới người thân và bạn bè. Qua mỗi lần tổ chức tôi thấy

các bé em của lớp mình dường như lớn hơn, chững chạc hơn trong suy nghĩ và cách thể hiện tình cảm, các con có nhiều bạn thân hơn, biết nhường nhịn và quan tâm đến bạn bè. Bây giờ chỉ cần một thay đổi nhỏ của cô giáo và các bạn là bé có thể phát hiện ra. Hôm ấy mặc dù rất mệt nhưng tôi vẫn có gắng đi làm vì vậy không dấu được vẻ mệt mỏi, tôi rất bất ngờ khi bé Tiến Anh chạy tới ôm cổ tôi thì thầm: Cô Bình ơi cô ốm à con đi lấy nước cho cô uống nhé. Còn những bạn nghỉ học lâu ngày khi đến lớp được các bạn quấn quýt hỏi thăm và giới thiệu các góc chơi mới, đồ chơi đẹp mà các cô và cả lớp mới làm.Đa số trẻ lớp tôi là trẻ trai vì vậy các cháu rất hiếu động thường không tập trung và thích trêu đùa các bạn, thậm chí còn đánh bạn. Để thu hút sự chú ý của các cháu, trước tiên chúng tôi tìm hiểu mong muốn sở thích của các bé và cùng bé đề ra những qui định chung của lớp như: ‘‘Không nói to, đoàn kết với các bạn, nhường đồ chơi cho bạn” vào thứ hai hàng tuần. Đến cuối tuần chúng tôi tập trung trẻ lại cho trẻ tự nhận xét xem mình đã thực hiện tốt nội qui chưa. Bé nào có tiến bộ sẽ được gắn một ngôi sao trên trán, được cô ghi tên ở bảng vàng bé ngoan ở cửa lớp, còn những bé chưa thực hiện tốt nội qui thì vẫn phải phấn đấu bao giờ ngoan mới được thưởng. Chính vì vậy, ngôi sao được dán trên trán của bé được các bé đặt tên là ‘‘ngôi sao siêu nhân” bé nào được gắn sao cảm thấy rất vinh dự. Bà bé Ngọc Minh còn đến lớp chia sẻ với chúng tôi: ‘‘Cháu đi ngủ cũng đòi gắn sao, ngủ dậy mà không thấy là tìm bằng được”. Bây giờ các bé đã quen với nền nếp sinh hoạt của lớp, hứng thú đi học, không còn hiện tượng tranh giành đồ chơi với bạn, đánh bạn.Lớp tôi cũng có một số bé gái sức khỏe yếu, hay nghỉ dài như bé: Ngọc Linh, Ngọc Mai, Châu Anh, Linh Đan vì vậy mỗi khi đi học đến lớp các bé thường khóc nhiều và không tham gia được các hoạt động học tập chung, bé Ngọc Mai khóc nhiều đến nỗi các cô bác trong trường không ai là không biết tên, biết mặt . Để giúp các bé mạnh dạn, thích đi học đến lớp, chúng tôi lôi cuốn bé vào các hoạt động tập thể, khéo léo gợi ý để những bé mạnh dạn tự tin như: Minh Khuê, Khánh Vân, Hà Trang đến kết bạn, tạo cho các bé nhiều cơ hội hợp tác chia sẻ như cùng vẽ tranh, nặn quả, làm đồ chơi dần dần các bé đã quen hơn với môi trường tập thể và thích đi học. Bây giờ bé Linh Đan, Ngọc Mai, Châu Anh được cô giáo và các bạn rất yêu quí vì bé rất ngoan, biết nhường nhịn bạn và còn hát hay, múa dẻo, thích được biểu diễn văn nghệ nữa. Đặc biệt lớp tôi có bé Thanh Bình tự kỷ tăng động không kiểm soát được hành vi, đầu năm chúng tôi và mẹ bé rất khó xử khi suốt ngày phải xin lỗi phụ huynh vì bé thường xuyên đánh bạn. Sau một thời gian tìm hiểu biết được bé sống rất tình cảm thích được chơi cùng các bạn, thích được ôm hôn các bạn nhưng nếu các bạn chỉ cần phản ứng nhẹ làm bé không đạt được mong muốn là bé có thể quay sang cắn hoặc cào bạn. Chúng tôi chia nhau ra quan sát và ở bên cháu mọi hoạt động có thể, nếu thấy cháu có biểu hiện tăng động thì ôm cháu vào lòng nhìn vào mắt cháu và nói ‘Thanh Bình yêu bạn, Thanh Bình không được đánh bạn, không làm bạn buồn nhé’. Đồng thời chúng tôi cũng giải thích cho các bé khác hiểu và chia sẻ với bạn, không khó chịu khi bạn đến gần: ‘‘Bạn Thanh Bình rất yêu quí các con nhưng bạn ấy hay quên, nếu bạn nhỡ tay làm các con đau thì các con nhắc với bạn là ‘‘Thanh Bình phải yêu bạn” để bạn không trêu các con nữa nhé! Sau một thời gian kiên trì cùng với sự chia sẻ của các bé trong lớp chúng tôi đã giúp bé hòa nhập vui chơi chan hòa cùng các bạn. Bây giờ mỗi khi xúc động, không kiểm soát được hành vi bé lại tự nói ‘‘ Thanh Bình yêu bạn” và ôm lấy bạn, các bé khác cũng không phản ứng với hành vi bất thường của Bình nữa mà còn chơi vui vẻ cùng bé.Biện pháp 6. Giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ trên hoạt động họcNhững nội dung tích hợp trên lớp đôi khi còn hời hợt chưa có tác dụng khơi gợi cảm xúc và kích thích mong muốn được thực hiện ở trẻ. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu tài liệu và thiết kế một số giáo án nhằm dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ.VD: Giáo án 1: Quan tâm chia sẻ (tiến hành trong 20 phútt)Mục tiêu: - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng, trẻ hiểu chia sẻ là niềm vui- Trẻ thực hành chia sẻ đồ chơi với bạnChuẩn bị: - Đài catset, băng ghi âm hoặc màn hình trình chiếu có hiệu ứng âm thanh sinh động- Các hộp nhỏ làm bằng bìa, đồ chơi ở xung quanh lớpTiến hành:Ổn định: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi : Tìm bạn thân Cô giới thiệu nội dung bài học: Chia sẻ đồ chơi với bạn bèHoạt động 1: Tưởng tượng Cho trẻ nhắm mắt thư giãn trong tiếng nhạc êm dịu và tưởng tượng theo những lời cô kể đều đều’’Các con hãy nhắm mắt lại hít thở sâu và hình dung về một thế giới nhiều màu sắc mà ở đấy con có nhiều người bạn thân thiết, các bạn mỉm cười với con nắm tay con cùng bước lên một chiếc xe màu xanh, xe lăn bánh đưa các con đến một cánh đồng nhiều hoa, con cùng các bạn chơi trò đuổi bắt và chia cho nhau những viên kẹo ngọt ngào. Đã đến giờ trở về con vẫy tay chào các bạn, xuống xe mở mắt ra và mỉm cười.”Hoạt động 2: Thảo luận Cho trẻ chia sẻ cảm xúc về những gì mình tưởng tượng:- Con nhìn thấy gì? Con thích nhất điều gì? Con cảm thấy như thế nào?Hoạt động 3: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi chia sẻ: Đổi đồ chơi cho bạnCách chơi: Mỗi trẻ có một hộp đựng nhiều đồ chơi (cùng loại do trẻ chọnc) . Trẻ cầm hộp ở tay và cùng các bạn hát một bài, khi có hiệu lệnh ‘đổi đồ chơi’thì mỗi trẻ sẽ tìm một bạn và để một món đò chơi vào hộp của bạn ấy. Cứ như vậy sau 5 lần chơi bạn nào đổi được nhiều món đồ chơi nhất là người chiến thắngChia sẻ: - Con thích có nhiều loại đồ chơi hay chỉ một loại đồ chơi?- Có nhiều đồ chơi như vậy con cảm thấy như thế nào?Gửi đến trẻ thông điệp: Nếu con chia sẻ với bạn những món đồ chơi con yêu thích và bạn cũng vậy thì chúng ta sẽ vui hơn vì có nhiều đồ chơi mới và có thêm những người bạn chơi thân thiết.Sau đó cho trẻ cùng bạn chơi với những món đồ chơi mớiGiáo án 2: Quan tâm chia sẻ (Tiến hành trong 20 phút) Mục tiêu: Phát triển ngôn ngữ, kĩ năng thể hiện cảm xúc- Trẻ hiểu nếu biết quan tâm chia sẻ sẽ đem lại hạnh phúc cho người khác- Thực hành: tặng quà cho bạnChuẩn bị: - Máy chiếu, các slide truyện: Chú gấu mồ côi Gấu bông to Giấy A4, bút sáp màuTiến hành: Ổn định: Cho trẻ hát bài ‘ Ta đi vào rừng xanh’Giới thiệu nội dung bài học: Quan tâm chia sẻ đến những bạn có hoàn cảnh khó khănĐiểm suy ngẫm: Trình chiếu cho trẻ xem truyện: Chú gấu mồ côiChia sẻ:- Xem truyện xong con cảm thấy như thế nào?- Tại sao chú gấu lại buồn như vậy?- Bạn thỏ làm gì giúp gấu?Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động chia sẻ: Tặng quà bạn gấuMỗi trẻ sẽ vẽ một món quà tặng bạn gấu, sau đó lên giới thiệu món quà của mình, tập nói lời chia sẻ: Tôi yêu bạn, tôi tặng bạn, tôi chúc bạn vui.Gửi đến trẻ thông điệp: Mỗi một món quà của chúng mình dù nhỏ thôi nhưng cũng giúp mang lại niềm vui cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn Biện pháp 7. Phối hợp với phụ huynh: Có không ít phụ huynh khi gửi con đến trường mầm non là yên tâm giao trọng trách giáo dục trẻ cho nhà trường mà quên rằng vai trò của cha mẹ là vô cùng quan trọng trong việc phối hợp với nhà trường giáo dục con bởi ‘ cha mẹ là những người thầy đầu tiên của bé”, ngay cả khi giao bé cho những cô giáo mầm non vai trò của cha mẹ cũng không hề mờ nhạt đi . Cha mẹ cần đi cùng với con suốt quãng đường đời mà những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo một nền tảng chắc chắn cho bé khi trưởng thành. Nắm được phương pháp giáo dục của nhà trường, phụ huynh sẽ hiểu rõ những hoạt động của trẻ ở lớp và có thể tham gia đánh giá sự phát triển của trẻ. Mặt khác, phụ huynh cũng đánh giá được cách giáo dục của mình có phù hợp với nhà trường không. Gia đình và nhà trường cần là người bạn đồng hành cùng chí hướng thì việc chăm sóc giáo dục trẻ mới hiệu quả. Và quan trọng hơn là phụ huynh có điều kiện tiếp xúc với môi trường học tập sinh hoạt của trẻ, có điều kiện gần gũi với các cô giáo từ đó tạo sợi dây liên kết giữa gia đình và nhà trường, giúp trẻ được sống trong một môi trường giáo dục tốt, qua đó còn dạy cho trẻ bài học cần phải có mối quan hệ tích cực với những người xung quanh.Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp chúng tôi luôn tiếp xúc phụ huynh với một thái độ tích cực thân thiện và chia sẻ, trao đổi cụ thể với phụ huynh về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểm tâm lý tính cách của cá nhân trẻ, mời phụ huynh vào lớp làm quen với một số sinh hoạt của các con, chơi với con và có thể cho con mang đồ chơi yêu thích đến lớp tránh sự hụt hẫng ban đầu. Bên cạnh đó chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ (qua trao đổi trực tiếp, bảng thông báo, điện thoại) để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin cho cha mẹ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thời có biện pháp giáo dục phù hợp. Và trong buổi họp đầu năm chúng tôi đã tạo cho phụ huynh một bất ngờ thú vị, đó không phải một buổi họp với những văn bản và yêu cầu như lệ thường mà là buổi chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy trẻ thật sự, phụ huynh được tiếp đón trong một không gian thân mật, ấm cúng và trang trọng, cô giáo cùng phụ huynh ngồi xung quanh các dãy bàn phủ khăn, có hoa, quả và nước uống. Phụ huynh là những người đầu tiên chia sẻ những mong muốn nguyện vọng của mình khi gửi con ở trường mầm non, còn chúng tôi chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ, giải đáp những băn khoăn thắc mắc của phụ huynh và đưa ra mục tiêu ‘dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ” phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ và có nhiều đóng góp quý báu. Sau thành công của buổi họp, tôi cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt từ phía các bậc phụ huynh đó chính là sự quan tâm chia sẻ thật sự với lớp, với giáo viên. Mỗi buổi chiều một số phụ huynh lại nán lại trong lớp chơi cùng các con, giúp các cô dọn dẹp phòng nhóm Chị Huyền phụ huynh bé Châu Anh còn dành rất nhiều thời gian đến vẽ tranh tường trang trí lớp cùng chúng tôi, chị Phượng phụ huynh bé Tuấn Hưng mang đến tặng lớp một bộ giá đồ chơi nấu ăn rất đẹp, tất cả các bậc phụ huynh thường xuyên quan tâm đến các hoạt động của lớp, ủng hộ rất nhiều nguyên vật liệu, những giáo cụ trực quan. Chỉ cần giáo viên thông báo hoặc quan sát thấy các cô và các con bận rộn với việc chuẩn bị cho lễ hội là nhiệt tình giúp đỡ . Thật xúc động biết bao trước hình ảnh các mẹ cùng con miệt mài tô màu trang trí ngôi sao, mặt nạ chuẩn bị cho ngày tết trung thu còn các bố thì tập luyện cho các con múa đầu sư tử, mẹ của bé Nguyệt Ánh đã xin nghỉ làm để đến lớp bơm và kết bóng trang trí sân khấu cho các con. Mâm cỗ trung thu của lớp C1 có thể nói là to và đẹp nhất nhì trường cũng hoàn toàn do phụ huynh trang trí và đóng góp. Còn rất nhiều, rất nhiều các hoạt động khác nữa, trong mỗi bước trưởng thành của các con, trong mỗi thành công của lớp đều chứa đựng tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ của tất cả các bậc phụ huynh. Để phụ huynh có thể phối hợp tốt với chúng tôi trong việc giáo dục trẻ tôi đã sưu tầm rất nhiều tư liệu quí về dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ để phụ huynh tham khảo (Phần phụ lục)Ngoài ra lớp tôi cũng thành lập ‘‘hòm thư cha mẹ” ở ngoài hành lang trước cửa lớp để phụ huynh góp ý với giáo viên những vấn đề nhạy cảm không tiện trao đổi trực tiếp, khi có ý kiến góp ý tôi đều trao đổi thảo luận nhóm cùng đồng nghiệp tìm ra những phương pháp giải quyết tối ưu, nếu là thư góp ý phê bình thì chúng tôi sẽ gặp trực tiếp phụ huynh và tiếp thu ý kiến một cách cầu thị và lập tức sửa sai. Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo bé cơ thể còn non yếu và cũng rất hiếu động nên các bé thường hay ốm và có thể bị ngã dẫn đến tổn thương cơ thể. Với mỗi trường hợp trẻ bị ốm, bị chấn thương dài ngày phải đi viện chúng tôi đều cùng với ban phụ huynh lớp đến tận nhà hỏi thăm động viên tinh thần cha mẹ và các bé. Những việc làm này tuy nhỏ nhưng cũng để lại trong lòng các phụ huynh những tình cảm tốt đẹp, góp phần thắt chặt sợi dây tình cảm giữa phụ huynh và nhà trường. Một số hình ảnh phụ huynh tham gia trong buổi giao lưu: “ Tết Hàn Thực làm bánh trôi chay- chung tay ủng hộ trẻ em Nhật Bản” do nhà trường phát động4. Hiệu quả Sau một học kì dạy trẻ kĩ năng ‘‘quan tâm chia sẻ” tôi thấy các bé em của lớp tôi có những thay đổi rõ rệt, giờ đây các bé đều rất vui vẻ tự tin khi đến lớp, thân thiết nhau hơn, không còn hiện tượng tranh giành đồ chơi hay đánh bạn nữa, không những thế các bé còn biết quan tâm chia sẻ với cô giáo và bạn bè, người thân. Thật sự với các bé ‘‘mỗi ngày đến trường là một ngày vui” III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Kinh nghiệm cụ thể:Sáng kiến “ một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ” là giải pháp cải tiến, tôi đã thiết kế rất nhiều các hoạt động dựa trên những kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân và tham khảo thêm từ đồng nghiệp và các nguồn tư liệu khác nhau. 2. Áp dụng sáng kiến kinh nghiệmViệc dạy bé biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè giống như ta chắt lọc nguồn nước tinh khiết từ mạch nguồn yêu thương tưới cho những chồi non mới nhú - những em bé lên ba với tâm hồn trong sáng, thánh thiện. Việc làm này đòi hỏi giáo viên phải tận tâm tận lực: Không ngừng học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, rèn luyện bản thân trở thành tấm gương cho trẻ noi theo học tập- Tạo môi trường lớp học thân thiện, có nhiều cơ hội cho trẻ vui chơi, sinh hoạt và học tập cùng nhau, để trẻ trải nghiệm kỹ năng chia sẻ. Lớp học thật sự là một tổ ấm yêu thương còn cô giáo là một người bạn lớn luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu và biết sẻ chia cùng trẻ- Muốn trẻ nên người và đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn cô giáo phải dành nhiều thời gian dạy trẻ biết ‘ quan tâm chia sẻ”, sử dụng nhiều hình thức khác nhau và ở mọi lúc mọi nơi- Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá, tham quan, lễ hội với các hình thức phong phú sinh động hấp dẫn tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm một cách tích cực kỹ năng quan tâm chia sẻ tới người thân, bạn bè - Quan tâm tới trẻ cá biệt. Định hướng giáo dục trẻ, hạn chế những khuyết điểm khơi dậy những mặt tích cực, giúp trẻ hoà đồng và biết quan tâm chia sẻ- Xây dựng một số giáo án để củng cố hiểu biết, kĩ năng cho trẻ- Phối hợp tốt với phụ huynh, tạo mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa phụ huynh và nhà trường, đồng tâm hướng tới mục tiêu chung 3.Kết luận và kiến nghịTrên đây là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng thành công khi dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ. Những kinh nghiệm này rất dễ thực hiện và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh việc đạt được mục tiêu giáo dục đề ra tôi còn tích luỹ thêm được nhiều kỹ năng mới, nhận được nhiều niềm vui và tình cảm yêu quí tin tưởng từ phía phụ huynh, học sinh, chị em đồng nghiệp. Sáng kiến này bước đầu đã được phổ biến ở một số lớp mẫu giáo bé trong trườngTuy nhiên để những kinh nghiệm này đạt được hiệu quả cao hơn nữa tôi mong muốn có cơ hội được giao lưu trao đổi học hỏi kinh nghiệm với đồng nghiệp ở các trường, được tham gia nhiều lớp tập huấn về dạy kĩ năng sống cho trẻ và rất mong các đồng chí trong tổ mầm non của Sở giáo dục và Vụ giáo dục nghiên cứu bổ xung cho chúng tôi nhiều nguồn tư liệu quí để tham khảo.PHỤ LỤCTài liệu gửi phụ huynhChia sẻ là một trong những bài học quan trọng nhất mà bạn có thể dạy cho con trẻHãy dùng câu châm ngôn “ chia sẻ là quan tâm” để giải thích một cách ngắn gọn với con về việc vì sao chia sẻ lại cần thiết đến vậyTrẻ con học tập qua những gì chúng nghe, thấy. Đừng quên bạn là người làm gương cho trẻ. Nếu bé thấy bạn chia sẻ vật gì cho nó, cũng có thể bé làm ngược lại với bạn. Tuy nhiên bé vẫn chỉ là một đứa trẻ, khuynh hướng của chúng là giữ riêng niềm đam mê của mình.Trong trường hợp như thế bạn nên áp dụng bí quyết sau đây:Hãy nói với con bạn, nếu không chia sẻ đồ chơi với các bạn thì các bạn cũng không chia sẻ đồ chơi với nó.Nếu con bạn không muốn chia sẻ, hãy giải thích cho bé biết sự quan trọng khi chia sẻ với người khác Hãy lấy đồ chơi của trẻ đi nơi khác nếu nó vẫn không chịu chia sẻ, như thế không có đứa trẻ nào được chơi món đồ đó cả Nếu đứa trẻ la inh ỏi và chạy đi chỗ khác, bạn hãy để bé có thời gian quên đi, hoặc kiên nhẫn ngồi xuống bên trẻ.nói chuyện với nó để đảm bảo không có chuyện gì khác xảy ra.Hãy cảm ơn con bạn khi bé chia sẻ đồ chơi với trẻ khác Hãy dạy con bạn nghĩ tới người khác và điều đó sẽ làm nó hạnh phúc thế nào khi chia sể đồ chơi với nhauNếu con bạn rủ đứa trẻ khác đến nhà chơi, hãy bảo bé lấy đồ chơi ra và nhắc rằng đồ chơi ấy có thể chia sẻ với các bạn.Dạy dỗ bằng các ví dụ, hãy chỉ cho trẻ biết bạn sẵn sàng chia sẻ những gì bạn có như thế nàoCuối cùng việc dãy dỗ nên bắt đầu từ khi bé còn rất nhỏ, có thể từ khi bé vài tháng tuổi, có thể bắt đầu bằng một trò chơi. hãy nói cảm ơn khi trẻ chia sẻ và chia sẻ lại với trẻ.Khi áp dụng những điều trên có thể thất bại, nhưng đây là bước đầu tiên để con bạn có thẻ học hỏi khi lớn hơn. Quan trọng là dạy trẻ biết chia sẻ với người khác. Không nên mua cho trẻ bất cứ món quà nào nó muốn, đòi hỏi nếu không hợp lý . Tuy còn nhỏ nhưng trẻ cần hiểu sự quan trọng của việc chia sẻ, và trái tim sẽ ấm áp như thế nào khi quan tâm đến người khác. Theo ( PNO)DẠY CON BIẾT CHIA SẺTrẻ 3-4 tuổi và lớn hơn đã biết chia sẻ nhưng không phải lúc nào chúng cũng thể hiện sự cảm thông và nhường nhịn. Chưa đến tuổi đi học nên trẻ có nhiều thời gian để chơi đùa với các bạn, một số trẻ thay phiên nhau chơi một món đồ chơi và không đặt mình làm trung tâm như lúc nó một hoặc hai tuổi. Nhưng phần lớn chúng lại rất bốc đồng và chưa học được tính kiên nhẫn. Phải ngồi đợi cho đến hết lượt mình được đụng vào đồ chơi mà trẻ đang thèm muốn là một sự thách thức.Tuy nhiên, về cơ bản, trẻ ở độ tuổi chưa đến trường biết “cho là tốt” và chúng thấy vui khi cùng chơi chung với các bạn. Bạn có thể dạy con biết chia sẻ bằng cách khuyến khích nó biểu lộ sự quan tâm, thông cảm và tất nhiên cũng dạy nó biết thế nào là ích kỷ.Cho trẻ thấy “chia sẻ” mang lại niềm vui: Dạy cho con bạn những trò chơi mang tính cộng đồng mà những người chơi phải cùng làm việc để đạt được mục đích chung như giải câu đố, xếp hình. Hãy rủ bé cùng thực hiện công việc hằng ngày như trồng cây, sơn hàng rào, hay rửa xe, lau bàn ghế Tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ với những bạn thân đồ ăn mà chúng thích. Nếu có điều kiện thì nhớ ghi hình những cuộc đi chơi của trẻ với bạn bè, những kỷ niệm vui vẻ đó sẽ được khắc ghi trong lòng trẻ. Đừng phạt trẻ khi chúng tỏ ra ích kỷ: Bạn đừng mắng con là “đồ ích kỷ” rồi phạt khi nó chưa biết chia sẻ, hoặc buộc trẻ phải chia một vật nào đó mà trẻ rất yêu thích. Bởi như thế, bạn vô tình nuôi dưỡng nơi trẻ sự oán hận chứ không phải là lòng quảng đại. Sự khích lệ mang lại hiệu quả tích cực hơn lời quở trách. Bạn cũng nên nhớ rằng việc trẻ giữ riêng cho mình một số đồ nào đó cũng rất tốt. Khi trưởng thành, chúng sẽ hiểu được chia sẻ với các bạn khác thì vui hơn là giữ riêng một mình.Giúp trẻ bày tỏ thái độ: Khi bé cãi nhau và giành giật đồ chơi với bạn, hãy giúp bọn trẻ hiểu ra điều gì đang xảy ra. Nếu bé đang giữ riêng một thứ đồ chơi nào đó, hãy giải thích cho con biết bản thân bé cảm thấy thế nào. Ví dụ bé Hồng rất thích cái giỏ nhựa, bé không muốn ai đụng tay vào. Khoan vội la bé. Biết đâu vì bé thấy giỏ đã đựng đầy đồ bên trong, hoặc con bạn đặc biệt quý cái giỏ ông nội tặng riêng cho mình hôm sinh nhật Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề: Nếu con ôm chặt cái xe tải đồ chơi mà đứa bạn thích, có thể bé đang nĩ: “Lỡ bạn lấy luôn thì sao?”. Bạn hãy khuyến khích trẻ thay phiên nhau chơi đồ chơi đó, bảo đảm với con rằng cho bạn chơi chung không có nghĩa là tặng đồ chơi đó cho bạn. Và nói để bé hiểu rằng nếu cho bạn chơi chung đồ của mình thì các bạn cũng chia sẻ lại đồ chơi cho mình.Dàn dựng bối cảnh: Khi con rủ bạn bè về nhà chơi, hỏi xem nó có món đồ gì muốn giữ riêng không rồi tìm một chỗ để cất những đồ chơi đặc biệt đó. Bạn cũng có thể gợi ý cho con chuẩn bị những trò chơi cộng đồng như: chế ra những dụng cụ để vẽ hoặc làm thủ công, gạch xây dựng Như vậy, trẻ sẽ chuẩn bị trước những trò chơi để các bạn cùng tham gia. Cũng có thể bảo những đứa trẻ kia mang theo đồ chơi để chúng dễ trao đổi và chia đồ chơi cho nhau.Tôn trọng những đồ đạc của trẻ: Nếu trẻ thấy một người khác mặc quần áo, xem sách vở, và chơi đồ của nó thì có thể nó sẽ vứt bỏ chúng ngay cả khi mới dùng. Vì thế, bạn nên hỏi ý kiến của con trước khi mượn bút chì màu của con, và cho trẻ quyền quyết định. Bạn cũng yêu cầu các anh chị em, bạn bè tôn trọng những đồ đạc của trẻ.Nhớ làm gương tốt cho trẻ: Cách tốt nhất để con bạn học được lòng yêu thương là cho trẻ thấy mọi người chia sẻ cho nhau như thế nào trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế bạn hãy "trao đổi" cây kem của bạn với trẻ. Cho trẻ đội thử cái mũ mới của bạn.Sử dụng từ chia sẻ để diễn tả điều bạn đang làm. Bạn cũng đừng quên dạy cho trẻ biết cả những điều không thể sờ tới như cảm giác, ý tưởng, thời gian và những câu chuyện cũng là những thứ có thể chia sẻ được. Điều quan trọng nhất là hãy để cho trẻ thấy bạn cho và nhận, thông cảm và chia sẻ với người khác.Dạy con làm quen với việc nhàĐôi khi các bậc cha mẹ thường nghĩ rằng, với trẻ mầm non yêu cầu trẻ làm việc nhà là quá sớm và quá sức đối với trẻ. Nhưng không bao giờ là quá sớm cho việc rèn luyện tình yêu lao động, tinh thần tự lập, tự phục vụ, sự quan tâm, chia sẻ… thông qua việc cho trẻ làm quen với những công việc trong gia đình. Bởi dạy con làm quen với việc nhà là một trong những cách tốt nhất để trẻ có trách nhiệm với cuộc sống gia đình, biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ cha mẹ và những người thân thiết. Tạo cho trẻ thói quen lao động, rèn luyện sức khỏevà là cơ hội để trẻ hình thành kỹ năng tự phục vụ, tự lập, có trách nhiệm với chính bản thân mình. Thông qua làm việc nhà sẽ giúp trẻ không chỉ hình thành lòng yêu lao động mà qua đó trẻ còn học được những bài học về giá trị cuộc sống. Không chỉ có vậy, đó cũng là cơ hội để các thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn, quan tâm, yêu thương và gắn bó với nhau hơn… tạo bầu không khí hòa thuận, vui vẻ trong gia đình.Vậy cha mẹ nên làm gì để việc nhà không phải là “cực hình” mà là niềm vui thích đối với trẻ?1. Lên thời khóa biểu những công việc nhà cho trẻBạn cùng trẻ thảo luận và nên lên kế hoạch làm việc nhà hàng tuần/ hoặc hàng tháng cho trẻ. Theo thời gian, những công việc “tay chân” sẽ trở thành thói quen không thể thiếu và tập cho trẻ một cuộc sống có tổ chức và ngăn nắp hơn. Lúc đầu, bạn hãy cho trẻ làm quen với những công việc gần gũi với trẻ nhất: cất đồ chơi sau khi chơi, để bát ăn gọn gang trên bàn ăn sau khi ăn… rồi đến những công việc nhẹ nhàng khác như gấp đồ, sắp xếp quần áo của mình, dọn phòng riêng, tưới nước cho cây cảnh…2. Hướng dẫn nhẹ nhàngBan đầu trẻ có thể sẽ rất vụng về với việc gấp quần áo, sắp xếp đồ đạc và trở nên cáu kỉnh khi phải làm những công việc “tay chân” như thế. Nhưng bạn chớ nên nổi giận mà hãy nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ cách gấp quần áo sao cho gọn gàng, cách sắp xếp đồ đặc sao cho ngăn nắp Bên cạnh đó, hãy giáo dục trẻ biết quý trọng sức lao động thông qua các hoạt động trong gia đình để trẻ hiểu rằng cha mẹ đã rất vất vả khi vừa phải đi làm, vừa phải giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng. 3. Đừng tiếc lời khuyến khích, khen ngợi trẻMặc dù đồ chơi hay quần áo trẻ chưa cất hay gấp gọn gang thế nhưng bạn đừng nên chỉ trích trẻ ngay tức khắc vì trẻ dễ chán nản. Trái lại, bạn hãy tự tay làm lại những việc đó trước mặt trẻ, kèm theo sự hướng dẫn tận tình để chúng có thêm kinh nghiệm cho những lần sau. Lời khen ngợi không chỉ đơn giản thừa nhận những thành quả lao động của trẻ mà còn là nguồn động viên lớn lao giúp trẻ hứng thú với công việc nhà.4. Hãy cùng trẻ làm việcLàm việc chung cùng con sẽ nuôi dưỡng được niềm vui thích lao động ở trẻ. Bố mẹ cần dành thời gian vừa làm vừa hướng dẫn cho con, cùng đặt ra kế hoạch và cùng nhau thi đua. Khi dọn dẹp nhà cửa cả nhà dành thời gian làm cùng nhau vừa tạo không khí vui vẻ, thi đua và kích thích hứng thú lao động ở trẻ. 5. Cha mẹ cần làm gương cho trẻTrẻ con thường không làm theo những gì người lớn nói mà thường làm theo những gì người lớn làm. Nếu bố mẹ đi làm về bỏ giầy dép không đúng chỗ, làm việc xong không cất dọn đồ đạc gọn gàng thì không bao giờ có thể giúp con hình thành được tình yêu lao động và tính gọn gàng sạch sẽ. Vậy nên muốn dạy con làm quen với nhà thì trước hết bố mẹ phải là tấm gương co con cái noi theo.Ngoài ra, để thành công trong việc cho trẻ làm quen với việc nhà cha mẹ cũng cần chú ý:- Giao việc phù hợp với giới tính và độ tuổi: giao cho trẻ những công việc phù hợp với giới tính, thể chất và khả năng của trẻ.- Giới hạn thời gian hoàn thành: Với một công việc nào đó cũng phải nêu rõ thời gian phải hoàn thành để trẻ ý thức được trách nhiệm- Đảm bảo an toàn cho trẻ: làm những công việc đảm bảo an toàn và môi trường làm việc an toàn.- Không quá chú trọng đánh giá kết quả đạt được mà hãy đánh giá và khuyến khích quá trình tham gia của trẻ- Dù bạn có bận rộn đến đâu khi giao việc cho trẻ cũng cần phải kiểm tra, đánh giá quá trình làm của trẻ để có sự hỗ trợ trẻ cần thiết và kịp thời.

Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 33 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO BÉ BIẾT QUAN TÂM CHIA SẺ VỚI NGƯỜI THÂN VÀ BẠN BÈ GÓP PHẦN HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH TRẺ Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Tên tác giả: Vũ Thị Bình Giáo viên: Lớp mẫu giáo bé C1 Tài liệu kèm theo: phụ lục NĂM HỌC: 2010-2011

I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lý luận: ‘‘Trong cuộc sống không có món quà tinh thần nào quí giá bằng sự khoan dung, sự quan tâm đáp đền ai đó bằng cách tặng một điều gì từ chính bản thân mình. Nếu biết quên mình ai cũng có cơ hội để sống vì người khác”.Trong xã hội công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay, cùng với nhịp đập hối hả của cuộc sống, con người cũng bận rộn hơn, gấp gáp hơn. Trong sự bận rộn và gấp gáp ấy, đôi khi vô tình chúng ta bỏ lại phía sau sự yêu thương, chia sẻ của mình đối với những người khác trong gia đình, xã hội. Hay nói cách khác, đây chính là sự vô tâm không để ý đến những người xung quanh. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì chia sẻ và quan tâm vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua nỗi đau của cuộc sống là sợi dây nhân ái gắn bó người với người, nhà với nhà và quan trọng hơn nó gắn kết toàn xã hội Quan tâm chia sẻ là những thái độ và hành động thể hiện sự ân cần, thiện chí và giúp đỡ đối với người khác Sự quan tâm, chia sẻ có thể được biểu hiện chỉ bằng những cử chỉ, thái độ rất đơn giản và gần gũi trong cuộc sống, song lại giúp chúng ta phát hiện được nhiều điều đáng quí của người khác để trân trọng và học tập. Thật xúc động biết bao khi tôi đọc được dòng tâm sự của một cảnh sát Nhật gốc Việt về một bé trai 9 tuổi kiên nhẫn đứng ở hàng cuối cùng trong dòng người chờ được chia khẩu phần ăn nhưng khi được người khác nhường cho phần lương khô của mình cậu bé lại lẳng lặng mang lên bỏ vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay về xếp hàng với tâm sự rằng vẫn còn có người khác đói hơn mình, hy vọng phần ăn này sẽ được chia đều cho mọi người ‘‘Một dân tộc với những đứa trẻ 9 tuổi đã biết nhẫn nại, chịu gian khổ và chấp nhận hy sinh cho người khác chắc chắn là một dân tộc vĩ đại. Đất nước này giờ đây đang đứng trước giờ phút nguy cấp nhất bởi sự điêu tàn, nhưng chắc chắn đất nước đó sẽ hồi sinh mạnh hơn nhờ những công dân biết hy sinh bản thân ngay từ thời niên thiếu”. Một câu hỏi đặt ra là người dân Nhật làm thế nào để có thể có trình độ dân trí và đạo đức công dân cao như thế? Phải chăng những giá trị đạo đức đã được định hình nuôi dưỡng ngay từ nhỏ và trở thành nhân cách, thành bản năng sống của mỗi người dân nơi đây. Trẻ em được sinh ra ở thế giới này với tâm hồn của những thiên thần, nhưng chính cuộc sống đầy phức tạp đã gieo những suy nghĩ và hành động xấu vào những tâm hồn non nớt đó. Sự phát triển của công nghệ hiện đại, chủ nghĩa vật chất có thể biến các bé thành những người ích kỉ chỉ biết đến mình. Những giá trị đạo đức như sự quan tâm chia sẻ đến mọi người nên được khắc sâu vào tâm trí trẻ ngay từ khi còn nhỏ giúp chúng trở thành những người có ích cho xã hội. Hơn nữa, nhân cách của con người được đánh giá qua cách ứng xử của cá nhân đối với người xung quanh, vì vậy dạy trẻ biết yêu thương, biết quan tâm chia sẻ ngay từ nhỏ sẽ là nền tảng để các bé trở thành những người có nhân cách tốt trong tương lai, những chủ nhân tài đức của một xã hội công bằng văn minh. Tuy nhiên trên thực tế trẻ 3 tuổi đã biết chia sẻ nhưng không phải lúc nào chúng cũng thể hiện sự cảm thông và nhường nhịn, ở lớp học mầm non hiện tượng các bé tranh giành đồ chơi, đánh bạn vẫn thường xuyên xảy ra và rất nhiều bậc phụ huynh phải than phiền vì bé nhà mình hư quá, ích kỉ quá lúc nào cũng bắt mọi người phải làm theo ý mình. Vậy làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu thương, đoàn kết, quan tâm, chia sẻ với bạn bè và người thân? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn mày mò, ứng dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi có cơ hội được thể hiện sự quan tâm, chia sẻ tới cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh. Dưới đây là: ‘‘Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ”. 2. Thực trạng 2.1 Về phía trẻ Đa số trẻ trong lớp lần đầu tiên đến trường nên chưa có nền nếp học tập. Tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng hoà nhập không đồng đều. Một số bé còn nhút nhát, một số bé đi học chưa đều, do sức khoẻ hoặc hạn chế về thể chất như bé: Ngọc Linh, Linh Đan, Trí Đức, Thiện Kiên, Ngọc Minh, Đức Anh. Một số bé lại quá hiếu động như bé: Khôi Nguyên, Hải Đăng, Đức Minh. Đặc biệt lớp có bé Thanh Bình tự kỷ tăng động hay đánh bạn Lớp có số trẻ nam đông hơn trẻ nữ: 32/18 Hơn nữa tâm lý trẻ mẫu giáo bé còn chưa ổn định, ở lứa tuổi này bé đang trải qua “ thời kì khủng hoảng tuổi lên ba” tính độc lập bắt đầu xuất hiện ở trẻ, nhu cầu muốn khẳng định mình là rất lớn, trẻ muốn có thẩm quyền đối với mọi vật xung quanh, cái gì cũng dành về mình, do đó tính ích kỉ càng có dịp phát triển. 2.2 Về phía phụ huynh Mặc dù rất quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh là công chức nhà nước nên ít có thời gian dành cho con, phần lớn đều nhờ cậy ông bà và người giúp việc, vì vậy việc thống nhất quan điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều phụ huynh còn nhầm lẫn giữa sự yêu thương và bao bọc. Đôi khi yêu con quá mà ‘‘che chắn” con quá kĩ. 2.3. Tài liệu tham khảo Có một số bài báo hoặc tài liệu có đề cập đến đề tài này. Song, chưa có tài liệu nào nghiên cứu, đưa ra các biện pháp pháp dạy trẻ mẫu giáo bé biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ, để định hướng cho giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Có rất nhiều khó khăn để chúng tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ giáo dục của mình, nếu không tìm ra các giải pháp phù hợp thì sẽ tạo ra sự phát triển không đồng đều về nhận thức và với nhiều tính cách khác nhau trẻ khó có thể hoà nhập với môi trường mới với cô giáo và các bạn ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. 3. Giải pháp đã sử dụng Trong thực tế ở trường mầm non việc dạy trẻ một số kỹ năng sống như biết quan tâm, chia sẻ thực sự chưa được chú trọng phần lớn chỉ tích hợp nội dung này trong tiết học kể chuyện, thơ (với những câu chuyện bài thơ có nội dung phù hợp) hoặc xử lí một vài tình huống xảy ra khi trẻ tranh giành đồ chơi, đánh bạn. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do giáo viên chưa thấy được việc dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ sẽ góp phần quan trọng trong giáo dục hình thành nhân cách trẻ, hơn nữa việc dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ là một lĩnh vực rất mới không có nhiều tài liệu để tham khảo đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian công sức để nghiên cứu tìm ra các biện pháp phù hợp và phải có sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh và nhà trường. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Có thể nói mỗi một đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố mẹ đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng, vì vậy việc áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Dưới góc nhìn của nhà tâm lý học trẻ em thì trẻ tuổi lên 3 bắt đầu hình thành một loại động cơ của hành vi mang tính đạo đức xã hội, thể hiện ở sự quan tâm của trẻ đối với những người xung quanh, đối với bạn bè. Trong điều kiện có sự giáo duc đúng đắn thì loại động cơ này sẽ được phát triển mạnh ở các giai đoạn sau. Đó là cốt lõi trong nền tảng đạo đức của nhân cách con người tương lai. 2. Giả thuyết Nếu tìm ra các biện pháp giáo dục phù hợp thì việc dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ sẽ góp phần quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách trẻ 3. Quá trình thử nghiệm sáng kiến Từ những lý luận trên tôi đưa ra một số biện pháp áp dụng cho đề tài nghiên cứu của mình Biện pháp 1. Tự học, tự bồi dưỡng Để có thể thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đã đề ra thì trước tiên mỗi giáo viên phải trang bị cho mình hệ thống kiến thức phong phú chính xác, và trải nghiệm các kỹ năng giáo dục thực tế. Trẻ mẫu giáo bé 3 tuổi có đặc thù tâm lý tính cách riêng nên để thấu hiểu và tiếp cận với trẻ tôi đã dành nhiều thời gian đọc các tài liệu về tâm lý học trẻ em, đặc biệt là tâm lý lứa tuổi của nhà xuất bản đại học sư phạm, và tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu trên các kênh giáo dục khác, trên mạng enternet. Để thiết kế các bài dạy, hoạt động sinh động hiệu quả tôi đã đăng ký tham gia các lớp học về giá trị sống do viện nghiên cứu chiến lược trẻ em tổ chức và trực tiếp tham gia cộng tác giảng dạy tại các trung tâm dạy kỹ năng sống cho trẻ em như: trung tâm Eveil có địa chỉ tại phường Định Công. Trung tâm Smiles House địa chỉ tại số nhà 20 ngõ 12-Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội. Thông qua việc tự học tự bồi dưỡng tôi hiểu rằng: Để dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ cô giáo phải luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu trẻ, cô cần: Tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ đồ chơi hay món ăn mà trẻ ưa thích với bạn bè. Lắng nghe trẻ, giúp chúng bày tỏ thái độ Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề Tôn trọng đồ đạc của trẻ Dạy trẻ ở mọi lúc mọi lúc mọi nơi, tận dụng mọi tình huống và hoạt động có thể tích hợp Biện pháp 2. Tạo môi trường lớp học thân thiện cởi mở để thu hút trẻ Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí xắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ. Bên cạnh đó chúng tôi cũng xây dựng qui ước với trẻ về qui định trong lớp học và giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp. Việc rèn nền nếp được thực hiện ngay khi đón trẻ vaò năm học mới. Chúng tôi qui ước với trẻ cách lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định, hay qui định với trẻ về cách giao tiếp trong khi chơi, không la hét quá to, không chạy nhảy xô đẩy nhau, có sự giao tiếp thân mật trong các vai chơi, các bạn trai nhường nhịn các bạn gái, cùng tham gia vào các vai chơi vui vẻ, không tranh giành đồ chơi của nhau Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các góc, các buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích thú. Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán dạy trẻ biết thể hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được mối quan hệ thân thiện giữa trẻ vơí trẻ khi chơi. Các bé vui múa hát ở góc nghệ thuật Trẻ lớp tôi đa phần nhà ở các khu đô thị, chung cư cao tầng nên ít có dịp tiếp xúc tìm hiểu khám phá thiên nhiên, chính vì vậy chúng tôi đã tạo cho các bé một góc thiên nhiên xanh với rất nhiều nguyên vật liệu mở giúp các bé được thực hành kĩ năng gieo hạt chăm sóc cây, qua đó giáo dục cho các bé tình yêu thiên nhiên, biết quan tâm bảo vệ môi trường, và đặc biệt qua hoạt động này các bé học được kỹ năng chia sẻ với bạn bè, biết trân trọng thành quả lao động của mình và của bạn Bé Gia Linh giúp cô lau lá cây Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, chúng tôi còn thống nhất mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấm áp tràn ngập yêu thương, cô giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có thể an tâm chia sẻ những thắc mắc, băn khoăn cũng như những ‘ bức xúc” rất trẻ con của mình Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu muốn dạy bé thành người biết quan tâm chia sẻ thì cô giáo và bố mẹ phải là tấm gương để các bé noi theo và học tập. Chính vì vậy, trước mặt trẻ các cô giáo ở lớp tôi luôn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ cũng như thể hiện tình cảm theo hướng tích cực với chị em đồng nghiệp, với phụ huynh. Để dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ trước tiên tôi giúp trẻ hiểu quan tâm chia sẻ giúp mang lại niềm vui cho người khác và cho chính mình. Biện pháp 3. Dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ thông qua trò chơi tập thể Với trẻ mầm non khả năng giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi dễ dàng, nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới, và những đòi hỏi mới của hoạt động học tập. Ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp trẻ tránh được những xung đột không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, làm nảy sinh ở trẻ lòng vị tha, sự quan tâm đến người khác và trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và muốn học. VD : Trò chơi 1 “ Ném bóng làm quen” (Trò chơi này sử dụng đầu năm học và các buổi giao lưu với các bạn lớp khác) Mục đích: Tạo cho trẻ cơ hội nhớ tên của nhau một cách tự nhiên, phát triển sự chú ý của trẻ đến các hoạt động tập thể Chuẩn bị: Phòng rộng Một trái bóng cao su nhẹ nhiều màu Tiến hành: Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn.Trước tiên cô giáo nói tên của mình (chào các bạn tôi tên là Bình) sau đó ném bóng cho một trẻ bất kỳ . Trẻ nhận được bóng từ cô giáo sẽ nói tên mình. Cứ như vậy cho đến khi tất cả các trẻ nhớ tên nhau. Trò chơi 2 : Tôi muốn như bạn Mục đích: Phát triển sự chú ý của trẻ đến những nét đẹp hay tính cách tốt của người khác Phát triển ý thức mang cảm xúc tích cực đến cho người khác Chuẩn bị: Phòng rộng Tiến hành: Cô giáo nói với nhóm trẻ: Bạn nào cũng có những nét dễ thương hay tính tốt riêng. Bây giờ chúng ta cùng nghĩ xem người bạn bên cạnh có nét gì đáng yêu nhé Sau khi trẻ nghĩ xong, cô giáo yêu cầu từng trẻ nói với người bạn bên cạnh: Tôi muốn (tóc dàit, mắt to, vui vẻ, dễ thương, thông minh ) giống bạn Trò chơi 3: Sóng biển rì rào Mục đích: Phát triển giao tiếp không lời, giao tiếp bằng cử chỉ, động tác Tạo cảm giác gần gũi thân thiện giữa trẻ với nhau Chuẩn bị: Bản nhạc nhẹ hoặc băng ghi âm tiếng sóng Tiến hành: Cô giáo nói với trẻ “ Các con đã bao giờ đi tắm biển chưa? Khi những con sóng biển vỗ vào cơ thể chúng ta cảm thấy như thế nào? Sóng biển reo như thế nào? Bây giờ chúng ta thử cùng nhau làm sóng biển nhé! Nào chúng ta cùng tạo tiếng rì rào reo vui của sóng khi mặt trời tỏa ánh nắng trên biển nhé” Sau đó cô giáo đề nghị trẻ ôm vai nhau tạo thành vòng tròn đung đưa theo tiếng nhạc hay la, la theo tiếng nhạc tạo cảm giác thư thái nhẹ nhàng Các bé chơi trò: Sóng biển rì rào Trò chơi 4: Đứng trong tờ báo Mục đích: Phát triển kĩ năng hợp tác để giải quyết vấn đề Phát triển tính sáng tạo Chuẩn bị: Nhiều tờ báo lớn Tiền hành: Cô giáo đặt trên sàn một tờ báo lớn và yêu cầu 4 trẻ cùng đứng lên. Sau đó cô sẽ xé bớt một phần của tờ báo và 4 trẻ phải tìm cách dồn nhau vaò đứng vừa trong phần còn lại của tờ báo, tờ báo được xé bớt dần, cô giáo có thể gợi ý để trẻ tìm cách không ai bị loại ra như: cõng nhau,,, Các nhóm lần lượt chơi hoặc chơi đồng thời ở các góc Sau khi kết thúc trò chơi, cô giáo so sánh các tờ báo đã bị xé xem tờ nào có diện tích nhỏ nhất, đội nào cùng nhau đứng trong tờ nhỏ nhất là thắng cuộc Các bé chơi trò: Đứng trong tờ báo Biện pháp 4. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, các ngày hội ngày lễ Có thể nói các hoạt động ngoại khóa đặc biệt là việc tổ chức hiệu quả các ngày hội ngày lễ cho trẻ là một hình thức giáo dục hiệu quả và sinh động nhất, giúp trẻ được trải nghiệm các cảm xúc tích cực .Thông qua đó trẻ được học và chia sẻ các kĩ năng sống với cô giáo, bạn bè và cha mẹ .

Với quan điểm như vậy nên tôi thống nhất với hai cô giáo và ban phụ huynh lớp từ đầu năm học các kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho các con. Tôi đặc biệt chú ý đến các ngày lễ hội: Ngày 20/10, ngày Tết Trung Thu, Noel, Tết Nguyên Đán, ngày 8/3, sinh nhật tháng của trẻ, với mỗi ngày hội chúng tôi cố gắng sử dụng một hình thức tổ chức riêng nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động. Ví dụ: Ngày 20/10- ngày phụ nữ Việt Nam Trước ngày tổ chức lễ hội chúng tôi cùng trẻ trò chuyện về ý nghĩa ngày hội, đưa ra ý định, hình thức tổ chức và thăm dò ý kiến của trẻ về món quà tặng bà và mẹ. Sau đó dạy trẻ vẽ tranh chân dung bà và mẹ của mình làm bưu thiếp chúc mừng, giúp trẻ ghi lại cảm xúc, lời chúc của trẻ dành cho bà và mẹ. Cùng trẻ trang trí giấy mời bà và mẹ với lời đề từ ấn tượng: ‘‘Để được quan tâm chia sẻ, để được yêu thương và hiểu các con nhiều hơn kính mời bà và mẹ bé tới dự ngày hội 20/10 do lớp C1 tổ chức ” Bé trang trí bưu thiếp tặng bà và mẹ Các bé được ‘‘bí mật” tập luyện những bài hát, bài thơ hay về bà và mẹ. Không thể miêu tả hết cảm xúc của các bé lúc ấy, niềm vui niềm tự hào lấp lánh trên những khuôn mặt ngây thơ. Dường như các bé cũng hiểu mình đang làm một việc tốt, ý nghĩa dành tặng cho những người thân yêu. Chúng tôi cũng chọn chủ đề về bà và mẹ với lời đề từ ấn tượng trên phông sân khấu: ‘‘Con yêu bà yêu mẹ nhất trên đời ”. Ngày hôm ấy, giữa ngập tràn bóng và hoa những thiên thần nhỏ của lớp tôi xếp hàng hai bên cửa lớp chào đón các bà và mẹ. Vào chương trình từng tốp các bé lên hát múa những bài thật hay và ý nghĩa về bà và mẹ, thật bất ngờ và vui khi bà và mẹ được mời tham gia trò chơi ‘‘bà và mẹ có hiểu con, con có hiểu bà và mẹ” kết quả là bé đoán chính xác về sở thích ăn mặc của bà và mẹ hơn là bà và mẹ hiểu sở thích của con. Cả hội trường như nghẹn lại khi nghe bé Hà Trang nói về cảm xúc của mình: ‘‘Con nhớ mẹ lắm, buổi sáng con thức dậy thì mẹ đã đi làm, buổi tối con đi ngủ mẹ con vẫn chưa về. Con ước được mẹ dẫn đi chơi công viên, mẹ đưa con đi học.”. Cả ngày bé không được nhìn thấy bóng dáng thân yêu của mẹ vì mẹ bé thường xuyên bận công tác xa nhà và cảm xúc vỡ òa khi các bé chạy đến ôm lấy cổ bà cổ mẹ mà tặng hoa mà thỏ thẻ lời yêu thương. Thật không hạnh phúc gì bằng, bà vui lắm, mẹ vui lắm. Hình ảnh trò chơi giao lưu: ‘‘Bà và mẹ có hiểu con, con có hiểu bà và mẹ Bà của bé Vi Anh nghẹn ngào mãi không nói lên lời cảm ơn các cô giáo và các con đã tặng cho các bà và mẹ một món quà đặc biệt và ý nghĩa, trên khuôn mặt của các bà, các mẹ những giọt nước mắt lăn dài vì hạnh phúc. Không thể tin được các bé yêu mới đi học chưa được hai tháng mà có thể biết quan tâm chia sẻ nhường vậy. Bé nói lời chúc bà và mẹ Bà của bé Vi Anh chia sẻ cảm xúc Cũng là ngày hội lớn dành cho phụ nữ, nhưng ngày 8/3 ở lớp C1 lại thật đặc biệt vì đó là ngày mà các bé gái tuy mới ba tuổi nhưng cũng cảm nhận được sự tôn vinh, chia sẻ từ các bạn trai cùng lớp . Với chủ đề ‘Hoa tình bạn” trong tiếng nhạc rộn ràng từng bé trai tự tin dắt một người bạn gái ra cúi chào khán giả. Giống như một cuộc thi sắc đẹp các bé gái cũng được các cô giới thiệu tên, sở thích và cả năng khiếu riêng nữa, rồi các bé được nghe các bạn trai hát tặng những bài hát mà cả lớp yêu thích. Hồi hộp và thích thú nhất khi từng bạn trai lên tiết lộ ‘‘bí mật” mình quí bạn gái nào nhất. Tôi tin rằng các bé gái sẽ không bao giờ quên được giây phút các bạn trai lên tặng hoa, quà và nói lời chúc mừng bởi vì tôi đọc được trong ánh mắt các con niềm vui, tự hào vì được các bạn quan tâm chia sẻ, một số phụ huynh còn phản hồi lại rằng chưa có bao giờ mà bé nhà mình lại vui như thế kể chuyện ở lớp mãi không chịu ngủ, và ôm chặt em búp bê món quà được các bạn tặng nói rằng con yêu em búp bê này nhất trên đời. Bé giới thiệu bạn thân Bé tặng hoa và nói lời chúc bạn Và còn rất nhiều các hoạt động ngoại khóa chúng tôi đã tổ chức cho các con như: Tổ chức sinh nhật tháng tại công viên Nghĩa Đô, rồi ngày Tết Trung thu, Noel mỗi hoạt động một hình thức phong phú khác nhau nhưng đều hướng tới một mục đích chung đó là giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ tới người thân và bạn bè. Qua mỗi lần tổ chức tôi thấy các bé em của lớp mình dường như lớn hơn, chững chạc hơn trong suy nghĩ và cách thể hiện tình cảm, các con có nhiều bạn thân hơn, biết nhường nhịn và quan tâm đến bạn bè. Bây giờ chỉ cần một thay đổi nhỏ của cô giáo và các bạn là bé có thể phát hiện ra. Hôm ấy mặc dù rất mệt nhưng tôi vẫn có gắng đi làm vì vậy không dấu được vẻ mệt mỏi, tôi rất bất ngờ khi bé Tiến Anh chạy tới ôm cổ tôi thì thầm: Cô Bình ơi cô ốm à con đi lấy nước cho cô uống nhé. Còn những bạn nghỉ học lâu ngày khi đến lớp được các bạn quấn quýt hỏi thăm và giới thiệu các góc chơi mới, đồ chơi đẹp mà các cô và cả lớp mới làm. Các bé đi chơi ở công viên Nghĩa Đô Mẹ và bé tham gia trò chơi trong ngày Noel Biện pháp 5. Quan tâm tới trẻ cá biệt Đa số trẻ lớp tôi là trẻ trai vì vậy các cháu rất hiếu động thường không tập trung và thích trêu đùa các bạn, thậm chí còn đánh bạn. Để thu hút sự chú ý của các cháu, trước tiên chúng tôi tìm hiểu mong muốn sở thích của các bé và cùng bé đề ra những qui định chung của lớp như: ‘‘Không nói to, đoàn kết với các bạn, nhường đồ chơi cho bạn” vào thứ hai hàng tuần. Đến cuối tuần chúng tôi tập trung trẻ lại cho trẻ tự nhận xét xem mình đã thực hiện tốt nội qui chưa. Bé nào có tiến bộ sẽ được gắn một ngôi sao trên trán, được cô ghi tên ở bảng vàng bé ngoan ở cửa lớp, còn những bé chưa thực hiện tốt nội qui thì vẫn phải phấn đấu bao giờ ngoan mới được thưởng. Chính vì vậy, ngôi sao được dán trên trán của bé được các bé đặt tên là ‘‘ngôi sao siêu nhân” bé nào được gắn sao cảm thấy rất vinh dự. Bà bé Ngọc Minh còn đến lớp chia sẻ với chúng tôi: ‘‘Cháu đi ngủ cũng đòi gắn sao, ngủ dậy mà không thấy là tìm bằng được”. Bây giờ các bé đã quen với nền nếp sinh hoạt của lớp, hứng thú đi học, không còn hiện tượng tranh giành đồ chơi với bạn, đánh bạn. Lớp tôi cũng có một số bé gái sức khỏe yếu, hay nghỉ dài như bé: Ngọc Linh, Ngọc Mai, Châu Anh, Linh Đan vì vậy mỗi khi đi học đến lớp các bé thường khóc nhiều và không tham gia được các hoạt động học tập chung, bé Ngọc Mai khóc nhiều đến nỗi các cô bác trong trường không ai là không biết tên, biết mặt . Để giúp các bé mạnh dạn, thích đi học đến lớp, chúng tôi lôi cuốn bé vào các hoạt động tập thể, khéo léo gợi ý để những bé mạnh dạn tự tin như: Minh Khuê, Khánh Vân, Hà Trang đến kết bạn, tạo cho các bé nhiều cơ hội hợp tác chia sẻ như cùng vẽ tranh, nặn quả, làm đồ chơi dần dần các bé đã quen hơn với môi trường tập thể và thích đi học. Bây giờ bé Linh Đan, Ngọc Mai, Châu Anh được cô giáo và các bạn rất yêu quí vì bé rất ngoan, biết nhường nhịn bạn và còn hát hay, múa dẻo, thích được biểu diễn văn nghệ nữa. Bé Linh đan hay khóc nhè ngày mới đi học Bé đã thích vui chơi cùng các bạn Đặc biệt lớp tôi có bé Thanh Bình tự kỷ tăng động không kiểm soát được hành vi, đầu năm chúng tôi và mẹ bé rất khó xử khi suốt ngày phải xin lỗi phụ huynh vì bé thường xuyên đánh bạn. Sau một thời gian tìm hiểu biết được bé sống rất tình cảm thích được chơi cùng các bạn, thích được ôm hôn các bạn nhưng nếu các bạn chỉ cần phản ứng nhẹ làm bé không đạt được mong muốn là bé có thể quay sang cắn hoặc cào bạn. Chúng tôi chia nhau ra quan sát và ở bên cháu mọi hoạt động có thể, nếu thấy cháu có biểu hiện tăng động thì ôm cháu vào lòng nhìn vào mắt cháu và nói ‘Thanh Bình yêu bạn, Thanh Bình không được đánh bạn, không làm bạn buồn nhé’. Đồng thời chúng tôi cũng giải thích cho các bé khác hiểu và chia sẻ với bạn, không khó chịu khi bạn đến gần: ‘‘Bạn Thanh Bình rất yêu quí các con nhưng bạn ấy hay quên, nếu bạn nhỡ tay làm các con đau thì các con nhắc với bạn là ‘‘Thanh Bình phải yêu bạn” để bạn không trêu các con nữa nhé! Sau một thời gian kiên trì cùng với sự chia sẻ của các bé trong lớp chúng tôi đã giúp bé hòa nhập vui chơi chan hòa cùng các bạn. Bây giờ mỗi khi xúc động, không kiểm soát được hành vi bé lại tự nói ‘‘ Thanh Bình yêu bạn” và ôm lấy bạn, các bé khác cũng không phản ứng với hành vi bất thường của Bình nữa mà còn chơi vui vẻ cùng bé. Bé vui vẻ xem tranh cùng bạn Bé Thanh Bình đã biết tặng quà cho bạn Biện pháp 6. Giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ trên hoạt động học Những nội dung tích hợp trên lớp đôi khi còn hời hợt chưa có tác dụng khơi gợi cảm xúc và kích thích mong muốn được thực hiện ở trẻ. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu tài liệu và thiết kế một số giáo án nhằm dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ. VD: Giáo án 1: Quan tâm chia sẻ (tiến hành trong 20 phútt) Mục tiêu: - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng, trẻ hiểu chia sẻ là niềm vui - Trẻ thực hành chia sẻ đồ chơi với bạn Chuẩn bị: - Đài catset, băng ghi âm hoặc màn hình trình chiếu có hiệu ứng âm thanh sinh động - Các hộp nhỏ làm bằng bìa, đồ chơi ở xung quanh lớp Tiến hành: Ổn định: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi : Tìm bạn thân Cô giới thiệu nội dung bài học: Chia sẻ đồ chơi với bạn bè Hoạt động 1: Tưởng tượng Cho trẻ nhắm mắt thư giãn trong tiếng nhạc êm dịu và tưởng tượng theo những lời cô kể đều đều’’Các con hãy nhắm mắt lại hít thở sâu và hình dung về một thế giới nhiều màu sắc mà ở đấy con có nhiều người bạn thân thiết, các bạn mỉm cười với con nắm tay con cùng bước lên một chiếc xe màu xanh, xe lăn bánh đưa các con đến một cánh đồng nhiều hoa, con cùng các bạn chơi trò đuổi bắt và chia cho nhau những viên kẹo ngọt ngào. Đã đến giờ trở về con vẫy tay chào các bạn, xuống xe mở mắt ra và mỉm cười.” Hoạt động 2: Thảo luận Cho trẻ chia sẻ cảm xúc về những gì mình tưởng tượng: - Con nhìn thấy gì? Con thích nhất điều gì? Con cảm thấy như thế nào? Hoạt động 3: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi chia sẻ: Đổi đồ chơi cho bạn Cách chơi: Mỗi trẻ có một hộp đựng nhiều đồ chơi (cùng loại do trẻ chọnc) . Trẻ cầm hộp ở tay và cùng các bạn hát một bài, khi có hiệu lệnh ‘đổi đồ chơi’thì mỗi trẻ sẽ tìm một bạn và để một món đò chơi vào hộp của bạn ấy. Cứ như vậy sau 5 lần chơi bạn nào đổi được nhiều món đồ chơi nhất là người chiến thắng Chia sẻ: - Con thích có nhiều loại đồ chơi hay chỉ một loại đồ chơi? - Có nhiều đồ chơi như vậy con cảm thấy như thế nào? Gửi đến trẻ thông điệp: Nếu con chia sẻ với bạn những món đồ chơi con yêu thích và bạn cũng vậy thì chúng ta sẽ vui hơn vì có nhiều đồ chơi mới và có thêm những người bạn chơi thân thiết. Sau đó cho trẻ cùng bạn chơi với những món đồ chơi mới Giáo án 2: Quan tâm chia sẻ (Tiến hành trong 20 phút) Mục tiêu: Phát triển ngôn ngữ, kĩ năng thể hiện cảm xúc - Trẻ hiểu nếu biết quan tâm chia sẻ sẽ đem lại hạnh phúc cho người khác - Thực hành: tặng quà cho bạn Chuẩn bị: - Máy chiếu, các slide truyện: Chú gấu mồ côi Gấu bông to Giấy A4, bút sáp màu Tiến hành: Ổn định: Cho trẻ hát bài ‘ Ta đi vào rừng xanh’ Giới thiệu nội dung bài học: Quan tâm chia sẻ đến những bạn có hoàn cảnh khó khăn Điểm suy ngẫm: Trình chiếu cho trẻ xem truyện: Chú gấu mồ côi Chia sẻ: - Xem truyện xong con cảm thấy như thế nào? - Tại sao chú gấu lại buồn như vậy? - Bạn thỏ làm gì giúp gấu? Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động chia sẻ: Tặng quà bạn gấu Mỗi trẻ sẽ vẽ một món quà tặng bạn gấu, sau đó lên giới thiệu món quà của mình, tập nói lời chia sẻ: Tôi yêu bạn, tôi tặng bạn, tôi chúc bạn vui. Gửi đến trẻ thông điệp: Mỗi một món quà của chúng mình dù nhỏ thôi nhưng cũng giúp mang lại niềm vui cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn Biện pháp 7. Phối hợp với phụ huynh: Có không ít phụ huynh khi gửi con đến trường mầm non là yên tâm giao trọng trách giáo dục trẻ cho nhà trường mà quên rằng vai trò của cha mẹ là vô cùng quan trọng trong việc phối hợp với nhà trường giáo dục con bởi ‘ cha mẹ là những người thầy đầu tiên của bé”, ngay cả khi giao bé cho những cô giáo mầm non vai trò của cha mẹ cũng không hề mờ nhạt đi . Cha mẹ cần đi cùng với con suốt quãng đường đời mà những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo một nền tảng chắc chắn cho bé khi trưởng thành. Nắm được phương pháp giáo dục của nhà trường, phụ huynh sẽ hiểu rõ những hoạt động của trẻ ở lớp và có thể tham gia đánh giá sự phát triển của trẻ. Mặt khác, phụ huynh cũng đánh giá được cách giáo dục của mình có phù hợp với nhà trường không. Gia đình và nhà trường cần là người bạn đồng hành cùng chí hướng thì việc chăm sóc giáo dục trẻ mới hiệu quả. Và quan trọng hơn là phụ huynh có điều kiện tiếp xúc với môi trường học tập sinh hoạt của trẻ, có điều kiện gần gũi với các cô giáo từ đó tạo sợi dây liên kết giữa gia đình và nhà trường, giúp trẻ được sống trong một môi trường giáo dục tốt, qua đó còn dạy cho trẻ bài học cần phải có mối quan hệ tích cực với những người xung quanh. Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp chúng tôi luôn tiếp xúc phụ huynh với một thái độ tích cực thân thiện và chia sẻ, trao đổi cụ thể với phụ huynh về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểm tâm lý tính cách của cá nhân trẻ, mời phụ huynh vào lớp làm quen với một số sinh hoạt của các con, chơi với con và có thể cho con mang đồ chơi yêu thích đến lớp tránh sự hụt hẫng ban đầu. Bên cạnh đó chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ (qua trao đổi trực tiếp, bảng thông báo, điện thoại) để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin cho cha mẹ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thời có biện pháp giáo dục phù hợp. Và trong buổi họp đầu năm chúng tôi đã tạo cho phụ huynh một bất ngờ thú vị, đó không phải một buổi họp với những văn bản và yêu cầu như lệ thường mà là buổi chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy trẻ thật sự, phụ huynh được tiếp đón trong một không gian thân mật, ấm cúng và trang trọng, cô giáo cùng phụ huynh ngồi xung quanh các dãy bàn phủ khăn, có hoa, quả và nước uống. Phụ huynh là những người đầu tiên chia sẻ những mong muốn nguyện vọng của mình khi gửi con ở trường mầm non, còn chúng tôi chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ, giải đáp những băn khoăn thắc mắc của phụ huynh và đưa ra mục tiêu ‘dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ” phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ và có nhiều đóng góp quý báu. Sau thành công của buổi họp, tôi cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt từ phía các bậc phụ huynh đó chính là sự quan tâm chia sẻ thật sự với lớp, với giáo viên. Mỗi buổi chiều một số phụ huynh lại nán lại trong lớp chơi cùng các con, giúp các cô dọn dẹp phòng nhóm Chị Huyền phụ huynh bé Châu Anh còn dành rất nhiều thời gian đến vẽ tranh tường trang trí lớp cùng chúng tôi, chị Phượng phụ huynh bé Tuấn Hưng mang đến tặng lớp một bộ giá đồ chơi nấu ăn rất đẹp, tất cả các bậc phụ huynh thường xuyên quan tâm đến các hoạt động của lớp, ủng hộ rất nhiều nguyên vật liệu, những giáo cụ trực quan. Chỉ cần giáo viên thông báo hoặc quan sát thấy các cô và các con bận rộn với việc chuẩn bị cho lễ hội là nhiệt tình giúp đỡ . Thật xúc động biết bao trước hình ảnh các mẹ cùng con miệt mài tô màu trang trí ngôi sao, mặt nạ chuẩn bị cho ngày tết trung thu còn các bố thì tập luyện cho các con múa đầu sư tử, mẹ của bé Nguyệt Ánh đã xin nghỉ làm để đến lớp bơm và kết bóng trang trí sân khấu cho các con. Mâm cỗ trung thu của lớp C1 có thể nói là to và đẹp nhất nhì trường cũng hoàn toàn do phụ huynh trang trí và đóng góp. Còn rất nhiều, rất nhiều các hoạt động khác nữa, trong mỗi bước trưởng thành của các con, trong mỗi thành công của lớp đều chứa đựng tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ của tất cả các bậc phụ huynh. Để phụ huynh có thể phối hợp tốt với chúng tôi trong việc giáo dục trẻ tôi đã sưu tầm rất nhiều tư liệu quí về dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ để phụ huynh tham khảo (Phần phụ lục) Ngoài ra lớp tôi cũng thành lập ‘‘hòm thư cha mẹ” ở ngoài hành lang trước cửa lớp để phụ huynh góp ý với giáo viên những vấn đề nhạy cảm không tiện trao đổi trực tiếp, khi có ý kiến góp ý tôi đều trao đổi thảo luận nhóm cùng đồng nghiệp tìm ra những phương pháp giải quyết tối ưu, nếu là thư góp ý phê bình thì chúng tôi sẽ gặp trực tiếp phụ huynh và tiếp thu ý kiến một cách cầu thị và lập tức sửa sai. Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo bé cơ thể còn non yếu và cũng rất hiếu động nên các bé thường hay ốm và có thể bị ngã dẫn đến tổn thương cơ thể. Với mỗi trường hợp trẻ bị ốm, bị chấn thương dài ngày phải đi viện chúng tôi đều cùng với ban phụ huynh lớp đến tận nhà hỏi thăm động viên tinh thần cha mẹ và các bé. Những việc làm này tuy nhỏ nhưng cũng để lại trong lòng các phụ huynh những tình cảm tốt đẹp, góp phần thắt chặt sợi dây tình cảm giữa phụ huynh và nhà trường. Một số hình ảnh phụ huynh tham gia trong buổi giao lưu: “ Tết Hàn Thực làm bánh trôi chay- chung tay ủng hộ trẻ em Nhật Bản” do nhà trường phát động Bố bé Minh Khuê đang dạy con nặn bánh Bà và các bé lớp C1 ủng hộ quĩ vì trẻ em Nhật Bản 4. Hiệu quả Sau một học kì dạy trẻ kĩ năng ‘‘quan tâm chia sẻ” tôi thấy các bé em của lớp tôi có những thay đổi rõ rệt, giờ đây các bé đều rất vui vẻ tự tin khi đến lớp, thân thiết nhau hơn, không còn hiện tượng tranh giành đồ chơi hay đánh bạn nữa, không những thế các bé còn biết quan tâm chia sẻ với cô giáo và bạn bè, người thân. Thật sự với các bé ‘‘mỗi ngày đến trường là một ngày vui” III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Kinh nghiệm cụ thể: Sáng kiến “ một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ” là giải pháp cải tiến, tôi đã thiết kế rất nhiều các hoạt động dựa trên những kinh nghiệm giảng dạy thực tế

Làm thế nào để con biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh?

Ngày nay có nhiều bậc phụ huynh đang phải khổ sở vì những đứa con chỉ biết “nhận” mà không để ý đến người khác ra sao, không bao giờ nghĩ đến việc ‘mình phải làm gì?’. Để tránh rơi vào tình trạng đó, hãy dạy con biết quan tâm, chia sẻ với người khác ngay từ hôm nay!

SKKN: một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé 3 4 tuổi biết quan tâm chia sẽ với mọi người xung quanh

  • doc
  • 28 trang

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH TRÌTRƯỜNG MẦM NON Xà VĨNH QUỲNHSÁNG KIẾN KINH NGHIỆMMỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO BÉ 3 - 4 TUỔITRƯỜNG MẦM NON Xà VĨNH QUỲNH BIẾT QUAN TÂMCHIA SẺ VỚI MỌI NGƯỜI XUNG QUANHLĩnh vực: Giáo dục mẫu giáoTác giả: Nguyễn Thị NhungChức vụ: Giáo viênNĂM HỌC: 2012-20131A. ĐẶT VẤN ĐỀBác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói : “Một năm bắt đầu từ mùaxuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước”. Đúngnhư thế, tất cả chúng ta ai cũng phải trải qua một tuổi thơ yêu dấu, những ngàytháng không thể nào quên trong cuộc đời. Những tháng ngày không thể nàoquên. Sinh thời Bác Hồ luôn quan tâm đến các em, đến thế hệ tương lai củanước nhà, “ Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người”.Trẻ em được sinh ra ở thế giới này với tâm hồn của những thiên thần, nhưngchính cuộc sống đầy phức tạp đã gieo những suy nghĩ và hành động xấu vàonhững tâm hồn non nớt đó. Sự phát triển của công nghệ hiện đại, chủ nghĩa vậtchất có thể biến các bé thành những người ích kỉ chỉ biết đến mình. Những giátrị đạo đức như sự quan tâm chia sẻ đến mọi người cần được khắc sâu vào tâmtrí trẻ ngay từ khi còn nhỏ để giúp chúng trở thành những người có ích cho xãhội và biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh.Chia sẻ là sự thể hiện tình cảm, cảm xúc của con ng ười trước mỗi sự vậthiện tượng xung quanh cuộc sống. Nó là sự cho đi, quan tâm hay giúp dỡ ngườikhác về cả vật chất hay tinh thần bằng khả năng của mình giúp họ vượt khókhăn hoạn nạn. Chia sẻ cũng là một hành động đơn giản bắt nguồn từ nhữngviệc nhỏ bất cứ ai cũng có thể làm được. Đừng nghĩ rằng chỉ có những việc totác mới đáng chia sẻ, nếu nghĩ nhưi vậy thì chẳng bao giờ bạn chia sẻ cho aiđược cái gì.Thực tế trẻ 3 tuổi đã biết chia sẻ nhưng không phải lúc nào chúng cũng thểhiện sự cảm thông và nhường nhịn. Do đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi này trẻbắt đầu ý thức được mình, ý thức được khả năng của mình. Đồng thời xuất hiệnmột thái độ mới đó là trẻ bắt đầu so sánh mình với người lớn và mơ ước đượclàm những điều giống như người lớn, đặc biệt trẻ thích được độc lập và tự chủtrong hành động. Mọi hành vi thói quen đã được hình thành trước đó nay bị phávỡ, trẻ biểu hiện thái độ nghịch ngợm, không đồng ý hoặc phản kháng ngược lạinhững điều bố mẹ và những người xung quanh mong muốn. Lúc này ở trẻ xuấthiện tính bướng bỉnh, nhõng nhẽo không ngoan như trước nữa. Trong khi chơivới bạn hay giao tiếp với những người xung quanh trẻ xuất hiện tính ích kỷ, trẻchỉ thích hành động với những gì có lợi cho trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ hành động,bắt chước những hành vi xấu thì rất nhanh còn những hành vi tích cực thì khónhư khi anh chị, bố mẹ nói tục, chửi bậy thì trẻ nói lại hoặc bắt chước đượcngay.Tổ ấm gia đình, đó là môi trường xã hội đầu tiên của trẻ, là môi trườngvăn hóa được tạo dựng trên cơ sở tình yêu thương ruột thịt của ông bà, bố mẹvà anh chị ruột trong gia đình. Đặc trưng của văn hóa gia đình là môi trường antoàn và phong phú: Chỉ có trong gia đình trẻ mới được hưởng đầy đủ tình yêuthương có những phút vui đùa thích thú bên mẹ, trò chuyện thủ thỉ với ngườithân, trẻ được giao lưu trực tiếp và thường xuyên, trẻ được học cách làm ngườimột cách tự nhiên. Những truyền thống, nếp sống thói quen của các thành viêntrong gia đình đều ảnh hưởng tuyệt đối đến sự phát triển của đứa trẻ. Đứa trẻ2học được những điều hay, lẽ phải hay không chủ yếu trong môi trường gia đình.Trẻ ở lứa tuổi này nhập tâm bắt chước rất nhanh. Bên cạnh đó một số đồ vật dễhư hỏng, gây nguy hiểm cho trẻ như dao, phích nước...bị người lớn cấm đoándẫn đến ở trẻ xuất hiện mâu thuẫn giữa tính tích cực hành động của trẻ , với sựcấm đoán bảo vệ của người lớn.Bên cạnh đó vì mục tiêu của giảm tỉ lệ sinh con nên số người trong mỗi giađình ngày một ít đi. Trong mội gia đình chỉ có một hoặc hai con nên trẻ đượcgia đình nuông chiều một cách thái quá ,đòi gì được nấy dẫn đến trẻ ngày càngích kỷ, không biết yêu quý , nhường nhịn. các bé tranh giành đồ chơi, đánh bạnvẫn thường xuyên xảy ra và rất nhiều bậc phụ huynh phải than phiền vì bé nhàmình hư quá, ích kỉ quá lúc nào cũng bắt mọi người phải làm theo ý mình. Cũngcó một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc dạy trẻ biết quantâm đến mọi người xung quanh.Là một giáo viên nhiều năm liền dạy lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi, tôi luôn bănkhoăn làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu thương,đoàn kết, quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân và mọi người xung quanh?Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn học hỏi, nghiên cứu ứng dụng lồng ghép nộidung giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh. Vì thế nămhọc 2012-2013 tôi mạnh dạn chọn đề tài " Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáobé 3-4 tuổi trường mầm non xã Vĩnh Quỳnh biết quan tâm chia sẻ với mọingười xung quanh"làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.3B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI. Cơ sở lí luận:Chia sẻ là những tình cảm của con người thể hiện trước sự vật hiện tượngnào đấy và con người có những hành vi phản ánh lại sự vật hiện tượng đó. Nhưtrẻ cảm thấy vui sướng, hãnh diện, tự hào khi ai đó khen mình xinh, đẹp, họcgiỏi và cảm thấy buồn, chán khi không có ai chịu chơi hay quát mắng mình.Trẻ em ở lứa tuổi mầm non có những đặc điểm: Dễ uốn nắn và nhịp độphát triển nhanh, trẻ có những đặc điểm phát triển độc đáo, không giống bất cứgiai đoạn phát triển nào sau này. Đặc biệt trẻ 3-4 tuổi tư duy gắn với cảm xúc vàý muốn chủ quan của trẻ, trẻ tư duy theo lối trực quan toàn bộ. Bên cạnh đó xúccảm- tình cảm chi phối toàn bộ sinh hoạt của trẻ, trẻ dễ đồng cảm với mọi ngườixung quanh. Trẻ mẫu giáo bé xuất hiện các động cơ hành vi muốn làm ngườilớn, động cơ hành vi được hình thành trong quá trình vui chơi, động cơ trò chơi- bạn chơi là động lực thúc đẩy trẻ. Trong khi chơi trẻ muốn cho người lớn hàilòng do vậy phải cố gắng nỗ lực hết mình để hoàn thành vai chơi một cách tốtnhất. Cuối tuổi mẫu giáo bé tính xã hội, tính đạo đức được hình thành và pháttriển. Hoạt động với đồ vật là hoạt động giao tiếp với những người xung quanh,tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng cùng phát triến songsong. Đó là những yếu tố tâm lý có ảnh hưởng thuận lợi hoạt động học tập củatrẻ.Có thể nói mỗi một đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, cócá tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bốmẹ đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng, vì vậy việcáp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải cósự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Dướigóc nhìn của nhà tâm lý học trẻ em thì trẻ tuổi lên 3 bắt đầu hình thành mộtloại động cơ của hành vi mang tính đạo đức xã hội, thể hiện ở sự quan tâm củatrẻ đối với bạn bè,gia đình và với những người xung quanh.Trong điều kiện cósự giáo dục đúng đắn thì loại động cơ này sẽ được phát triển mạnh ở các giaiđoạn sau. Đó là cốt lõi trong nền tảng đạo đức của nhân cách con người tươnglai.II. Cơ sở thực tiễn1 Đặc điểm tình hình- Trường mầm non Vĩnh Quỳnh được xây dựng trên địa bàn xã Vĩnh Quỳnhhuyện Thanh Trì- Hà Nội. Trường có 4 cơ sở nằm trên 3 thôn: Vĩnh Ninh,Quỳnh Đô và Ích vịnh.- Năm học 2012- 2013 tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công phụtrách lớp C4 tại khu Vĩnh Ninh với tổng số là 52 trẻ. Trong đó có 35 trẻ nam và17 trẻ nữ.- Lớp do 3 cô phụ trách, 2 cô có trình độ đại học phạm mầm non và 1 côcó trình độ trung cấp sư phạm mầm non.- Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ chúng tôi gặp những thuận lợi khókhăn sau:42 Thuận lợi:- Nhà trường đầu tư đầy đủ đồ dùng cơ sở vật chất phục vụ cho việc chămsóc nuôi dưỡng trẻ.- Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo sát xao việc tổ chức chăm sóc,thực hiện quy chế chuyên môn.- Lớp rộng rãi, thoáng mát có đủ đồ dùng phục vụ cho trẻ.Bán thân tôi là giáo viên trẻ , nhiệt tình năng động, yêu nghề, mến trẻ, cónhiều kinh nghiệm chăm sóc và giáo dục trẻ.- 100% trẻ ăn bán trú tại trường thuận tiện cho công việc chăm sóc gáodục trẻ.3 Khó khăn:- 2/3 số trẻ chưa qua lớp nhà trẻ nên chưa có nề nếp, thói quen trong mọihoạt động của lớp.- Khả năng nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều cho nên việc dạytrẻ “ Biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh “ còn gặp nhiều khókhăn.- Lớp có 12 trẻ thì nghịch ngợm, hiếu động, 6 trẻ rụt rè nhút nhát khôngthích tham gia các hoạt động nên ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục trẻ.- Trẻ sống trong môi trường gia đình nên bị ảnh hưởng một số văn hóaxấu từ gia đình, bố mẹ còn mải lo kiếm tiền, một số phụ huynh cho rằng lo chocon ăn ngon, mặc đẹp là đủ nên bố mẹ vẫn giao việc dạy dỗ trẻ cho ông bà, anhchị, trẻ thường chơi tự do không có sự giám sát của người lớn.- 90% phụ huynh làm nông nghiệp, chợ búa chưa hiểu tầm quan trọngviệc nuôi dạy con theo khoa học.- Đa số các gia đình có từ một đến hai con, bố mẹ chiều con quá mức nêntrẻ có lối sống ích kỷ chỉ biết ” nhận” mà không biết ” mình phải làm gì”.- Nhận thức của phụ huynh về việc dạy trẻ biết quan tâm đến mọi ngườixung quanh còn hạn chế. Một số phụ huynh cho rằng trẻ còn quá nhỏ để dạy trẻquan tâm đến mọi người xung quanh.Xuất phát từ thực rạng trên, một lần nữa tôi khẳng định rằng việc dạy trẻbiết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh là rất cần thiết.II MỘT SỐ BIỆN PHÁP1. Biện pháp 1: Khảo sát1.1 Khảo sát trẻ tại nhà thông qua phiếu điều tra- Đây là cách làm rất nhanh gọn và mang lại kết quả cao vì như chúng tađều biết thời gian trẻ ở nhà bằng 2/3 thời gian trẻ ở lớp.- Môi trường sống ở nhà là nơi trẻ dễ bộc lộ những tính cách, tình cảm, sựquan tâm, chia sẻ của mình, trẻ bộc lộ những tình cảm đó một cách tự nhiên,trung thực nhất như: Khi chơi trẻ có nhanh dành đồ chơi vơi các anh chị emkhông?. Trẻ đã biết làm gì để giúp đỡ bố mẹ?. Trẻ có biết quan tâm đến mọingười xung quanh không?.- Để biết trẻ có quan tâm chia sẻ với người thân hay không, tôi đã xâydựng phiếu điều tra với những nội dung như sau:5Phiếu điều tra( Phụ lục 1)1.2 Khảo sát trẻ trên lớp học:- Để nắm được khả năng, mức độ, ý thức của trẻ khi chơi đồ chơi hoặclàm một công việc cô giao vừa sức với trẻ hay sự thể hiện tình cảm của trẻ vớingười thân trong gia đình, ban bè và mọi người xung quanh. Từ đó đưa ra cácbiện pháp giáo dục phù hợp tôi tiến hành khảo sát trẻ như sau:- Tôi cho trẻ xem một đoạn băng có hình ảnh các trẻ đang chơi có đoạnhai bạn đang tranh giành đồ chơi và đặt ra câu hỏi đàm thoại với trẻ:Con thấy các bạn trong đoạn băng đang làm gì?Điều gì xảy ra khi hai bạn tranh giành đồ chơi?Nếu là con con sẽ làm gì?- Thông qua hoạt động vui chơi , chơi ở các góc, tôi bao quát, quan sát trẻchơi sau đó ghi chép lại một cách cẩn thận xem trong khi chơi trẻ tranh giành,không biết nhường bạn hay trẻ đã biết chơi đoàn kết chưa, trẻ có biết phối hợpcùng bạn trong lúc chơi không.- Thông giờ đón trả trẻ, các giờ hoạt động trong ngày trẻ chơi cùng bạn,tôi quan sát trẻ sau đó ghi chép lại những thái độ, cảm xúc của trẻ với bố mẹ, côgiáo và các bạn.- Trong giờ đón trẻ tôi trò chuyện cùng trẻ:Hàng ngày con giúp bố mẹ những công việc gì?Con có thích làm những công việc đó không?Vì sao con thích?Khi làm những công việc đó con thấy bố mẹ có vui không?Con cảm thấy thế nào khi được bố mẹ khen?- Ngoài ra tôi yêu cầu trẻ giúp đỡ cô một số công việc vừa sức như: Chiathìa, đĩa, xếp ghế về bàn hay phơi khăn cùng cô.... Qua quá trình trẻ làm tôi quansát kết quả, mức độ hoàn thành công việc của trẻ.- Qua quá trình khảo sát tôi thu được kết quả như sau:+ 15 trẻ hiếu động, nghịch ngợm+ 12 trẻ nút nhát, rụt rè+ 30 trẻ không phải làm việc gì+ 34 trẻ không biết nhường nhịn, chia sẻ đồ chơi đồ chơi với bạn.+ 27 trẻ không hoàn thành công việc được giao.+ 12 trẻ khi cô đứng kèm cặp mới hoàn thành công việc.+ 38 trẻ không biết quan tâm, giúp đỡ bố mẹ.6- Là một giáo viên chủ nhiệm tôi rất băn khoăn khi thấy đa số trẻ lớp mìnhkhông biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh. Tôi phải làm thế nào đểtrẻ lớp mình đạt kết quả tốt về phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩmmỹ và tình cảm xã hội trong chương trình của bộ giáo dục đề ra . Bên cạnh đótôi mong muốn trẻ lớp tôi phát triển toàn diện về các mặt để sau này trở thànhcon người con ngoan, trò giỏi. Một người có đức, trí, thể, mỹ, một người có íchcho xã hội.2. Biện pháp 2: Tạo môi trường lớp học thân thiện cởi mở để trẻ được chiasẻ.Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thângiáo viên góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữagiáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi vàcùng thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí sắp xếptạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng nhưcác đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ vàtích cực đối với trẻ.Bên cạnh đó chúng tôi cũng xây dựng qui ước với trẻ về những nội quy,qui định trong lớp học và nội quy giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp như khôngnói to, không tranh giành đồ chơi, biết nhường nhau, chia sẻ, động viên, giúp đỡbạn khi cần. Việc rèn nền nếp được thực hiện ngay khi đón trẻ vào năm họcmới. Chúng tôi qui ước với trẻ cách lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định, hayqui định với trẻ về cách chơi, không la hét quá to, không chạy nhảy xô đẩy nhau,có sự giao tiếp thân mật trong các vai chơi, các bạn trai nhường nhịn các bạngái, cùng tham gia vào các vai chơi vui vẻ. Cô cho trẻ cùng cô tham gia xâydựng nội quy lớp học. Nếu trẻ biết mình nên làm gì, chúng sẽ cư sử tốt hơn vàngoan ngoãn chấp hành . Cô có thể để trẻ thảo luận, giúp bạn vài quy tắc đơngiản trong lúc chơi.Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi tận dụng tối đa các sảnphẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí cácgóc, các buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nêntrẻ rất thích thú. Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bándạy trẻ biết thể hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạođược mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ khi chơi.Chúng tôi đã tạo cho các bé một góc thiên nhiên xanh với rất nhiều nguyênvật liệu mở giúp các bé được thực hành kĩ năng gieo hạt chăm sóc cây, qua đógiáo dục cho các bé tình yêu thiên nhiên, biết quan tâm bảo vệ môi trường, vàđặc biệt qua hoạt động này các bé học được kỹ năng chia sẻ với bạn bè, biết trântrọng thành quả lao động của mình và của bạn.Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu muốndạy bé thành người biết quan tâm chia sẻ thì cô giáo và bố mẹ phải là tấm gươngđể các bé noi theo và học tập. Chính vì vậy, trước mặt trẻ các cô giáo ở lớp tôiluôn thể hiện sự quan tâm: Khi trẻ đến lớp khóc thì các cô ôm trẻ dỗ dành, bế trẻvào lớp, chơi các đồ chơi trẻ thích hay nói trẻ khác nhường đồ chơi cho trẻ để trẻnín và không khóc nữa mỗi khi đến lớp , bên cạnh đó tôi cũng trò chuyện cùng7trẻ như: Các con đi học phải ngoan để bố mẹ yên tâm đi làm, chiều bố mẹ vềsớm đón conTôi cũng trao đổi với hai cô và phụ huynh thể hiện tình cảm của mìnhtheo hướng tích cực: Như khi đến lớp trẻ khóc thì mẹ bế trẻ vào lớp, mẹ tròchuyện cùng trẻ xem trong lớp có những gì, các bạn đang chơi trò chơi gì? Cácbạn chơi như thế nào?. Mẹ trò chuyện cùng cô để tạo sự tin tưởng của trẻ và trẻdễ gần gũi với cô.Để dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ trước tiên tôi giúp trẻ hiểu quan tâm chia sẻgiúp mang lại niềm vui cho người khác và cho chính mình.3. Biện pháp 3. Sưu tầm các trò chơi, bài thơ, có nội dung dạy trẻ biết chiasẻ.Như chúng ta đã biết thơ ca có tầm ảnh hưởng rất lớn đến tâm hồn trẻ,ngay từ khi sinh ra trẻ đã được bà, mẹ hát ru cho nghe. Lớn thêm một chút khiđến lớp trẻ được các cô kể truyện, đọc thơ và chơi các trò chơi trẻ càng hiểuthêm về những vấn đề xung quanh trẻ hơn. Hiểu được điều đó tôi và các cô giáotrong lớp đã sưu tầm thêm các bài thơ, trò chơi để trẻ có cơ hội được chia sẻ vớinhững người xung quanh.Thông qua các trò chơi, bài thơ, câu truyện hay phù hợp với tâm sinh lýtrẻ làm nảy sinh ở trẻ lòng vị tha, sự quan tâm đến người khác và trên cơ sở đóphát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với nhữngngười xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ,làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bèvà muốn học. Vì thế tôi sưu tầm các trò chơi, bài thơ có nội dung dễ hiểu giúptrẻ dễ tiếp thu về vấn đề giáo dục trẻ biết quan tâm đến những người xungquanh.3.1 Những trò chơi:Vì sao bé buồn, bé vui* Mục đích: Giúp trẻ có khả năng nhận biết và bộc lộ những cảmxúc( buồn, vui, phấn khởi...) đúng với tâm trạng ciuar mình.* Chuẩn bị: Bức tranh vẽ em bé có khuôn mặt buồn, vui* Cách chơi: Cô đưa bức tranh ra và đàm thoại cùng trẻ- Tranh 1: Ảnh em bé đang buồnTranh vẽ ai? Ai có nhận xét gì về bức tranh này?Vì sao em bé lại buồn?( Cô gợi ý để trẻ đưa ra lời giải thích hợp lý: Bé không có đồ chơi, emkhông có ai chơi cùng, Mẹ đi vắng.....).Vậy lớp mình phải làm gì để em bé khỏi buồn?(Tặng đồ chơi cho em, chơi cùng em).- Tranh 2: Ảnh em bé đang cườiAi có nhận xét gì về bức tranh này?Vì sao em bé lại cười?( Cô gợi ý để trẻ đưa ra câu trả lời hợp lý: Em được bố mẹ mua quà cho,em được bố mẹ khen...).Nếu thấy bạn vui con sẽ làm gì?8Khi nào các con vui?Lúc nào con cảm thấy buồn?Tôi cho trẻ thể hiện khuôn mặt với những tâm trạng khác nhau.=> Qua đó giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ vui buồn cùng bạn bè,người thân và những người xung quanh.Gia đình vui vẻ* Mục đích: - Trẻ kể được với các ban về người thân trong gia đình.- Thể hiện tình cảm quan tâm, chia sẻ, sự yêu thương, kính trọngnhững người thân trong gia đình.* Chuẩn bị: Mỗi trẻ một bức ảnh về gia đình mình: Sinh nhật của trẻ, anhchị em, bố mẹ,các hoạt động trong gia đình: Ăn, ngủ, vui chơi, dã ngoại...* Cách chơi:Cô trẻ kể về những người thân trong gia đình có trong bức ảnh. Kể lạinhững cảm xúc, ấn tượng của mình về bức ảnh đó.Cô mời trẻ lên nói về bức ảnh của mình:Trong ảnh có những ai?Ảnh chụp ở đâu?Những cảm xúc, ấn tượng của con về bức ảnh?=> Sau khi chơi trò chơi tôi giáo dục trẻ yêu quý những người thân tronggia đình.3.2 Những bài thơ sưu tầm, sáng tácChiếc quạt nanBà cho cháu chiếc quạtViền nan đỏ, nan xanhChiếc quạt nhỏ xinh xinhEm quạt gọi gió đếnƯớc gì em mau lớnNgày đêm quạtcho bàBà ngon giấc ngủ sayBàn tay em gọi gió.Sưu tầmChơi bán hàngBé hương và bé thảoRủ nhau chơi bán hàngHương có củ khoai langNào thảo mua đi nhé.Thảo cười như nắc nẻNhặt một chiếc lá rơiTớ trả đủ tiền rồiĐược mang về nhà chưa?Rồi Thảo bẻ hai nửaMời người bán ăn chungVị bùi khoai đất bãiThơm ngọt ngào chiều đông.Sưu tầm9Em hỏi mẹMẹ ơi, tăm bé tíSao mẹ cầm hai tayCòn xô nước rõ đầyMẹ lại một tay xách?Xô nước mẹ đổ bểCái tăm mẹ mời bàGiảng điều này khó nhỉ?Cô giáo chắc giảng ra!Sưu tầmBiết vâng lời côBé ơi bé nhớ lời côĐến lớp thì phải yêuthương bạn bèVề nhà cung phải thật ngoanGiúp đỡ cha mẹ kính yêu ông bàÔng bà cha mẹ tuổi giàBiết xoa biết bóp những ngày ốm đauLúc này cho đến mai sauMãi mãi chia sẻ mới là trò ngoanSáng tác: Nguyễn Thị Nhung.Bé ngoanBé ngoan tới lớpKhông cướp đồ chơiCùng chia cho bạnCó bánh có kẹoCùng mời bạn ănTay mà không sạchBảo bạn rửa ngayNghe lời cô dạyYêu thương bạn bèChia sẻ buồn vuiPhải hỏi thăm bạnmới là bé ngoan.Sáng tác: Nguyễn Thị NhungCô dạyĐến lớp em chào côQuay đầu em chào mẹCô mỉm cười nhỏ nhẹNhắc chúng em lắng nghePhải yêu thương cha mẹQuan tâm các em béVà phải biết chia sẻGiúp đỡ nhau bạn nhéĐể ngày mai khôn lớnSẽ thành người tốt thôiSáng tác:Nguyễn Thị Nhung104. Biện pháp 4. Dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ thông qua các hoạt động:4.1 Thông qua hoạt động học:Hoạt động học là hình thức dạy học đóng vai trò chủ chốt, ở đó trẻ có thểtìm hiểu cuộc sống xung quanh, tìm hiểu thế giới vạn vật một cách có tổ chứcnhất là tiếp thu các tri thức, kỹ năng sống và các kỹ xảo theo một chương trìnhcó tính hệ thống. Ngoài ra, hoạt động học còn phát triển tình cảm thẩm mỹ củatrẻ như là: Biết quan tâm mọi người xung quanh, biết chia sẻ tình cảm với bạnvà trở thành người tốt.Hoạt động: Khám khá xã hội:Đề tài: Trò chuyện về những thành viên trong gia đình.Chủ đề: Những người bé yêu mến.Đầu tiên tôi cho trẻ kể về các thành viên trong gia đình- Bố con tên là gì?- Mẹ con tên là gì?- Trong nhà con thương ai nhất? Vì sao?- Khi bố mẹ bị ốm các con sẽ làm gì?- Trò chơi: Gia đình giỏi- Cách chơi, luật chơi: Các gia đình lên chọn những đồ dùng( ăn, uống...)theo yêu cầu của cô, những đồ dùng nào sai mục đích thì không được tính.- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần=>Qua tiết học tôi giáo dục trẻ có tình yêu thương ông bà, bố mẹ, anh chịem trong gia đình, biết quan tâm, chia sẻ công việc với mọi người trong giađình, kính trọng, vâng lời những người trên mình ( Ông bà, bố mẹ ....), biết chàohỏi xưng hô lễ phép với mọi người. Qua trò chơi tôi giáo dục trẻ tinh thần đoànkết, động viên nhau để đạt kết quả tốt.Hình ảnh cô và trẻ trong giờ học11Hoạt động: Giáo dục âm nhạcHoạt động âm nhạc: Là một hình thức hoạt động có tính nghệ thuật sángtạo, được trẻ yêu thích và thích hợp với trẻ ở lứa tuổi mầm non. Hoạt động âmnhạc sẽ khuyến khích và tạo nhiều cơ hội cho trẻ được thử nghiệm những cảmxúc qua các giai điệu lời ca và những vận động của bài hát. Âm nhạc cũng giúptrẻ phát triển toàn diện nhân cách trẻ.Đề tài: Dạy hát: Cả nhà thương nhauNghe hát: Ru conTrò chơi: Tai ai tinhChủ đề: Gia đìnhSau khi hát cho trẻ nghe xong bài hát” Cả nhà thương nhau” tôi đàm thoạihỏi trẻ- Cô vừa hát xong bài hát gì?- Do ai sáng tác?- Bài hát nói về ai?- Mọi người trong gia đình sống với nhau như thế nào?- Con có yêu gia đình mình không? Vì sao?=> Qua tiết học, tôi giáo dục trẻ tình yêu thương gia đình, lòng biết ơnnhững người đã sinh ra, nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng ta nên người. Vì vậy cáccon phải ngoan ngoãn, biết vâng lời bố mẹ, biết giúp đỡ những người thân tronggia đình và học giỏi để bố mẹ vui.Hoạt động: Làm quen văn họcĐề tài: Kể truyện”Quà tặng mẹ”Chủ đề: Gia đìnhKhi kể xong lần hai, tôi đặt ra những câu hỏi đàm thoại sau:- Bé nhi định tặng mẹ món quà sinh nhật gì?- Nhi đã đi xin ông hạt giống để làm gì?- Đến ngày sinh nhật mẹ, những hạt giống của nhi đã nở hoa chưa?- Điều gì đã xẩy ra?- Mẹ đã nói gì với Nhi?=> Tôi giáo dục trẻ lớp tôi biết quan tâm đến những người thân trong giađình mình như; Biết làm quà nhân ngày sinh nhật, những ngày lễ của bà, mẹ,biết xin phép người lớn nếu muốn làm một điều gì đó, biết xin lỗi khi mình làmsai và vui sướng khi được ông bà, bố mẹ động viên. Biết làm nhưng điều tốt đểông bà,bố mẹ vui.Đề tài: Thơ: Giúp bạnChủ đề: Trường mầm nonSau khi đọc xong lần hai, tôi đàm hoại cùng trẻ:- Đến giờ chơi các bạn được chơi những trò chơi gì?- Đang chơi thì điều gì đã xảy ra- Em bé trong bài thơ đã làm gì?- Nếu là con, con sẽ làm gì?=> Tôi giáo dục trẻ biết quan tâm đến các bạn, khi chơi không được xôđẩy nhau, chen lấn nhau, khi thấy bạn bị ngã thì ra đỡ bạn dậy.12Hoạt động: Tạo hìnhĐề tài: Tô màu bức tranh cho đẹpChủ đề: Trường mầm nonVới tiết học này, tôi đưa ra các câu hỏi đàm thoại sau:- Các con có nhận xét gì về bức tranh này?- Trong tranh có những ai?- Các bạn đang làm gì?- Các bạn chơi như thế nào?- Ở trường các con được chơi những trò chơi gì?- Khi chơi các con chơi như thế nào?=> Tôi giáo dục trẻ khi đến trường các con được chơi những trò chơi thêmnhiều trò chơi ở trong lớp cũng như ở ngoài sân trường, được học thêm nhiềukiến thức mới về thế giới xung quanh trẻ, có thêm những bạn mới, biết thêmnhiều điều bổ ích mà trẻ chưa được biết .... Thông qua tiết tạo hình tôi cũng giáodục trẻ biết yêu thương, đoàn kết, chia sẻ và giúp đỡ các bạn như: Các con nhắcbạn giữ gìn vở sạch sẽ, không tô chờm ra ngoài, không làm gãy bút, không vẽbậy ra bàn, không vứt giấy lung tung. Tô xong giúp cô cất đồ dùng gọn gàng,ngăn nắp, gọn gàng đúng nơi quy định.4.2 Thông qua các hoạt động khác* Hoạt động đón trẻ:Trò chuyện cùng trẻ trong chủ điểm trường mầm non, tôi đưa ra các câuhỏi về các bạn trong lớp: Như bạn tên là gì? Bạn là con trai hay con gái?. Hômnay lớp mình có bạn đi học khóc nhè không? Vì sao bạn khóc? Bạn khóc chúngmình phải làm gì để bạn nín? Ngoài các bạn trong lớp còn có ai? Các cô tên làgì? Hàng ngày các cô làm những công việc gì? Các con làm gì để giúp đỡ cô?.Với chủ đề”Gia đình”, tôi đàm thoại cùng trẻ những câu hỏi như: Trong nhà concó những ai? Ai hay đưa đón con đi học? Khi đến cửa lớp các con chào ai? Bốmẹ rất vất vả để cho chúng mình có quần áo đẹp để mặc, cho chúng mình ănnhững đồ ăn ngon. Vậy các con làm gì để biết ơn và giúp đỡ những người thântrong gia đình. Các con phải biết vâng lời ông bà, bố mẹ, không được khóc nhè,biết giúp đỡ mọi người trong gia đình như: Lấy nước cho ông bà, bố mẹ, lấy rổcho mẹ nhặt rau, biết chơi với em, dỗ em khi em khóc, ăn xong thì lấy tăm mờimọi người.....Khi đến trường các con phải ngoan vâng lời cô giáo, không tranh dành đồ chơicủa bạn, không xô đẩy bạn, đoàn kết trong khi chơi và biết thực hiện một số nộiquy của trường, lớp như: Cất đồ chơi đúng nơi quy định, không làm hỏng đồchơi, chơi gọn gàng, ngăn nắp....Hoạt đông vui chơi đã giải quyết được nhu cầu bức thiết mong muốnđược làm người lớn, hành động như người lớn. Qua chơi trẻ học được cách hợptác và thoả thuận với nhau, trẻ có thể học và thực hành các kỹ năng phát triểncác mối quan hệ.Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ chơi gây ra những biếnđổi về chất có ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách trẻ MG và chơi làm tiềnđề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo.13Hoạt động vui chơi là những phương tiện giáo dục và phát triển cho trẻ,trong khi chơi trẻ được phát triển trí tuệ, được giáo dục đạo đức, giáo dục thể lựcvà phát triển thẩm mỹ. Ngoài ra, chơi còn là hình thức tổ chức đời sống của trẻ,trong khi chơi hình thành " xã hội trẻ em " và các biểu hiện tình cảm thân ái cảmthông lẫn nhau.Hình ảnh cô nhắc cháu Kiên chào mẹ trước khi vào lớp* Hoạt động ngoài trờiHoạt động có mục đích:Quan sát cầu trượtTrò chơi vận động: Ô tô và chim sẻChơi tự do: Trẻ chơi với vòng, phấn, đá sỏi...Tôi cho trẻ xung quanh cầu trượt quan sát:- Đây là cái gì?- Dùng để làm gì?- Khi chơi, các con chơi như thế nào?Sau đó, Tôi giới thiệu với trẻ những trò chơi hôm nay trẻ được chơi ( chơi cầutrượt, chơi với vòng, chơi vẽ tự do). Tôi trò chuyện cùng trẻ xem trẻ thích chơigì, Khi chơi cầu trượt các con chơi như thế nào? Xếp hàng lên lần lượt, khôngxô đẩy, chen lấn nhau, nhường các bạn gái chơi trước. Các bạn ở nhóm vẽ thì vẽgì? Con vẽ tặng ai? Con cảm thấy thế nào nếu bạn cũng vẽ tặng con một bứctranh?. Sau những câu hỏi đàm thoại đó tôi giáo dục lớp tôi biết nhường nhịn,chia sẻ động viên các bạn trong lớp cùng chơi với mình.14Hình ảnh cô nhắc trẻ xếp hàng trước khi lên chơiHình ảnh bạn An Ly rủ bạn Mạnh, Trường An lên chơi cùng15* Hoạt động gócChơi hoạt động góc giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ,tình cảm đó được trẻ hình thành giữa trẻ những người xung quanh và giữa trẻvới gia đình. Tình cảm đó được thể hiện một cách chân thành qua các trò chơinhư: Bán hàng, gia đình, xây dựng.... Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ phát triểntình cảm tập thể, thể hiện sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong tập thể.Góc xây dựng:- Ở góc xây dựng: Những sáng kiến của trẻ sẽ được bộc lộ rõ nét tùy theokhả năng tưởng tượng của mỗi trẻ, nó được biểu hiện trong công trình của mình.Qua trò chơi trẻ thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ, rèn luyện khả năng chắp ghépxây dựng , đồng thời phát triển trí tưởng tượng, ý thức, tình cảm, tính tò mò, sựchia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.... Đó là những phẩm chất cần thiết của con ngườitrong thời đại phát triển.Tôi đàm thoại cùng trẻ:- Cô đố các con biết chúng mình đang ở chủ điểm gì?- Chủ điểm này con xây gì?- Con xây như thế nào?Góc phân vai:Trẻ ba tuổi rất thích bắt chước nhưng vốn kinh nghiệm sống và vốn từ của trẻcòn hạn chế nên có những việc hàng ngày trẻ vẫn thấy những người thân tronggia đình làm trẻ rất muốn được làm mà không ai cho trẻ làm. Những việc đó trẻlại được thỏa sức làm trong góc phân vai, trẻ được thỏa sức mình làm bố mẹ,nấu cháo cho em ăn, đi chợ nấu ăn, cho em bé đi khám bệnh..... Tôi cũng đặt racho trẻ những câu hỏi:- Muốn cho em bé ăn bột thì đầu tiên con phải làm gì?- Khi em bé bị ốm con làm như thế nào?- Con cho em uống thuốc như thế nào?- Con đi chợ mua gì?- Con nấu món gì?- Những bạn ở nhóm bán hàng thì niềm nở, nhiệt tình giới thiệu các mặthàng có trong cửa hàng ( Như hôm nay cửa hàng tôi có rất nhiều mặt hàng : Cácloại rau, củ, bánh sữa, trà....) khi có khách đến mua hàng.16Hình ảnh trẻ thể hiện hành động mời khách mua hàng- Bên cạnh đó tôi nhắc trẻ cần giữ gìn đồ chơi sạch sẽ, chơi xong pải cấtgọn gàng vào nơi quy định.* Hoạt động giao lưu:- Tôi tổ chức cho trẻ giao lưu theo tổ, nhóm bằng cách mời tổ, nhóm thiđọc thơ, hát, trả lời câu hỏi của cô, cho trẻ chơi kéo co....* Hoạt động lao động: Tôi cho trẻ đi nhặt lá vàng, tưới nước và chăm sóccây.Hình ảnh cô và cháu lớp C4 đang cùng nhau lao động17=> Qua các hoạt động chơi tôi giáo dục trẻ biết nhường nhịn, không xô đẩy,tranh giành, không nói tục chửi bậy trong khi chơi. Trẻ tự phân vai cho các bạntrong nhóm mỗi người đóng một vai (Đóng vai bố thì làm những công việc gì,vai mẹ làm những việc gì...) chia sẻ công việc với các bạn. Ngoài ra trẻ biếtcông việc hàng ngày mà các bà, các mẹ phải làm ở nhà, trẻ biết giúp đỡ nhữngngười thân trong gia đình, biết khi trong nhà có người ốm thì trẻ biết lấy nước,thuốc, chơi nhẹ nhàng không gây tiếng ồn để người bệnh được nghỉ ngơi* Giờ ănTrong giờ ăn tôi yêu cầu trẻ giúp đỡ cô một số công việc vừa sức như kêghế vào bàn ăn, bê thìa về bàn…* Giờ ngủ- Trước khi cho trẻ đi ngủ tôi cho trẻ lần lượt đi vệ sinh, nhắc nhở trẻ xếphàng không xô đẩy, chen lấn nhau, không tranh giành dép, đi đúng nơi quy định,nhường chỗ cho các bạn mới ốm dậy, những bạn yếu, chậm trong lớp. Khi vàochiếu ngồi ngay ngắn, không nô đùa, chen lấn các bạn đang ngồi ở chiếu, chạynhảy làm xô chiếu của cô. Khi ngủ không kéo chăn của bạn.* Hoạt động chiềuNhư thứ hai rèn kỹ năng vệ sinh, thứ ba làm vở trò chơi học tập, thứ tưhướng dẫn trò chơi mới, thứ năm rèn kỹ năng tạo hình, thứ sáu biểu diễn vănnghệ. Tôi hướng dẫn trẻ thực hiện đúng chương trình nhà trường đề ra. Tiếptheo tôi nêu gương bé ngoan mỗi ngày: Tôi mời từng tổ lên nhận xét, mời cácbạn trong tổ, cả lớp nhận xét bạn. Các con thấy hôm nay tổ Sơn ca, Vàng anh,Hoạ mi những bạn nào ngoan, những bạn nào xứng đáng được cắm cờ. Ngàythứ sáu thì tôi mời các bạn lên đêm cờ và phát bé ngoan. Sau giờ học đó tôi chotrẻ được chơi ở những góc trẻ thích. Trước khi chơi tôi đầm thoại cùng trẻ: Cáccon chơi ở góc nào?, Khi chơi các con chơi như thế nào?18=> Qua đó tôi giáo dục trẻ, khi đến lớp ngoan ngoãn, vâng lời cô giáo, khichơi không tranh giành đồ chơi của bạn, không đánh bạn, không xô đẩy, chenlấn nhau, chơi đoàn kết và biết giúp đỡ, nhường nhịn bạn trong lúc chơi để thứsáu được khen thưởng trước lớp và được phát bé ngoan.* Thông qua các tình huống xảy ra trong ngàyKhi trẻ có một hành động đúng lời khen của bố mẹ, cô giáo cổ vũ độngviên kịp thời thì hiệu suất việc làm ấy sẽ tăng lên rất nhiều.Ví dụ: Khi thấy một bạn tronng lớp chia bánh cho bạn khác, cô ra ân cầnhỏi trẻ- Con chia bánh cho bạn hoa phải không?- Cô thấy bạn ấy cười rất tươi, chắc bạn vui lắm đấy- Khi chia sẻ niềm vui với người khác con cảm thấy như thế nào?=> Qua những tình huống xảy ra hàng ngày tôi giáo dục trẻ biết quan tâm,chia sẻ, giúp đỡ những người thân xung quanh.5. Biện pháp 5 : Tổ chức các ngày hội, ngày lễ.Việc tổ chức các ngày hội, ngày lễ cho trẻ là một hình thức giáo dục hiệuquả và sinh động nhất, giúp trẻ được trải nghiệm các cảm xúc tích cực .Thôngqua đó trẻ được học và chia sẻ các kĩ năng sống với cô giáo, bạn bè và cha mẹ .Với quan điểm như vậy nên tôi thống nhất với hai cô giáo và ban phụ huynh lớptừ đầu năm học các kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho các con. Tôi đặc biệtchú ý đến các ngày lễ hội: Ngày 20/10, ngày Tết Trung Thu, Noel, Tết NguyênĐán, ngày 8/3, với mỗi ngày hội chúng tôi cố gắng sử dụng một hình thức tổchức riêng nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động.Ví dụ: Ngày 20/10- ngày phụ nữ Việt NamTrước ngày tổ chức lễ hội chúng tôi cùng trẻ trò chuyện về ý nghĩa ngàyhội, đưa ra ý định, hình thức tổ chức và thăm dò ý kiến của trẻ về món quàtặng bà và mẹ. Sau đó dạy trẻ vẽ tranh chân dung bà và mẹ của mình làm bưuthiếp chúc mừng, giúp trẻ ghi lại cảm xúc, lời chúc của trẻ dành cho bà và mẹ.Cùng trẻ trang trí giấy mời bà và mẹ với lời đề từ ấn tượng: ‘‘Để được quantâm chia sẻ, để được yêu thương và có thể hiểu các con nhiều hơn kính mờibà và mẹ bé tới dự ngày hội 20/10 do lớp C4 tổ chức”.Các bé được ‘‘bí mật” tập luyện những bài hát, bài thơ hay về bà và mẹ.Không thể miêu tả hết cảm xúc của các bé lúc ấy, niềm vui niềm tự hào lấp lánhtrên những khuôn mặt ngây thơ. Dường như các bé cũng hiểu mình đang làmmột việc tốt, ý nghĩa dành tặng cho những người thân yêu.Cũng là ngày hội lớn dành cho phụ nữ, nhưng ngày 8/3 ở lớp C4 lại thậtđặc biệt vì đó là ngày mà các bé gái tuy mới ba tuổi nhưng cũng cảm nhận đượcsự tôn vinh, chia sẻ từ các bạn trai cùng lớp.Các bạn trai làm thiếp tặng các bạngái, cả lớp làm thiếp, hoa về tặng bà, mẹ. Các bé gái ở lớp cũng hát những bàihát để tặng bà, mẹ.19Với chủ đề ‘Gia đình” trong tiếng nhạc rộn ràng từng bé trai tự tin dắtmột người bạn gái ra cúi chào khán giả. Giống như một cuộc thi ” Chúng tôi làchiến sĩ”các bé gái cũng được các cô giới thiệu tên, sở thích và cả năng khiếuriêng nữa, rồi các bé được nghe các bạn trai hát tặng những bài hát mà cả lớpyêu thích. Hồi hộp và thích thú nhất khi từng bạn trai lên tiết lộ ‘‘bí mật” mìnhquí bạn gái nào nhất. Tôi tin rằng các bé gái sẽ không bao giờ quên được giâyphút các bạn trai lên tặng hoa, quà và nói lời chúc mừng bởi vì tôi đọc đượctrong ánh mắt các con niềm vui, tự hào vì được các bạn quan tâm chia sẻ, một sốphụ huynh còn phản hồi lại rằng chưa có bao giờ mà bé nhà mình lại vui như thếkể chuyện ở lớp mãi không chịu ngủ, và ôm chặt em búp bê món quà được cácbạn tặng nói rằng con yêu em búp bê này nhất trên đời.Và còn rất nhiều các hoạt động ngoại khóa chúng tôi đã tổ chức cho các connhư: Tổ chức ngày Tết Trung thu, ngày khai giảng, Noel.. mỗi hoạt động mộthình thức phong phú khác nhau nhưng đều hướng tới một mục đích chung đó làgiáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ tới người thân và bạn bè. Qua mỗi lần tổ chứctôi thấy các bé của lớp mình dường như lớn hơn, chững chạc hơn trong suy nghĩvà cách thể hiện tình cảm, các con có nhiều bạn thân hơn, biết nhường nhịn vàquan tâm đến bạn bè. Những bạn nghỉ học lâu ngày khi đến lớp được các bạnquấn quýt hỏi thăm và giới thiệu các góc chơi mới, đồ chơi đẹp mà các cô và cảlớp mới làm.6. Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh:Có không ít phụ huynh khi gửi con đến trường mầm non là yên tâm giaotrọng trách giáo dục trẻ cho nhà trường mà quên rằng vai trò của cha mẹ là vôcùng quan trọng trong việc phối hợp với nhà trường giáo dục con bởi ‘ cha mẹ là20

Tải về bản full

Từ khóa » Dạy Trẻ Biết Quan Tâm Chia Sẻ