Sáng Kiến Kinh Nghiệm Một Số Biện Pháp Rèn Kỹ Năng Sống Biết ...

  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Liên hệ

Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Trang ChủMầm Non - Mẫu Giáo Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống biết quan tâm chia sẻ cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi ở trường mầm non

 Trong xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, con người cũng bận rộn hơn, gấp gáp hơn. Trong sự bận rộn và gấp gáp ấy, đôi khi vô tình chúng ta bỏ lại phía sau sự yêu thương, chia sẻ của mình đối với người khác trong gia đình, xã hội. Hay nói cách khác, đây chính là sự vô tâm không để ý đến xung quanh. Hơn lúc nào hết chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì chia sẻ và quan tâm vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua nỗi đau của cuộc sống, là sợi dây nhân ái gắn bó người với người, nhà với nhà và quan trọng hơn là gắn kết toàn xã hội.

Trẻ mầm non cần phải học rất nhiều trong những năm đầu đời: Trẻ học cách làm chủ ngôn ngữ học cách nhận biết và đối phó cảm xúc của mình cũng như của người khác. Trẻ học cách xử sự sao cho phù hợp với môi trường xung quanh. Trẻ mầm non cần phải biết hợp tác làm việc để chơi với nhau, sống hòa thuận với trẻ khác trong nhóm, tuy nhiên điều này không dễ dàng với một số trẻ. Sự quan tâm, chia sẻ có thể được biểu hiện chỉ bằng những cử chỉ, thái độ rất đơn giản và gần gũi trong cuộc sống, song lại giúp chúng ta phát hiện được nhiều điều đáng quí của người khác để trân trọng và học tập.

 

docx19 trang | Chia sẻ: hoahong.90 | Lượt xem: 17906 | Lượt tải: 4Download Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng sống biết quan tâm chia sẻ cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênm để trang trí các góc, các buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích thú. Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán dạy trẻ biết thể hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ khi chơi.           Trẻ ít có dịp tiếp xúc tìm hiểu khám phá thiên nhiên, chính vì vậy chúng tôi đã tạo cho các bé được thực hành kỹ năng gieo hạt chăm sóc cây, qua đó giáo dục cho các bé tình yêu thiên nhiên, biết quan tâm bảo vệ môi trường, và đặc biệt qua hoạt động này các bé học được kỹ năng chia sẻ với bạn bè, biết trân trọng thành quả lao động của mình và của bạn. Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, chúng tôi còn thống nhất mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấm áp tràn ngập yêu thương, cô giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có thể an tâm chia sẻ những thắc mắc, băn khoăn cũng như những “bức xúc” rất trẻ con của mình.         Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu muốn dạy bé thành người biết quan tâm chia sẻ thì cô giáo và bố mẹ phải là tấm gương để các bé noi theo và học tập. Chính vì vậy, trước mặt trẻ các cô giáo ở lớp tôi luôn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ cũng như thể hiện tình cảm theo hướng tích cực với chị em đồng nghiệp, với phụ huynh.           Để dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ trước tiên tôi giúp trẻ hiểu quan tâm chia sẻ giúp mang lại niềm vui cho người khác và cho chính mình. Dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ thông qua trò chơi tập thể.           Với trẻ mầm non khả năng giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi dễ dàng, nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới và những đòi hỏi mới của hoạt động học tập, ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp tránh được những xung đột không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, làm nảy sinh ở trẻ lòng vị tha, sự quan tâm đến người khác và trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và muốn học.           VD: Trò chơi 1 “Ném bóng làm quen”           (Trò chơi này sử dụng đầu năm học và các buổi giao lưu với các bạn lớp khác)           Mục đích: Tạo cho trẻ cơ hội nhớ tên của nhau một cách tự nhiên, phát triển sự chú ý của trẻ đến các hoạt động tập thể.           Chuẩn bị:   Phòng rộng                              Một trái bóng cao su nhẹ nhiều màu           Tiến hành: Cô và trẻ ngồi thành vòng tròn. Trước tiên cô giáo nói tên của mình (chào các bạn tôi tên là Minh Anh) sau đó ném bóng cho một trẻ bất kỳ. Trẻ nhận được bóng từ cô giáo sẽ nói tên mình. Cứ như vậy cho đến khi tất cả các trẻ nhớ tên nhau.           Trò chơi 2: Tôi muốn.....như bạn.           Mục đích: Phát triển sự chú ý của trẻ đến những nét đẹp hay tính cách tốt của người khác.           Phát triển ý thức mang cảm xúc tích cực đến cho người khác.           Chuẩn bị: Phòng rộng           Tiến hành: Cô giáo nói với nhóm trẻ: Bạn nào cũng có những nét dễ thương hay tính tốt riêng. Bây giờ chúng ta cùng nghĩ xem người bạn bên cạnh có nét gì đáng yêu nhé.           Sau khi trẻ nghĩ xong, cô giáo yêu cầu từng trẻ nói với người bạn bên cạnh: tôi muốn.......(tóc dài, mắt to, vui vẻ, dễ thương, thông minh...) giống bạn.           Trò chơi 3: Sóng biển rì rào           Mục đích: Phát triển giao tiếp không lời, giao tiếp bằng cử chỉ, động tác           Tạo cảm giác gần gũi thân thiện giữa trẻ với nhau.           Chuẩn bị: Bản nhạc nhẹ hoặc băng ghi âm tiếng sóng Tiến hành: Cô giáo nói với trẻ “Các con đã bao giờ đi tắm biển chưa? Khi những con sóng biển vỗ vào cơ thể chúng ta cảm thấy như thế nào? Sóng biển reo như thế nào? Bây giờ chúng ta thử cùng nhau làm sóng biển nhé! Nào chúng ta cùng tạo tiếng rì rào reo vui của sóng khi mặt trời tỏa ánh nắng trên biển nhé”.           Sau đó cô giáo đề nghị trẻ ôm vai nhau tạo thành vòng tròn đung đưa theo tiếng nhạc hay là la theo tiếng nhạc tạo cảm giác thư thái nhẹ nhàng. Trò chơi 4: Đứng trong tờ báo           Mục đích: Phát triển kĩ năng hợp tác để giải quyết vấn đề                          Phát triển tính sáng tạo           Chuẩn bị: Nhiều tờ báo lớn           Tiến hành: Cô giáo đặt trên sàn một tờ báo lớn và yêu cầu 4 trẻ cùng đứng lên. Sau đó cô sẽ xé bớt một phần của tờ báo và 4 trẻ phải tìm cách dồn nhau vào đứng vừa trong phần còn lại của tờ báo, tờ báo được xé bớt dần, cô giáo có thể gợi ý để trẻ tìm cách không ai bị loại ra như: cõng nhau....           Các nhóm lần lượt chơi hoặc chơi đồng thời ở các góc.           Sau khi kết thúc trò chơi, cô giáo so sánh các tờ báo đã bị xé xem tờ nào có diện tích nhỏ nhất, đội nào cùng nhau đứng trong tờ nhỏ nhất là thắng cuộc. Trẻ tham gia ngoại khoá:           Có thể nói các hoạt động ngoại khóa đặc biệt là việc tổ chức hiệu quả các ngày hội ngày lễ cho trẻ là một hình thức giáo dục hiệu quả và sinh động nhất, giúp trẻ được trải nghiệm các cảm xúc tích cực. Thông qua đó trẻ được học và chia sẻ các kĩ năng sống với cô giáo, bạn bè và cha mẹ.           Với quan điểm như vậy nên tôi thống nhất với hai cô giáo và ban phụ huynh lớp từ đầu năm học các kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho các con. Tôi đặc biệt chú ý đến các ngày lễ hội: Ngày 20/10, ngày Tết Trung Thu, Noel, Tết Nguyên Đán, ngày 8/3, sinh nhật tháng của trẻ, với mỗi ngày hội chúng tôi cố gắng sử dụng một hình thức tổ chức riêng nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động.           Ví dụ: Ngày 20/10 - Ngày phụ nữ Việt Nam           Trước ngày tổ chức lễ hội chúng tôi cùng trẻ trò chuyện về ý nghĩa ngày hội, đưa ra ý định, hình thức tổ chức và thăm dò ý kiến của trẻ về món quà tặng bà và mẹ. Sau đó dạy trẻ vẽ tranh chân dung bà và mẹ của mình làm bưu thiếp chúc mừng, giúp trẻ ghi lại cảm xúc, lời chúc của trẻ dành cho bà và mẹ. Cùng trẻ trang trí bưu thiếp để chúc bà và mẹ với lời đề từ ấn tượng:  “Con chúc mẹ luôn xinh đẹp” hay “ Con chúc bà luôn mạnh khoẻ”           Các bé được “bí mật” tập luyện những bài hát, bài thơ hay về bà và mẹ. Không thể miêu tả hết cảm xúc của các bé lúc ấy, niềm vui niềm tự hào lấp lánh trên những khuôn mặt ngây thơ. Dường như các bé cũng hiểu mình đang làm một việc tốt, ý nghĩa dành tặng cho những người thân yêu.           Chúng tôi cũng chủ đề về bà và mẹ với lời đề từ ấn tượng trên phông sân khấu : “ Con yêu bà yêu mẹ nhất trên đời”. Ngày hôm ấy, giữa ngập tràn bóng và hoa những thiên thần nhỏ của lớp tôi xếp hàng hai bên cửa lớp chào đón các bà và mẹ.  Vào chương trình từng tốp các bé lên hát múa những bài thật hay và ý nghĩa về bà và mẹ, thật bất ngờ và vui khi bà và mẹ được mời tham gia trò chơi “ Bà và mẹ có hiểu con, con có hiểu bà và mẹ” . Kết quả là bé đoán chính xác về sở thích ăn mặc của bà và mẹ hơn là bà và mẹ hiểu sở thích của con. Cả hội trường như nghẹn lại khi nghe bạn minh Hoàng nói về cảm xúc của mình “ Con nhớ mẹ lắm, buổi sáng con thức dậy thì mẹ đã đi làm, buổi tối con đi ngủ mẹ vẫn còn chưa về. Con ước được mẹ dẫn đi chơi công viên, mẹ đưa con đi học”.  Cả ngày bé không được nhìn thấy bóng dáng thân yêu của mẹ vì mẹ bé thường bận công tác xa nhà....và cảm xúc vỡ òa khi các bé chạy đến ôm lấy cổ mẹ mà tặng hoa mà thỏ thẻ lời yêu thương. Thật không hạnh phúc gì bằng, bà vui lắm, mẹ vui lắm.           Bà của bé Phương Linh nghẹn ngào mãi không nói lên lời cảm ơn các cô giáo và các con đã tặng cho các bà và các mẹ một món quà đặc biệt ý nghĩa, trên khuôn mặt của các bà, các mẹ những giọt nước mắt lăn dài vì hạnh phúc. Không thể tin được các bé yêu đã biết quan tâm chia sẻ nhường vậy.           Cũng là ngày hội lớn dành cho phụ nữ, nhưng ngày 8/3 ở lớp 5B2 lại thật đặc biệt vì đó là ngày mà các bé gái tuy mới 5 tuổi nhưng cũng cảm nhận được sự tôn vinh, chia sẻ từ các bạn trai cùng lớp.           Với chủ đề “Hoa tình bạn” trong tiếng nhạc rộn ràng, từng bé trai tự tin dắt một người bạn gái ra cúi chào khán giả. Giống như một cuộc thi sắc đẹp các bé gái cũng được các cô giáo giới thiệu tên, sở thích và cả năng khiếu nữa, rồi các bé được nghe các bạn trai hát tặng những bài hát mà cả lớp yêu thích. Hồi họp và thích thú nhất khi từng bạn trai lên tiết lộ “bí mật” mình quý bạn gái nào nhất. Tôi tin rằng các bé gái sẽ không bao giờ quên được giây phút các bạn trai lên tặng hoa, quà và nói lời chúc mừng bởi vì tôi đọc được trong ánh mắt các con niềm vui, tự hào vì được các bạn quan tâm, chia sẻ, một số phụ huynh còn phản hồi lại rằng chưa có bao giờ mà bé nhà mình lại vui như thế kể chuyện ở lớp mãi không chịu ngủ, và ôm chặt em búp bê món quà được các bạn tặng nói rằng con yêu em búp bê nhất trên đời   Và còn rất nhiều các hoạt động ngoại khóa chúng tôi đã tổ chức cho các con như : Tổ chức sinh nhật tháng tại lớp, rồi ngày Tết Trung Thu, Noel... mỗi hoạt động một hình thức phong phú khác nhau nhưng đều hướng tới một mục đích chung đó là giáo dục cho trẻ biết quan tâm chia sẻ tới người thân và bạn bè. Qua mỗi lần tổ chức tôi thấy các bé của lớp mình dường như lớn hơn, chững chạc hơn trong suy nghĩ và cách thể hiện tình cảm, các con có nhiều bạn thân hơn, biết nhường nhịn nhau và quan tâm đến bạn bè. Bây giờ chỉ cần một thay đổi nhỏ của cô giáo  và các bạn là bé có thể phát hiện ra. Hôm ấy mặc dù rất mệt nhưng tôi vẫn cố gắng đi làm vì vậy không giấu được sự mệt mỏi, tôi rất bất ngờ khi bé Thu Trang chạy tới ôm cổ tôi thì thầm “Cô giáo ốm à con đi lấy nước cho cô uống nhé.” Còn những bạn nghỉ học lâu ngày khi đến lớp được các bạn quấn quýt hỏi thăm và giới thiệu các góc chơi mới, đồ chơi đẹp mà cô và cả lớp mới làm. Quan tâm tới trẻ cá biệt           Đa số trẻ lớp tôi là trẻ trai vì vậy các cháu rất hiếu động thường không tập trung và thích trêu đùa các bạn, thậm chí còn đánh bạn. Để thu hút sự chú ý của các cháu, trước tiên chúng tôi tìm hiểu mong muốn, sở thích của các bé và cùng bé đề ra những quy định chung của lớp như “Không nói to, đoàn kết với các bạn, nhường đồ chơi cho bạn” vào thứ hai hàng tuần. Đến cuối tuần chúng tôi tập trung trẻ lại cho trẻ tự nhận xét xem mình đã thực hiện tốt nội quy chưa. Bé nào tiến bộ sẽ được gắn một ngôi sao trên trán, được cô ghi tên ở bảng vàng bé ngoan của lớp, còn những bé chưa thực hiện được tốt nội quy thì vẫn phải phấn đấu bao giờ ngoan mới được thưởng.           Lớp tôi cũng có một số bé gái sức khỏe yếu, hay nghỉ dài . Vì vậy mỗi  khi đi học đến lớp các bé thường buồn và không tham gia được các hoạt động học tập chung. Để giúp các bé mạnh dạn, thích đi học đến lớp, chúng tôi lôi cuốn bé vào các hoạt động tập thể, khéo léo gợi ý những bé mạnh dạn tự tin như : Minh Anh, Thu Trang, Tuấn Anh đến kết bạn, tạo cho các bé nhiều cơ hội hợp tác chia sẻ như cùng vẽ tranh, nặn quả, làm đồ chơi...dần dần các bé đã quen hơn với môi trường tập thể và thích đi học. Bây giờ bé Minh Anh, Thu Trang, Tuấn Anh được cô giáo và các bạn rất yêu quý vì bé rất ngoan, biết nhường nhịn bạn bè và còn hát hay, múa dẻo, thích được biểu diễn văn nghệ nữa  Đặc biệt lớp tôi có bé Minh Hoàng  hiếu động không kiểm soát được hành vi, đầu năm chúng tôi và mẹ rất khó xử khi suốt ngày phải xin lỗi phụ huynh vì bé đánh bạn. Sau một thời gian tìm hiểu được biết bé sống rất tình cảm thích được chơi cùng các bạn, thích được chơi với các bạn nhưng nếu các bạn chỉ cần phản ứng nhẹ làm bé không đạt được mong muốn là bé có thể quay sang đấm bạn ngay. Chúng tôi chia nhau quan sát và ở bên cháu mọi hoạt động có thể, nếu thấy cháu biểu hiện hiếu động thì nhìn vào mắt cháu và nói “Minh Hoàng không được đánh bạn, không làm bạn buồn nhé”. Đồng thời chúng tôi cũng giải thích cho các bé khác hiểu và chia sẻ với bạn, không khó chịu khi bạn đến gần “Bạn Minh Hoàng  rất yêu quý các con nhưng bạn ấy hay quên, nếu bạn nhỡ tay có làm các đau thì các con nhắc bạn là: Minh Hoàng phải yêu bạn” để bạn không trêu các con nữa nhé!. Nếu cô thấy bạn này đẩy bạn khác, thì cô bảo với bạn bị đẩy nói một cách cương quyết, nhưng ôn tồn với bạn mình những gì bé không thích. Ví dụ: “Mình không thích khi bạn xô đẩy mình như vậy. Cánh tay là để ôm nhau, không phải để đẩy nhau”. Sau một thời gian kiên trì cùng với sự chia sẻ của các bé trong lớp chúng tôi đã giúp bé hòa nhập vui chơi chan hòa cùng các bạn. 4 . Phối hợp với phụ huynh    Có không ít phụ huynh khi gửi con đến trường mầm non yên tâm giao trọng trách giáo dục trẻ cho nhà trường mà quên rằng vai trò của cha mẹ là vô cùng quan trọng trong việc phối hợp với nhà trường giáo dục con bởi “Cha mẹ là những người thầy đầu tiên của bé” ngay cả khi giao bé cho những cô giáo mầm non vai trò của cha mẹ cũng không hề mờ nhạt đi. Cha mẹ cần đi cùng với con suốt quãng đường đời mà những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho bé khi trưởng thành.           Nắm được phương pháp giáo dục của nhà trường, phụ huynh sẽ hiểu rõ những hoạt động của trẻ ở lớp và có thể tham gia đánh giá sự phát triển của trẻ. Mặt khác, phụ huynh cũng đánh giá được cách giáo dục của mình có phù hợp với nhà trường không. Gia đình và nhà trường cần là người bạn đồng hành cùng chí hướng thì việc chăm sóc giáo dục trẻ mới hiệu quả. Và quan trọng hơn là phụ huynh có điều kiện tiếp xúc với môi trường học tập sinh hoạt của trẻ, có điều kiện gần gũi với các cô giáo từ đó tạo sợi dây liên kết giữa nhà trường và gia đình, giúp trẻ được sống trong một môi trường giáo dục tốt, qua đó còn dạy cho trẻ bài học cần phải có mối quan hệ tích cực với những người xung quanh. Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp chúng tôi luôn tiếp xúc phụ huynh với một thái độ tích cực thân thiện và chia sẻ, trao đổi cụ thể với phụ huynh về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểm tâm lý tính cách của cá nhân trẻ, mời phụ huynh vào lớp làm quen với một số sinh hoạt của các con. Bên cạnh đó chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ (qua trao đổi trực tiếp, bảng thông báo, điện thoại) để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin cho cha mẹ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thời có biện pháp giáo dục phù hợp. Và trong buổi họp đầu năm chúng tôi đã tạo cho phụ huynh một bất ngờ thú vị, đó không phải một buổi họp với những văn bản mà yêu cầu như lệ thường mà là buổi chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy trẻ thật sự, phụ huynh được tiếp đón trong một không gian thân mật, ấm cúng và trang trọng. Phụ huynh là những người đầu tiên chia sẻ những mong muốn nguyện vọng của mình khi gửi con ở trường mầm non, còn chúng tôi chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ, giải đáp những băn khoăn thắc mắc của phụ huynh và đưa ra mục tiêu “dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ” phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ và có nhiều đóng góp quý báu. Sau thành công của buổi họp, tôi cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt từ phía các bậc phụ huynh đó chính là sự quan tâm chia sẻ thật sự với lớp, với giáo viên. Tất cả các bậc phụ huynh thường xuyên quan tâm đến các hoạt động của lớp, ủng hộ rất nhiều nguyên vật liệu, những giáo cụ trực quan. Chỉ cần giáo viên thông báo hoặc quan sát thấy các cô và các con bận rộn với việc chuẩn bị cho lễ hội là nhiệt tình giúp đỡ. Thật xúc động biết bao trước hình ảnh các mẹ cùng con miệt mài làm và trang trí ngôi sao, mặt nạ chuẩn bị cho ngày tết trung thu còn các bố thì tập luyện cho các con múa đầu sư tử,. Mâm cỗ trung thu của lớp 5B2 có thể nói là to và đẹp nhất nhì trường cũng hoàn toàn do phụ huynh trang trí và đóng góp. Còn rất nhiều, rất nhiều cac hoạt động khác nữa, trong mỗi bước trưởng thành của các con, trong mỗi thành công của lớp đều chứa đựng tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ của tất cả các bậc phụ huynh. Để phụ huynh có thể phối hợp tốt với chúng tôi trong việc giáo dục trẻ tôi đã sưu tầm rất nhiều tư liệu quý và dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ để phụ huynh tham khảo Ngoài ra lớp tôi cũng thành lập “hòm thư cha mẹ” ở ngoài hành lang trước cửa lớp để phụ huynh góp ý với giáo viên những vấn đề nhạy cảm không tiện trao đổi trực tiếp, khi có ý kiến góp ý tôi đều trao đổi thảo luận nhóm cùng đồng nghiệp tìm ra những phương pháp giải quyết tối ưu, nếu là thư góp ý phê bình thì chúng tôi sẽ gặp trực tiếp phụ huynh và tiếp thu ý kiến một cách cầu thị và lập tức sửa sai. Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo cơ thể còn non yếu và cũng rất hiếu động nên bé thường hay ốm và có thể bị ngã dẫn đến tổn thương cơ thể. Với mỗi trường hợp trẻ bị ốm, bị chấn thương dài ngày phải đi viện chúng tôi đều cùng với ban phụ huynh lớp đến tận nhà hỏi thăm động viên tinh thần cha mẹ và các bé. Những việc làm này tuy nhỏ nhưng cũng để lại trong lòng các phụ huynh những tình cảm tốt dẹp, góp phần thắt chặt sợi dây tình cảm giữa phụ huynh và nhà trường. 3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp Sau một năm dạy trẻ biết “quan tâm chia sẻ” tôi thấy các cháu của lớp tôi có những thay đổi rõ rệt, giờ đây các bé đều rất vui vẻ tự tin khi đến lớp, thân thiết nhau hơn, không còn hiện tượng tranh giành đồ chơi hay đánh bạn nữa, không những thế các bé còn biết quan tâm chia sẻ với cô giáo và bạn bè, người thân. Thật sự với các bé “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. 3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp Sau khi khảo sát các tiêu chí đánh giá trẻ mẫu giáo biết quan tâm chia sẻ với người thân, chia sẻ với bạn bè, kỹ năng sử lý các tình huống đã đạt kết quả STT HỌ VÀ TÊN CÁC TIÊU CHÍ Chia sẻ với người thân Chia sẻ với bạn bè Kỹ năng xử lý tình huống Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt 1 Dương Tùng Anh x x x 2 Ng. Minh Anh x x x 3 Trần Duy Anh x x x 4 Vũ Gia Bảo x x x 5 TrầnViệt Cường x x x 6 Phạm Thu Hương x x x 7 Nguyễn Bích Diệp x x x 8 Ng. Ngọc Duy x x x 9 Ng. Mạnh Dũng x x x 10 Nguyễn Thành Vinh x x x 11 Đỗ Tuấn Đạt x x x 12 Nguyễn Minh Hoàng x x x 13 Đỗ Văn Duy x x x 14 Đỗ Bình Minh x x x 15 Trần Tuấn Anh x x x 16 Đỗ Tú Ly x x x 18 Hoàng Văn Bảo x x x 19 Nguyễn Tiến Trưởng x x x 20 Nguyễn Phương Linh x x x 21 Bùi Thuỳ Chi x x x 22 Lê ĐứcAnh x x x 23 Đỗ Hồng Huế x x x 24 Đỗ Linh Nhi x x x 25 Nguyễn Tuấn Hào x x x 26 Trần MinhNhật x x x 27 Nguyễn Khúc Duy x x x 28 Khúc Thanh Thảo x x x 29 Nguyễn T. Thu Trang x x x 30 Vũ Phương Trang x x x 31 Lê Như Quỳnh x x x 32 Nguyễn Minh Thư x x x 33 Nguyễn Hồng Ngát x x x 34 Lê Văn Quốc Huy x x x 35 Lã Xuân Lộc x x x 36 Vũ Minh Thu x x x 37 Lê Ngọc Anh x x x 38 Thái Minh Hiếu x x x 39 Hoàng Văn Trung x x x 40 Trần Tuấn Thành x x x 41 Đặng Quang Vĩnh x x x 42 Võ Minh Thành x x x 43 Vũ Hoàng Minh x x x 44 Đỗ Quốc Trọng x x x Tổng 44 trẻ 0 trẻ 43 trẻ 1 trẻ 42 trẻ 2 trẻ 100% 0 % 98 % 2% 95 % 5 % Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Giáo viên trong lớp có trình độ trên chuẩn. Cơ sở vật chất : Trang bị đầy đủ tài liệu học, học liệu ti vi, đầu đĩa. Cam kết không sao chép hoặc không vi phạm bản quyền Tôi xin cam đoan sáng kiến "“ Một số biện pháp rèn kỹ năng sống biết quan tâm chia sẻ cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi ở trường mầm non” là do tôi nghiên cứu qua thực tế giảng dạy là giải pháp cải tiến tôi đã thiết kế rất nhiều các hoạt động dựa trên những kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân và tham khảo thêm từ đồng nghiệp và các nguồn tư liệu khác nhau. Nếu xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với nội dung của sáng kiến tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo sở GD&ĐT Thái Bình. Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng thành công khi dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ. Những kinh nghiệm này rất dễ thực hiện và đạt hiệu quả cao tôi rất mong được tổ chuyên môn, các cấp lãnh đạo đóng góp thêm nhiều ý kiến, ý tưởng để bản sáng kiến kinh nghiệm này đạt hiệu quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Cơ quan đơn vị áp dụng sáng kiến Hưng Nhân, ngày 10 tháng 10 năm 2017 Tác giả sáng kiến Khúc Thị Nga

File đính kèm:

  • docxSKKN Ren ky nang song_12176579.docx
Sáng Kiến Liên Quan
  • Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen Môi trường xung quanh

    23 trang | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 2

  • Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

    29 trang | Lượt xem: 2355 | Lượt tải: 1

  • Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến: Một số biện pháp tuyên truyền, vận động phụ huynh chung tay xây dựng lớp xanh – sạch – đẹp tại lớp mẫu giáo lớn A2

    7 trang | Lượt xem: 18131 | Lượt tải: 5

  • Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy trẻ 5 – 6 tuổi những kỹ năng sống cơ bản tại trường mầm non

    20 trang | Lượt xem: 1754 | Lượt tải: 2

  • Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1

    10 trang | Lượt xem: 930 | Lượt tải: 2

  • Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi

    32 trang | Lượt xem: 1910 | Lượt tải: 4

  • Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán

    15 trang | Lượt xem: 12584 | Lượt tải: 1

  • Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy trẻ 5-6 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong Trường mầm non Ninh Vân

    30 trang | Lượt xem: 11318 | Lượt tải: 4

  • Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 4- 5 tuổi phát triển thể chất

    24 trang | Lượt xem: 17555 | Lượt tải: 1

  • Sáng kiến kinh nghiệm Tìm hiểu khả năng thể hiện bố cục tranh vẽ của trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi trong trường mầm non

    20 trang | Lượt xem: 6335 | Lượt tải: 1

Copyright © 2024 SangKienKinhNghiem.org - Thủ Thuật Tin Học

Từ khóa » Dạy Trẻ Biết Quan Tâm Chia Sẻ