DCA Là Gì? Cách Sử Dụng Chiến Lược Trung Bình Hóa Chi Phí đầu Tư

DCA là một trong những phương pháp đầu tư được nhiều người sử dụng và cũng là chiến lược quan trọng tạo nên sự thành công của nhiều sự án đầu tư. Mua rẻ bán đắt là điều mà mọi nhà đầu tư trên thị trường đều cố gắng theo đuổi. Tuy nhiên, việc bắt đáy cổ phiếu là điều rất khó và nhà đầu tư không thể xác định liệu giá cổ phiếu có thể tiếp tục tăng hay giảm.

Chính vì thế, trong cuốn sách “7 phương pháp đầu tư Warren Buffett”, ông cho rằng nhà đầu tư cần học cách kiểm soát cảm xúc và bỏ qua sự biến động liên tục của thị trường hàng ngày. Do đó, vị tỷ phú khuyến khích nhà đầu tư áp dụng phương pháp trung bình giá (Dollar-Cost Averaging) để đạt được lợi nhuận bền vững dài hạn.

1. DCA là gì?

Dollar-Cost Averaging (DCA - chiến lược trung bình giá) là một chiến lược để giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào thị trường. Cụ thể, đây là một chiến lược đầu tư mà trong đó, khoản tiền đầu tư được chia thành các khoản nhỏ hơn và được đầu tư riêng biệt, đều đặn theo các khoảng thời gian định trước như hàng tuần, tháng hay quý cho đến khi hết toàn bộ số vốn.

DCA là gì?

DCA là viết tắc của chiến lược Dollar-Cost Averaging

Mục tiêu của chiến lược là giảm ảnh hưởng của sự biến động đến giá của tài sản mục tiêu; vì giá có thể thay đổi mỗi khi một trong các khoản đầu tư định kỳ được thực hiện. Điều này giúp giảm rủi ro trong việc lỡ mua phải giá đỉnh khi thị trường đang quá cao.

2. Cách thức hoạt động của phương pháp Dollar-cost averaging (DCA)

Cách thức hoạt động của chiến lược đầu tư DCA khá đơn giản. Sau khi đánh giá các yếu tố về giá, loại tài sản và biến động thị trường trong ngắn và dài hạn, nhà đầu tư sẽ phân bổ số vốn ban đầu thành các phần nhỏ hơn rồi đầu tư vào các tài sản tiềm năng đều đặn theo chu kỳ.

Theo đó, nhà đầu tư có xu hướng mua ít cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ hơn khi giá cao và nhiều hơn khi giá thấp. Vì vậy, trước diễn biến bất thường của thị trường, nguồn vốn của nhà đầu tư vẫn được đảm bảo ở mức trung bình khi rủi ro thua lỗ được giảm xuống đáng kể.

Cách thức hoạt động của phương pháp dollar-cost averaging (DCA)

DCA là chiến lược được áp dụng tối ưu trong việc đầu tư

Dưới đây là ví dụ cho cách thức hoạt động của chiến lược DCA khi nhà đầu tư áp dụng mua chứng chỉ quỹ mở cổ phiếu VEOF qua app TOPI với số vốn ban đầu chỉ từ 2.000.000 đồng.

Giả sử nhà đầu tư đầu tư đầu tư 10 triệu vào ngày đầu tiên mỗi tháng vào chứng chỉ quỹ VEOF. Nếu giá VEOF là 19.600 vào tháng 2/2021, bạn sẽ mua số lượng 510 CCQ, tuy nhiên sau đó giá giảm xuống còn 19200 đồng vào tháng 3/2021, nhà đầu tư mua 521 CCQ.

Giá trung bình: 20.000.000/1031= 19398 đồng. Do đó, nếu giá VEOF sau đó tăng và vượt mốc 19.398 đồng, nhà đầu tư đã có lời.

Nếu nhà đầu tư dùng toàn bộ 20.000.000 đồng đầu tư vào chứng chỉ quỹ vào tháng 2, số lượng CCQ mua được là

20.000.000/19600 = 1020.

Nếu giá VEOF vào tháng 3 là 19.400 đồng:

Phương pháp DCA, tổng giá trị tài sản tăng lên: 19.400*1.031= 20.001.400 đồng.

Phương pháp đầu tư toàn bộ 1 lần, tổng giá trị tài sản giảm xuống: 19400*1020= 19.788.000 đồng.

3. Ưu và nhược điểm của chiến lược trung bình hóa chi phí đầu tư

3.1. Ưu điểm

Giảm thiểu rủi ro khi nhà đầu tư đặt lệnh mua sai thời điểm

Bằng cách áp dụng chiến lược DCA, các nhà đầu tư giảm được rủi ro khi họ tránh được các quyết định như mua nhiều hơn khi giá đang tăng hoặc bán ra khi giá giảm. Thay vào đó, chiến lược này buộc các nhà đầu tư phải tập trung vào việc đóng góp một số tiền nhất định mỗi kỳ trong khi bỏ qua sự biến động giá của từng giao dịch mua riêng lẻ.

Giúp nhà đầu tư tập trung vào mục tiêu dài hạn hơn là những biến động ngắn hạn tạm thời

Thị trường sẽ luôn biến động lên xuống và kể cả đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, việc xác định được điểm mua/bán tối ưu trong một thời gian dài là không thể. DCA là phương pháp đầu tư hiệu quả trong dài hạn so với việc canh thị trường để tìm điểm mua/bán.

Thực tế cho thấy rằng có rất nhiều nhà đầu tư lãng phí thời gian phán đoán về thị trường với kỳ vọng mua/bán với giá tốt, tuy nhiên điều này vô hình chung tạo áp lực trong đầu tư, có thể khiến họ quyết định sai lầm (họ có thể tham lam tất tay hoặc sợ hãi không dám phân bổ.

Về lâu dài, việc đầu tư canh thị trường dẫn tới lãng phí thời gian và nguồn lực cho các công việc quan trọng khác mà lợi ích đem lại không mấy đáng kể cho khoản đầu tư của bạn.

Ưu điểm của chiến lược trung bình hóa chi phí đầu tư

DCA mang lại có nhà đầu tư chiến lược giảm thiểu chi phí hiệu quả

Nhà đầu tư không cần dùng đến khoản vốn ban đầu quá lớn

Thay vì đầu tư một lần với số vốn lớn, nhà đầu tư chỉ cần đầu tư một lượng vốn nhỏ đều đặn và theo chu kỳ vào các tài sản như chứng chỉ quỹ. Bằng cách này, nhà đầu tư không cần phải đợi cho đến khi tiết kiệm một số tiền lớn để được hưởng lợi từ sự tăng trưởng của thị trường. Thậm chí khi thị trường có xu hướng giảm, nhà đầu tư vẫn có cơ hội thu về mức lời cao hơn với phương pháp DCA..

Không bị chi phối cảm tính

Trong việc đầu tư, không giữ được tâm lý là điều hết sức phổ biến, tuy nhiên nó cũng mang lại nhiều rủi ro. Với những nhà đầu tư mới tham gia thị trường, chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm đầu tư, lúc này rất dễ bị ảnh hưởng cảm tính. Phương pháp DCA sẽ giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi tâm lý không vững, tránh được tình trạng FOMO trên thị trường, từ đó có một kế hoạch đầu tư thông minh và dài hạn

Tiết kiệm thời gian

Việc theo dõi thị trường và nghiên cứu chiến lược rất mất thời gian và công sức. Điều này cũng không hợp với những nhà đầu tư mới, những nhà đầu tư ít kinh nghiệm. Nếu nhà đầu tư thực hiện theo phương pháp DCA đã đề ra thì sẽ không tốn quá nhiều thời gian để theo dõi những biến động về giá của thị trường, đồng thời có thêm thời gian để gia tăng nguồn thu nhập khác.

Tiết kiệm thời gian

Chiến lược DCA giúp tối ưu hóa thời gian một cách hiệu quả

3.2. Nhược điểm

Chi phí giao dịch cao hơn

Bằng cách mua chứng chỉ quỹ một cách có hệ thống với số lượng nhỏ trong một khoảng thời gian nhất định, nhà đầu tư có nguy cơ phải chịu chi phí giao dịch cao, có thể có khả năng bù đắp lợi nhuận tích lũy từ tài sản lưu động trong danh mục đầu tư.

Ưu tiên phân bổ tài sản

Các nhà phê bình DCA cho rằng một chiến lược đầu tư nên tập trung vào việc phân bổ tài sản mong muốn để quản trị rủi ro. Áp dụng DCA trong đầu tư có thể gia tăng rủi ro vì các thông số phân bổ tài sản mục tiêu sẽ mất nhiều thời gian hơn để đạt được.

Môi trường kinh tế thay đổi theo thời gian; do đó, các nhà đầu tư có thể linh hoạt sắp xếp lại danh mục đầu tư của mình để tránh bị thua lỗ và tận dụng các cơ hội mới.

Nhược điểm của DCA

Nhà đầu tư nên biết cách sử dụng chiến lược DCA một cách thông minh

Tuy nhiên, đối với một nhà đầu tư theo đuổi DCA, cơ hội có thể là không thể đạt được. Điều thận trọng là các nhà đầu tư nên đặt tiền vào tài khoản đầu tư thị trường tiền tệ thu lãi và chờ triển khai có lãi cho các tài sản chiến lược khác trong phân bổ tài sản mong muốn mới.

Lợi nhuận kỳ vọng thấp

Lý thuyết về động lực rủi ro và lợi nhuận rất đơn giản - rủi ro cao - lợi nhuận cao và rủi ro thấp - lợi nhuận thấp. Do đó, việc tuân theo chiến lược DCA để giảm thiểu rủi ro chắc chắn sẽ dẫn đến lợi nhuận thấp hơn.

Thị trường có xu hướng tăng giá theo thời gian và có thể kéo dài hơn so với chiều ngược lại. Do đó, áp dụng phương pháp trung bình hóa chi phí đầu tư có thể mang lại cho nhà đầu tư nhiều khả năng bị mất giá trị tài sản và thu được lợi nhuận ít hơn so với việc đầu tư một lần.

4. Công thức tính trung bình giá DCA

Cách 1: Trung bình giá yếu: Số lượng mua mới sẽ ít hơn vốn ban đầu, khi đó giá trung bình sẽ giảm ít so với giá bán đầu

Ví dụ:

Lần 1 bạn mua 500 cổ phiếu A với giá 50.000đ

Lần 2 bạn mua 100 cổ phiếu A với giá 30.000đ

Khi đó, tổng bạn mua: 600 cổ phiếu

Giá trung bình bây giờ là: (500 x 50.000 + 100 x 30.000) : 600 = 46.666đ

Cách 2: Trung bình giá cân bằng: Khi đó số lượng mua mới sẽ bằng số lượng mua ban đầu. Khi đó giá trung bình mới sẽ bằng (giá mới + giá cũ)/2.

Công thức tính trung bình giá DCA nhanh chóng và chính xác

Cách tính CDA hiệu quả

Ví dụ:

Lần 1 bạn mua 200 cổ phiếu A với giá 50.000đ

Lần 2 bạn mua 200 cổ phiếu A với giá 30.000đ

Khi đó, tổng bạn mua: 400 cổ phiếu

Giá trung bình bây giờ là: (50.000 +30.000)/2 = 40.000đ

Cách 3: Trung bình gia mạnh: Số lượng mua mới sẽ cao hơn vốn mua ban đầu, khi đó giá trung bình sẽ giảm nhiều so với giá ban đầu.

Ví dụ:

Lần 1 bạn mua 200 cổ phiếu A với giá 50.000đ

Lần 2 bạn mua 500 cổ phiếu A với giá 30.000đ

Khi đó, tổng bạn mua: 700 cổ phiếu

Giá trung bình bây giờ là: (200 x 50.000 + 500 x 30.000) : 700 = 35,714đ

5. Cách áp dụng chiến lược DCA hiệu quả

5.1. Khi nào nên áp dụng chiến lược DCA

Chiến lược trung bình giá CDA là một chiến lược dài hạn và bạn cần phải có những kiến thức nhất định về những biến động trong tương lai của thị trường, đặc biệt là thị trường chứng khoán.

Khi nào nên áp dụng chiến lược DCA

Thời điểm áp dụng chiến lược DCA hiệu quả

Lưu ý:

- Khi thị trường đang trong giai đoạn downtrend thì bạn không nên áp dụng DCA, bởi khi đó rất dễ cháy tài khoản và bị lỗ nặng hơn. - Khi thị trường có hiện tượng Pump mạnh thì chiến lược DCA cũng không mang lại nhiều hiệu quả, bởi nó sẽ làm giảm lợi nhuận của bạn.

Vậy khi nào chiến lược DCA có hiệu quả:

- Bạn nên áp dụng chiến lược DCA khi thị trường đang trong xu hướng

- Thị trường đang có những dấu hiệu chỉnh giảm

- Khi thị trường đang trong ngưỡng hỗ trợ mạnh ở phía dưới

5.2. Cách áp dụng chiến lược DCA

- Quyết định số tiền bạn muốn đầu tư. Đó có thể là khoản tiền đầu tư trong một lần hoặc có thể là số tiền bạn định đầu tư theo lịch trình đều đặn vô thời hạn.

- Quyết định tần suất bạn muốn đầu tư, nó có thể là hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc bất kỳ khoảng thời gian nào bạn muốn.

- Quyết định số kỳ bạn muốn chia nhỏ khoản đầu tư. Một lần nữa, nó có thể là một vài lần, hoặc nó có thể là sự bắt đầu của một thói quen lâu dài.

- Quyết định số tiền đầu tư vào mỗi khoảng thời gian. Hãy chia số tiền cho số kỳ. Nếu đó là một kế hoạch đầu tư vô thời hạn, hãy lập ngân sách mà bạn có thể chi trả một cách đáng tin cậy.

- Hãy kiên trì với kế hoạch, bất kể thị trường hoạt động vào một ngày hoặc một tuần cụ thể nào.

Cách áp dụng chiến lược DCA hiệu quả

Các bước áp dụng DCA hiệu quả trong quá trình đầu tư

6. Những đối tượng phù hợp với chiến lược DCA

- Những người đầu tư vốn nhỏ: Với những phương pháp như đầu tư lướt sóng thì sẽ gặp rất nhiều rủi ro, đặc biệt khi thị trường đang trong nhịp giảm. Khi đó chiến lược DCA lại tỏ ra rất hiệu quả cho những nhà đầu tư có số vốn nhỏ và chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình đầu tư.

- Những người có mức độ rủi ro thấp: Với những người có khẩu vị rủi ro thấp, đầu tư trong dài hạn thì phương pháp DCA có thể sẽ là phương pháp tối ưu vốn đầu tư cũng như lợi nhuận cho khách hàng.

- Những người không có thời gian theo dõi thị trường: Với những người đầu tư chứng khoán như là cách tiết kiệm trong tương lai và không có thời gian theo dõi thị trường thì nên áp dụng chiến lược DCA để tranh được những rủi ro không đáng có.

Không có một cách đầu tư đúng đắn. Nhưng nếu bạn là một nhà đầu tư đang tìm cách tăng giá trị tài sản ròng của mình nhưng lo lắng rằng bạn có thể bị dụ dỗ, dành nhiều thời gian canh thị trường để đặt lệnh mua tài sản như chứng chỉ quỹ, chiến lược trung bình hóa chi phí đầu tư có thể là một cách hiệu quả để xây dựng danh mục đầu tư.

Với những thông tin trên Topi mong rằng bạn sẽ hiểu được chiến lược DCA là gì? cũng như biết cách trung bình hóa chi phí đầu tư một cách hiệu quả. Chúc bạn thành công!

Từ khóa » Chiến Lược Dca