Để Cây Gai Xanh Trở Thành Sản Phẩm Nông Nghiệp Chủ Lực Của Tỉnh
Có thể bạn quan tâm
Sơ chế gai tại Nhà máy Sản xuất sợi dệt An Phước (Công ty CP Đầu tư phát triển sản xuất và Xuất nhập khẩu An Phước) xã Cẩm Tú (Cẩm Thủy). Ảnh: Trần Hằng
Tháng 6-2017, Công ty CP Đầu tư phát triển sản xuất và Xuất nhập khẩu An Phước (Công ty An Phước) đã được Dự án FIRST Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tài trợ tiểu dự án: Làm chủ công nghệ trồng và chế biến tơ sợi chất lượng cao từ cây gai xanh phục vụ cho ngành dệt may với công suất 2.500 tấn/năm trong thời gian 28 tháng (từ tháng 6-2017 đến 30-9-2019). Công ty An Phước quyết định chọn lựa Thanh Hóa để triển khai Dự án FIRST bắt đầu từ nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh về bảo hộ tài sản trí tuệ, xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm bánh gai xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân. Để nâng tầm thương hiệu Bánh gai Tứ Trụ gắn với phát triển làng nghề truyền thống địa phương, năm 2014, Sở KH&CN đã ký hợp đồng với UBND huyện Thọ Xuân thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh: Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Bánh gai Tứ Trụ cho sản phẩm bánh gai xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Sau 2 năm thực hiện, dự án thành công ngoài mong đợi, thương hiệu Bánh gai Tứ Trụ được Sở KH&CN mang đến các sự kiện kết nối cung cầu khoa học công nghệ do Bộ KH&CN tổ chức năm 2016. Tôi cũng không dám chắc, có phải vì mùi thơm ngon đặc sắc hương vị lá gai của Bánh gai Tứ Trụ Thọ Xuân, hay nguyên nhân gì khác, mà sau câu chuyện với chị Đỗ Thị Thúy Chủ tịch HĐQT Công ty An Phước, thì niềm vui đến với người làm nông nghiệp xứ Thanh thật bất ngờ: Công ty An Phước chọn lựa Thanh Hóa là địa điểm chính để triển khai Dự án Làm chủ công nghệ trồng và chế biến tơ sợi chất lượng cao từ cây gai xanh phục vụ cho ngành dệt may với công suất 2.500 tấn/năm. Đây là một cơ hội tốt nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ theo chuỗi giá trị, tạo chuyển biến đột phá từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang làm kinh tế nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Việc phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh bước đầu đã đem lại hiệu quả, cho thu nhập cao gấp 2 đến 3 lần so với cây trồng khác trên cùng một đơn vị diện tích. Bên cạnh lợi ích kinh tế rõ rệt, cây gai xanh còn có tác dụng phục hồi đất rất lớn. Do đó, cây gai xanh được xem là hướng phát triển cây trồng mới, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân và cải tạo, phục hồi chất lượng đất nông nghiệp. Kết quả sản xuất thử từ vụ thu đông 2017 - xuân hè 2018 tại Thanh Hóa cho thấy: Giống gai xanh AP1 ổn định về mặt di truyền, sinh trưởng tốt, đẻ nhánh khỏe, thân thẳng, ít đốt, không phân cành và có nhiều đặc tính ưu việt, chất lượng xơ tốt đáp ứng được yêu cầu về nguyên liệu thô cho Nhà máy Sản xuất sợi dệt An Phước, xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy. Giống gai AP1 nhiễm nhẹ hoặc rất nhẹ sâu bệnh gây hại và có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện bất thuận môi trường như hạn, nóng, lạnh. Trồng gai xanh AP1 đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các cây trồng khác như mía, ngô và sắn.
Hiện việc thu hoạch, sơ chế sợi gai thủ công đang được áp dụng ở các hộ gia đình. Để tách vỏ khỏi thân cây gai đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm vì sợi gai không dễ dàng bị tách ra khỏi các mô gỗ bằng cách giầm như phương pháp thu sợi ở các loại cây khác như lanh, gai dầu hay đay. Tách vỏ là quá trình tách phần bẹ ra khỏi thân gai, sợi gai nằm ở phía trong cùng của phần bẹ. Gai sau khi cắt phải bóc và cạo ngay kẻo khô nhựa, trường hợp diện tích lớn không bóc và cạo kịp thì cũng không được để quá 3 ngày kể từ ngày cắt, với điều kiện giữ cây thật tươi bằng cách tuốt sạch lá, bó thành bó xếp đứng, rưới nước và có mái che. Chế biến gai là một khâu tốn nhiều công nhất trong nghề trồng gai. Cạo thủ công giỏi 1 công chỉ cạo được khoảng 5 kg. Sau khi cắt gai phải chăm sóc liền tay (làm cỏ, xới xáo, bón thúc) tốn khoảng 60 70 công/ha, đối với mỗi lứa thu hoạch và chăm bón phải thực hiện trong vòng 3 ngày. Các công việc từ cắt đến bóc cạo phải hoàn thành trong 5 ngày. Hàng năm thu hoạch 4 - 5 lần/năm, vì vậy nhu cầu lao động với số lượng lớn cho khâu thu hoạch và tuốt vỏ gai đang là khó khăn, thách thức lớn đối với việc phát triển vùng nguyên liệu gai.
Thu hoạch, sơ chế sợi gai bằng máy sơ chế vỏ gai SC2019 (tuốt vỏ gai) do Công ty An Phước cung cấp, với quy trình đơn giản là: Nắm một lượng thân cây nhất định bằng cả hai tay, đưa phần ngọn vào máy tuốt, di 2 - 3 lần, 70% lượng thân lá cây gai sẽ được hai quả lô máy tuốt tách ra khỏi vỏ, sau đó đảo chiều đưa phần gốc vào máy, di 2 - 3 lần để tuốt nốt vỏ còn lại. Người đứng máy phải đeo bảo hộ găng tay để nắm chắc sản phẩm vỏ gai đã tách được. Vỏ sau khi tách được đem phơi hoặc vận chuyển vào lò sấy. Nếu phơi cần lưu ý phơi mỏng vỏ lên sào hoặc dây phơi, tránh đảo lộn xoắn vỏ bẹ. Năng suất tuốt vỏ gai bằng máy SC2019 đạt 1,5 - 2 tấn cây gai tươi/máy/giờ. Do đó, việc tiếp tục cải tiến máy tuốt vỏ gai theo hướng tăng tính tự động và công suất lớn sẽ góp phần thúc đẩy chương trình sản xuất và chế biến sợi gai trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Để phát triển vùng trồng cây gai xanh nguyên liệu, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1484/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ nhà máy sợi dệt tại xã Cẩm Tú đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn 12 huyện. Đến năm 2021, phạm vi của đề án đã được mở rộng lên thành 18 huyện theo Quyết định số 3820/QĐ-UBND tỉnh. Mục tiêu của đề án xác định đến năm 2025, diện tích trồng cây gai xanh của toàn tỉnh đạt 6.457 ha, năng suất bình quân 110 tấn gai tươi/ha/năm, tổng sản lượng trên 700.000 tấn/năm và ổn định đến năm 2030, cơ bản đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy sợi dệt tại xã Cẩm Tú.
Mặc dù tỉnh Thanh Hóa đã ban hành một số chính sách nhằm khuyến khích phát triển mở rộng diện tích cây gai xanh nguyên liệu (Nghị quyết số 385/2021/NQ-HĐND ngày 24-4-2021 và Nghị quyết 116/2021/NQ-HĐND ngày 17-7-2021 của HĐND tỉnh Thanh Hóa). Tuy nhiên, việc phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Đến hết tháng 3-2022, tổng diện tích trồng cây gai xanh mới đạt 670 ha, bằng 10% kế hoạch, chỉ đáp ứng được 15 - 20% nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến sợi An Phước; quy mô vùng nguyên liệu manh mún, nhỏ lẻ, chưa hình thành được vùng nguyên liệu lớn. Bên cạnh đó, với việc định hướng phát triển vùng nguyên liệu quy mô lớn, phân bố ở các địa phương có tính chất thổ nhưỡng khác nhau, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có các nghiên cứu cũng như các giải pháp kỹ thuật phù hợp với từng loại đất ở từng khu vực, từng địa phương cũng là một nguyên nhân gây khó khăn trong việc phát triển diện tích vùng nguyên liệu. Một nguyên nhân khác của tình trạng trên là do chưa có giải pháp giải quyết thiếu hụt nguồn nhân lực và ứng dụng KH&CN trong khâu thu hoạch sơ chế. Như đã tính toán trên, nếu thu hoạch và sơ chế như hiện nay, thì số lượng lao động tốn hàng trăm công cho 1 ha. Trong khi đó, lao động tại khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh ngày càng thiếu hụt do một số lượng lớn nhân công đã đi làm ở các tỉnh khác hoặc đi làm ở các nhà máy công nghiệp trên địa bàn. Chính vì vậy đã dẫn đến thiếu hụt lớn nguồn nhân lực để tạo động lực cho phát triển vùng nguyên liệu cũng như sơ chế thành phẩm cây gai.
Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để tiếp tục đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh trên địa bàn tỉnh, phấn đấu bình quân mỗi năm trồng mới 1.500 ha cây gai xanh, đến năm 2025 toàn tỉnh đạt 6.457 ha cây gai xanh trở lên, đáp ứng đủ nhu cầu của nhà máy, thời gian tới, các ban, sở, ngành liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh trên địa bàn tỉnh (Công văn số 604-CV/TU ngày 12-4-2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy). Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ thúc đẩy tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng nguyên liệu cây gai xanh quy mô lớn, thông qua việc chuyển đổi diện tích đất trồng cây lâu năm hiệu quả thấp sang trồng gai; áp dụng các hình thức cho thuê, chuyển nhượng, liên kết để hình thành cánh đồng gai quy mô lớn, thâm canh đồng bộ cho năng suất, chất lượng cao, đặc biệt là khâu chăm sóc, thu hoạch và sơ chế cây gai xanh. Nghiên cứu cơ chế phối hợp giữa các doanh nghiệp hiện có vùng canh tác rộng đang trồng cao su, sắn, mía kém hiệu quả chuyển sang trồng cây gai xanh quy mô lớn. Đổi mới mô hình liên kết trồng, thu hoạch và sơ chế cây gai xanh theo hướng chuyên môn hóa các khâu trong quá trình sản xuất thông qua việc đầu tư đổi mới máy móc, dây chuyền công nghệ tuốt vỏ gai tập trung với quy mô công suất lớn, giảm thiểu tối đa nhân công lao động. Các doanh nghiệp, HTX dịch vụ nông nghiệp có thể đầu tư hệ thống máy tuốt vỏ gai công suất lớn, kèm modul sấy khô để thực hiện tập trung cho khâu thu hoạch và sơ chế cây gai là khâu sử dụng nhiều lao động nhất. Tăng cường tự động hóa, cơ giới hóa nhằm giảm nhân công và cường độ lao động trong khâu thu hoạch, sơ chế nguyên liệu gai. Khuyến khích và ưu tiên các đơn vị đề xuất đặt hàng các đề tài, dự án KH&CN về cơ giới hóa đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình thu hoạch sơ chế cây gai.
Từ khóa » Cây Gai Xanh Là Cây Gì
-
Quy Trình Trồng, Chăm Sóc, Thu Hoạch, Sơ Chế Cây Gai Xanh AP1
-
Tiềm Năng Phát Triển Cây Gai Xanh AP1 Tại Việt Nam - Viramie
-
Cây Gai Xanh | Tác Dụng Cây Lá Gai | địa Chỉ Bán Lá Gai
-
Cây Gai Xanh - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Gai Xanh - Cây Trồng Tiềm Năng để Phát Triển Tại Bắc Kạn
-
Gai Xanh - Lựa Chọn Tiềm Năng: Những Người Tiên Phong ở Xứ Thanh
-
Cây Gai Xanh Là Cây Gì Mà được Dự Báo Rất “hot” Trong Thời Gian Tới?
-
Trồng Cây Gai Xanh AP1, Thu 100 Triệu/ha | VTC16 - YouTube
-
Cây Gai Xanh Mở Hướng đi Mới Cho Nông Dân
-
Cây Gai Xanh, Có Nhiều ở Việt Nam Có Gì đặc Biệt?
-
Cây Gai Xanh - Hướng đi Mới Giúp Người Nông Dân Thoát Nghèo Bền ...
-
Gai Xanh - Cây Trồng "cứu Cánh" - Điền Xanh
-
Phát Triển Cây Gai Xanh Lấy Sợi - Hướng Chuyển đổi Cây Trồng Mới Tại ...