Để Chẩn đoán U Phổi Cần Phải Làm Những Xét Nghiệm Gì?

U phổi là một trong những bệnh lý có rất ít các triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Đặc biệt là ở giai đoạn sớm của bệnh có thể không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Vậy phải làm những xét nghiệm gì để chẩn đoán xác định bệnh?

U phổi là gì?

U phổi là sự sinh sản và tăng trưởng một cách không kiểm soát của các tế bào bất thường trong phổi, thường là các tế bào lót ống dẫn khí. Khi các tế bào khối u gia tăng, chúng gây cản trở đến các chức năng của phổi. Các tế bào này có thể sẽ từ phổi lan dần đến tuyến hạch quanh khí quản, sang lá phổi đối diện, đến xương, não, gan và đến những bộ phận khác trong cơ thể, gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

U phổi là bệnh như thế nào?

U phổi là bệnh như thế nào?

U phổi rất khó phát hiện vì không có dấu hiệu điển hình nhận biết bên ngoài. Bệnh bao gồm có 2 loại chính là: U phổi lành tính và u phổi ác tính. Đối với cả 2 loại thì việc phát hiện bệnh càng sớm sẽ đem lại hiệu quả chữa bệnh càng cao.

>>> Xem thêm: U phổi - Căn bệnh đang có tỷ lệ tử vong rất cao hiện nay!

Bị u phổi có nguy hiểm không?

U phổi lành tính là những khối u phát triển tại chỗ, không lan tràn hay xâm lấn đến các mô, cơ quan khác trong cơ thể. Ngược lại, u phổi ác tính là khối u phát triển kèm xâm lấn và có thể phát triển ở những bộ phận khác của cơ thể. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời, tính di căn của u phổi ác tính diễn ra rất nhanh. Đây là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi giới tính, mọi lứa tuổi, nghĩa là ai cũng có nguy cơ mắc bệnh và là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cao ở cả hai giới.

Các xét nghiệm nào được thực hiện trong chẩn đoán u phổi?

Đối với các trường hợp như khối u ở dạ dày, vú hay cổ tử cung… đều có phương pháp hiệu quả trong chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, đối với khối u phổi, rất nhiều trường hợp, giai đoạn đầu bệnh không biểu hiện triệu chứng. Đặc biệt, có rất nhiều trường hợp không phát hiện ra bệnh ở giai đoạn sớm nếu chỉ nhìn kết quả xét nghiệm chụp X-quang hoặc xét nghiệm sàng lọc ung thư thông thường.

Hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán và làm xét nghiệm sau khi được chuyên gia thăm khám với các triệu chứng như: Ho dai dẳng, khó thở, thở khò khè, ho ra máu, thường xuyên đau ngực hoặc vai, khàn giọng hay nặng tiếng, giảm cân không rõ nguyên nhân, ăn không ngon và cơ thể thường xuyên mệt mỏi.

Một số các xét nghiệm cần thiết trong chẩn đoán và điều trị u phổi là:

Chụp X-quang phổi: Có thể phát hiện u phổi, nhưng với những tổn thương nhỏ đôi khi không thấy.

Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực (CT) hoặc PET-CT: Có thể phát hiện u phổi bao gồm các thông tin như: Kích thước, vị trí, mức độ xâm lấn của khối u, kể cả những tổn thương nhỏ, ngoài ra có thể thấy hạch trung thất, tổn thương di căn phổi, màng phổi. Bên cạnh đó, đây còn là một trong những xét nghiệm giúp định hướng trong sinh thiết xuyên thành ngực để chẩn đoán xác định mô bệnh học ung thư phổi.

Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực

Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực

Tổng đà i

Soi phế quản: Có thể quan sát được khối u xuất phát từ phế quản và thực hiện được các kĩ thuật để lấy bệnh phẩm làm tế bào học, mô bệnh học như sinh thiết phế quản, chải rửa phế quản, sinh thiết phế quản xuyên thành ở vùng tương ứng với khối u.

Xét nghiệm mô bệnh học: Giúp chẩn đoán xác định thông qua bệnh phẩm được lấy từ nội soi phế quản, hoặc qua sinh thiết xuyên thành ngực từ cắt lớp vi tính.

Xét nghiệm tế bào học: Chọc hút tế bào hạch, chọc dò dịch màng phổi giúp tìm tế bào khối u ác tính.

Một số xét nghiệm đánh giá tình trạng di căn có thể được thực hiện với các trường hợp mắc u phổi ác tính bao gồm:

- PET/CT: Giúp đánh giá chính xác các tổn thương di căn, từ đó chẩn đoán đúng giai đoạn bệnh.

- Xạ hình xương: Phát hiện các tổn thương di căn xương.

- Chụp cộng hưởng từ sọ não: Phát hiện di căn não.

- Siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính bụng: Phát hiện ổ di căn gan, thượng thận…

Như vậy, chẩn đoán xác định bệnh dựa trên triệu chứng lâm sàng phối hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng bao gồm: Chụp X - quang, cắt lớp vi tính, nội soi phế quản, kết hợp với kết quả mô bệnh học, tế bào học các bệnh phẩm lấy qua nội soi phế quản, sinh thiết, chọc hút qua thành ngực, dịch màng phổi, hạch thượng đòn... Đây là những tiêu chuẩn vàng giúp xác định bệnh u phổi.

>>> Xem thêm: Các phương pháp điều trị u phổi hiện nay là gì và có những tác dụng phụ nào cần lưu ý!

Bước đi mới trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa u phổi nhờ sản phẩm thảo dược thiên nhiên

Bên cạnh bước tiến mới trong chẩn đoán bệnh u phổi, các phương pháp điều trị hiện nay cũng đang được nghiên cứu và phát triển không ngừng cả về hiệu quả và mức độ an toàn. Đối với Tây y, các phương pháp hóa trị, xạ trị, phẫu thuật giúp người mắc có thêm cơ hội sống, song vẫn còn gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Bởi lẽ đó, mà gần đây, xu hướng kết hợp sử dụng hoạt chất có trong thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh đang phát triển mạnh mẽ. Tiêu biểu như hoạt chất Lunasin - chiết xuất từ đậu tương. Đây là kết quả nghiên cứu từ dự án chuyển giao DA17/09 của Bộ Y Tế. Sau khi được phát hiện tại một trường đại học ở Mỹ, đã có hàng loạt những nghiên cứu về tác dụng của hoạt chất này. Cụ thể, Lunasin giúp ngăn ngừa sự tăng sinh bất thường của tế bào, từ đó ức chế sự phát triển của tế bào khối u hiệu quả. Bên cạnh đó, Lunasin còn có nhiều tác dụng khác như chống oxy hóa, giảm viêm nhiễm, chống đột biến gen,... giúp hỗ trợ tốt cho việc điều trị các loại khối u, trong đó có u phổi.

Để nhanh chóng đưa vào thực tiễn giúp hỗ trợ điều trị bệnh, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung có thành phần chính là Lunatumo (Hỗ hợp của Soy protein chứa Lunasin, Cao Khổ sâm bắc và chiết xuất Thyme - Cỏ xạ hương).

Bên cạnh đó, sản phẩm còn bao gồm nhiều thảo dược có tác dụng hỗ trợ như:

Chiết xuất Thyme - Cỏ xạ hương: Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh rằng cỏ Xạ Hương có tác dụng chống viêm, giảm đờm, kháng khuẩn hiệu quả. Đây cũng là một trong những thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị, giảm nhẹ triệu chứng của bệnh u phổi.

Cao Khổ sâm bắc chứa nhiều alcaloid thuộc nhóm quinolizidin, trong đó chủ yếu là matrin và oxymatrin đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm, kháng u an toàn, hiệu quả.

Một số thảo dược làm tăng hiệu quả điều trị u phổi như: Cao Quả khế giúp thanh nhiệt, giải độc; Cao Hoàng kỳ giúp chữa ho, gây độc với các tế bào khối u, Cao Bồ Công anh chứa Lupeol đã được nghiên cứu là có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống ung thư hiệu quả.

Như vậy, Tumolung là lựa chọn hữu hiệu dành cho những trường hợp mắc u phổi, trước, trong và sau khi điều trị phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có thể được sử dụng với tác dụng phòng ngừa ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc u phổi, bao gồm: Người hút thuốc lá nhiều, người sống trong môi trường ô nhiễm, người sống trong gia đình có tiền sử bị u phổi.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung

Sản phẩm có sử dụng nguyên liệu Soy protein chứa Lunasin thuộc dự án chuyển giao công nghệ DA17/09 của Bộ Y Tế.

>>> Xem thêm: Điều trị u phổi ở đâu tốt nhất? Chi phí chữa trị là bao nhiêu?

Chuyên gia tư vấn

Tại Việt Nam, u phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong các loại khối u, đặc biệt là u phổi ác tính. Chính vì vậy, khi không may mắc bệnh, điều đầu tiên người mắc mong muốn được giải đáp đó là: Bị u ở phổi có chữa được không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng theo dõi những tư vấn đến từ chuyên gia Phan Văn Dân qua nội dung video dưới đây:

Để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến bệnh u phổi và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006302 hoặc hotline (zalo/ viber): 0916751651/ 0916767653.

Hoàng Hải

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Từ khóa » Chẩn đoán Td U Phổi Là Gì