Xét Nghiệm Ung Thư Phổi Gồm Những Loại Nào?

1. Ung thư phổi là bệnh lý như thế nào?

Khi các tế bào bất thường sinh sản và tăng trưởng không kiểm soát sẽ sinh ra Ung thư phổi, làm chức năng của phổi bị ảnh hưởng. Một thời gian sau chúng có thể lan sang lá phổi bên cạnh, hạch xung quanh khí quản và nhiều bộ phận khác của cơ thể. Điều đáng nói là bệnh không có dấu hiệu đặc biệt nên rất khó phát hiện. Hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn cuối, khả năng di căn rất nhanh.

Bệnh ung thư phổi có chiều hướng gia tăng, di căn nhanh chóng

Bệnh ung thư phổi có chiều hướng gia tăng, di căn nhanh chóng

Triệu chứng thường gặp nhất của người bị ung thư phổi là ho trong thời gian dài, ho có lẫn máu và đờm, ngực đau, thở ngắn. Sau một thời gian ho, người bệnh sẽ thở nông, sút cân nhanh chóng, khó nuốt, giọng khàn, thở khò khè, xương đau, tràn dịch màng phổi.

Ung thư phổi gồm 2 loại chính:

- Ung thư phổi không tế bào nhỏ với 4 giai đoạn

- Ung thư phổi tế bào nhỏ

2. Các loại xét nghiệm ung thư phổi

2.1. Xét nghiệm mô bệnh học

Xét nghiệm này được thực hiện từ mẫu bệnh phẩm trong quá trình nội soi phế quản. Hoặc bệnh phẩm cũng có thể lấy trong quá trình sinh thiết xuyên thành ngực dưới dẫn cắt lớp vi tính.

2.2. Xét nghiệm tế bào học

Đây là quá trình chọc hút tế bào hạch, chọc dò dịch màng phổi để tìm ra tế bào ác tính.

2.3. Soi phế quản

Thực hiện nội soi phế quản giúp nhận biết được khối u xuất phát từ phế quản đồng thời lấy được mẫu bệnh phẩm để làm 2 xét nghiệm nêu trên.

2.4. Chụp X-quang và chụp CT cắt lớp vi tính

- Chụp X-quang phổi: ít hiệu quả đối với những tổn thương nhỏ, một số trường hợp có thể phát hiện u phổi.

- Chụp CT cắt lớp vi tính: phát hiện vị trí, kích thước, mức độ xâm lấn của u phổi; tình trạng di căn, hạch trung thất; định hướng sinh thiết xuyên thành ngực để chẩn đoán mô bệnh học.

2.5. Xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi

- Cyfra 21 - 1

Xét nghiệm có tác dụng hỗ trợ chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ, người có bệnh phổi lành tính thì chỉ số Cyfra 21 - 1 thường dưới 3.3 µg/L.

Cyfra là một trong những xét nghiệm ung thư phổi cần thực hiện

Cyfra là một trong những xét nghiệm ung thư phổi cần thực hiện

- Xét nghiệm NSE

NSE là xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ. Theo đó, NSE huyết thanh hoặc huyết tương sẽ được định lượng bằng phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang trên máy phân tích miễn dịch. 72% trường hợp ung thư phổi tế bào nhỏ có mức độ NSE huyết thanh tăng >25 ng/mL nhưng các thể ung thư phổi khác chỉ tăng khoảng 8%. Độ ngày chẩn đoán của xét nghiệm này tăng theo mức độ bệnh ở bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ.

- Xét nghiệm ProGRP

Nếu nghi ngờ ung thư phổi tế bào nhỏ hoặc phân biệt loại ung thư này với các loại ung thư phổi khác, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm ProGRP. So với xét nghiệm NSE thì ProGRP là xét nghiệm dấu ấn có độ nhạy cao hơn, giúp chẩn đoán phân biệt với các khối u khác của phổi. Xét nghiệm đặc biệt hữu dụng với những trường hợp không thể sinh thiết khối u phổi.

- CEA

29% bệnh nhân ung thư phổi thực hiện xét nghiệm cho chỉ số CEA cao hơn 10 ng/mL (người bình thường chỉ số CEA ở mức 0 - 2.5 ng/mL)

- CA 19 - 9

Đây là kháng nguyên có ở tế bào tuyến của nhiều tạng trong đó bao gồm phổi. Xét nghiệm này ít có giá trị trong phát hiện sớm vì khoảng 50% trường hợp bị ung thư phổi không cho kết quả gia tăng chỉ số CA 19 - 9

2.6. Một số xét nghiệm khác

Trong một số trường hợp cần thiết, người bệnh cũng có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm ung thư phổi sau:

- Xét nghiệm máu SCC, CEA, Cyfra 21-1 chỉ điểm khối u.

- Xạ hình xương có tác dụng phát hiện tổn thương di căn xương.

- Chụp cộng hưởng từ sọ não để phát hiện tình trạng di căn não.

- Siêu âm bụng hoặc chụp cắt lớp vi tính bụng để phát hiện tình trạng di căn thượng thận, gan,…

3. Quy trình chẩn đoán ung thư phổi

Bệnh lý này sẽ được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng và kết quả của xét nghiệm ung thư phổi đã thực hiện. Quy trình chẩn đoán bệnh thực hiện qua các bước như sau:

- Bước 1: Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân xem yếu tố nguy cơ: tiền sử gia đình có người ung thư phổi, tiền sử hút thuốc lá,... Sau đó bác sĩ thực hiện khám lâm sàng bằng cách kiểm tra hạch bạch huyết ở cổ và ngực của người bệnh.

- Bước 2: Nếu bị nghi ngờ ung thư phổi, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện những xét nghiệm cần thiết để giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý.

Thực hiện xét nghiệm máu để chẩn đoán ung thư phổi

Thực hiện xét nghiệm máu để chẩn đoán ung thư phổi

- Bước 3: Dựa trên kết quả thu được ở các xét nghiệm trong bước 2, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh cho từng bệnh nhân.

4. Nên xét nghiệm ung thư phổi ở đâu?

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong số ít địa chỉ y tế ngoài công lập được đánh giá cao về dịch vụ xét nghiệm ung thư phổi bởi:

- Sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản và kinh nghiệm lâu năm.

- Hợp tác chuyên môn với nhiều bệnh viện tuyến trung ương để đem lại kết quả chẩn đoán, điều trị hiệu quả cho bệnh nhân.

- Có đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại để chẩn đoán xác định bệnh trong thời gian ngắn, giúp việc định hướng điều trị của bác sĩ diễn ra thuận lợi hơn.

- Dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng.

Chính những ưu điểm vượt trội từ nhân lực cho đến cơ sở vật chất này đã giúp cho chúng tôi xây dựng được niềm tin, phục vụ được tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe từ người bệnh.

Bất kỳ thời điểm nào, khi cần được tư vấn hoặc giải đáp thắc mắc về dịch vụ xét nghiệm ung thư phổi tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, chỉ cần nhấc máy gọi trực tiếp tới hotline hoạt động 24/7 của chúng tôi: 1900 56 56 56, bạn sẽ được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

Từ khóa » Chẩn đoán Td U Phổi Là Gì