đề Chuẩn Ngữ Văn 2020 Số 2 - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo Dục - Đào Tạo
  4. >>
  5. Cao đẳng - Đại học
đề chuẩn ngữ văn 2020 số 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.42 KB, 7 trang )

Bộ đề chuẩn cấu trúcĐỀ DỰ ĐOÁN KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020Môn thi: NGỮ VĂNThời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đềĐỀ SỐ 2ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:Người thành công luôn chịu trách nhiệm cho bất cứ chuyện gì xảy ra trong cuộc sống của họ. Họ tinrằng dù chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, họ là một phần nguyên nhân gây ra nó. Ví dụ: nếu họ thi trượt, đólà lỗi của họ. Nếu không được cha mẹ tin tưởng, đó là lỗi của họ. Nếu phải vào lớp tệ hại nhất, đó là lỗicủa họ. Nếu trở thành một học sinh xuất sắc, đó cũng là nhờ nỗ lực của họ. Nhận lãnh trách nhiệm về bảnthân có một sức mạnh tiềm ẩn vô cùng to lớn. Nếu bạn tin rằng bạn là nguyên do của mọi chuyện, bạn sẽcó khả năng thay đổi và cải thiện mọi chuyện. Nói một cách đơn giản, bạn làm chủ cuộc sống của chínhbạn.[...]Những kẻ thất bại bao giờ cũng có khuynh hướng đổ lỗi cho mọi người ngoại trừ bản thân họ. Họđổ thừa thầy cô giảng bài nhàm chán, đổ thừa kì thi quá khó, đổ thừa bạn bè làm họ xao nhãng việc học,đổ thừa cha mẹ suốt ngày cằn nhằn họ. Tệ hại hơn cả, một số học sinh còn tự lừa dối bản thân rằng mọiviệc cũng không đến nỗi quá tệ, rằng môn Toán của họ cũng không tệ đến thế, rằng thực chất họ học hànhrất chăm chỉ...trong khi tự đáy lòng, họ biết rõ những điều đó không phải là sự thật. “Những người vànhững việc xung quanh mình khiến mình thất bại “. Suy nghĩ đó khiến bạn trở thành nạn nhân bất lực,không thể thay đổi được cuộc sống.(Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Adam Khoo, Trang 43, NXB Phụ nữ, 2013)Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.Câu 2: Theo tác giả, điểm khác nhau cơ bản giữa người thành công và những kẻ thất bại là gì?Câu 3: Vì sao tác giả lại cho rằng: suy nghĩ “những người và những việc xung quanh mình khiến mìnhthất bại ” lại làm cho con người trở thành nạn nhân bất lực, không thể thay đổi được cuộc sống?Câu 4: Bài học ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ văn bản trên là gì?II. LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm)Từ văn bản ở phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chịvề hậu quả của việc không làm chủ cuộc sống của con người.Câu 2 (5,0 điểm)Nhà thơ Trần Lê Văn cho rằng: Bài thơ Tây Tiến có phảng phất những nét buồn, những nét đau,nhưng đó là cái buồn đau bi tráng, chứ không phải là cái buồn đau bi lụy.Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận định trên.Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,Quân xanh màu lá dữ oai hùm.Trang 1Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơmRải rác biên cương mồ viễn xứ,Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,Áo bào thay chiếu anh về đất,Sông Mã gầm lên khúc độc hành.(Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Sgk Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục, 2008, Tr.89)LỜI GIẢI CHI TIẾTPhầnNội dungCâu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.Điểm0,5 điểmPhương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận/phương thức nghị luậnCâu 2: Theo tác giả, điểm khác nhau cơ bản giữa người thành công và những kẻ 0,5 điểmthất bại là gì?Điểm khác nhau cơ bản giữa người thành công và những kẻ thất bại là: Ngườithành công luôn chịu trách nhiệm cho bất cứ chuyện gì xảy ra trong cuộc sốngcủa họ còn những kẻ thất bại bao giờ cũng có khuynh hướng đỗ lỗi cho mọi ngườingoại trừ bản thân họ.Câu 3: Vì sao tác giả lại cho rằng: suy nghĩ “những người và những việc xung 1,0 điểmquanh mình khiến mình thất bại ” lại làm cho con người trở thành nạn nhân bấtlực, không thể thay đổi được cuộc sống?IĐọc hiểu(3,0 đ)Tác giả cho rằng: suy nghĩ những người và những việc xung quanh mình khiếnmình thất bại lại làm cho con người trở thành nạn nhân bất lực, không thể thayđổi được cuộc sống vì:- Khi luôn nghĩ rằng “những người và những việc xung quanh mình khiến mìnhthất bại” có nghĩa là con người luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh mà không chịu thừanhận những khiếm khuyết, sai lầm, điểm yếu của bản thân... Nói cách khác là lốisống hèn nhát, giả dối. Họ không dám đối diện với chính mình để thay đổi bảnthân.- Sống quá phụ thuộc vào những người xung quanh còn làm con người trở nênthụ động, ỉ lại, dần đánh mất những năng lực tiềm ẩn vốn có của mình dẫn đếnkhông tự mình thay đổi được cuộc sống theo hướng tích cựcCâu 4: Bài học ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ văn bản trên là gì?1,0 điểmThí sinh có thể rút ra một bài học bất kì mà mình tâm đắc nhất nhưng phải phùhợp với nội dung văn bản.Trang 2Gợi ý: - Bài học về nguyên nhân dẫn đến thành công và thất bại- Bài học về làm chủ cuộc sống của bản thân...Câu 1: Từ văn bản ở phần Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 2,0 điểmchữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hậu quả của việc không làm chủ cuộc sốngcủa con người.Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn0,25đThí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân hợp, móc xích hoặc song hành.0,25đXác định đúng vấn đề cần nghị luậnHậu quả của việc không làm chủ cuộc sống của con người.1,0đTriển khai vấn đề cần nghị luậnThí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, không bắt buộc nêu hếtđược những hậu quả dưới đây nhưng phải có lập luận hợp lí, thuyết phục:- Không làm chủ cuộc sống, người ta sống theo phản ứng bản năng hơn là sựđiều khiển của ý thức vì thế dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội- Không làm chủ cuộc sống, con người dễ dàng sống theo sự sắp xếp, địnhhướng của người khác, nghĩa là không được sống cuộc đời của chính mìnhIILàm văn(7,0đ)0,25đChính tả, dùng từ, đặt câuĐảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt0,25đSáng tạo:Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luậnCâu 2: Nhà thơ Trần Lê Văn cho rằng: Bài thơ Tây Tiến có phảng phất những 5,0 điểmnét buồn, những nét đau, nhưng đó là cái buồn đau bi tráng, chứ không phải làcái buồn đau bi lụy.Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận định trên.Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,Quân xanh màu lá dữ oai hùm.Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơmRải rác biên cương mồ viễn xứ,Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,Áo bào thay chiếu anh về đất,Sông Mã gầm lên khúc độc hành.(Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Sgk Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục, 2008,Tr.89)Trang 3Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận0,25đCó đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu đuợc vấn đề, Thânbài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận0,5đPhân tích đoạn thơ thứ 3 của bài thơ để làm rõ: Bài thơ Tây Tiến có phảng phấtnhững nét buồn, những nét đau, nhưng đó là cái buồn đau bi tráng, chứ khôngphải là cái buồn đau bi lụyTriển khai vấn đề cần nghị luận3,5đVận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng đểlàm sáng tỏ vấn đề. Bài làm cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:Giới thiệu khái quát về tác giả, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận- Quang Dũng là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca thời kì đầukháng chiến chống Pháp. Thơ Quang Dũng hấp dẫn bởi chất hồn hậu, lãng mạn,phóng khoáng, tài hoa. Bài thơ “Tây Tiến ” được sáng tác cuối năm 1948, khi nhàthơ rời xa đơn vị cũ chưa lâu, thể hiện nỗi nhớ tha thiết về đơn vị cũ và thiênnhiên, núi rừng miền Tây Bắc.- Ở đoạn thơ thứ ba, Quang Dũng đã xây dựng thành công hình tượng ngườilính Tây Tiến dù chiến đấu vất vả, hi sinh nhưng vẫn mang vẻ đẹp lãng mạn, hàohùng đúng như nhà thơ Trần Lê Văn nhận xét: Bài thơ Tây Tiến có phảng phấtnhững nét buồn, những nét đau, nhưng đó là cái buồn đau bi tráng, chứ khôngphải là cái buồn đau bi lụy.Giải thích nhận định- Nét buồn đau bi lụy:Là nỗi buồn làm cho con người trở nên yếu đuối, mất hết ý chí và sức lực- Nét buồn đau bi tráng:Có đau thương mất mát nhưng vẫn mạnh mẽ, khỏe khoắn, hào hùngÝ kiến khẳng định:Bài thơ Tây Tiến có đề cập đến những vất vả, gian lao, những mất mát, hi sinhcủa người lính nhưng không làm con người trở nên bi quan, chán nản mà lại làmngời lên bản lĩnh phi thường và khí phách ngang tàng.Phân tích đoạn thơ để làm sáng tỏ nhận địnhĐoạn thơ phảng phất những nét buồn, những nét đau- Bức chân dung khắc khổ vì bệnh tật và điều kiện sinh hoạt thiếu thốnTây Tiến đoàn binh không mọc tócQuân xanh màu lá dữ oai hùm.Trang 4Quang Dũng đã không né tránh việc miêu tả cuộc sống gian khổ mà người línhphải chịu đựng: Hình ảnh không mọc tóc, quân xanh màu lá là hậu quả của nhữngtrận sốt rét rừng, của việc thiếu lương thực, thiếu thuốc men... Tất cả làm cho máitóc xanh của các chàng trai trẻ không còn nữa, da xanh như tàu lá. Nhà thơ ChínhHữu trong bài “Đồng chí’’ cũng từng viết về những trận sốt rét rừng như thế:Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnhSốt người vầng trán ướt mồ hôi- Những mất mát hi sinh mà người lính phải trải qua nơi chiến trường:Rải rác biên cương mồ viễn xứTừ láy tượng hình rải rác diễn tả hình ảnh những nấm mồ hoang lạnh trải khắpmột vùng biên cương tổ quốc. Nếu tách riêng câu thơ ra khỏi đoạn ta dễ có cảmgiác đang được chứng kiến một bức tranh với màu sắc xám lạnh, u uất như vọngvề từ thời chinh phu tráng sĩ:Hồn tử sĩ gió về ù ù thổiMặt chinh phu trăng dõi dõi soiChinh phu tử sĩ mấy ngườiNào ai mạc mặt nào ai gọi hồn.(Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn)- Người lính phải chiến đấu trong điều kiện thiếu thốnHình ảnh áo bào thay chiếu tái hiện hiện thực thiếu thốn, gian khổ: tiễn đưangười lính về nơi vĩnh hằng không có một chiếc quan tài, thậm chí không cảmanh chiếu che thân. Câu thơ này gợi ta nhớ tới những vần thơ xót thương chođồng đội của Hoàng Lộc:Ở đây không gỗ vánVùi anh trong tấm chănCủa đồng bào Cửa NgànTặng tôi ngày phân tán.(Viếng bạn)—> Những nét buồn, nét đau mà Quang Dũng phản ánh trong đoạn thơ có mộtthời đã bị phê phán là buồn rơi, mộng rớt, là ủy mị, làm nhụt nhuệ khí chiến đấucủa bộ đội. Tuy nhiên, đó là những nét vẽ chân thực về cuộc sống chiến đấu củangười lính. Nó giúp ta thấm thía hơn cái giá của hòa bình hôm nay và biết quýtrọng nâng niu những hi sinh xương máu của biết bao thế hệ cha anh.Đoạn thơ toát lên vẻ đẹp bi tráng chứ không hề bi lụy- Vẻ xanh xao vì đói rét, bệnh tật của người lính Tây Tiến, qua cái nhìn củaQuang Dũng vẫn toát lên sự oai phong, dũng mãnh như những con hổ nơi rừngTrang 5thiêng: dữ oai hùm —> Bút pháp lãng mạn đã tạo ra cái nhìn xoáy vào bên trongđể phát hiện ra nguồn sức mạnh nội tâm khiến hình tượng người lính hiện lên ốmmà không yếu, khắc khổ mà không tiều tụy.- Sự hòa quyện đẹp đẽ giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu tổ quốc, giữa tinh thầnchiến đấu mạnh mẽ với tâm hồn đậm chất hào hoa, lãng mạn của các chàng traivốn xuất thân từ Hà NộiMắt trừng gửi mộng qua biên giớiĐêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.+ Hình ảnh mắt trừng thể hiện ý chí quyết tâm của người lính Tây Tiến trongnhiệm vụ bảo vệ biên cương, thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình.+ Hình ảnh đêm mơ Hà Hội dáng kiều thơm lại là phút giây mơ mộng của tâmhồn trở về mái trường góc phố thân thương. Bên trong cái dữ dội, oai hùng củangười lính là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khao khát yêu thương. Họ lànhững chàng trai ra đi khi mới mười tám, đôi mươi, chắc hẳn ai cũng ôm ấp trongtim một bóng hình. Ba chữ dáng kiều thơm gợi vẻ đẹp yêu kiều thanh lịch của cácthiếu nữ Hà thành như một dòng suối mát lành làm dịu đi cái khắc nghiệt củachiến trường, đem đến cho người lính niềm tin yêu và hi vọng, tiếp thêm cho họsức mạnh để chiến thắng kẻ thù—> Quang Dũng đã tạo nên một tương phản hết sức đặc sắc - những con ngườichiến đấu kiên cường với ý chí sắt thép cũng chính là con người có một đời sốngtâm hồn phong phú. Người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng, cầm gươmtheo tiếng gọi của non sông mà còn rất hào hoa, giữa bao nhiêu gian khổ, thiếuthốn trái tim họ vẫn rung động trong một nỗi nhớ về dáng kiều thơm, nhớ về vẻđẹp của Hà Nội - Thăng Long xưa.- Dù có miêu tả những hi sinh mất mát nhưng đoạn thơ vẫn mang đậm cảmhứng hào hùng, tráng lệ:+ Ba từ Hán Việt liên tiếp: biên cương - mồ - viễn xứ gợi không khí thiêngliêng, trang trọng, đã làm nhòe đi nét nghĩa đau thương mà vang về âm thanh hàohùng. Những nấm mồ hoang lạnh nơi rừng sâu biên giới bỗng trở thành nhữngmộ chí tôn nghiêm vĩnh hằng.+ Tinh thần chiến đấu bất khuất: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh. Hai chữchẳng tiếc đứng giữa dòng thơ vang lên dõng dạc, dứt khoát như lời thề quyết tửcho tổ quốc quyết sinh, gợi âm hưởng hào hùng một thuở:Đoàn vệ quốc quân một lần ra điNào có sá chi đâu ngày trở vềRa đi, ra đi bảo tồn sông núiTrang 6Ra đi, ra đi thà chết chớ lui+ Sự hy sinh của người lính còn được tráng lệ hoá qua hình ảnh áo bào và nghệthuật nói giảm nói tránh anh về đất. “Áo bào ” gợi hình ảnh tấm áo choàng màuđỏ của các dũng tướng ra trận thuở xưa. Nghệ thuật nói giảm, nói tránh anh về đấtgợi tư thế ung dung, thanh thản, nhẹ nhõm của người lính khi đón nhận cái chết.- Âm hưởng bi tráng của dòng sông Mã như một khúc ca chiêu hồn tử sĩ:Sông Mã gầm lên khúc độc hành.Trọng âm của câu thơ dồn vào động từ gầm (nhà thơ không dùng từ kêu hoặcthét) tạo ra âm điệu trầm rung sông núi. Trong âm hưởng hào hùng và dữ dội củathiên nhiên, sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bi lụy mà thấm đẫm tinhthần bi tráng.Đánh giá- Đoạn thơ đã dựng nên một tượng đài bất tử về người lính Tây Tiến buổi đầuchống Pháp. Hình tượng ấy dù vẫn có những hi sinh mất mát nhưng vượt lên tấtcả vẫn là một khí phách hiên ngang, một khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp đángtrân trọng. Đây cũng chính là chất bi tráng của tác phẩm.- Thể hiện thành công điều đó là nhờ Quang Dũng đã kết hợp hài hòa bút pháptả thực và lãng mạn, triệt để phát huy tác dụng của nghệ thuật tương phản đối lập,giọng thơ trang trọng với nhiều từ Hán - Việt, các hình ảnh giàu tính biểu tượng...khiến những vần thơ viết về nỗi đau, sự hi sinh mất mát mà vẫn hào hùng, tránglệ.Kết thúc vấn đềChính tả, dùng từ, đặt câu0,25đĐảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.Sáng tạo:0,5đCó cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.Ấn vào đây để xem tiếp lời giảiẤn vào đây để tải file Word đề thi nàyTrang 7

Tài liệu liên quan

  • De HSG Ngu van 9 so 1 De HSG Ngu van 9 so 1
    • 7
    • 632
    • 0
  • De HSG Ngu van 9 so 2 De HSG Ngu van 9 so 2
    • 3
    • 779
    • 1
  • đề thi ngữ văn 9 kì 2 đề thi ngữ văn 9 kì 2
    • 1
    • 610
    • 0
  • de thi ngu van 7 ki 2 de thi ngu van 7 ki 2
    • 5
    • 1
    • 8
  • Đề KT Ngữ văn 8 HK 2 (2010-2011 ) Đề KT Ngữ văn 8 HK 2 (2010-2011 )
    • 4
    • 377
    • 0
  • Đề cương Ngữ văn 6 kì 2 Đề cương Ngữ văn 6 kì 2
    • 9
    • 336
    • 1
  • Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Ngữ văn 7 số 2 Đề kiểm tra cuối kì 2 môn Ngữ văn 7 số 2
    • 4
    • 751
    • 0
  • Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Ngữ văn 7 số 2 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Ngữ văn 7 số 2
    • 5
    • 693
    • 1
  • Hà nội   những vấn đề ngôn ngữ văn hóa phần 2 Hà nội những vấn đề ngôn ngữ văn hóa phần 2
    • 183
    • 120
    • 0
  • De khoi dong SVIP 2020 số 2 De khoi dong SVIP 2020 số 2
    • 5
    • 47
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(148.42 KB - 7 trang) - đề chuẩn ngữ văn 2020 số 2 Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » đọc Hiểu Tôi Tài Giỏi Bạn Cũng Thế Trang 43