Đề Cương - Đề Thi Di Truyền Học - Y Khoa Tây Nguyên
Có thể bạn quan tâm
Chương mở đầu: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN 1. Phương pháp di truyền tế bào: •Mục đích: Tìm ra khuyết tật về KG của các bệnh di truyền,quan sát NST qua đó xác định các dị dạng NST để chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Quan sát NST ở kỳ giữa – Áp dụng kỹ thuật làm tiêu bản, quan sát và đánh giá NST . – Để phát hiện bộ NST của tế bào sinh dưỡng của người: tủy xương, tế bào bào thai, tế bào bạch cầu lympho, tế bào tua rau thai… Bạch cầu lympho ở máu ngoại vi thường được dùng trong nghiên cứu NST của người VD: Bạch cầu lympho ở máu ngoại vi là những tế bào không còn khả năng phân chia, dùng PHA để kích thích tế bào chuyển thành tế bào phân chia và dùng colchicin hoặc colcemid để NST dừng ở kỳ giữa. – Để quan sát NST + Nhuộm NST bằng kỹ thuật nhuộm thông thường hoặc bằng kỹ thuật nhuộm băng. +Trong quá trình tạo tinh, sau khi sinh thiết một số ống sinh tinh, người ta làm tiêu bản để phân tích NST ở các giai đoạn trong quá trình tạo tinh. =>Đánh giá tình trạng của bộ NST bằng đánh giá, phân tích ở kính hiển vi, ở các ảnh chụp theo các quy định quốc tế. Quan sát NST ở nhân tế bào gian kỳ – Xét nghiệm vật thể giới tính ở nhân tế bào gian kỳ để đánh giá đột biến NST. – Thực hiện ở tế bào niêm mạc miệng, tế bào niêm mạc âm đạo, tế bào chân tóc… Các vật thể giới thường được phân tích là vật thể Barr, vật thể Y, vật thể dùi trống. VD: Phương pháp nhân nhỏ để phát hiện đột biến NST khi mẫu vật không xử lý colchicin. Nhân nhỏ là một phần nhân tách ra từ phần chính của nhân tế bào, đa số được hình thành trong kỳ giữa của GP hoặc NP do NST chậm hay đoạn NST tạo thành. =>Các xét nghiệm di truyền học tế bào không thể thiếu trong chẩn đoán bệnh di truyền, đặc biệt bệnh do rối loạn NST. 2. Phương pháp di truyền hoá sinh: • Mục đích hân tích, định lượng một số sản phẩm của gen như phân tích, định lượng protein: enzym, hormon, Hb… – cơ sở cần thiết để nghiên cứu di truyền, trong xét nghiệm chẩn đoán một số bệnh tật liên quan. Đây là bước phân tích trung gian giữa hoạt động của gen và kiểu hình. – VD: + Phương pháp phân tích các hệ gen- enzym + Phương pháp PCR 3. Phương pháp di truyền phân tử: • Mục đích hân tích ADN hoặc phân tích sản phẩm của gen: protein. + phân tích ADN : dùng các kỹ thuật tách chiết ADN, điện di ADN, lai ADN, nhân ADN bằng PCR; xác định trình tự nucleotid hoặc phân tích tính đa hình (polymorphisms) của ADN. + phân tích protein :có thể dùng các phương pháp khối phổ để phân tích các phức hợp protein. – Phương pháp di truyền phân tử cho phép: + Phát hiện các biến đổi của ADN, của protein. + Phát hiện người lành mang gen bệnh (phát hiện dị hợp tử). + Phát hiện sớm những rối loạn chuyển hóa.
4. Phương pháp lập phả hệ và phân tích phả hệ: • Mục đích hân tích một tính trạng hay một bệnh tật nào đó xem nó có di truyền hay không và quy luật di truyền của nó như thế nào. – Phương pháp lập phả hệ: + Tiếp xúc người mang bệnh hoặc tính trạng theo dõi, lấy thông tin. + Vẽ phả hệ • Các kí hiệu lập phả hệ – Phân tích phả hệ: + Phân biệt đầy đủ chi tiết về các mối quan hệ huyết thống của các cá thể trong phả hệ +Quy luật di truyền; Sự thể hiện liên tục hay ngắt quãng qua các thế hệ liên tiếp + Mức độ biểu hiện bệnh ( tính trạng) ở từng cá thể trội hay lặn, NST thường hay giới tính, nam hay nữ, nặng hay nhẹ, rõ hay mờ.
5. Phương pháp khảo sát con sinh đôi: • Mục đích: Đánh giá tác động của di truyền, đồng thời đánh giá tác động của môi trường đến sự hình thành các tính trạng của cơ thể. – Khảo sát những đứa con sinh ra do đa thai. – Ở người gặp hai loại sinh đôi: + Sinh đôi hai hợp tử do hai trứng thụ tinh bởi hai tinh trùng rồi phát triển thành hai cơ thể. o Hai đứa trẻ sinh đôi do hai hợp tử có những tính chất giống và khác nhau như anh chị em thường, có thể cùng giới hoặc khác giới. Kiểu gen có thể khác nhau. o Ở những môi trường giống nhau người ta nghiên cứu tính trạng phụ thuộc vào môi trường hay di truyền
+ Sinh đôi một hợp tử : o Hai đứa trẻ sinh đôi một hợp tử hoàn toàn giống nhau về vật chất di truyền nên chúng giống nhau về giới, hình thái và nhiều tính trạng khác. o Ở những môi trường khác nhau người ta nghiên cứu tính trạng phụ thuộc vào môi trường hay di truyền
– Một tính trạng hoặc một bệnh nào đó có ở cả hai đứa trẻ (có sự tương hợp) nhưng chỉ thấy ở một trong hai đứa trẻ (không tương hợp). – – Hệ số di truyền Nếu độ di truyền H = 1, tính trạng hoàn toàn do di truyền quyết định. Nếu độ di truyền H = 0, tính trạng hình thành không có tác động của di truyền. Nếu 0<H<1, mức độ tác động của môi trường E=100%- H 6. Phương pháp nghiên cứu nếp vân da: • Mục đích: Ngiên cứu di truyền dựa trên những đặc tính của các đường nét, hình thù của bề mặt da ở các đầu ngón tay, lòng bàn tay. – Nếp vân da là những nếp chìm và những đường vân nổi nhỏ nằm trên mặt da ở mặt trong của bàn tay và mặt dưới bàn chân bao gồm tất cả các ngón. – Lòng bàn tay có ba nếp gấp chính: nếp dọc, nếp ngang gần và nếp ngang xa. – Trên mặt da lòng bàn tay có nhiều dải vân đi kèm theo nhiều hướng khác nhau, mỗi dải vân gồm nhiều đường vân chạy song song với nhau. – Hoa vân: Mặt trong đốt thứ ba các ngón tay có những dải vân uốn cong nhiều hay ít tạo thành những hình phức tạp. – Có thể quy về ba kiểu hoa vân chính: vân vòng, vân móc và vân cung o Hoa vân vòng là dải vân gồm những đường đi theo hình vòng tròn hoặc hình bầu dục, có hai chạc ba ở haibên và một tâm ở giữa dải vân. o Hoa vân móc là dải vân gồm những đường uốn cong như cái móc, các đường vân đi về một phía thường là hướng về phía trong của bàn tay (vân móc trụ), đôi khi hướng ra phía ngoài (vân móc quay), có một chạc ba nằm ở bên đối diện với hướng đi của dải vân, ở giữa dải vân có một khe hẹp. o Vân cung là dải vân có hình cánh cung, cả hai bên đều không có chạc ba. – Nếp vân da có những biến đổi khá rõ rệt trong nhiều bệnh rối loạn NST và một số bệnh di truyền khác. 7. Phương pháp di truyền quần thể: • Mục đích: Bằng các điều tra, xét nghiệm hàng loạt ở các quần thể khác nhau, các nhà di truyền học xác định được tần số của một số tính trạng. – VD: tần số đột biến tự nhiên của NST ở người bình thường, tần số tật mù màu, tần số các bệnh của Hb, từ đó tính ra tần số gen trong quần thể. – Phương pháp điều tra dịch tễ học – Phương pháp thuần tập (cohort study) được tiến hành ở hai nhóm quần thể
Chương 2: BỘ NST VÀ BỘ GEN NGƯỜI A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
*BỘ NST Nguyên tắc chung: • Chọn TB:mô có nhiều tb phân chia mạnh (tb tủy xương, mô bào thai, mô tinh hoàn…) , tế bào có nhân • PP nuôi cấy: +ngắn hạn: mô có nhiều tb đang phân chia +dài hạn: mô có ít tb đang phân chia +kích thích phân chia: tb không còn khả năng phân chia • Thời điểm dừng chu kì tb: kì giữa (= dd colcemid/ dd colchicin có tác dụng ngăn cản hình thành thoi phân bào để dừng chu kì tb) • Phá màng tb: ưu tiên sử dụng “sốc nhược trương” PP phân tích tiêu bản NST người: • Quan sát tiêu bản NST dưới kính hiển vi-> tìm tb ở kì giữa-> đếm số NST • Phát hiện và phân tích rối loạn cấu trúc NST • Lập Karyotyp: chụp ảnh-> xắp xếp->phân tích tổng hợp đánh giá và kết luận Tiêu chuẩn xếp bộ NST người:Kích thước, Chỉ số tâm: tâm giữa, tâm đầu, tâm lệch. Quy định xếp bộ NST người (chia làm • Nhóm A: 3 cặp NST(1-3) có kích thước lớn nhất, cặp 1+2 tâm giữa, cặp 2 tâm lệch • Nhóm B: 2 cặp NST(4,5) , kích thước lớn, không phân biệt được bằng chiều dài. Đều có tâm lệch. • Nhóm C: 7 cặp NST(6-12), kích thước trung bình, khó phân biệt. Đều có tâm lệch.( bao gồm NST X) • Nhóm D: 3 cặpNST(13-15),kích thước trung bình, khó phân biệt.Đều tâm đầu • Nhóm E: 3 cặp NST(16-18), khích thước tương đối ngắn.NST 16 tâm giữa, NST 17+18 tâm lệch • Nhóm F: 2 cặp NST(19,20), kích thước ngắn, tâm giữa. • Nhóm G: 2 cặp NST(21,22), kích thước ngắn, tâm đầu. (bao gồm NST Y)
Kí hiệu bộ NST: (một kí hiệu thường dùng) HỌC THUỘC A…G Nhóm của NST dup nhân đoạn 1…22 Cặp NST ins xen đoạn X và Y NST giới tính del mất đoạn p nhánh dài inv đảo đoạn q nhánh ngắn t chuyển đoạn + NST thừa cen phần tâm – NST thiếu dic hai tâm r NST hình vòng ace đoạn hai tâm i NST đều *VẬT THỂ GIỚI TÍNH 1. Vật thể Barr • Đặc trưng cho giới nữ • Hình dạng: thường là khối hình thấu kính phẳng lồi nằm sát mặt trong của màng nhân, hoặc hình nón. • Nguồn gốc: NST X bị bất hoạt, sự bất hoạt sớm trong thời kì phôi. • Tần số: 50% tb biểu mô, 24% tb niêm mạc â m đ ạ o, 21% tb niêm mạc miệng. Bắt màu xẫm hơn màu nhân. • Thuốc nhuộm: phẩm nhuộm kiềm (xanh toliudin, thionin…) • Sốlượng: vật thể Barr = Số NST X-1 • Có mặt ở: Nữ bình thường, nam Klinefelter XXY,XXYY,siêu nữ XXX • Ứng dụng: chẩn đoán sớm giới tính thai nhi, chẩn đoán hội chứng Turner và Klinefelter 2. Vật thể dùi trống • Đặc trưng cho giới nữ • Hình dạng: phần đầu phình to dính vào múi của nhân bạch cầu bằng một cuống mảnh • Nguồn gốc: là một NST X kết đặc rất mạnh lúc gian kì. • Tần số: 3% số bạch cầu đa nhân trung tính • Thuốc nhuộm: Giemsa • Có mặt ở: Nữ bình thường 3. Vật thể Y • Đặc trưng cho giới nam • Hình dạng: NST Y rất đa dạng • Tần số: 70% tb niêm mạc miệng • Thuốc nhuộm: Quinacrin • Số lượng= số NST Y • Có mặt ở :Nam bình thường, Klinefelter XXY, XYY, XXYY
B. MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢO CHƯƠNG 2 1. Trình bày nguyên tắc chung làm tiêu bản NST người? 2. Trình bày phương pháp làm tiêu bản NST người? 3. Trình bày tiêu chuẩn để xếp bộ NST người? 4. Trình bày quy định quốc tế về xếp bộ NST người? 5. So sánh vật thể X,vật thể Y và vật thể dùi trống? 6. Trong hội chứng Turner và Klinefelter xét nghiệm vật thể Barr và vật thể Y có kết quả như thế nào?
CHƯƠNG 3: ĐỘT BIẾN NST VÀ MỘT SỐ BỆNH LIÊN QUAN A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
*ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST X, Y VÀ HẬU QUẢ Đột biến cấu trúc NST X: Kiểu đột biến Hậu quả Chuyển đoạn cân bằng hoặc không cân bằng giữa NST X và NST thường + thiểu năng buồng trứng nguyên phát hoặc thứ phát với những biểu hiện hội chứng Turner ở mức độ khác nhau. NST X mất nhánh dài: +tuyến sinh dục không phát triển + vô kinh + chiều cao bình thường hoặc gần bình thường NST X mất nhánh ngắn: + tuyến sinh dục không phát triển +vô kinh +chiều cao có thể thấp NST X đều Triệu chứng như mất đoạn NST X Biểu hiện hội chứng Turner NST X dễ gẫy (do đột biến ở đoạn cuối nhánh dài NST X) +hội chứng Martin-Bell dẫn đến chậm phát triễn tâm thần có tính chất gia đình
Đột biến cấu trúc NST Y: Kiểu đột biến Hậu quả Chuyển đoạn NST X với NST Y hoặc với các NST khác +biểu hiện kiểu hình nam nữ tùy theo kiểu chuyển đoạn. Mất đoạn nhánh dài NST Y +có kiểu hình nam +tinh hoàn có thể phát triển bình thường +cũng có trường hợp lỗ đái thấp, không có tinh trùng. NST đều của nhánh dài NST Y (do mất nhánh ngắn ) +kiểu hình nữ +tuyến sinh dục bất sản Mất đoạn nhánh ngắn NST Y +thường có kiểu hình nữ +hầu hết có dải sinh dục với hội chứng Turner +phù bạch huyết +chiều cao bình thường
Một số bệnh liên quan do đột biến số lượng NST 1. Hội chứng Down Bên cạnh tác nhân môi trường thì tuổi của mẹ cũng có vai trò quan trọng. tuổi mẹ càng lớn thì tần số con sinh ra mắc bệnh càng cao. – Cơ chế: do rối loạn trong giảm phân làm cho cặp NST số 21 của bố hoặc mẹ không phân ly tạo ra một giao tử không mang NST số 21 Và một giao tử mang 2 NST số 21-> giao tử mang 2 NST số 21 này thụ tinh với giao tử bình thường tạo ra hợp tử mang 3 NST số 21, 2n=47 – Hậu quả: + vô sinh +đầu nhỏ, mặt tròn, mắt xếch, môi nứt,lưỡi thè ra khỏi miệng, tai nhỏ, cổ ngắn, áy phẳng rộng, ngón tay ngắn +cao không quá 1m50, trí óc giảm + có thể sống đến 40 tuổi 2. Hội chứng Turner – Cơ chế: rối loạn giảm phân làm cho cặp NST giới tính của bố hoặc mẹ không phân ly tạo ra giao tử không mang NST giới tính-> giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang 1 NST X tạo thành hợp tử có cặp NST giới tính là XO – Hậu quả: + vô sinh , không có vật thể Barr + trí tuệ kém phát triển + tóc mọc thấp, da gắn liền với cổ, nếp vân da hoa tăng, da nhiều nốt ruồi, khe mắt trũng có nếp quạt, cổ ngắn, ngực biến dạng, 2 núm vú mọc gần về phía nách,tử cung nhỏ hai sừng +dị tật thận, động mạch chủ hẹp, có thể cận thị nặng + không phát triển giới tính thứ cấp đôi khi có dấu hiệu nan hóa. + không có hoặc giảm Ostrogen và Pregnandion, FSH tăng. 3. Hội chứng Klinefelter – Cơ chế: rối loạn trong giảm phân làm cặp NST giới tính của bố hoặc mẹ không phân ly tạo thành giao tử XY hoặc XX ->giao tử này kết hợp với giao tử bình thường X hoặc Y tạo thành hợp tử mang 3 NST XYY. – Hậu quả: +mới sinh không chẩn đoán được bệnh + tinh hoàn lạc chỗ, kém phát triễn, không đặc hiệu,tinh hoàn teo, mềm,mào tinh hoàn lớn hơn tinh hoàn, không có cảm giác đau +chứng vú to ở 12,13 tuổi,lúc đâu không cân đối, sau đó cân đối khi trưởng thành +giới tính nam kém phát triển: ít lông mu, không râu,dương vật nhỏ. Xu hướng cao hơn trung bình, tay chân dài không cân đối cơ thể +trí tuệ kém phát triển, rối loạn tâm thần, t ì n h d ụ c giảm. +tổng số vân đầu ngón tay giảm, nhưng tăng tần số vân cung,tăng tần số nếp ngang đơn độc, chạc ba trục lệch về phía bờ trục bàn tay. + trước tuổi dậy thì không có biến đổi, tuổi dậy thì lượng FSH tăng + thường vô sinh vì không có tinh trùng 4. Siêu nữ XXX – Cơ chế: rối loạn giảm phân làm cặp NST giới tính của bố hoặc mẹ không phân ly tạo thành giao tử mang 2 NST XX->giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang 1 NST X tạo thành hợp tử mang 3NST XXX – Hậu quả: +không có biểu hiện hình thái gì đặc biệt +đa số trường hợp sinh sản bình thường,một số trường hợp vô kinh tứ phát, thường mãn kinh sớm + giảm trí tuệ ít nhiều. +tăng tần số vân móc và vân cung,tông số vân ngón tay giảm + tế bòa có 2 vật thể Barr 5. Nam kiểu nhân 47,XYY – Cơ chế: rối loạn trong giảm phân ở bố, cặp NST giới tính không phân ly trong giảm phân II tạo ra giao tử YY, giao tử này thụ tinh với giao tử bình thường mang 1 NST giới tính X tạo ra hợp tử mang 3 NST XYY – Hậu quả: + cơ thể lớn + một số trường hợp sinh dục kém phát triển, tinh hoàn lạc chỗ, tật lỗ đái lệch thấp + nhiều trường hợp tính tình hung hăng, thiếu tự chủ,dễ bị kích động, nguy cơ phạm tội cao 6. Kiểu 48 XXYY – Cơ chế: rối loạn trong giảm phân ở cả bố và mẹ,cặp NST giới tính của bố không phân ly trong giảm phân II tạo giao tử YY, cặp NST giới tính của mẹ không phân ly trong giảm phân I hoặc II tạo giao tử XX-> hai giao tử này kết hợp với nhau tạo hợp tử mang 4 NST giới tính 48,XXYY – Hậu quả: kiểu hình tương tự Klinefelter nhưng có tính chất hung hăng hơn cả XYY B. MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢO CHƯƠNG 3 1. Nêu nguyên nhân, cơ chế và hậu quả của bệnh sau…..? 2. So sánh hội chứng Klifelter XXY và hội chứng siêu nam XYY? 3. Đột biến cấu trúc của hai NST X ,Y dẫn đến hậu quả gì? 4. Phân biệt hội chứng Down với bệnh Down? Hội chứng Down Bệnh Down + Có tính quần thể + Bố mẹ đều bình thường 2n=46 +Bố hoặc mẹ giảm phân bất thường ở cặp NST số 21 + ảnh hưởng bởi tuổi của mẹ, tuổi mẹ càng cao thì tần số sinh con bị bệnh Down càng tăng. + Bộ NST người mắc hội chứng Down là 2n=46+1 NST 21=47 + có tính cá biệt, gia đình + Bố hoặc mẹ không bình thường.2n= 44+t(14q,21p) + giao tử của bố hoặc mẹ chứa 1 NST số 21 và t(14q,21p) + không liên quan tới tuổi mẹ +Bộ NST của người bị bệnh Down là 2n= 45+ t(14q,21p)= 46
Chương 4: ĐỘT BIẾN GEN VÀ MỘT SỐ BỆNH LIÊN QUAN
Một số bệnh liên quan Bệnh do thay thế một amino acid: HbS, HbC, HbE *Bệnh hồng cầu lưỡi liềm (HbS) – Cơ chế sinh bệnh: Ở người bình thường mã thứ 6 là GAG mã hóa cho acid glutamic khi bị thay bằng GUG sẽ mã hóa cho acid amin khác là valin làm biến đổi thành HbS trong bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. -Quy luật di truyền: bệnh di truyền theo quy luật alen trội không hoàn toàn NST thường. -Hậu quả: + Thể đồng hợp tử lặn (HbsHbs) cả bố mẹ đều mang Hbs, lượng Hbs (hồng cầu lưỡi liềm) có từ 80-100%, HbA2 bình thường, không có HbA1. Hồng cầu có dạng hình liềm khi giảm áp lực O2, ở môi trường thiếu O2 , hình cầu liềm của hồng cầu càng rõ. Bệnh nhân biểu hiện nặng từ dưới 1 tuổi, với các triệu chứng: tan máu nặng từng đợt, gan to, lách to, xương sọ dày, rỗ xương, đau nhức xương, đau bụng, sưng khớp, rất dễ bị tai biến tắc mạch máu. Người bệnh đồng hợp tử thường chết trước tuoiir trưởng thành. + Thể dị hợp tử (HbSHbs hoặc HbAHbs) với lượng Hbs là 20-45% vì alen bị đột biến Hbs hoạt động kém hơn alen bình thường HbS nên sản phẩm tạo ra ít hơn, còn lại là HbA1. Hồng cầu hình lưỡi liềm xuất hiện khi lượng O2 giảm, không có biểu hiện lâm . Người dị hợp tử bệnh hồng cầu lưỡi liềm tang sức đề kháng với kí sinh trùng sốt rét, không thể sinh sống ở các vùng khí O2 loãng( độ cao quá lớn so với mực nước biển) *Bệnh Hemoglobin C (Bệnh hồng cầu hình bia) – Cơ chế sinh bệnh: do đột biến điểm xẩy ra trong gen β globin tại mã thứ 6 bình thường là acid glutamic GAG (tích điện âm) được đổi thành lyzin AAG (tích điện dương). HhC di chuyển chậm hơn HbS và rất gần với HbA2. -Quy luật di truyền: bệnh di truyền theo quy luật alen trội không hoàn toàn NST thường. – Hậu quả: + Người đồng hợp lặn ( HbcHbc) bị tiêu huyết nhẹ, lá lách to, 90% hồng cầu hình bia. + Người dị hợp tử (HbCHbc) không có dấu hiệu lâm sàng. + Người đồng hợp trội (HbCHbC) kiểu hình bình thường. *Bệnh hemoglobin E ( Hồng cầu nhỏ) – Cơ chế sinh bệnh: bệnh HbE được hình thành do đột biến gen β globin tại mã thứ 26 bình thường là acid glutamic GAG bị đột biến thành lyzin AAG. – Quy luật di truyền: bệnh di truyền theo quy luật alen trội không hoàn toàn NST thường. – Hậu quả: + Người đồng hợp tử lặn HbeHbe: không biểu hiện lâm sàng, đôi khi thiếu máu nhẹ, trong máu có nhiều hồng cầu nhỏ nhưng thường được bù bởi sự tang số lượng hồng cầu (7-8 triệu/mm3). Điện di chỉ có Hbe. + Người dị hợp tử HbEHbe: không biểu hiện lâm sàng, điện đi có cả Hbe và HbA.
Một số bệnh Hb khác do thay thế 1 amino acid. *Đột biến gen β – HbD: acid glutamic ở vị trí số 121 trên chuỗi β được thay bằng glycine. – HbD (Idaban) threonine ở vị trí 81 trên chuỗi β được thay bằng lysine. – Hb Zurich: histidin của chuỗi β thay bằng arginine. – Hb Bushwick trong cấu tạo glycin ở vị trí 74 của chuỗi β được thay bằng valin. *Đột biến gen α – HbQ : asparazin ở vị trí 74 trên chuỗi α thay bằng histidin. – Hb Ottawa: acid glutamic ở vị trí 15 của chuỗi α thay bằng arginine. Rối loạn các yếu tố đông máu: *Bệnh Hemophilia A( Bệnh ưa chảy máu) – Khái niệm: Là bệnh rối loạn đông máu di truyền lặn lien kết NST X do thiếu hoặc không có hoặc có cấu trúc bất thường của yếu tố VIII ( biến đổi prothrombin thành thrombin, rồi biến đổi fibrinogen thành fibrin thành phần chính của quá trình đông máu) – Cơ sở di truyền phân tử: + Gen quy định tổng hợp yếu tố VIII nằm ở nhánh dài NST số X ở vị trí Xq2.8 dài 186Kb với 26 exon và mARN là 9kb mã hóa tiền tố VIII là một protein 2332 acid amin ở trạng thái không hoạt động lưu hành trong máu. + Yếu tố VIII chỉ trở thành hoạt động ở thời điểm cầm máu theo con đường nội sinh hay ngoại sinh bằng cách cắt ngắn bớt 1 phần protein của tiền yếu tố VIII. + Gây đột biến gen gây thiếu hoặc không tổng hợp yếu tố VIII, hoặc mất chức năng của yếu tố VIII gây rối loạn quá trình đông máu biểu hiện với TCLS của bệnh khác nhau -Các dạng đột biến gen: + Đột biến sai nghĩa : chiếm 10%, trong các dạng đột biến sai nghĩa nếu sự thay thế nu trong một bộ ba mã hóa dẫn đến mã hóa cho một acid amin khác. + Đột biến thêm nucleotid: chiếm 6% + Những đột biến mất nucleotid: chiếm 29% + Những đột biến ở vị trí nối: chiếm 7% + Những đột biến đảo đoạn: chiếm 48% -Quy luật di truyền: +Bệnh di truyền lặn NST X chủ yếu gặp ở nam, rất hiếm gặp ở nữ. +Bệnh di truyền theo hai cơ chế: Gen đột biến có sẵn trên NST X của mẹ truyền bệnh cho con trai hoặc truyền gen bệnh cho con gái ở dạng dị hợp tử, những người con gái dị hợp tử này khi xây dựng gia đình sinh con lại có thể truyền bệnh cho con trai và con gái của mình ở dạng dị hợp tử. Do đột biến mới phát sinh trong quá trình tạo giao tử ở bố hoặc mẹ: thường chiếm 1/3 trong các trường hợp bị bệnh. Tỷ lệ đột biến Hemophilia A xảy ra là 3.10-6 trên gen và trên một giao tử trong một thế hệ. -Triệu chứng của bệnh: + Triệu chứng lâm sang: xuất hiện chảy máu sau khi có chấn thương rất nhẹ hoặc sau phẫu thuật, có thể xuất huyết với các đặc tính: bầm tím ở da, có các bọc máu, xuất huyết ở niêm mạc,tràn máu khớp. + Xét nghiệm: định lượng yếu tố VIII giảm hoặc không có, khi xét nghiệm AND phát hiện đột biến. -Phân loại thể bệnh Hemophilia A theo mức độ yếu tố VIII + Thể nặng: mức yếu tố VIII dưới 1%, thường bị chảy máu vài lần trong tháng. + Thể trung bình: mức yếu tố VIII từ 1- 5%, thường chỉ bị chảy máu sau những chấn thương nhẹ. + Thể nhẹ: múc yếu tố VIII từ 5- 25%,chỉ bị chảy máu sau phẫu thuật hoặc những chấn thương nặng. -Các phương pháp phát hiện bệnh: + Phương pháp Sourthern blot: phát hiện đột biến mất hoặc thêm đoạn lớn. + Phương pháp multiplex PCR: phát hiện đột biến mất đoạn nhỏ. + Phương pháp đa hình DNA (PCR – RFLP): phát hiện đột biến điểm hoặc những đột biến mất đoạn nhỏ. + Phương pháp phân tích trình tự gen: phát hiện đột biến dựa trên phân tích sợi đơn RNA so sánh với sợi đơn DNA. + Phương pháp điện di: phát hiện đột biến điểm. -Khả năng điều trị: + Truyền thay thế huyết tương hoặc yếu tố VIII kết tủa lạnh hoặc yếu tố VIII đông khô; điều trị phục hồi chức năng khớp; Từ năm 1994 yếu tố VIII được sản xuất trong vi khuẩn và được tinh chế cho điều trị tuy giá thành hơi cao. – Phòng bệnh: + Tuyên truyền giáo dục về bệnh, thực hiện sang lọc bệnh hemophilia A, phát hiện những người nữ mang gen bệnh-theo dõi-tư vấn di truyền và áp dụng các phương pháp chuẩn đoán trước sinh để phòng tránh ra đời những trẻ bị bệnh. *Bệnh hemophilia B -Khái niệm: Bệnh hemophilia B là bệnh do đột biến gen (đột biến thuận: trội qua lặn) dẫn đến tế bào không tổng hợp yếu tố IX hoặc mất chức năng của yếu tố IX, một protein có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. -Cơ sở di truyền: Gen qui định tổng hợp yếu tố IX nằm trên nhánh dài của NST X vị trí Xq27.1. Gen chứa 8 exon, dài 34Kb, tổng hợp được yếu tố IX, một chuổi polypeptide có 415 acid amin được lưu hành trong máu dưới dạng không hoạt động khi tham gia vào quá trình đông máu yếu tố IX biến đổi thành yếu tố Ixa ở trạng thái hoạt dộng, yếu tố Ixa phối hợp với yếu tố VIII làm biến đổi yếu tố X thành yếu tố Xa rồi trải qua những phản ứng tiếp theo làm biến đổi fibrinogen thành fibrin thành phần chính của quá trình đông máu. Ở người bệnh đột biến gen qui định yếu tố IX sẽ tổng hợp thiếu hoặc không tổng hợp hoặc tổng hợp yếu tố IX giảm hoặc không có chức năng gây rối loạn đông máu biểu hiện các TCLS ở người bệnh. Các dạng đột biến gen gây bệnh hemophilia B:exon 8 là lớn nhất trong gen qui định yếu tố IX, có tới hơn một nữa đột biến được tìm thấy trong exon này. Có tới 962 đột biến điểm gây bệnh hemophilia B đã được phát hiện đa số là những đột biến loại thay thế acid amin, ngoài ra còn có các dạng đột biến nhỏ khác như thêm 1 vài nu hoặc mất vài nu. -Qui luật di truyền: Bệnh di truyền lặn trên NST X chủ yếu gặp ở nam, hiếm gặp ở nữ -Cơ chế di truyền: Gen đột biến có sẳn trên NST X của mẹ truyền cho con trai hoặc truyền gen bệnh cho con gái ở trạng thái dị hợp tử, những người con gái này khi xây dựng gia đình sinh con lại có thể truyền bệnh cho co trai và con gái của mình ở dạng dị hợp tử. Do đột biến mới phát sinh trong quá trình tạo giao tử ở bố haowjc mẹ, thường chiếm khoảng 1/3 trong các trường hợp hemophilia B. Tỷ lệ đột biến gây bệnh hemophilia B xảy ra là 2.10-3 trên gen và trên một giao tử trong một thế hệ. *Triệu chứng lâm sàng: TCLS của hemophilia B thì tương tư như hemophilia A nhưng nhẹ hơn Một dạng hemophilia B hiến đó là Hemophiia B leyden ự biểu hiện của dạng bệnh này phụ thuộc lứa tuổi . Ở tuổi ấu thơ bệnh rất khắc nghiệt vói yếu tố IX ít hơn 1%. Về sau mức yếu tố IX tang dần xug quanh 50% so với bình thường và tifnh trạng bệnh được cãi thiện, bệnh nhân trở nên không còn triệu chứng. Bệnh hemophilia B Leyden gây nên những đột biến gen ở vùng promotor. *Các phương pháp phát hiện, khả năng điều trị, phòng bệnh: tương tự như bệnh Hemophilia A (chỉ khác là trong bệnh hemophilia B yếu tố đông máu IX được thay thế cho yếu tố đông máu VIII)
Chương 5: DI TRUYỀN ĐƠN GEN TRÊN NST THƯỜNG
Di truyền alen trội trên nhiễm sắc thể thường * Trội lặn hoàn toàn: -Đặc điểm: + Trong quần thể có 3 kiểu gen (AA, Aa, aa) và chỉ có 2 kiểu hình. Vì bệnh biểu hiện cả trong trạng thái dị hợp nên 2 kiểu gen AA và Aa có kiểu hình trội giống nhau. + Gen bệnh trội nằm trên một trong 22 NST thường nên khả năng mắc bệnh của nam và nữ như nhau. Bố và mẹ là có khả năng ngang nhau trong việc di truyền gen bệnh và bệnh cho các con trai và con gái của họ. + Bệnh di truyền trực tiếp từ bố mẹ sang con cái, xuất hiện liên tục không ngắt quãng qua các thế hệ, đặc biệt khi gen bệnh không gây mất khả năng sinh sản. Trường hợp ngắt quãng giả có thể xẩy ra ở gia đình đẻ ít con. + Khả năng các con đã có hoặc sẽ có của người bệnh cũng như bị bệnh trung bình là 50% cũng có nghĩa là khả năng đẻ được 50% số con cái kiểu hình lành không mang bệnh. + Người dị hợp và người đồng hợp gen bệnh trội có kiểu hình giống nhau nên trong quần thể, số người mang gen bệnh bằng chính số người biểu hiện bệnh và gen được phát hiện dễ dàng bằng kiểu hình. + Trong 6 khả năng kết hôn, trừ trường hợp bố mẹ đều bình thường thì khả năng một người bệnh mang gen dị hợp kết hôn với một người lành là hay gặp nhất trong quần thể. +Ví dụ: bệnh Huntington do đột biến gen trội nằm trên NST số 4 quy định (4p16.3). Người bệnh các tế bào thần kinh bị hủy hoại dẫn đến người run lẩy bẩy,động kinh , chết. Gen bệnh thấm không hoàn toàn. *Trội không hoàn toàn: +Trong quần thể có 3 kiểu gen, 2 kiểu hình. + Từ kiểu hình nhận biết được kiểu gen. +Gen trội có đặc tính định lượng mức độ biểu hiện nặng nhẹ của bệnh. + Người mang gen đồng hợp trội ( di truyền liều kép) bệnh nặng, người mang gen dị hợp ( di truyền liều đơn) bệnh nhẹ. +Ngoài những đặc điểm trên thì nó có đặc điểm tương tự như trội hoàn toàn. *Di truyền đồng trội: +Cơ thể dị hợp tử 2 alen cùng thể hiện tính chất của mình ra chứ không biểu hiện tính chất trung gian. +Ví dụ: Hệ nhóm máu ABO(ABH) Di truyền gen lặn trên NST thể thường + Trong quần thể có 3 kiểu gen : AA: Aa: aa + Chỉ có 2 kiểu hình là lành hoặc mắc bệnh và có khả năng như nhau trong việc di truyền bệnh cho các con của họ. + Bệnh có thể xảy ra không liên tục, ngắt quảng qua các thế hệ, lẻ tẻ,có tính chất gia đình, không rõ tính chất dòng họ, tỷ lệ mắc bệnh thường thấp. + Người bệnh thường là con của 2 bố mẹ đều có kiểu hình bình thường + Các con của những người gen lặn luôn là người dị hợp tử mang gen bệnh lặn thường gặp là các bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, các rối loạn enzyme. + Người bình thường vẫn có khả năng mang gen bệnh. + Ví dụ : Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định, người bệnh thiếu sắc tố melanin nên làm cho da trắng bạc, tóc trắng hay vàng rơm, đồng tử xanh nhạt nhưng khi ra nắng lại có màu đỏ, sợ ánh nắng mặt trời. Thường gặp một số bệnh di truyền alen trội sau: – Hội chứng Marfan (hội chứng tay vượn): + Kiểu hình: chân và tay phát triển dài ra, đặc biệt ngón tay phát triển rối loạn rất dài và thuộc dạng ngón nhện. Gen có tính đa hiệu, gây nên cả sự hủy hoại thủy tinh thể, phình động mạch chủ và tăng các thoát vị, trật khớp, rối loạn sự phát triển hệ xương, tim. Nhiều đột biến mới nẩy sinh trong các tế bào sinh dục của các ông bố có tuổi tương đối cao, tạo nên hiện tượng “hiệu quả tuổi bố”. + Hội chứng Marfan di truyền trội NST thường. Tỷ lệ xấp xỉ 1/10000 đến 1/20000 ở châu Âu, Bắc Mỹ. – Bệnh Huntington: + Kiểu hình: có sự thoái hóa của tế bào thần kinh -run lẩy bẩy thân hình và tay chân, tiến triển hủy hoại dần thần kinh dẫn đến hư hỏng chức năng gây động kinh dẫn đến chết. Bệnh thường biểu hiện muộn, hơn 70% bệnh nhân biểu hiện bệnh ở tuổi 31 -60 (có trường hợp bệnh biểu hiện ở tuổi 80) nên thường di truyền gen bệnh cho thế hệ sau vì đã có cơ hội lập gia đình, có con cái. Chỉ 6,5% biểu hiện trước 25 tuổi. Bệnh có thể phát hiện sớm ở 2 tuổi. + Di truyền: bệnh múa giật Huntington do alen trội trên NST số 4 quy định. Janmes Gussella (1983) và cộng sự đã xác định vị trí gen ở nhánh ngắn NST số 4 (4p16.) + Tỷ lệ bệnh Huntington xấp xỉ 1/20000 ở châu Âu. – Bệnh u xơ thần kinh: + Do alen trội trên NST số 17 (17q2.2) chi phối, là bệnh mạn tính, đặc trưng bởi sự tạo thành nhiều u của các nhánh thần kinh. Các u khu trú ở bất kỳ cơ quan nào và mô nào, kể cả ở hệ thần kinh trung ương, nhưng thường gặp ở ngoài da dưới dạng mụn cóc kèm theo lông mọc dài, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ. – Bệnh cận thị: + Có những trường hợp bệnh cận thị phát sinh do ảnh hưởng của môi trường (phải nhìn gần) nhưng cũng có trường hợp bệnh cận thị do di truyền trội rõ rệt. Có nhiều gia đình bố mẹ bị cận thị, các con hầu hết bị cận thị. – Bệnh tăng cholesterol máu có tính chất gia đình (Familial hypercholes-terolaemia): + Đột biến di truyền alen trội nhiễm sắc thể thường, gen đột biến nằm trên nhánh ngắn NST số 19 (19p13.2). Đối với bệnh tăng cholesterol có tính chất gia đình có hơn 200 đột biến. Gen bình thường này tạo ra protein có vai trò như một receptor đối với sự vận chuyển LDL (Low density lipoprotein). Do đột biến dẫn đến sự bất thường số lượng, hoặc cấu trúc receptor này dẫn đến mức tăng LDL và cholesterol trong máu. Có thể phát hiện bệnh với phương pháp phân tích ADN phát hiện gen đột biến. Tần số bệnh 1/500. – Bệnh thận đa nang ở người lớn (Adult polycystic kidney disease): Bệnh di truyền alen trội nhiễm sắc thể thường, do đột biến gen trên NST số 16 hoặc NST số 14. – Bệnh loạn sản sụn (Achondroplasia): + Kiểu hình: ngắn xương chi nhưng chiều dài thân bình thường. Trán dô, mũi gẫy, chiều cao trung bình 132 cm ở nam, 123 cm ở nữ; chỉ số IQ bình thường. + Di truyền alen trội NST thường, độ thấm hoàn toàn. Tần số: 1/15.000 -77.000 trẻ sinh ra sống, 80 -90% bệnh nhân do đột biến mới. + Bệnh u nguyên bào võng mạc (Retinoblastoma): bệnh phổ biến ở trẻ em với tần số 1/20000. Di truyền: người ta đã xác định gen nằm trên NST số 13 (13q14) – Tật dính ngón: một số ngón tay hoặc ngón chân dính vào nhau, có thể chỉ dính ở phần mềm hoặc dính cả phần xương.Tật này thường gặp dính ở ngón ba và ngón bốn của bàn tay, ngón hai và ngón ba của bàn chân. Cũng có thể dính các ngón khác. -Tật thừa ngón và tật ngắn ngón: tật thừa ngón biểu hiện bằng ngón thừa ở gần ngón cái hoặc gần ngón út của bàn tay hoặc bàn chân. Ngón thừa (ngón thứ sáu) có thể là cả ngón hoặc chỉ là một mẩu ngón. Tật ngắn ngón do đốt giữa hoặc đốt ba hoặc đốt một bị ngắn. -Một số bệnh tật di truyền alen lặn nhiễm sắc thể thường + Bệnh bạch tạng Kiểu hình: sắc tố melanin làm cho da người và một số bộ phận có màu nâu hoặc đen. Ở người bị bạch tạng, do thiếu sắc tố melanin ở da, tóc và các mô nên da trắng bạc, tóc trắng hoặc màu vàng rơm, đồng tử màu xanh nhạt nhưng khi nắng lại có màu đỏ vì các mạch máu ở mạch mạc bị kích thích giãn ra. Mắt thiếu sắc tố nên người bệnh sợ ánh sáng. Ở người bệnh đồng hợp lặn (aa) cơ thể không sản xuất được enzym tyrozinase là enzym cần thiết cho sự tổng hợp melanin.
*Bệnh α Thalassemia: – Cơ chế sinh bệnh: là bệnh Hb do thiếu hụt hoặc thiếu hoàn toàn không có chuỗi α trong phân tử Hb. + Ở người bệnh thalassemia có sự thiếu hụt chuỗi β được sản xuất bình thường. Trong một số trường hợp chuỗi vẫn còn được tổng hợp, một số lượng nhỏ phức hợp α2β2 bình thường vẫn được tạo thành, nhưng sẽ có sự tổng hợp quá mức chuỗi β tạo thành Hb đồng nhất chỉ có chuỗi β. Người bệnh thalassemia trong tế bào máu chứa HbH hình thành những thể bất thường trong hồng cầu làm giảm đáng kể khả năng vận chuyển oxy. Kết quả của sự quá mức chuỗi β và thiếu hụt chuỗi dẫn đến những tế bào máu bị giảm thể tích và số lượng gây thiếu máu. – Quy luật di truyền: theo quy luật alen lặn trên NST thường Cơ chế di truyền : bệnh có thể do gen lặn truyền từ bố, mẹ cho con hoặc do đột biến mới phát sinh trong quá trình tạo giao tử ở bố hoặc mẹ đi vào thế hệ con, sự biểu hiện bệnh ở thế hệ con, còn tuỳ thuộc vào kiểu gen –Nguyên nhân: • Do kết quả trao đổi chéo không cân bằng dẫn tới mất một gen. • Khuyết đoạn lớn trên NST số 16 có thể dẫn tới mất 2 gen • Những đột biến voi nghĩa hoặc đột biến khung có thể dẫn tới mất chức năng của gen. -Phòng bệnh: Tư vấn di truyền trước hôn nhân và chẩn đoán trước sinh. *Bệnh β thalassemia -Cơ chế sinh bệnh: bệnh gây nên do đột biến gen làm giảm hoặc mất chức năng của gen β globin dẫn đến giảm hoặc không tổng hợp được chuỗi β globin, trong bệnh này chuỗi β globin bị thiếu hụt, chuỗi α globin được sản xuất quá mức và hình thành dạng phức hợp Hb đồng nhất chỉ một loại chuỗi α, những Hb này ở dạng không hoà tan và tủa trong những tế bào máu dẫn tới bị phá huỷ ở tuỷ xương và ở lách. Cũng như bệnh α thalassemia, những tế bào máu dẫn tới bị phá huỷ ở tuỷ xương và ở lách. Cũng như bệnh α thalassemia, những tế bào hồng cầu trong bệnh β thalassemia bị giảm kích thước và số lượng. -Quy luật di truyền: bệnh di truyền theo yêu theo quy luật alen lặn trên NST thường. -Các dạng đột biến gen trên hemoglobin: đã phát hiện 150 loại đột biến, 1 số thường gặp như: đột biến điểm tại vùng promotor đột biến những dấu hiệu nối,… -Các thể bệnh của β thalassemia: • β thalassemia thể nhẹ • β thalassemia thể trung gian • β thalassemia thể nặng • Thể phối hợp β thalassemia với HbE -Điều trị và tiên lượng: chủ yếu điều trị triệu chứng bằng truyền máu, kết hợp một số thuốc -Phòng bệnh: Tư vấn di truyền trước hôn nhân và chẩn đoán trước sinh
Chương 6: DI TRUYỀN LIÊN QUAN GIỚI TÍNH
I. Đặc điểm NST giới tính ở người 1. Đặc điểm NST Y • NST tâm đầu, không có vệ tinh • Kích thước nhỏ • Gồm 58 triệu cặp nu và 30 gen, chiếm khoảng 1% tổng ADN trong cơ thể người nam • Giới tính di truyền của 1 người do NST Y quyết định • Đặc điểm gen trên NST: Có gen SRY quy định biệt hóa giới tính AZFa,b,c qđịnh khả năng sinh tinh PAR1,PAR2 là vùng giả NST thường và nằm ở 2 đầu NST chứa NST thường. 2. Đặc điểm NST X • Kích thước lớn hơn NST Y • Gồm 156 triệu cặp nu, 2000 gen và chiếm khoảng 5% • Đặc điểm gen trên NST: DAX1 ức chế hính thành tinh hoàn, quy định giới tính nũ Hiện tượng bất hoạt NST X di không có gen XIST trên NST X Hai đầu NST cũng có các vùng giả NST thường II. Di truyền liên kết giói tính I. Di truyền liên kết NST X Đặc điểm chung của di truyền alen trội và lặn liên kết vs NST X đều di truyền chéo a. Đặc điểm di truyền alen lặn liên kết NST X • Nguồn gốc: từ bố mẹ hay do đột biến • Các trường hợp Bố lành x mẹ lành đồng hợp tử con đều lành Bố lành x mẹ lành dị hợp tử 1 gái lành : 1 gái lành dị hợp tử : 1trai lành : 1 trai bị bệnh Bố lành x mẹ bệnh con gái 100% lành dị hợp tử, 100% trai bị bệnh Bố bệnh x mẹ lành đồng hợp tử 100% gái lành dị hợp tử, 100% trai lành Bố bệnh x mẹ lành dị hợp tử 1 gái bệnh : 1 gái lành dị họwp tử : 1trai bệnh : 1 trai lành Bố bệnh x mẹ bệnh 100% con sinh ra bệnh • Di truyền chéo • Thường gặp ở nam • Mẹ bệnh thì 100% con trai bệnh do mẹ truyền X còn bố truyền Y cho con trai • Bố bệnh thì con gái đều mang gen bệnh và bố không truyền bệnh cho con trai • Phụ nữ dị hợp tử mang gen đột biến lănn có thể bình thường hoạc biểu thin mức độ bệnh nhẹ, trung bình hay nặng • Một số bệnh tật di truyền lặn liên kết NST X: GIÁO TRÌNH b. Đặc điểm di truyền alen trội liên kết NST X • Các trường hợp: Bố bệnh x mẹ lành gái đều bệnh, trai 100% lành Bố lành x mẹ bệnh đồng hợp tử 100% con bệnh Bố lành x mẹ bệnh dị hợp tử 1 trai lành : 1 trai bệnh : 1 gái lành : 1 gái bệnh Bố lành x mẹ lành 100% con lành Bố bệnh x mẹ bệnh đồng hợp tử 100% bệnh Bố bệnh x mẹ bệnh dị hợp tử 100% con gái bệnh, trai bệnh 50%, trai lành 50% • Đặc điểm: Cả 2 giới đều có thể mắc bệnh, truyền gen bệnh cho thế hẹ sau nhưng với khả năng và tần số khác nhau Tần suất nũ mắc bệnh gấp đôi nam Mẹ bệnh truyền gen bệnh cho 50% con trai và 50% con gái Bố bệnh truyền toàn bộ gen bệnh cho con gái Hội chứng nữ dị hợp mang alen bệnh trội thường biểu hiện nhẹ hơn so với ở nam vì ở nam có 1 NST X ở trạng thái hoạt động nên biểu hiện các tính trạng của mình còn nũ có 2 NST X nhưng bị bất hoạt 1. • Một số bệnh: GIÁO TRÌNH 3. Di truyền liên kết NST Y • Mang tính chất dòng họ nội, tất cả con trai bị bệnh và tất cả con gái lành • Di truyền liên kết NST Y 1 phần: do bố chỉ truyền Y cho con trai, trên đó có các gen quy định tính trạng nhưng trên X cũng có vùng tương ứng chứa gen này • Một số bệnh: bệnh dày sừng lòng bàn tay, tật nhiều lông ở vành tai, bệnh da vảy cá nặng III. Lưỡng giới giả Lưỡng giói là hiện tượng không có sự phù hợp giữa những tính chất trên cùng 1 cá thể 1. Lưỡng giới giả a. Lưỡng giới giả nữ • Là những người có buồng trứng nhưng có cơ quan sinh dục nam • Karyotyp 46,XX hoặc khảm • Cơ chế: Lưỡng giói giả nữ do thượng thận: Rối loạn tổng hợp Steroid Do thiếu 21-hydroxylase, tăng sản ACTH, quá sản androgen gây nam hóa Thiếu hụt 11bêta-hydroxylase, không thấy có mối liên hệ vs HLA Điều trị: dùng glucocorticoid Lưỡng giói giả không phải do thượng thận: Dùng thuốc ngừa sẩy thai loại progestatif làm tăng androgen gây nam hóa Khối u ở mẹ hay ở thai sinh hormon Bất thường phát triển ống Muller: ống Muller bất sản, không có âm đạo bẩm sinh hoặc giảm sản, không có tử cung hoặc không bình thường Các cơ chế chưa rõ b. Lưỡng giói giả nam • Là những người có tinh hoàn nhưng có cơ quan sinh dục nữ • Bộ NST 46,XY ; 47,XXY ; 47,XYY hoặc khảm • Các bất thường có thể xảy ra: Nam có tử cung do không ức chế sự phát triển ống Muller Nam có chứng vú to Nam có tật lỗ đái lệch thấp Loạn sản tuyến sinh dục, giảm sản hay ở dangn dải thô sơ • Hội chứng tinh hoàn nữ hóa: Rối loạn theo kiểu di truyền lặn liên kết NST X ở bệnh nhân nam có tinh hoàn, bộ NST 46,XY, kiểu hình có cơ quan sinh dục ngoài hoàn toàn là nữ hoặc mơ hồ về giới tính hoặc cơ quan sinh dục nam, có dương vật, sinh sản được do khuyết tật số lượng và chất lượng của receptor androgen (Xq11-12) Có 2 loại hội chứng tinh hoàn nữ hóa hoàn toàn và không hoàn toàn Hội chứng tinh hoàn nữ hóa hoàn toàn: rối loạn nặng nề số lượng, chất lượng receptor androgen. KH nữ, loạn sản sinh dục, không âm đạo hoặc cụt, tinh hoàn nằm trong bụng, vô kinh nguyên phát… Không hoàn toàn: rối loạn một phần số lượng, chất lượng receptor androgen. Nam hóa 1 phần cơ quan sinh dục ngoài như hòa nhập các nếp môi bìu, phì đaih âm vật, ngắn, cụt. Tinh hoàn nằm trong bungn hay ống bẹn sâu dẫn đến nguy cơ ung thư cao 2. Lưỡng giới thật • Là những trường hợp trên cùng 1 cơ thể có cả tinh hoàn và buồng trứng ở dạng bt hay loạn sản • Dựa vào vị trí chia thành 3 dạng: Lưỡng giới xen kẽ: 1 bên buồng trứng, 1 bên tinh hoàn Lưỡng giói hai bên : 2 bên đều có tuyến sinh dục hỗn hợp buồng trúng và tinh hoàn Lưỡng giới 1 bên : 1 bên là vuồng trứng hoặ tinh hoàn, 1 bên là hỗn hợp • Bộ NST 46,XX; 46,XY hoặc khảm • Cơ quan sinh dục: hình thái ái nam ái nữ biểu hiện nhiều mức độ. Lúc đầu là nam, tinh hoàn chưa xuống bìu, lỗ đái lệch thấp, khi dậy thì tuyến vú phát triển, hành kinh hoặc trường hợp là nam, vú to, ra huyết có chu kỳ, có cả ống Muller và ống Wolf, có vòi trứng, tử cung bt hay giảm sản, mào tinh hoàn, túi tinh
• Chương 7: DI TRUYỀN DA GEN, ĐA ALEN, ĐA NHÂN TỐ
• 1.DI TRUYỀN NHÓM MÁU 1.1 Các hệ nhóm máu phổ biến: 1.2 Di truyền hệ nhóm máu ABO: 1.2.1 Cơ sở di truyền hệ nhóm máu ABO: 3 gen ở 3 locus khác nhau – locus ABO trên nst số 9 – locus Hh – locus Se se trên nst số 19 1.2.1.1 Locus gen ABO • Trong quần thể , kiểu hình của hệ nhóm máu ABO có 4 loại: A,B,AB,O + nhóm máu A: hồng cầu có kháng nguyên A, hồng cầu A bị ngưng kết bởi huyết thanh chứa kháng thể kháng A. Huyết thanh có kháng thể tự nhiên kháng B + Nhóm máu B: hồng cầu có kháng nguyên B , hồng cầu B bị ngưng kết bởi huyết thanh chứa kháng thể B. Huyết thanh có kháng thể tự nhiên kháng A +Nhóm máu AB: hồng cầu có cả kháng nguyên A và B, hồng cầu AB bị ngưng kết bởi cả 2 loại huyết thanh chứa kháng thể A và B. Huyết thanh không có kháng thể +Kiểu hình nhóm máu O, hồng cầu không có kháng nguyên A,B. Hồng cầu O vì không có kháng nguyên A,B nên không bị ngưng kết bởi cả 2 loại huyết thanh có kháng thể kháng A và kháng B 1.2.1.2 Locus gen Hh ngày nay đã phát hiện hồng cầu nhóm máu O không có kháng nguyên A và B, nhưng phần lớn hồng cầu của người nhóm máu O có mang 1 chất H (hay còn gọi là kháng nguyên H) kiểu gen là HH hoặc Hh. Một số người cũng thuộc nhóm máu O nhưng huyết thanh lại ngưng kết hồng cầu của người nhóm máu O khác. Những người này gọi là nhóm O Bombay. Người có nhóm máu O Bombay không có kháng nguyên H trên hồng cầu mà chỉ có 1 tiền tố,bản chất là glycoprotein , huyết thanh có kháng thể kháng H, kiểu gen người này là hh. Bản chất các kháng nguyên của nhóm máu ABO là các glycoprotein là sản phẩm chuyển hóa của những enzim xác định. Khi cơ thể có gen H mã hóa cho enzim fucosyl transferaza thì enzim này sẽ gắn một L-fucosa lên tiền tố có bản chất glycoprotein, chuyển tiền tố này thành kháng nguyên H trên mặt hồng cầu của đa số người có nhóm máu O( ko thuộc nhóm Bombay). Trên cơ sở chất H sẽ hình thành các kháng nguyên A hoặc B tùy theo sự có mặt của các gen tương ứng. 1.2.1.3 locus gen Se se 1.2.2 ứng dụng 1.3 di truyền nhóm máu Rh 1.3.1 thực hiện phát hiện yếu tố Rh: được phát hiện bởi Landsteiner và Wiener năm 1940. 1.3.2 yếu tố Rh ở các quần thể người: loài người đa số có Rh dương. ở VN, tỷ lệ người có Rh dương là 99,92%, Rh âm là 0,08%. 1.3.3 khác với hệ ABO, người có Rh âm trong máu ko có săn kháng thể , chỉ khi nào có hồng cầu Rh dương xâm nhập vào, cơ thể mới phản ứng sx ra kháng thể chống lại yếu tố Rh. Khi lấy máu người có Rh dương truyền cho người có Rh âm lần thư nhất ko có phản ứng. khi truyền máu có Rh dương lần thứ 2 sẽ gây ra phản ứng, các hồng cầu truyền vào bị ngưng kết gây sốc truyền máu. Càng về sau phản ứng càng mạnh. những phụ nữ có Rh âm lấy chồng có Rh dương, nếu thai là Rh dương, trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ sẽ sản xuất ra kháng thể chống lại yếu tố Rh, kháng thể này từ máu mẹ xâm nhập vào thai, tác dụng lên hồng cầu của thai, phá hủy một số hồng cầu của nó. Thai bị chứng thiếu máu tan huyết suy yếu đi, có thể bị sẩy thai hoặc đẻ non. Những làn có thai sau, nếu thai có Rh dương thì càng bị nặng hơn. 1.3.4 tính chất di truyền của yếu tố Rh +nhóm máu này bị chi phối bởi 2 alen R và r. người mang Rh dương có KG RR hoặc Rr. Người mang Rh âm có KG rr + căn cứ vào những phản ứng kháng nguyên, kháng thể Race, Fisher và sau này nhiều tác giả khác cho rằng hệ thống kháng nguyên Rh hình thành bởi ba gen ko alen Cc,Dd,Ee nằm trong 3 locus thuộc cặp nst thường tương đồng số 1. Các loại NST này khi tổ hợp đôi tương đồng với nhau trong con cái có thể hình thành 36 KG khác nhau của hệ thống Rh.
Chương 10: DI TRUYỀN UNG THƯ UNG THƯ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH UNG THƯ CƠ CHẾ PHÁT SINH UNG THƯ
1. Ung thư : nhóm bệnh rối loạn vật chất di truyền 1.1 kiểm soát sự phân chia, sinh trưởng của tb 1.2 ung thư phát sinh – do tác động của các tác nhân khác nhau, bên trong hay mt bên ngoài gây đột biến AND, NST làm cho tế bào mất khả năng kiểm soát tăng sinh, từ đó tạo nên khối u. nguồn gốc của mọi khối u đều bắt nguồn từ rối loạn vật chất di truyền trong tb. Các tb khối u đều xuất phát từ 1 tb khởi nguồn, tạo nên tính chất đơn dòng của khối u. 1.3 đặc điểm của tế bào ung thư – đặc điểm chung nhất của tb ung thư là mất khả năng kiểm soát chu kì tb, do vậy phân chia 1 cách hỗn loạn, phân chia ko ngừng – tính chất di truyền:từ một tb ung thư khởi nguồn , được hình thành sau một quá trình chọn lọc , các tb con sinh ra từ tb ấy đều mang bộ gen đb. Kết quả là một dòng tb có KG đột biến đc hình thành , tạo nên khối u. – tính có thể chuyển ghép: đc chuyển ghép vào đv thí nghiệm – tính ít biệt hóa hoặc ko biệt hóa :tb ung thư ko giống những tb bình thường. – mất tính ức chế tiếp xúc:tb ung thư phát triển chồng lên nhau tạo thành dạng khối – tính xâm lấn: tb ung thư có khả năng xâm lấn đến mô bên cạnh . tb u lành tính k có đặc điểm này – tính di căn : tb ung thư có thể di chyển đến các mô, ác cơ quan khác của cơ thể theo đương máu. U lành tính k có đặc điểm này 1.4. khả năng di truyền của các loại khối u – đột biến xảy ra ở tế bào sinh dương thì k di truyền , đột biến xảy ra ở tb tạo giao tử thì có thể di truyền cho thế hệ sau. Đa số ung thư là ko di truyền . tuy nhiên , trên thực tế có nhiều thành viên của cùng 1 gđ đều bị chung 1 bệnh ung thư . hiện tượng này giải thích như sau : qua nghiên cứu , người ta thấy rằng sự biểu lộ bệnh thường do các đb kế tiếp nhau, số lượng đb xảy ra tùy thuộc vào loại ung thư 2. Nguyên nhân phát sinh ung thư 2.1 vai trò của các yếu tố di truyền các yếu tố di truyền là nguyên nhân cơ bản gây ra ung thư , ĐBG là cơ sở để phát sinh ung thư . sự tiếp xúc với các tác nhân gây đb dẫn đến các dạng đbg hoặc đb nst. Nguyên nhân cơ bản của ung thư là sự tổn thương của những gen chứa thông tin di truyền đặc hiệu . 2.2 Vai trò của môi trường trong phát sinh ung thư :chất hóa học, phóng xạ, vật lí …. 3. Các cơ chế phát sinh ung thư 3.2 một số cơ chế đb vật chất di truyền ung thư 3.2.1 đột biến gen gây ung thư phát sinh – oncogene -nhóm các gen ức chế khối u: Rb1, p53 +gen sửa chữa AND:hoạt động sửa chữa AND bị giảm hoặc mất do di truyền hay do đb mắc phải của hệ thống gen sửa chữa AND sẽ làm các sai sót trên AND ko được sửa chữa gây đb ở nhiều gen khác nhau +telomerase: ở tb bình thường teromerase thường k xuất hiện , do vậy mỗi lần phân bào đầu mút lại ngắn đi . ở tb ung thư có mặt teromerase nên chiều dài đầu mút đc duy trì , dẫn đến phân chia k ngừng của tb
3.2.3 ung thư và 1 số dạng đột biến đơn gen +Polyp gia đình : có nguy cơ chuyển thành ung thư đại tràng , di truyền trội ở nst thường, gen đb nằm trên nhánh dài của nst số 5 . + thiếu máu Fanconi: di truyền lặn trên nst thường . biểu hiện thiếu náu, thấp ngón tay cái hoặc k có , chậm phát triern trí tuệ, da chuyển màu đen + ung thư võng mạc: có tính chất gia đình 3.2.4. đột biến nst gây ung thư các đột biến nst về số lượng thường gây mất cân bằng gen , còn các đb cấu trúc nst có thể làm biến đổi đến cấu trúc của các gen tiền sinh u hoặc gen ức chế khố u tạo gen đb hoặc gen lai gây tăng sinh hỗn loạn gây u . 3.2.5. ung thư phát sinh do sự tương tác của mt và di truyền người ta thấy rằng tỷ lệ mắc ung thư vú có mối lien quan với mọi người trong họ hàng , đồng thời lien quan với sự mãn kinh , với nội tiết tố sinh dục .
ĐỀ THI DI TRUYỀN
Đề di truyền 2 câu câu 1: so sánh vật thể Barr với vật thể Y Câu 2 : nêu cơ sở di truyền quy định tính đa dạng kháng thể ở người
Câu 1 : Phân tích đặc điểm di truyền gen lặn trên nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính. Cho ví dụ về gen gây bệnh trong cả 2 trường hợp Câu 2 : So sánh hội chứng Down trisomi 21 và hội chứng Down do chuyển đoạn Câu 3 : Phân biệt các dạng lưỡng giới giả nam Câu 4 : Kiểm tra 42 người có mang gen mắc tật nhiều ngón trong đó có 38 người biểu hiện triệu chứng.Nếu một trong bố mẹ là dị hợp tử (và người này là con của một cặp vợ chồng dị hợp tử ) người còn lại bình thường về KG và KH . Tính tỉ lệ sinh ra con mắc bệnh trong thức tế
“Một số câu hỏi trong thi thực hành Di truyền – cô Thuỷ” THỰC HÀNH DI TRUYỀN Y HỌC
1. Nếp vân da là gì? Các loại hoa vân và đặc điểm của chúng. Hoa vân nào thường gặp, hiếm gặp.
2. Lưỡng giới giả nam, lưỡng giới giả nữ.
3. Rối loạn NST giới tính X, Y gây hậu quả gì?
4. Bệnh Hemoglobin: HbS, HbC, HbE
5. Tại sao bệnh HbS thể dị hợp có thể ngừa bệnh sốt rét?
6. Tại sao ở châu Phi ban đầu HbS có lợi sau lại có hại?
7. Trong các dạng ĐB, chất lượng chuỗi Globin thế nào?
8. Cơ chế bệnh rối loạn yếu tố đông máu: Hemophilia A, B
9. Tiêu chuẩn lập Karyotyp
10. Đặc điểm các nhóm NST
11. Các bước phân tích tiêu bản NST
12. TB nào thường được đem đi nghiên cứu NST
13. Phương pháp phát hiện ĐB cấu trúc, ĐB số lượng NST
14. Thuốc nhuộm để nhuộm NST
15. Đặc điểm mô làm tiêu bản
16. Kích thích TB phân chia sử dụng chất gì?
17. Phá vỡ màng TB để nhuộm sử dụng chất gì?
18. Các dạng ĐB chuyển đổi đoạn
19. Phương pháp hiện đại nhất để nghiên cứu di truyền
20. HbF ở thai nhi là gì?
21. Giới đảo nghịch là gì?
22. Cơ chế hình thành NST vòng.
23. Vật thể Barr được tìm thấy ở TB nào?
24. Các bước nhuộm vật thể Barr
25. Tại sao tỷ lệ tìm thấy vật thể Barr không phải 100%?
26. Kết luận khi xét nghiệm vật thể Barr như thế nào?
27. Cơ chế di truyền bệnh Criduchat.
28. Phương pháp kinh điển chữa bệnh Phenylketo niệu
29. Bệnh ung thư máu tủy mạn có di truyền ko? Tại sao.
30. Trong các bệnh AIDS, ung thư máu, mù màu đỏ lục, Turner, bệnh nào di truyền khác với các bệnh còn lại?
31. Nữ bình thường (XX) có 1NST hoạt động. Nữ Turner (XO) cũng có 1NST X hoạt động tại sao lại bị bệnh?
32. Chuẩn đoán bệnh Down.
33. 46,XX(SRY+) ; 46,XY(SRY-). Xác định giới tính nguyên thủy, giới tính thứ phát.
34. CT tính độ di truyền
35. Sơ đồ NST X, Y phân ly bất thường trong GPI, GPII
36. Đọc KG: 46,XY,del(4)p14 ; …….
Giáo viên hướng dẫn : Cô Vũ Bích Thủy Đề Cương : https://secufiles.com/9cwR/18699486_1383671895058458_404824831237755836_o.jpg https://secufiles.com/9cwS/18700435_1383671815058466_6803653730007432265_o.jpg https://secufiles.com/9cwT/18700833_1383671705058477_6055043215904488098_o.jpg
Bài tập slide : https://secufiles.com/9cwU/1.jpg https://secufiles.com/9cwV/2.jpg https://secufiles.com/9cwW/3.jpg https://secufiles.com/9cwX/4.jpg https://secufiles.com/9cwY/5.jpg https://secufiles.com/9cwZ/6.jpg https://secufiles.com/9cx0/16880711_685245604992702_2107192133_o.jpg https://secufiles.com/9cx1/IMG20170302140022.jpg https://secufiles.com/50o0/IMG20170302140140_(2).jpg https://secufiles.com/50o1/IMG20170302140140.jpg https://secufiles.com/50o2/IMG20170302140339.jpg https://secufiles.com/50o3/kt.jpg https://secufiles.com/50o4/WP_20170307_13_45_26_Pro.jpg
Soạn kiểm tra thực hành di truyền : https://secufiles.com/50o5/DT-Thuc-hanh-Di-truyen.pdf https://secufiles.com/50o6/SOẠN_CÂU_HỎI_DI_TRUYỀN.docx https://secufiles.com/50o7/thưc-hanh-di-truyên.docx
Đề thi Di truyền lần 1 K16: https://secufiles.com/50o8/IMG20170307133733.jpg Bài tập : độ thấm
Bộ đề cũ các năm : https://secufiles.com/50qw/Doc1.pdf
Từ khóa » Xét Nghiệm Vật Thể Barr
-
Thể Barr – Wikipedia Tiếng Việt
-
Xét Nghiệm Vật Thể BARR
-
BỆNH HỌC NHIỄM SẮC THỂ - Ebook Y Học - Y Khoa
-
Bất Hoạt Nhiễm Sắc Thể X - BioMedia Vietnam Group
-
CHẤT NHIỄM SẮC GIỚI TÍNH Pot - Tài Liệu Text - 123doc
-
Thể Barr Là Gì
-
Xét Nghiệm Vật Thể Barr.pdf (.docx) | Tải Miễn Phí Với 1 Click
-
Đặc Điểm Nhiễm Sắc Thể Barr Là Gì, Thể Barr Ở ... - Vĩnh Long Online
-
Nhiễm Sắc Thể Và Bệnh Học NST Flashcards | Quizlet
-
Vật Thể Dùi Trống Có Ở Đâu, Chương 9 Hệ Gen Người Và Bộ Nst ...
-
Bài 8. Nhiễm Sắc Thể - Sinh Học 9 - Võ Thanh Phương
-
[LouisNguyen]De Cuong Di Truyen .pdf
-
Hội Chứng Klinefelter (47, XXY) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia