Đề Cương & Đề Thi Sinh Học Đại Cương - Y Khoa Tây Nguyên

SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG

Câu 1: Trình bày cấu trúc và chức năng của màng sinh chất.

  1. Cấu trúc màng sinh chất (plasma mambrance)

MSC là một loại màng mỏng bao bọc bên ngoài tế bào, được cấu tạo chủ yếu từ lipid và protid, ngoài ra còn có một lượng nhỏ carbonhydrate và fibronectin giống keo có tác dụng kết nối các tế bào với nhau (tế bào ung thư không có chất này nên dễ dẫn đến di căn). Loại lipid chiếm tỉ lệ lớn nhất trong màng là phospholipid, phân tử phospholipid là phân tử lưỡng cực, có một đầu ưa nước và một đầu kị nước.

Trong một thế kỉ vừa qua đã có nhiều giả thuyết về cấu trúc của màng, trong đó có hai mô hình giả thuyết nổi bật:

  • Mô hình Danielli: Tác giả cho rằng MSC gồm hai lớp lipid nằm giữa và hai lớp protein nằm trong và ngoài, có các lỗ nhỏ đảm bảo qua lại của các hợp chất có tính phân cực. Tuy nhiên mô hình này cứng nhắc, không linh động.
  • Mô hình MSC khảm lỏng:
  • Lớp kép phosphilipid dính vào nhau, 2 đầu ưa nước quay ra ngoài, 2 đầu kị nước quay vào trong. Các phân tử phospholipid không nằm cố định một chỗ mà liên tục hoán đổi vị trí với phân tử bên cạnh nó (thể hiện tính linh động của màng).
  • Trên lớp màng kép phospholipid khảm nhiều phân tử protein (thể hiện tính khảm của màng). Protein màng bao gồm cả loại cầu và loại sợi. Một số được gọi là protein xuyên màng, chay thẳng qua màng và có cả đầu ngoại bào lẫn đầu nội bào. Các protein khác gọi là protein bám màng, cố định ở một nửa của lớp kép hoặc bám vào bề mặt màng.
  • Trên màng còn có các phân tử cholesterol nằm xen kẽ giữa các phân tử phospholipid, rải rác trong hai lớp của màng. Cholesterol có tác dụng ngăn cách hai phân tử phospholipid, nếu không các đuôi phospholipid sẽ dính vào nhau gây tình trạng bất động, hậu quả là sẽ làm cho màng ít linh động và trở nên cứng rắn.

Mô hình khảm lỏng được chấp nhận rộng rãi vì nó phù hợp với chức năng của màng sinh chất.

  1. Chức năng của MSC
  • Bảo vệ vật liệu di truyền, các bộ máy hoạt động của tế bào nằm trong tế bào chất.
  • Cách li tế bào này với tế bào khác.
  • Trao đổi chất giữa môi trường nội bào và ngoại bào, điều chỉnh sự vật chuyển vật chất ra và vào trong tế bào (khuếch tách, vận chuyển chủ động, xuất nhập bào,… )
  • Duy trì áp suất thẩm thấu bình thường trong tế bào
  • Là nơi sinh tổng hợp các thành phần của thành thế bào và các polyme của bao nhày (capsule).
  • Là nơi tiến hành quá trình phosphoryl oxy hóa và quá trình phosphoryl quang hợp (ở vi khuẩn quang tự dưỡng).
  • Là nơi tổng hợp nhiều enzyme, các protein của chuỗi hô hấp.
  • Cung cấp năng lượng cho sự hoạt động của tiên mao.
  • Protein của màng có nhiều chức năng:
  • Vật chuyển: protein xuyên màng đóng vai trò như các kênh vận chuyển.
  • Là thành phần thụ thể, tiếp nhận thông tin từ ngoài vào.
  • Liên kết nội bào
  • Đánh dấu giúp nhận biết một số loại tế bào nhất định.
  • Là nơi đính của khung xương tế bào hoặc các sợi ngoại bào, giúp neo giữ tế bào.

Câu 3: Trình bày chu trình Krebs. Giải thích tại sao hô hấp ái khí cần oxy?

  • Chu trình Krebs:

Ở các sinh vật nhân thực, quá trình hô hấp ái khí bắt đầu bằng quá trình đường phân (không cần O2), tiếp theo là sự oxy hóa pyruvate thành acetyl CoA, sau đó tham gia vào chu trình Krebs, hệ dẫn chuyển điện tử và cuối cùng là tổng hợp ATP.

Hai phân tử pyruvate sinh ra trong quá trình đường phân được đưa từ bào tương vào ty thể, chu trình Krebs diễn ra tại chất nền của ty thể.

  1. Quá trình oxy hóa pyruvate:

NAD+         NADH2

Pyruvate (3C)                                                   Acetyl CoA

H2O                                  CO2

  1. Chu trình Krebs

Kế tiếp acetyl CoA đi vào một chuỗi 9 phản ứng gọi là chu trình Krebs hay chu trình acid citric. Mỗi acetyl CoA kết hợp với một hợp chất 4C (acid oxaloacetic) có trong tế bào để tạo ra hợp chất 6C (citrate). Trong các phản ứng tiếp theo 2C bị mất đi dưới dạng CO2, chỉ còn lại 4C và được biến đổi trở thành chất 4C ban đầu để tiếp tục chu trình. Chuỗi phản ứng này được viết như sau:

  1. Acetyl CoA (2C)                      Citrate (6C)
  1. Citrate (6C) Cis aconitate (6C)

H2O

  1. Cis aconitate (6C) Isocitrate (6C)

H2O

NAD+           NADH2

  1. Isocitrate (6C)                                α-Ketoglutarate (5C)

CO2

  1. α-Ketoglutarate (5C) Succinyl CoA (4C)

CO2

NADH2

NAD+

  1. Succinyl CoA (4C) Succinate (4C)

H2O             ADP+Pi         ATP

FAD           FADH2

  1. Succinate (4C) Fumarate (4C)
  1. Fumarate (4C) Malate (4C)

H2O

NADH2

NAD+

  1. Malate (4C)                    Oxaloacetate (4C)

Như vậy qua chu trình Krebs, từ 2 phân tử pyruvate ban đầu tạo được 8NADH2, 2FADH2, 2ATP cơ chất,, 6CO2 và mượn 6H2O.

  1. Ý nghĩa của chu trình Krebs
  • Chu trình Krebs là quá trình phân hủy triệt để glucose, cung cấp năng lượng chủ yếu cho hoạt động của cơ thể. Đây là chu trình cơ bản của cả thế giới sinh vật.
  • Chu trình này tạo ra nhiều chất trung gian, các chất này có thể từ ty thể đi ra tế bào chất và thành nguyên liệu quan trọng cho việc tổng hợp các chất khác.
  • Chu trình Krebs được xem là giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu cho quá trình tổng hợp xảy ra trong thời kì sinh trưởng của các tế bào non.
  • Giải thích tại sao hô hấp ái khí cần oxy?

Ở cuối chuỗi truyền điện tử, cytocrom oxidase hấp thụ điện tử và H+ kết hợp với oxi tạo thành H2O, bước cuối cùng này là bước duy nhất có oxi tham gia. Nếu thiếu oxi thì chuỗi truyền điện tử và chu trình Krebs sẽ bị ức chế do thiếu lực kéo các các điện tử, từ đó H+ sẽ không thể vận chuyển dẫn đến các chất như NAD+, FAD không được giải phóng lại để dùng cho chu trình Krebs.

Câu 4: Trình bày quá trình dịch mã ở tế bào nhân thật.

  • Dịch mã (translation) là quá trình trình tự các base trên mARN được sử dụng để xác định trình tự các amino acid tạo nên mạch polypeptid. Việc tổng hợp mỗi phân tử protein là do từng mARN quy định.
  • Quá trình này có sự tham gia của: các loại RNA, ribosome, acid amin, các yếu tố mở đầu, kéo dài, kết thúc,…
  • Chiều dịch mã là chiều 5’P ® 3’OH.

Quá trình dịch mã có thể chia ra các giai đoạn như sau:

  1. Hoạt hóa acid amin: Các amino acid được hoạt hóa và gắn vào các tARN nhờ enzyme aminoacyl tARN synthetase (20 loại tương ứng với 20 loại amino acid). Các enzyme này giúp nhận biết amino acid đặc hiệu và tARN tương ứng.

                                                                

Ví dụ: Phenylalanin                                                        Phenyl-tARN

tARN (AAA)     ATP     AMP + PPi

  1. Giai đoạn khởi đầu: có sự tham gia của 10 nhân tố mở đầu (eIF). Amino acid đầu tiên được tổng hợp là methionine, amino acid này được gắn với tARNMet. Sự định vị tARN mang acid amin mở đầu vào đơn vị nhỏ của ribosome (40S) một cách chính xác (bổ sung với bộ ba mở đầu AUG ở vị trí P) nhờ vào các nhân tố khởi đầu, kết quả là hình thành phức tiền khởi đầu. Khi các đơn vị lớn của ribosome (60S) được gắn vào thì phức hợp khởi đầu được hình thành. Các nhân tố khởi đầu rời ribosome và kết thúc giai đoạn khởi đầu dịch mã.
  2. Giai đoạn kéo dài: Có sự tham gia của các nhân tố kéo dài EF-Tu (elongation factor – Tu). tARN sẽ mang acid amin 1 đến vị trí A còn trống, giữa acid amin methionine và acid amin 1 hình thành liên kết peptide nhờ enyzme peptidyl transferase. Ribosome dịch chuyển một bộ ba, vị trí P cũ chuyển thành E, liên kết giữa tARNMet với methionine đứt ra tARNMet rời khỏi ribosome, đồng thời tARN mới đem theo acid min đi vào vị trí A mới. Quá trình được lặp lại làm cho chuỗi peptide dài ra và khi xuất hiện dấu hiệu kết thúc thì dịch mã dừng lại.
  3. Giai đoạn kết thúc: Khi ribosome tiến đến codon kết thúc (UGA, UAA, UAG) trên mARN lúc này không có phức hợp amino acid – tARN đi vào nữa, thay vào đó là yếu tố giải phóng eRF sẽ nhận diện các codon này và gắn vào vị trí A, không có sự hình thành liên kết peptide làm kết thúc quá trình dịch mã. Chuỗi polypeptide được giải phóng khỏi ribosome, sau đó hai tiểu phần của ribosome tách nhau ra.

Câu 5: Cho biết điểm giống nhau và khác nhau trong cấu trúc giữa tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực.

  • Giống nhau:
  • Đều là đơn vị cơ bản cấu tạo nên cơ thể sinh vật.
  • Gồm 3 thành phần chính: Màng sinh chất, tế bào chất và nhân hoặc vùng nhân.

Trong đó tế bào chất chứa bào quan và là môi trường xảy ra các phản ứng sinh hóa của tế bào, nhân chứa vật chất di truyền và là trung tâm điều khiển hoạt đông sống của tế bào).

  • Vật chất di truyền là ADN
  • Khác nhau:
Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
Cấu tạo tế bào Đơn giản Phức tạp hơn tế bào nhân sơ
Gặp ở Vi khuẩn, vi khuẩn lam, cổ vi khuẩn Nấm, thực vật, động vật
Kích thước Bé (1-3 micromet) Lớn (3-20 micromet)
Nhân Chưa có nhân rõ rệt, mới chỉ có vùng nhân (thể nhân): Chứa 1 sợi DNA trần, kép, mạch vòng, chưa có màng bao bọc để ngăn cách nhân với chất nguyên sinh. Đã có nhân hoàn chỉnh, có màng bao bọc nhân để phân biệt với tế bào chất. Bên trong nhân là dịch nhân chứa nhiễm sắc thể và nhân con.
Cấu trúc nội bào -Trong chất nguyên sinh có chứa chất dự trữ, các plasmit  và các ribosome

– Không có hệ thống nội màng, các bào quan không có màng bao bọc.

– Không có khung xương định hình tế bào

– Ribosome 70S

-Trong tế bào chất có nhiều bào quan đảm nhận chức năng riêng.

– Có hệ thống nội màng chia các khoang riêng biệt.

– Có hệ thống nội màng chia các khoang riêng biệt.

– Ribosome 80S

Sinh sản Chủ yếu bằng trực phân Nguyên phân và giảm phân

 

 

Câu 6: Phân biệt vận chuyển các chất theo cơ chế chủ động với sự vận chuyển các chất theo cơ chế thụ động qua màng sinh chất.

 

Đ2 phân biệt Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động
Khái niệm Là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng lượng. Là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp đến nồng độ cao và cần tiêu tốn năng lượng ATP.
Nguyên nhân Do sự chênh lệch nồng độ ® chênh lệch áp suất thẩm thấu ® hiện tượng thẩm thấu hay nguyên lý khuếch tán. Do nhu cầu của tế bào.
Phương thức vận chuyển – Khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipit: các chất không phân cực kích thước nhỏ: O2, CO2…..

– Khuếch tán nhờ protein hỗ trợ (có 2 loại): các chất phân cực, ion, các chất có kích thước lớn.

• Kênh protein: có một rãnh giúp các phân tử có hình dáng và kích thước phù hợp đi qua.

• Cổng protein có thể thây đổi hình dạng để vận chuyển các chất.

-Vận chuyển Ion

• Bơm Na-K là tổ hợp các protein xuyên màng có khả năng vận chuyển Na+, K+ qua màng ngược vs chiều gradien nồng độlàm duy trì nồng độ Na+, K+ giữa 2 phía của màng.

• Bơm proton: là bơm H+ dự trên sự chênh lệch gradien điện hóa, có ở màng của ti thể và màng thylakoid

-Vận chuyển các chất dinh dưỡng: đường, axit, amin,….được vận chuyển nhờ kênh liên kết của màng tế bào. Các chất này vận chuyển cùng các Ion có lợi thế dốc nồng độ theo kiểu đồng chuyển.

Nhu cầu năng lượng Không cần năng tượng Cần năng lượng
Hướng vận chuyển Theo chiều gradien nồng độ Ngược chiều gradien nồng độ
Chất mang Không cần chất mang Cần chất mang
Chiều vận chuyển Vận chuyển 2 chiều Vận chuyển 1 chiều
Kết quả Đạt đến cân bằng nồng độ Không đạt đến cân bằng nồng độ

 

Câu 7: Cho biết điểm giống nhau và khác nhau trong quá trình quang hợp giữa các thực vật C3, C4, CAM.

Giống nhau:

–           Pha sáng ở các nhóm TV đều giống nhau: là quá trình oxi hóa H2O nhờ năng lượng ánh sáng để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quản. Gồm các phản ứng sau:

  • Phản ứng kích thích chất diệp lục bởi photon
  • Phản ứng quang phân li nước nhờ năng lượng hấp thụ từ các photon:

2H2O  ®  4H+  + 4e + O2

  • Phản ứng quang hóa hình thành ATP và NADPH.

– Trong pha tối:

  • Cả 3 chu trình đều có chu trình Canvin khử APG thành AlPG rồi từ đó hình thành nên các hợp chất cacbohidrat, axit amin, lipit, protein.
  • Đều có 3 giai đoạn là giai đoạn cố định CO2, giai đoạn tái cố định CO2 và giai đoạn tái sinh chất nhận CO2.
  • Nguyên liệu: CO2, ATP, NADPH.

Khác nhau :

C3 C4 CAM
Môi trường sống Khí hậu ôn hòa, cường độ ánh sáng bình thường. 1 số TV nhiệt đới, cận nhiệt đới, cường độ ánh sáng  mạnh TV thân mọng nước vùng khô hạn hoang mạc
Đại diện Rêu, cây gỗ lớn… mía, rau dền, ngô… Thanh long, dứa, xương rồng
Chất nhận CO2 Ribulozo – 1,5 – diphotphat PEP (photphoenolpiruvat) PEP (photphoenolpiruvat)
Sản phẩm đầu tiên APG AOA (axit oxaloaxetic) hoặc axit malic. AOA (axit oxaloaxetic) hoặc axit malic.
Tiến trình và thời gian 1 giai đoạn là chu trình Canvin diễn ra vào ban ngày 2 gđ đều diễn ra vào ban ngày. Gđ1: cố định CO2 theo chu trình C4 và gđ 2: tái cố định CO2 theo chu trình Canvin Gđ 1: cố định CO2 theo CT C4 ® ban đêm và gđ2: tái cố định CO2 theo CT Canvin ® ban ngày.
Không gian Diễn ra ở tế bào mô giậu Gđ 1 ở TB mô giậu, gđ 2 ở TB bao bó mạch 2 gđ ở TB mô giậu
Loại lục lạp 1 loại 2 loại (ở TB mô giậu và bao bó mạch) 1 loại
Năng suất quang hợp Trung bình Cao hơn TV C3 Thấp hơn TV C3
Cường độ quang hợp 10-30 mgCO2/dm2/giờ 30-60 mgCO2/dm2/giờ 10-15 mgCO2/dm2/giờ
Nhiệt độ thích hợp 20 – 30oC 25 -35oC Cao: 30 – 40oC

Câu 8: So sánh sự tổng hợp mạch trước và mạch sau trong cơ chế nhân đôi của ADN.

  • Giống nhau:
  • Phải có sự tham gia của đoạn ARN mồi.
  • Nguyên liệu đều là 4 loại nucleotide triphosphotphate (dATP, dTTP, dGTP, dCTP).
  • Mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 5’P-3’OH.
  • Có sự tham gia của enzyme ADN polimerase III.
  • Các nucleotide mới được nối lại bằng liên kết phosphodieste.
  • Có sự tham gia của enzyme ligase.
  • Khác nhau:
Mạch trước Mạch sau
–     Mạch khuôn có chiều 3’-5’.

–     Tổng hợp nhanh, liên tục.

–     Hướng: từ ngoài vào chạc ba sao chép.

–     Cần một ARN mồi cho cả mạch.

–     Cần enzyme ADN polimerase III.

–      Mạch khuôn có chiều 5’-3’.

–      Tổng hợp gián đoạn.

–      Hướng: từ chạc ba sao chép ra ngoài.

–      Mỗi đoạn okazaki cần một ARN mồi.

–      Cần enzyme ADN polimerase III,II,I.

Câu 9: So sánh sự giống và khác nhau trong quá trình phiên mã giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thật.

  • Giống nhau
  • Tuân theo nguyên tắc bổ sung.
  • Nguyên liệu là 4 loại ribonucleotid: A,U,G,C.
  • Chỉ một mạch của ADN làm mạch khuôn.
  • Vùng ADN chứa gen cần phiên mã phải được tháo xoắn.
  • Sản phẩm phiên mã là một sợi polyribonucleotide mạch đơn (ARN).
  • Mạch ARN được tổng hợp theo chiều 5’-3’.
  • Không có cơ chế sửa sai trong quá trình phiên mã.
  • Khác nhau
Phiên mã ở sinh vật nhân sơ Phiên mã ở sinh vật nhân thực
–      Quá trình phiên mã đơn giản

–      Chỉ có 1 loại enzyme ARN polymerase  chịu trách nhiệm tổng hợp các loại ARN.

–      Phiên mã diễn ra trong tế bào chất

–      Gen liên tục nên mARN sau khi được tổng hợp có thể tham gia dịch mã ngay.

–      mARN là đa gen (polycistronic), mã hóa cho nhiều protein.

–      Quá trình phiên mã phức tạp

–      Có 3 loại enzyme chịu trách nhiệm tổng hợp các loiạ ARN: ARN polimerase I, ARN polimerase II, ARN polimerase III.

–      Phiễn mã diễn ra trong nhân.

–           Gen phân mảnh nên tiền mARN mới được tổng hợp phải trải qua giai đoạn biến đổi mới trở thành phân tử mARN trưởng thành, sau đó mới rời nhân ra tế bào chất để tham gia dịch mã.

–           mARN là đơn gen (monocistronic), chỉ mã hóa cho một protein.

Câu 10: So sánh biến dị tổ hợp và biến dị đột biến.

  • Giống nhau:
  • Đều liên quan đến biến đổi VCDT.
  • Đều xuất hiện ngẫu nhiên,riêng lẻ, vô hướng, và di truyền được.
  • Đều là nguyên liệu cung cấp cho quá trình chọn giống và tiến hóa.
  • Khác nhau:
Biến dị tổ hợp Biến dị đột biến
Nguyên nhân Xuất hiện nhờ quá trình lai/giao phối. Xuất hiện do rối loại trong quá trình biến đổi nội bào hoặc do tác động của các tác nhân gây đột biến.

Cơ chế

Phát sinh do cơ chế PLĐL, tổ hợp tự do, HVG trong quá trình tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên giữa giao tử đực và giao tử cái trong quá trình thụ tinh à Sắp xếp lại các tính trạng của P. Phát sinh do rối loạn phân bào hoặc rối loạn quá trình tái sinh NST làm biến đổi số lượng cấu trúc VCDT ở mức phân tử, tế bào.

Tính chất và ý nghĩa

–          Dự đoán được quy mô tần số xuất hiện ở thế hệ sau.

–          Là nguồn nguyên liệu thứ cấp của chọn giống và tiến hóa.

–          Biến dị tổ hợp biểu hiện dựa trên cơ sở tổ hợp lại các gen vốn có ở bố mẹ, không thay đổi cấu trúc gen hay NST, không gây hại.

–       Không dự đoán được quy mô tần số xuất hiện ở thế hệ sau.

–       Là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình chọn giống và tiến hóa.

–       Biến dị đột biến tạo ra những thay đổi trong bộ NST hoặc tạo ra các alen mới một cách đột ngột ngẫu nhiên, cá biệt, vô hướng và hầu hết là có hại.

Câu 11: Tại sao sinh vật sinh sản hữu tính lại ưu việt hơn sinh sản vô tính?

  • Sinh sản hữu tính: là quá trình kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái thông qua thụ tinh tạo thành hợp tử, thế hệ con nhận được các đặc điểm di truyền từ cả bố và mẹ.
  • Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà tế bào con được sinh ra từ một cơ thể mẹ duy nhất, và được thừa hưởng các gen từ cơ thể mẹ đó.

Sinh sản vô tính tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền (giống cơ thể mẹ ban đầu). Vì vậy khi điều kiện sống thay đổi có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết.Trong khi đó sinh sản hữu tính luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của 2 bộ gen nên tạo ra thế hệ sau đa dạng, phong phú, có thể được thừa hưởng nhiều đặc điểm di truyền có lợi từ cả bố và mẹ. Sinh sản hữu tính tăng khả năng thích nghi của các thế hệ con đối với môi trường sống biến đổi, đồng thời tạo ra sự đa dạng di truyền cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho CLTN và tiến hóa. Do đó sinh sản hữu tính ưu việt hơn sinh sản vô tính.

Trong thế giới sinh vật ta thấy các loài sinh sản hữu tính nhiều hơn các loài sinh sản vô tính (gặp ở các sinh vật đơn bào, một số loài nấm và thực vật). Điều đó dễ hiểu bởi khi môi trường sống thay đổi các loài sinh sản vô tính nếu có kiểu gen thích nghi sẽ tiếp tục sống và sinh sản phát triển bình thường, nhưng nếu kiểu gen của nó không thích nghi được với môi trường sẽ dẫn đến chết hàng loạt. Còn đối với loài sinh sản hữu tính vẫn xuất hiện một số cá thể có kiểu gen thích nghi, qua quá trình chọn lọc tự nhiên chúng vẫn  có thể sống sót sinh sản và phát triển.

Câu 12: Vật chất mang thông tin di truyền ở mức độ phân tử và mức độ tế bào phải tuân theo những tiêu chuẩn nào? Giải thích.

Vật chất mang TTDT phải có 4 tiêu chuẩn:

  • Tính đặc trưng
  • Khả năng nhân đôi
  • Khả năng truyền đạt TTDT
  • Khả năng biến đổi (đột biến)
  1. Vật chất mang TTDT ở cấp độ tế bào là NST
  • Tính đặc trưng: NST (chromosome) có tính đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc.
  • Về số lượng: hầu hết tế bào sinh dưỡng của sinh vật có bộ NST lượng bội 2n, ở tế bào sinh dục là n; ở thực vật bậc cao hầu hết không có cặp NST giới tính, ở động vật hầu hết lại có. Số lượng NST đặc trưng cho loài, nhưng không thể hiện trình độ tiến hóa của loài.

Vd: Ở ruồi giấm 2n=8, ở người 2n=46, ở gà 2n=78.

  • Về hình thái và cấu trúc:
  • Hình thái NST được xác định rõ nhất ở kì giữa khi nó đóng xoắn cực đại và xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của tế bào. Dựa vào vị trí tâm động người ta chia làm NST tâm cân, tâm lệch, tâm mút. Dựa vào hình dáng có các hình thái NST phổ biến như hình que, hình hạt, hình chữ v,…
  • Về cấu trúc, NST gồm một AND mạch kép, thẳng kết hợp với protein histon. Xét cấu trúc siêu hiển vi của NST: Đơn vị cơ bàn là nucleosome gồm lõi là 8 phân tử protein histon được bao quanh bởi đoạn AND khoảng 146 cặp nu quấn 1,75 vòng. Các nucleosome tạo thành chuỗi gọi là sợi cơ bản (11nm) sợi nhiễm sắc (30nm) ® vùng xếp cuộn (300nm) ® cromatit (700nm).
  • Khả năng tự nhân đôi: NST tự nhân đôi ở kì trung gian của chu kì tế bào. Từ đó mỗi NST đơn tự nhân đôi thành NST kép và tách nhau ra tại tâm động thành 2 NST đơn trong quá trình phân chia nhân ở NP, GP. Thực chất của sự nhân đôi NST là sự nhân đôi của phân tử AND. Sự nhân đôi đảm bảo sự ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.
  • Khả năng truyền đạt TTDT: được thể hiện qua cơ chế NP và GP; nhờ NP, GP mà thông tin di truyền được truyền lại tương đối ổn định cho các thế hệ tế bào cũng như các thế hệ sau của loài.
  • Khả năng biến đổi (đột biến): NST có thể bị đột biến về số lượng và cấu trúc. Đột biến số lượng NST làm thay đổi số lượng ở một hoặc một số cặp NST (tạo thể dị bội) hoặc trên toàn bộ bộ NST (tạo thể đa bội). NST cũng có thể bị đột biến cấu trúc như mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn. Đột biến thường xảy ra ở kì đầu GP1 khi các NST tiếp hợp và trong quá trình phân li của các cặp NST ở kì sau của quá trình phân bào.
  1. Vật chất mang thông tin di truyền ở cấp độ phân tử là acid nucleic (ADN và ARN).
  • Tính đặc trưng: thể hiện ở thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp các nucleotit đặc trưng cho mỗi loài. Ở ADN tính đặc trưng thể hiện ở 2 loại gen là gen điều hòa và gen cấu trúc, các loại gen tổng hợp tARN, rARN,…không đặc trưng (vì chúng có rất nhiều, ít ảnh hưởng, không quan trọng bằng các gen điều khiển tổng hợp enzyme, protein cấu trúc).
  • Khả năng nhân đôi: AND có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung, bán bảo toàn và nửa gián đoạn. Sự nhân đôi ADN được diễn ra ở pha S của kì trung gian nếu thực vật vượt qua được điểm kiểm soát R ở cuối pha G1. Quá trình nhân đôi có thể diễn ra theo kiểu: teta, lăn đai thùng, nửa gián đoạn,…
  • Khả nhăn truyền đạt thông tin di truyền: qua các cơ chế phiên mã và dịch mã.

Sơ đồ:

AND     ARN      Protein                  Tính trạng

  • Khả năng biến đổi: Đột biến gen là những biến đổi đột ngột trong cấu trúc phân tử của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit. Đột biến có thể là mất, thêm hay thay thế các cặp nucleotit dẫn tới sự xuất hiện những đặc điểm mới của sinh vật. Đột biến gen thường có hại, ít có lợi nhưng là nguồn nguyên liệu chủ yếu của chọn lọc tự nhiên.

Câu 13: Hãy giải thích “thực chất của các qui luật di truyền là một quá trình truyền đạt thông tin”.

Sự truyền đạt thông tin di truyền ở sinh vật diễn ra ở 2 cấp độ tế bào và phân tử.

  • Cấp độ phân tử thông tin di truyền được truyền đạt theo sơ đồ sau:

AND ® mARN ® tARN ® Protein ® Tính trạng ® Kiểu hình.

  • Ở cấp độ tế bào thông tin di truyền được truyền đạt qua các thế hệ nhờ sự kết hợp của 3 cơ chế: nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Những sinh vật sinh sản theo con đường hữu tính (giảm phân và thụ tinh) thì tuân theo các quy luật di truyền sau:

  • Định luật đồng tính (đồng tính trội): khi lai hai cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì F1 có hiện tượng đồng tính, biểu hiện tính trạng trội của bố hoặc mẹ.
  • Định luật phân tính: khi lai hai cơ thể thuần chủng khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia.
  • Quy luật tương tác gen: các gen không alen tác động qua lại lẫn nhau lên sự hình thành tính trạng có ba loại tương tác.
  • Bổ trợ: hai hay nhiều gen không alen tác động qua lại lẫn nhau quy định một tính trạng mới và có các kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9:3:3:1, 9:6:1 hoặc 9:7.
  • Cộng gộp: tác động qua lại của nhiều gen trong đó mỗi gen đóng góp một phần như nhau vào sự hình thành và phát triển của một tính trạng (đa gen), có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 15:1.
  • Át chế: gen trội hay gen lặn của cặp này có khả năng ức chế sự biểu hiện tính trạng của gen trội hay gen lặn không alen với nó, có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 12:3:1, 13:3, 9:3:4.
  • Định luật liên kết gen: các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau cùng nằm trên một NST sẽ phân li cùng nhau trong quá trình phân bào và hình thành nhóm liên kết.
  • Định luật hoán vị gen: các gen cùng cặp NST có thể đổi chỗ cho nhau do sự trao đổi chéo giữa các cromatit gây nên hiện tượng hoán vị gen.
  • Quy luật di truyền giới tính và di truyền liên kết với giới tính.
  • Gen đa hiệu.

Để tổng hợp protein quy định các tính trạng thì phải có những trình tự a.a nhất định, các trình tự a.a này phụ thuộc vào trình tự sắp xếp các bộ ba trên mARN mà trật tự này phụ thuộc vào sự sắp xếp các nucleotit trên mạch mã gốc của gen. Như vậy, để có các tính trạng phải bắt nguồn từ các phân tử ADN hay nói cách khác thực chất các quy luật di truyền là quá trính truyền đạt thông tin di truyền.

Câu 14: Hãy chứng minh rằng biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu vô tận cung cấp cho chọn lọc tự nhiên.

Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại vật chất di truyền vốn có ở bố mẹ thông qua quá trình giao phối, bị chi phối bởi các quy luật di truyền..

  • Theo quy luật phân li độc lập của MĐ cho biết: gọi n là số cặp gen dị hợp của bố mẹ thì số lượng gen của P là 2n và sự kết hợp giữa các loại giao tử này sẽ tạo ra 3n loại kiểu gen và 2n loại kiểu hình (nếu gen trội là trội hoàn toàn). Bình thường trong quần thể giao phối số n rất lớn nên mỗi quần thể là một kho biến dị vô cùng phong phú.
  • Biến dị tổ hợp góp phần kết hợp các tính trạng đã có ở bố mẹ hoặc xuất hiện các tính trạng mới. Đây là những biến dị nhỏ, cá thể, không định hướng, di truyền được, cấu trúc quy định gen không thay đổi mà chỉ được sắp xếp lại thành các tổ hợp mới nhờ cơ chế giảm phân và thụ tinh.

Câu KM: So sánh giới hạn thầy N và đề cương thầy Th 😀

Chương Giới hạn Đề cương
1.Những đặc trưng cơ bản của sự sống – Sinh trưởng, phát triển.

– Sinh sản ở ĐV.

– Tiến hoá của hệ TK (cảm ứng)

2.Sinh học tế bào và sinh học cơ thể – TB: cấu tạo tb Pro và Eu.

– TV: mô, cấu tạo hoa lưỡng tính (hình), trao đổi nước và khí, thụ phấn và thụ tinh ở tv hạt kín.

– ĐV: mô (mô cơ, mô tk, mô liên kết), hệ xương, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp

– Câu 1-trình bày màng sinh chất, câu 2-so sánh tb Pro và Eu, câu 6-phân biệt vận chuyển vật chất qua MSC.
3.Trao đổi chất và năng lượng – Dị hóa: Đường phân và Krebs

–   Đồng hóa

–  Câu 2-đường phân, câu 3-Krebs.

–  Câu 7- phân biệt C3,C4,CAM

4.Cơ sở DT ở cấp độ phân tử

–  PM ở Pro và Eu

–  DM

–  Câu 8-nhân đôi ADN

–  Câu 9-so sánh PM ở Pro và Eu

–  Câu 4-trình bày DM

5.Cơ sở DT ở cấp độ tb Cấu trúc NST, nguyên phân, giảm phân Câu 12-vật chất DT ở cấp độ ptử và tb
6.Quy luật của hiện tượng DT Câu11-vì sao ss hữu tính ưu việt hơn.

Câu 13-thực chất các QLDT là truyền đạt thông tin,

7.Các hiện tượng biến dị Toàn bộ Câu 10-so sánh BDTH và ĐB

Câu 14-cm BDTH là nguồn nguyên liệu vô tận.

8.Sinh thái Diễn thế sinh thái

Link tải Full-HD: https://drive.google.com/file/d/0B9M0B-_hoYabWjNFd3ZIMEUwMGs/view

ĐỀ THI SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG

Câu 1. So sánh ss vô tính và ss hữu tính Câu 2. Nêu đặc điểm hệ tuần hoàn Câu 3. Nêu chu trình calvin Câu 4. Diễn thế thứ sinh là gì? Cho vd? Giải thích nguyên nhân

Từ khóa » Trình Bày đặc điểm ý Nghĩa Của Chu Trình Acid Citric