Đề Cương Nghiên Cứu Marketing - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Thể loại khác
  4. >>
  5. Tài liệu khác
Đề cương nghiên cứu marketing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.89 KB, 37 trang )

Nghiên cứu MarketingCâu 1: Thế nào là nghiên cứ Marketing? Trình bày các đặc điểm của nghiên cứumarketing?Câu 2: Thế nào là nghiên cứu Marketing? Trình bày các vai trò của nghiên cứuMarketing?Câu 3: Hãy trình bày các loại hình nghiên cứu Marketing?Câu 4: trình bày bước thứ 2 trong 5 bước nghiên cứu Marketing?Câu 5: Phân tích các giai đoạn ra quyết định Marketing?Câu 6: Trình bày 5 bước của quá trình nghiên cứu Marketing.Câu 7: Hãy trình bày bước thứ nhất của 5 bước trong quá trình nghiên cứuMarketing?Câu 8: Hãy phân biệt vấn đề quản trị và vấn đề nghiên cứu Marketing?Câu 9: Hãy phân tích ảnh hướng đến việc lựa chọn vấn đề nghiên cứu cho một cuộcnghiên cứu Marketing.Câu 10: Trình bày hai phương pháp tiếp cận để xác định vấn để nghiên cứuMarketing.Câu 11: Phân tích phương pháp hình phễu.Câu 12: Phân tích phương pháp phân tích và điều tra sơ bộ.Câu 13: Nêu khái niệm về mục tiêu nghiên cứu.Câu 14: Trình bày các phương pháp tiếp cận để xác định mục tiêu nghiên cứu.Câu 15: Trình bày nguồn và dạng dữ liệu khi xác định các thông tin cần thu thập.Câu 17: Thiết kế câu hỏi và mẫu điều tra cần có yêu cầu gì.Câu 18: Trình bày các cách phân loại chi phí nghiên cứu.Câu 19: Trình bày các phương pháp xác định giá trị cuộc nghiên cứu.Câu 20: Trình bày kết cấu bản dự án.Câu 21: Thông tin thứ cấp là gì.Câu 22: Trình bày các ưu nhươc điểm của thông tin thứ cấp.Câu 23: Trình bày các quy trình chung của phương pháp thu thập thông tin thứcấp.Câu 24: Thông tin sơ cấp là gì? Trình bày các phương pháp thu thập thông tin sơcấp.Câu 25: Trình bày phương pháp phỏng vấn qua điện thoại.Câu 26: Trình bày phương pháp phỏng vấn trực tiếp cá nhân.Câu 27: Dựa vào căn cứ nào để lựa chọn phương pháp phỏng vấn thích hợp.Câu 28: Trình bày bản chất của đo lường.Câu 29: Trình bày các loại thang đo lường cơ bản.Câu 30: Trình bày các tiêu chuẩn của đo lường.Câu 31: Mục tiêu cơ bản của bảng câu hỏi là gì, với mục tiêu đó, bảng câu hỏi phảiđảm bảo được những nhiệm vụ cốt yếu nào.Câu 32: Trình bày những yêu cầu cơ bản khi thiết kế bảng câu hỏi.Câu 33: Câu hỏi mở là gì. Có những loại câu hỏi mở nào.Câu 34: Câu hỏi đóng là gì. Có những dạng câu hỏi đóng nào.Câu 35: Trình bày những yêu cầu khi chọn mẫu, vì sao phải chọn mẫu.Câu 36: Trình bày các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.Câu 37: Trình bày yêu cầu của một báo cáo.Câu 38: Trình bày chức năng của một báo cáo.Câu 39: Trình bày cấu trúc chung của một báo cáo, các yếu tố định hướng khi viếtbáo cáo.Câu 40: Trình bày nội dung của báo cáo.Câu 1: Thế nào là nghiên cứ Marketing? Trình bày các đặc điểm của nghiêncứu marketing?Nghiên cứ Marketing là quá trình phân tích và thu thập có hệ thống các dữ liệuliên quan đến quá trình hoạt động Marketing về hàng hóa và dịch vụ, điều đó phụcvụ cho việc xây dựng chiến lược Marketing và giúp nhà quản trị đưa ra các quyếtđịnh quản trị trong doanh nghiệp.Đặc điểm.Nghiên cứu Marketing là hoạt động của các tổ chức và cá nhân tiến hànhnhững nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác quản trị Marketing của doanhnghiệp, hoạt động nghiên cứu Marketing có một số đặc điểm sau.- Nghiên cứu marketing mang tính ứng dụng cao.Khác với nghiên cứu cơ bản để phát triển hiểu biết cho mọi người nói chunghoặc một ngành nào nói riêng, nghiên cứu Marketing mang tính ứng dụng tức là đểgiải quyết hoặc hướng dẫn để đi đến một quyết định cá biệt của tổ chức hoặc cánhân.- Nghiên cứu Marketing mang tính đặc trưng, cá thể hóa.Vì dựa trên nhu cầu, mục tiêu và kế hoạch của cá nhân hay doanh nghiệp cụ thể,khiến cho nghiên cứu Marketing không thể áp dụng đại trà cho cách loại hình kinhdoanh khác nhau.- Nghiên cứu Marketing mang tính quy luật.Không nhất thiết phải tìm ra hoặc đúc rút thành các quy luật mang tính bảnchất, ổn định mà hướng tới việc phát triển ra tính quy luật và các nguyên tắc ứngxử linh hoạt.- Nghiên cứu Marketing mang tính chiến lược.Với tư cách là người cung ứng cho thị trường doanh nghiệp cần đánh giá toàndiện về thị trường và khách hàng của mình, từ đó xác lập được chiến lược của mìnhdựa trên việc coi khác hàng là trung tâm của tư duy giải phápCâu 2: Thế nào là nghiên cứu Marketing? Trình bày các vai trò của nghiêncứu Marketing?-Nghiên cứ Marketing là quá trình phân tích và thu thập có hệ thông các dữliệu liên quan đến quá trình hoạt động Marketing về hàng hóa và dịch vụ, điều đóphục vụ cho việc xây dựng chiến lược Marketing và giúp nhà quản trị đưa ra cácquyết định quản trị trong doanh nghiệp.Vai trò.Nghiên cứu Marketing đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựngchiến lược Marketing nói chung và hìn thành các quyết định Marketing nói riêngcủa các doanh nghiệp, vai trò này được phản ánh trên một số phương diện sau.Là căn cứ để xác lập chiến lược Marketing cũng như xây dựng các giải pháp và nỗlực Marketing của doanh nghiệp.Giúp cho các nhà lãnh đạo nắm bắt được thông tin thị trường, khách hàng một cácđầy đủ và chính xác nhất.Đảm bảo cho các nhà quản trị có được phản ứng linh hoạt và chính xác hơn trướcnhững sự biến động của môi trường kinh doanh.Gia tăng tính thực tiễn và khả năng thích ứng của mọi hoạt động kinh doanh xét từđiều kiện cụ thể từ doanh nghiệp và những vấn đề đặt ra từ thị trường. Tóm lại có thể thấy vai trò của nghiên cứu Marketing là hết sức quan trọng, khônghoàn toàn là liều thuốc đặc trị cho mọi vấn đề kinh doanh nhưng khi được hướngdẫn cụ thể và chi tiết thì lại là đơn thuốc tuyệt không thể thiếu khi giải quyết cácvấn đề nan giải trong quản trị.Câu 3: Hãy trình bày các loại hình nghiên cứu Marketing?Có 3 loại hình nghiên cứu Marketing là: Nghiên cứ thăm dò, nghiên cứu môtả và nghiên cứu nhân quả.Nghiên cứu thăm dò: Là loại hình nghiên cứu không được tổ chức một cáchchính thức nhằm xác định và nhận dạng vấn đề, mục tiêu chủ yếu của loại hìnhnghiên cứu nàu là nhằm phát hiện vấn đề, làm rõ các vấn đề và các giả thiết, địnhnghĩa chính xác các thuật ngữ và thiết lập trật tự nghiên cứu.Nghiên cứu thăm dò được chia là 2 hoạt động theo thứ tự trước sau.+ Nghiên cứu khám phá: Là nghiên cứu với mục tiêu là tìm hiểu xem các vấnđề đó có ảnh hưởng đến hoạt động, mục tiêu của tổ chức hay không, từ đó dựđoán đặt ra các giả thiết hoạt động cho những bước tiếp theo.+ Nghiên cứu sơ bộ: Là hoạt động tiếp theo sau khi phát hiên ra vấn đề, phảichỉ được ra khó khăn, phương hướng giải quyết, làm rõ vấn đề để có thể trìnhbày với nhà quản trị doanh nghiệp từ đó giải quyết triệt để gốc dễ vấn đề.Nghiên cứu mô tả: Là nghiên cứu vấn đề nhằm mục tiêu làm sáng rõ nộidung của vấn đề nghiên cứu, xác định một cách đầy đủ, chính xác nhất về mọi khíacạnh của những vấn đề đã khám phá, đó có thể là một loạt các phương pháp hayquy trình nhằm khám phá ra các biến số Marketing. Nghiên cứu mô tả nhằm khámphá ra bản chất của sự vật, hiện tượng và là căn cứ để các nhà quản trị Marketingcó những quyết định đứng đắn.Nghiên cứu mô tả thường biểu thị các biến số Marketing bằng cách trả lờicâu hỏi “Ai? Cái gì? Tại sao? Như thế nào”. Điều này nhằm miêu tả thái độ, mongmuốn, hành vi của khách hàng hoặc những giải pháp và chiến lược Marketing màđối thủ cạnh tranh áp dụng.Nghiên cứu mô tả sử dụng 2 kỹ thuật chủ yếu là nghiên cứu cắt chéo vànghiên cứu theo chiều dọc.+ Nghiên cứu cắt chéo mang đặc trưng đo lường một lần với các mẫu kiểmtra được quan tâm và dùng kết quả đó làm đại diện cho một tổng thể.+ Nghiên cứu theo chiều dọc là kỹ thuật mang đặc trưng lặp lại trên cùngmột mẫu bằng các bảng câu hỏi cũ và mới nhằm xác định tính ổn định của điều tra.Nghiên cứu nhân quả: Là loại hình nghiên cứu tìm hiểu bản chất nhưng tậptrung vào việc phải chỉ ra các tác nhân làm nảy sinh và vận động của vấn đề, nhữngnghiên cứu này đặc biệt quan trọng giúp các nhà quản trị đưa ra giải phápMarketing hiệu quả.Trong nghiên cứu nhân quả, các nhà nghiên cứu dùng phương pháp trừutượng hóa và nghiên cứu thực nghiệm, có nghĩa là cố định các nhân tố còn lại vàlần lượt thay đổi các nhân tố để thấy được hiện tượng thay đổi theo các ảnh hưởngnhư thế nào, nói rõ hơn ta gọi biến số không chịu sự phụ thuộc là biến độc lập, cònbiến bị chịu sự tác động từ biến độc lập là biến phụ thuộc, thông qua việc thay đổilần lượt các biến độc lập để quan sát được sự thay đổi của biến phụ thuộc.Trong Marketing người ta dùng nghiên cứu nhân quả để kiểm soát mối quanhệ của các hiện tượng, các biến số và hiểu rõ bản chất của các mỗi quan hệ cũngnhư bản chất của sự thay đổi đó. Tuy nhiên trong một cuộc nghiên cứu Marketing sử dung một hay nhiều loại hìnhnghiên cứu lại phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của các cuộc nghiên cứu Marketing, vàviệc ra quyết định Marketing cũng ảnh hưởng tới trật tự các loại hình nghiên cứutheo thứ tự thăm dò, mô tả, nhân quả.Câu 4: trình bày bước thứ 2 trong 5 bước nghiên cứu Marketing?Nghiên cứu Marketing được chia thành 5 bước cơ bản sau.- Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu.- Thiết kế dự án nghiên cứu chính thức.- Thu thập thông tin.- Phân tích và xử lý thông tin.- Trình bày và báo cáo các kết quả nghiên cứu.Bước 2: Thiết kế dự án nghiên cứu chính thức.Thiết kế dự án nghiên cứu chính thức là việc xây dựng một kế hoạch tổng thểnhằm tổ chức, triển khai công việc nghiên cứu Marketing. Về bản chất chính làhoạch định mang tính thiết kế nền tảng cho hoạt động nghiên cứu.Đó là một bản mô tả chi tiết một cách rõ ràng cấu trúc tổng thể của dự ánnhư nội dung chi tiết và phương pháp cần thiết cho nghiên cứu, bản mô tả này rấtquan trọng bởi nó chứa đựng toàn bộ nội dung và phương pháp vì vậy nếu thiếu nónhà nghiên cứu Marketing không thể thực hiện được công việc quả, vì vậy rất cầncó một bản thiết kế dự án đầy đủ và chi tiết.Khi thiết kế dự án nghiên cứu nhà nghiên cứu Marketing thường phải thựchiện những nội dung công việc sau đây.- Xác định rõ những nguồn thông tin vần thu thập và các phương pháp, kỹ thuật đểthu thập được các thông tin đó. Thông tin có 2 loại là thông tin sơ cấp và thông tinthức cấp, thông tin sơ cấp là là thông tin mới được thu thập được lần đầu, thôngtin thứ cấp là thông tin đã có sẵn ở đâu đó và được sử dụng như mục tiêu nghiêncứu. Để thu thập được cả thông tin sơ cấp và thứ cấp người ta lại sử dụng nhiềucách thu thập thông tin như: bảng câu hỏi, mẫu điều tra....- Thiết lập kế hoạch tổng quát về việc tiến hành thu thập các nguồn thông tin cầnthiết đã xác định. Nội dung chủ yếu là thiết lập kế hoạch thu thập thông tin chứ--không phải là tổ chức thực hiện việc thu thập các thông tin đó, kế hoạch này cần chỉrõ ra các yêu cầu về nguồn nhân lực, thời gian, tiến độ công việc và kinh phí cầnthiết cho hoạt động.Thiết lập kế hoạch tổng quát về việc phân tích và xử lý thông tin thu thập được, nộidung công việc này là cần chỉ rõ được các phương pháp và kỹ thuật cụ thể nào choviệc phân tích và xử lý thông tin cũng như dự kiến được kinh phí dành cho hoạtđộng.Soạn thảo một dự án nghiên cứu chính thức trình lãnh đạo duyệt và là căn cứ để tổchức thực hiên theo dõi, kiểm tra giám sát quá trình nghiên cứu Marketing.Câu 5: Phân tích các giai đoạn ra quyết định Marketing?Mỗi loại hình nghiên cứu Marketing thường thích hợp với một khâu tronggiai đoạn ra quyết định cụ thể, vì vậy trong đàm phán giữa các nhà nghiên cứuMarketing với khách hàng của mình cần thiết phải làm rõ sẽ sử dụng nghiên cứutrong giai đoạn nào, và để vấn đề này phải có 5 bước cơ bản cần có để có thể raquyết định sẽ sử dụng nghiên cứu khi nào.- Xác định mục tiêu cần phải thực hiện.- Xác định những vấn đề tồn tại cũng như định rõ vị trí của nó.- Làm rõ bản chất và bối cảnh của vấn đề.- Tìm kiếm và lựa chọn các giải pháp thực hiện.- Quyết định giải pháp thực hiện.Quan trọng nhất khi đưa ra một quyết định Marketing đó là xác định được mụctiêu cần phải đạt được. Điều này quan trọng bởi nó xác định rõ phương hướng tấtcả các khâu còn lại trong quá trình giải quyết các vấn đề, xác định sai mục tiêu hoặcmục tiêu không rõ ràng, không hiện thực tức là chúng ta đang đánh mất phươnghướng và cái đích cần đến, điều đó làm lãng phí những bước sau này mà không giảiquyết được vấn đề.Trong giai đoạn xác đinh và làm rõ vấn đề, cần phải phát hiện ra những tìnhhuống mang tính thời cơ và thách thức, là những thuận lợi và khó khăn. Thời cơ làthuận lợi có ích cho sự phát triển công việc còn khó khăn là những phức tạp choquá trình sản xuất kinh doanh hoặc thực hiện một công việc cụ thể. Những điều nàyluôn không được bộc lộ rõ nét vì vậy các nhà nghiên cứu Marketing luôn phải đi sâuphân tích, tìm hiểu vấn đề và phát hiện.Không chỉ nắm bắt được cơ hội và thách thức hay xem xét các hiện tượng hoặcbiểu hiện của chúng mà cần phải làm sáng tỏ vấn đề, điều này đặc biệt quan trọngdẫn đến cần phải phân tích bối cảnh để hiểu rõ bản chất của vấn đề. Đó chính lànghiên cứu các tác nhân ảnh hưởng, xu hướng phát triển mang tính quy luật vàbản chất của sự vật hiện tượng nhằm hiểu đúng và mô tả chính xác đặc điều củavấn đề nghiên cứu.Tìm kiếm giải pháp tôi ưu là một giai đoạn đặc biệt quan trọng bởi đây chínhlà lối thoát để giải quyết được khó khăn đề ra, các giải pháp đề ra cần phải đảmbảo yêu cầu: Cụ thể, chi tiết, hiệu quả và phục hợp với đặc điểm của từng doanhnghiệp. Các nhà nghiên cứu khi đề ra giải pháp phải nỗ lực đưa ra được các sáchlược để có thể tận dụng triệt đề các cơ hội và đề phòng hạn chế tối đa những tácđộng tiêu cực.Sau tất cả các bước trên, tìm kiếm và tập hợp các giải pháp đề xuất là đến bướccuối cùng là phân tích và tìm kiếm giải pháp tối ưu nhất. Không phải giải pháp nàocũng hiệu quả nền cần có những tiêu trí đánh giá nhằm lựa chọn ra giải pháp tốtnhất, đây là nhiệm vụ vủa một nhà quản trị và cũng đồng thời là nội dung cuốicùng của quá trình ra quyết định MarketingCâu 6: Trình bày 5 bước của quá trình nghiên cứu Marketing.Quá trình nghiên cứu có nhiều bước khác nhau nhưng tổng quát có 5 bướccơ bản.- Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu.- Thiết kế dự án nghiên cứu chính thức.- Thu thập thông tin.- Phân tích và xử lý thông tin.- Trình bày và báo cáo kết quả nghiên cứu.Bước 1: Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu.Là một bước vô cùng quan trọng bởi bước này sẽ giúp nhà nghiên cứu địnhhướng rõ vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, nó định hướng giúp nhà nghiên cứu rađược quyết định chính xác, giải quyết được tận gốc vấn đề tránh gây tốn kém lãngphí.Để xác định đúng mục tiêu các nhà nghiên cứu thường sử dụng những loạihình nghiên cứu không chính thức nhằm thăm dò phát hiện vấn đề, và để hoànthành được bước này các nhà nghiên phải hoàn thành các nội dung cộng việc sau.- Thống nhất vấn đề được đặt ra nghiên cứu.- Thống nhất vấn đề của cuộc nghiên cứu, hướng nnghiên cứu.- Hoạch định cụ thể các mục tiêu nghiên cứu- Xác định rõ ranh giới và phạm vi nghiên cứu.- Xây dựng giả thiết nghiên cứu.Bước 2: Thiết kế dự án nghiên cứu chính thức.Là xây dựng một kế hoạch tổng thể nhằm tổ chức, triển khai công việcnghiên cứu Marketing. Bước này giúp các nhà nghiên cứu hình dung ra toàn bộ nộidung công việc, trật tự, các khâu và cả phương pháp tiến hành nghiên cứu, nghiêncứu sẽ thiếu đi hiệu quả nếu thiếu đi một bản dự án nghiên cứu dầy đủ và chi tiết.Để thực hiện được công việc thiết kế dự án nghiên cứu chính thức, nhànghiên cứu cần phải thực hiên những nội dung công việc sau đây.-Xác định rõ nguồn thông tin thu thập, phương pháp và kỹ thuật thu thập thôngtin.Thiết lập kế hoạch tổng quát về tiến hành nghiên cứu thu thập thông tin.Thiết lập kế hoạch về phân tích và xử lý thông tin thu thập được.Soạn thảo dự án để trình lên lãnh đạo làm căn cứ để tổ chức thực hiên và theodõi.Bước 3: Thực hiện việc thu thập thông tin.Sau khi được phê duyệt tiếp theo trong nghiên cứu là thu thập thông tin,thông tin thu thập được bao gồm cả thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp, trong đóthôgn tin sơ cấp là khó khăn và tốn kém nhất trong khâu thu thập.Khi thu thập thông tin yêu cầu cơ bản được đặt ra với nhà nghiên cứu là.- Tối đá hóa thông tin thư được.- Thông tin thu thập phải đa dạng phong phú.- Giảm tối thiểu sai sói của thông tin khi thu thập.- Đảm bảo hiệu quả công việc phù hợp với chi phí cho quá trình thu thập.- Đảm bảo tình trật tự, logic và thời gian điều tra.Để việc thu thập thông tin diễn ra thuật lợi cần phải giải quyết 3 vấn đề.- Phương pháp và ký thuật thu thập thông tin.- Phương phải giải quyết khắc phục sai sót trong thu thập thông tin.- Phương pháp quản lý việc thu thập thông tin.Bước 4: Xử lý và phân tích thông tin thu thập được.Mục tiêu của giai đoạn này là tập hợp các thông tin thu thập được một cáchcó hệ thống và khoa học, tiến hành đánh giá thông tin nhằm tìm ra bản chất vấn đềTrong bước này nhà nghiên cứu phải thực hiện được hai công việc là: xử lývà phân tích, từ cơ sở phân tích đánh giá một cách đúng đắn có thể giải thích thôngtin một cách khoa học, việc này có thể bao gồm nhiều công việc cụ thể khác nhau.Quá trình phân tích thông tin được thực hiện bằng những phương phápkhác nhau, tùy theo yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, thông thường sử dụng haiphương pháp phân tích thống kê miêu tả và phân tích thống kê sử dụng biến số.Quá trình giải thích là sự kết hợp giữa phương pháp quy nạp và phươngpháp diễn dịch, quy nạp là suy luận từ những điều quan sát được còn diễn dịch là từthông tin thu thập được, tuy nhiên chú ý là dù có phân tích đúng vẫn thể có nhữnggiải thích sai.Bước 5: Trình bày và báo cáo kết quả nghiên cứu.Quá trình nghiên cứu cần được tổng hợp thành một sản phẩm hoàn chính đểbản giao cho nhà quản trị, điều này cầy thiết cả khi doanh nghiệp tự nghiên cứuhay thuê đơn vị nghiên cứu, kết quả nghiên cứu giúp nhà quản trị nắm bắt đầy đủvà khoa học về tình hình của vấn đề nghiên cứu, là cơ sở để đứa ra các quyết địnhquản trị.Trình bày kết quả nghiên cứu thể hiện thái độ và trách nhiệm, năng lực củanhà nghiên cứu với công việc.Báo cáo kết quá có thể là trình bày miêng hoặc văn bản, cấu trúc bào cáo cóthể thay đổi cho thích hợp với tình hình và yêu cầu cụ thể.Câu 7: Hãy trình bày bước thứ nhất của 5 bước trong quá trình nghiên cứuMarketing?Bước thứ nhất bước quan trong nhất trong 5 bước của quá trình nghiên cứuMarketing là: Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu.Đây là bước quan trong nhất bởi việc xác định vấn đề và mục tiêu nghiêncứu vô cùng quan trọng, nó đặt nền móng định hướng cho cả quá trình nghiên cứu.Nếu xác định sai vấn đề và mục tiêu cần nghiên cứu thì có nghĩa là người nghiêncứu đã đí sai phương hướng và cái đích cần tới, gây tốn kém, lãng phí cho cuộcnghiên cứu mà không giải quyết được khó khăn cho nhà quản trị.Chính vì tầm quan trọng của bước này mà đòi hỏi sự nhất quán giữa nhàquản trị, người đặt hàng nghiên cứu và nhà nghiên cứu, sự thống nhất này giúpcho mục tiêu được đặt ra rõ ràng hơn, hiệu quả nghiên cứu cao hơn.Để xác định đúng vấn đề và mục tiêu các nhà nghiên cứu thường tiến hànhnhững nghiên cứu không chính thức để phát hiện ra vấn đề, từ cơ sở đó sẽ tiếnhành những cuộc nghiên cứu chính thức.Nội dung công việc chủ yếu phải tiến hành trong bước này là.- Các nhà nghiên cứu và các nhà quản trị phải cùng nhau thông nhất mục tiến vàphát hiện ra vấn đề phải nghiên cứu.- Các nhà nghiên cứu cùng nhau thống nhất và làm rõ những vấn đề đặt ra chocông việc nghiên cứu.- Các nhà nghiên cứu hoạch định cụ thể mục tiêu nghiên cứu.- Xác định rõ rânh giới và phạm vi nghiên cứu.- Xây dựng các giả thiết nghiên cứu.Câu 8: Hãy phân biệt vấn đề quản trị và vấn đề nghiên cứu Marketing?Nghiên cứu Marketing là hoạt động cung cấp các thông tin cho quá trìnhquản trị Marketing, trong bất cứ một tổ chức nào cũng xuất hiện tình huống nổicộm khiến cho tổ chức phải có hành động điều chỉnh và đều xuất hiện trong cả quảntrị và nghiên cứu Marketingtuy nhiên vẫn có phân biệt giữa vấn đề quản trị và vấnđề nghiên cứu Marketing.Vấn đề quản trị.Vấn đề quản trị là những tình huống nổi cộm thuộc về Marketing mà nhữngnhà quản trị phải đối mặt, xem xét và giải quyết. Vấn đề quản trị có thể là khó khănhoặc thuận lợi mà nhà quản trị phải đối mặt.Những vấn đề quản trị mang lại khó khăn là nhưng điều không bình thường,gây rắc rối và ảnh hưởng tiêu cực đến những yếu tố khác của công ty. Còn vấn đềquản trị mang lại thuận lợi là vấn đề tích cực nếu được nhìn nhận và sử dụng mộtcách hợp lý sẽ đem lại cơ hội phát triển cho tổ chức.Đối với nhà quản trị khi đứng trước một vấn đề quản trị nổi cộm, đặt ranhiệm vụ cho các nhà quản trị những quyết định về phương hướng và giải phápnhằm tận dụng tối đa những cơ hôi hạn chế, khắc phục những vấn đề gây nguy cơcho tổ chức, để giải quyết họ phải trả lời câu hỏi: Phải làm gì, phải làm như thế nào.Vấn đề nghiên cứu Marketing.Khi xác định được vấn đề quản trị, các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành nghiêncứu Marketing, vấn đề nghiên cứu Marketing là những điều chưa biết, chưa rõ hoặcchưa xác định của vấn đề quản trị, nếu đã biết rõ rồi thì đó là vấn đề của nhà quảntrị, vậy nên có thể nói nghiên cứu Marketing là bước giải quyết của vấn đề quản trịvà để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu Marketing thì các nhà quản trị phải cũng cấpthông tin xác đáng để giải quyết được nhu cầu đặt ra.Tủy theo lượng thông tin mà nhà quản trị cung cấp sẽ quyết định nhiều hayít vấn đề nghiên cứu Marketing, càng nhiều thông tin thì càng ít vấn đề nghiên cứuvà ngược lại. Như vậy có thể nói vấn đề quản trị và vấn đề Marketing có môi liên hệ mật thiết vớinhau, vấn đề quản trị được xác định trước sau đó mới xác định được vấn đề nghiêncứu, xác định chính xác vấn đề quản trị giúp cho viêc nghiên cứu đi đúng hướng vàdễ dàng hơn, tuy nhiên giữa hai vấn đề vẫn có sự khác biệt và độc lập, đó chính làvấn đề quản trị hướng về giải pháp nỗ lực giải quyết vấn đề còn vấn đề nghiên cứulại hướng về các thông tin liên quan giúp ích cho vấn đề quản trị.Câu 9: Hãy phân tích ảnh hướng đến việc lựa chọn vấn đề nghiên cứu chomột cuộc nghiên cứu Marketing.-Khi tiến hành một cuộc nghiên cứu Marketing các nhà nghiên cứu cần xácđịnh rõ ràng những vấn đề đặt ra cho nghiên cứu, cụ thể là bàn tới đề tài khả năngquản lý của cuộc nghiên cứu đó.Những vấn đề nghiên cứu được đặt ra:- Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu.- Phạm vi nghiên cứu.- Nội dung cơ bản cần nghiên cứu.- Tình phù hợp của đề tài cần nghiên cứu.- Tính thời sự của đề tài nghiên cứu.Để lựa chọn được những vấn đề nghiên cứu thực sự thích hợp các nhànghiên cứu cần phải căn cứ vào những nhân tố ảnh hưởng sau đây.Khả năng ngân sách của tổ chức có thể dành cho hoặt động nghiên cứu Marketing,nó ảnh hưởng đề phạm vi, nôi dung và thời gian nghiên cứu. Tùy theo khả năng củatổ chức và quan điểm của các nhà quản trị mà kinh phí có thể rất khác nhau, có thể---dựa vào doanh số bán, tính toán theo đôi thu cạnh tranh, theo mục tiêu và nội dungcông việc hay là tùy theo khả năng chi trả của tổ chức.Quỹ thời gian mà những người đặt hàng nghiên cứu dành cho hoạt động cũng làmột nhân tố ảnh hưởng đền việc lựa chọn, tùy thuộc vào quy mô, nội dung và mứcđộ cấp bách của vấn đề đặt ra cho cách nhà quản trị mà quyết định thời gian đặthàng cho hoạt động nghiên cứu.Trình độ và năng lực của đội ngũ các nhà nghiên cứu cũng là nhân tố ảnh hưởngđến lưa chọn nghiên cứu, từ quy mô đến nội dung và mức độ sâu sắc của quá trìnhnghiên cứu, đòi hỏi cần có một đôi ngũ chuyên môn giỏi và điều kiện làm việcchuyên nghiệp.Khả năng có được các thông tin cần thiết trong quá trình điều tra đòi hỏi các nhànghiên cứu phải đành giá tình hình thức tế mà cân nhắc các lựa chọn, thuận lợi vàkhó khăn với mỗi lựa chọn khi tiếp cận với nguồn thông tin lại khác nhau, có nhữngthông tin mà các nhà nghiên cứu muốn có nhưng lại không có khả năng tiếp cận.Đó là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc lựa chọn vấn đề nghiêncứu, có thể các nhân tố ảnh hưởng theo chiều thuận các nhà nghiên cứu có thể xácđịnh vấn đề theo hướng mở rộng quy mô lớn, kéo dài thêm thời gian nghiên cứu,ngược lại nếu các nhân tố ảnh hưởng theo hướng bất lợi thì các nhầ nghiên cứunên tập trung vào những vấn đề cấp bách, quan trọng mà nhà quản trị đặt ra. Tuynhiên vẫn cần có một số lưu ý khi lựa chọn vấn đề nghiên cứu đ tránh phải sai lầm.- Quy mô và phạm vi nghiên cứu quá rộng, không phù hợp với năng lực.- Vấn đề nghiên cứu chưa thực sự cấp bách, chưa thực sự giúp giải quyết vấn đề.- Vấn đề nghiên cứu chưa xác định rõ về nội dung, pham vi và quy mô.- Vấn đề nghiên cứu tản mạn, phân tán làm hiệu quả nghiên cứu thấp.Câu 10: Trình bày hai phương pháp tiếp cận để xác định vấn để nghiên cứuMarketing.-Có 2 phương pháp tiếp cận để xác định vấn đề nghiên cứu Marketing là.Phương pháp hình phễu.Phương pháp phân tích tình huống điều tra sơ bộ.Phương pháp hình phễu.Phương pháp hình phễu là một quá trình phân tích bao gồm những bướccông việc kế tiếp nhau loại trừ những khả năng xảy ra theo hình cái phễu.Ở phương pháp này vấn đề nghiên cứu được xác định bằng cách trước hếtchú ý đến những phạm vi đề tài rộng, đặt ra những vấn đề nổi cộm, bất thườngtrong tổ chức. Sau đó thu hẹp dầm phạm vi quan sát để có thể tìm ra được nhữngvẫn đề cốt lõi nhất, nhà nghiên cứu sẽ dừng lại ở vấn đề nào mà họ cho là yếu tốquyết định nhất của vấn đề quản trị Marketing.Thực chất đây là một quá trình phân tích đánh giá rồi loại trừ dần, từ đó timđược chính xác những vấn đề cần phải quan tâm đồng thời giới hạn được phạm vinghiên cứu. Ưu điểm cơ bản của phương pháp này là giúp cho các nhà nghiên cứutránh được chọn nhầm hoặc bỏ sót vấn đề. Phương pháp này có độ tin cậy cao vìđược sàng lọc theo một quá trình chặt chẽ, tuy nhiên khi lựa chọn vấn đề nghiêncứu vẫn phải đảm bảo theo khả năng nghiên cứu.Phương pháp phân tích tình huống và điều tra sơ bộ.Phương pháp phân tích tình huống và điều tra sơ bộ là phương pháp quansát, theo dõi, tim hiểu một cách liên tục tình hình của tổ chức nhằm phát hiện ravấn đề từ đó đưa ra giả thiết cho những nghiên cứu tiếp theo.Phân tích tình huống là cung cấp thông tin khái quát cho cuộc nghiên cứu,xác định rõ nhu cầu của nội dung và phạm vi nghiên cứu. Sau khi phân tích tìnhhuống để phát hiện vấn đề.Sau khi phân tích tình huống để phát hiện vấn đề các nhà nghiên cứu sẽ tiếnhành điều tra sơ bộ, mục tiêu là nhằm xác định rõ ràng, chính xác hơn vấn đề trọngtâm mà cuộc nghiên cứu chính thức phải thực hiện, sáng tỏ các giải thiết là lúcphân tích đặt raNhư vậy phân tích tình huống tức là nhìn nhận vấn đề một cách bao quáthơn, phạm vi của đề tài nghiên cứu lớn hơn trong khi đó nghiên cứu sơ bộ lạihướng vào một đề tài cụ thể, kết hợp cả hai cách này chính là phương pháp phântích tình huống và điều tra sơ bộ.Câu 11: Phân tích phương pháp hình phễu.Phương pháp hình phễu.Phương pháp hình phễu là một quá trình phân tích bao gồm những bướccông việc kế tiếp nhau loại trừ những khả năng xảy ra theo hình cái phễu.Ở phương pháp này vấn đề nghiên cứu được xác định bằng cách trước hếtchú ý đến những phạm vi đề tài rộng, đặt ra những vấn đề nổi cộm, bất thườngtrong tổ chức. Sau đó thu hẹp dầm phạm vi quan sát để có thể tìm ra được nhữngvẫn đề cốt lõi nhất, nhà nghiên cứu sẽ dừng lại ở vấn đề nào mà họ cho là yếu tốquyết định nhất của vấn đề quản trị Marketing.Thực chất đây là một quá trình phân tích đánh giá rồi loại trừ dần, từ đó timđược chính xác những vấn đề cần phải quan tâm đồng thời giới hạn được phạm vinghiên cứu.Ưu điểm cơ bản của phương pháp này là giúp cho các nhà nghiên cứu tránhđược chọn nhầm hoặc bỏ sót vấn đề. Phương pháp này có độ tin cậy cao vì đượcsàng lọc theo một quá trình chặt chẽ, tuy nhiên khi lựa chọn vấn đề nghiên cứu vẫnphải đảm bảo theo khả năng nghiên cứu.Câu 12: Phân tích phương pháp phân tích và điều tra sơ bộ.Phương pháp phân tích tình huống và điều tra sơ bộ.Phương pháp phân tích tình huống và điều tra sơ bộ là phương pháp quansát, theo dõi, tim hiểu một cách liên tục tình hình của tổ chức nhằm phát hiện ravấn đề từ đó đưa ra giả thiết cho những nghiên cứu tiếp theo.Phân tích tình huống là cung cấp thông tin khái quát cho cuộc nghiên cứu,xác định rõ nhu cầu của nội dung và phạm vi nghiên cứu. Sau khi phân tích tìnhhuống để phát hiện vấn đề.Sau khi phân tích tình huống để phát hiện vấn đề các nhà nghiên cứu sẽ tiếnhành điều tra sơ bộ, mục tiêu là nhằm xác định rõ ràng, chính xác hơn vấn đề trọngtâm mà cuộc nghiên cứu chính thức phải thực hiện, sáng tỏ các giải thiết là lúcphân tích đặt raNhư vậy phân tích tình huống tức là nhìn nhận vấn đề một cách bao quáthơn, phạm vi của đề tài nghiên cứu lớn hơn trong khi đó nghiên cứu sơ bộ lạihướng vào một đề tài cụ thể, kết hợp cả hai cách này chính là phương pháp phântích tình huống và điều tra sơ bộ.Phương pháp này được thực hiện dựa trên các nguồn thông tin sơ cấp vàthứ cấp. Các thông tin sơ cấp được cập nhật trên cơ sở của các hoạt động giao tiếp,trao đổi với những người có liên quan, thông tin thứ cấp được cập nhật qua rấtnhiều nguồn khác nhau, đó có thể là thông tin được công khai hoặc không côngkhai.Câu 13: Nêu khái niệm về mục tiêu nghiên cứu.Mục tiêu nghiên cứu trong Marketing đượchiểu là cái đích phải hướng tới,cái mà mình đang muốn nghiên cứu, là chủ ý cụ thể của hoạt động nghiên cứu củacác nhà nghiên cứu Marketing cần nhắm đến.Mục tiêu nghiên cứu khác với mục đích nghiên cứu, miêu tiêu chỉ là cái màmình muốn nhắm đến còn mục đích nghiên cứu là cái mà phải đoạt được để giảiquyết được vấn đề nghiên cứu đặt ra. Cụ thể là mục tiêu nghiên cứu nhằm trả lờicâu hỏi “nghiên cứu cái gì” còn mục đích nghiên cứu sẽ trả lời câu hỏi “nghiên cứunhằm làm cái gì”.Mục tiêu nghiên cứu chỉ rõ vấn đề nghiên cứu là gì, trong khi đó mục đíchnghiên cứu chỉ rõ cái gì cần phải đạt được qua hoạt động nghiên cứu vấn đề đượcxác định trong mục tiêu nghiên cứu.Câu 14: Trình bày các phương pháp tiếp cận để xác định mục tiêu nghiêncứu.Để xác định mục tiêu nghiên cứu cho một cuộc nghiên cứu Marketing thì córất nhiều phương pháp để tiếp cận. Thông thường các nhà nghiên cứu dùng cácphương pháp sau đây.Phương pháp sử dụng cây mục tiêu.Là phương pháp dựa trên hệ thông và logic học đượ sử dụng rộng rãi,phương pháp này cho phép các nhà nghiên cứu xác lập được mục tiêu nghiên cứumột cách có hệ thống, nhờ vậy mà mục tiê nghiên cứu được được nhìn nhận mộtcách toàn diện.Phương pháp này bao gồm mục tiêu gốc và các mục tiêu nhánh, mỗi mụctiêu nhánh lại được chia thành các mục tiêu cành, giữa mục tiêu gốc và mục tiêunhánh là quan hệ giữa hệ thông với các phân hệ. Theo sự phân chia, cây mục tiêu sẽbao gồm mục tiêu cấp cao, cấp trung và mục tiêu cấp thấp.Các vấn đề nghiên cứu khác nhau thì thiết lập cây mục tiêu cũng khác nhau.Phương pháp xây dựng mục tiêu nghiên cứu theo tình trạng có được thông tin.Là phương pháp xác lập mục tiêu nghiên cứu dựa trên cơ sở khả năng cậpnhật được các thông tin của các nhà quản trị và nhà nghiên cứu Marketing.Trong vấn để nghiên cứu, khía cạnh nào đao có đầy đủ thông tin thì khôngcần xác lập mục tiêu nghiên cứu, khía cạnh nào thiếu hoặc chưa có đầy đủ thông tinthì sẽ xác lập mục tiêu nghiên cứu.Khía cạnh của vấn đề nghiên cứu ở đây có thể là.- Nguyên nhân hoặc bản chất vấn đề.- Cách thức giải quyết vấn đề.- Phương án tối ưu giải quyết.Khi xác định mục tiêu nghiên cứu, nếu khía cạnh nào của vấn đề đã đượcsáng tỏ thì mục tiêu nghiên cứu sẽ là những vấn đề còn lại.Phương pháp xây dựng mục tiêu theo loại hình nghiên cứu.Từ ba loại hình nghiên cứu cơ bản: Nghiên cứu thăm dì, nghiên cứu mô tả vànghiên cứu nhân quả, trong mỗi loại hình nghiên cứu này người ta sẽ xác lậpnhững mục tiêu nghiên cứu khác nhau tương ứng.- Nghiên cứu thăm dò phát hiện vấn đề.- Nghiên cứu mô tả làm sáng tỏ vấn đề.- Nghiên cứu nhân quả nhằm phát hiện nguyên nhân của vấn đề.Câu 15: Trình bày nguồn và dạng dữ liệu khi xác định các thông tin cần thuthập.Định dạng và nguồn dữ liệu là sự chuyển hóa các yêu cầu của khách hàngthành một yêu cầu cụ thể về những loại dữ liệu cần thiết, dữ liệu thu thập đượcdùng để chấp nhận hay từ bỏ một giả thiết nào đó được thiết lập.Khi đưa ra được các vấn đề nghiên cứu thì người nghiên cứu cần xác địnhđúng các yêu cầu về vấn đề nghiên cứu, xác định đúng các dữ liệu cho phù hợp, bêncạnh đó để nâng cao hiệu quả cần xác định được các nguồn dữ liệu cần thiếtCăn cứ vào đặc điểm của dữ liệu có thể chia dữ liệu ra thành các loại: sự kiện,kiến thức, dư luận, ý hướng, động cơ.Sự kiện: Bao gồm những vấn để đang tồn tại hay đã tồn tại mà có thể địnhlượng, đo lường được. Sự kiện thường chỉ những cái hữu hình song đôi khi lại phảnánh cái vô hình.Kiến thức là những gì mà con người biết đến hoặc có thể là những ước vọngtương lại, qua đó mỗi người chúng ta có thể biết được một cách khái quát về đốitượng của mình.Dư luận là những cảm nhận của công chúng về điều gì, họ đã và đang tin vàođiều gì và niềm tin có ý nghĩa thế nào với họ. Dư luận thường có khuynh hướnghình thành thái độ(Attitude) và thiên về mặt tin thần, một dạng khác là ýniệm(Images), ý niệm của nhiều người giống nhau sẽ trở thành định kiến.Ý hướng là suy nghĩ về hoạt động mà người dân cps sắn trong đầu, trongthái độ sử sự sắp tới của họ.Động cơ là mục đích, là lực nội sinh tác động rất lớn đến cách cư xử của mỗingười.- Căn cứ vào chức năng của dữ liệu có thể phân thành.Dữ liệu phản ánh tác nhân.Dữ liệu phản ảnh kết quả.Dữ liệu mô tả tình huống.Dữ liệu có cùng nguồn gốc.- Căn cứ vào tính chất dữ liệu có thể phân chia thành dữ liệu định tính và địnhlượng.- Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có thể phân chia thành dữ liệu thứ cấp và sơcấp.Dữ liệu có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau, các nguồn dữ liệu cũng có thểphân chia thành nhiều cách, song phổ biến nhất là nên chia thành hai nguồn dữ liệubên trong và dữ liệu bên ngoài.Tùy thuộc vào loại hình nghiên cứu được áp dụng và dạng dữ liệu cần thuthập mà có thể lựa chọn các phương pháp thu thập thông tin khác nhau. Có haiphương pháp thu thập thông tin chủ yếu là phương pháp nghiên cứu tài liệu vànghiên cứu thực tế.Các dữ liệu thứ cấp thường được thu thập bằng các phương pháp đơn giảnđó là phương pháp nghiên cứu tài liệu, đây đồng thời cũng là phương pháp đượcsử dụng khi bắt đầu thu thập thông tin. Nếu là dữ liệu nội bộ người ta có thể thuthập thông tin từ sổ sách người bán hàng, các thành viên công ty và hệ thốngMarketing của công ty. Nguồn dữ liệu bên ngoài do được tổ chức tốt khoa học nênthông tin có chất lượng tốt hơn và có nhiều tiến bộ trong việc xử lý thông tin.Các dữ liệu sơ cấp thường được thu thập qua các phương pháp điều trathực tế như: Phỏng vấn điều tra thực nghiệm, quan sát. Với phương pháp phỏng-vấn có nhiều hình thức để lựa chọn khác nhau như phỏng vấn qua điện thoại, điềutra thư tín và phỏng vấn trực tiếp.Câu 17: Thiết kế câu hỏi và mẫu điều tra cần có yêu cầu gì.--Trong quá trình thu thập dữ liệu phục vụ cho cuộc nghiên cứu Marketing,bảng câu hỏi và mẫu điều tra được coi là loại công cụ hết sức quan trọng.Bảng câu hỏi là một công cụ nghiên cứu phổ biến nhất khi thu thập các sốliệu gốc. Theo nghĩa rộng bảng câu hỏi là một danh sách các câu hỏi mà ngườiđược hỏi cần trả lời, đó là một công cụ rất mềm dẻo, nó có thế đưa ra các câu hỏibằng nhiều hình thức khác nhau.Trong quá trình soạn thảo bảng câu hỏi, nhà nghiên cứu Marketing cần xácđịnh rõ yêu cầu của mình để xác định được số lượng câu hỏi cần đưa ra, lựa chọnhình thức của các câu hỏi, cách trình bày và thứ tự của các câu hỏi đó.Khi xác định lượng câu hỏi cần chú ý loại bỏ các cấu hỏi mà người được hỏikhó trả lời, không muốn trả lời, không cần trả lời hoặc không nhất thiết phải trảlời. Khi xác định câu hỏi cần đánh giá được mức độ đóng góp của câu hỏi đó cho kếtquả của cuộc nghiên cứu.Về thứ tự của các câu hỏi trên bảng hỏi, các câu hỏi cần được đưa ra theomột trật tự logic, những câu hỏi nhằm mục đích phân nhóm khách hàng nên cho rasau cùng trong bảng câu hỏi.Mẫu điều tra là một bộ phận khách hàng được rút ra từ tổng thể và có thểđại diện cho toàn bộ khách hàng trên thị trưởng. Nếu mẫu không đại diện cho tổngthể kết quả nghiên cứu sẽ hầu như không đạt được.Có 3 vấn đề cần chú ý khi thiết kế mẫu.Phải xác định rõ đâu là tổng thể và tổng thể được quyết định bởi đối tượng nghiêncứu.Xác định rõ cẫu trúc của mẫu, cấu trúc của mẫu lại liên quan đến cấu trúc tổng thể.Đó chính là một danh sách mà từ đó mẫu được lấy ra và bao hàm được tất cả cácđơn vị của tổng thế.Phải xác định được kích cỡ mẫu cần thiết. Kích cỡ của mẫu chính là những đơn vịcủa mẫu được chọn ra từ tổng thể nghiên cứu.Câu 18: Trình bày các cách phân loại chi phí nghiên cứu.Phương pháp cơ bản để xác định chi phí nghiên cứu là ước tính các khoảnchi cụ thể cho từng khâu công việc trong quá trình rồi đem tập hợp chúng lại. Cónhiều cách phân loại, nhưng có cách cách phân loại phổ biến sau.- Chi phí nghiên cứu và phê chuẩn dự án.Bao gồm các khoản chi cho công việc tìm kiếm, khảo sát phát hiện hay là nhữngchi phí phục vụ cho cuộc tìm kiếm, khảo sát phát hiện vấn đề hay là những chi phítiền nghiên cứu. Nếu nghiên cứu được tiến hành độc lập riêng rẽ thì sẽ chỉ có chi phíthiết kế bảng câu hỏi, chi phí lập mẫu, chi phí nghiên cứu lựa chọn nguồn, dạngthông tin, chi phí soạn thảo văn bản, chi phí thảo luận phê duyệt dự án.- Chi phí thu thập dữ liệu.Dữ liệu được chia thành sơ cấp và thứ cấp vì vậy chi phí cũng được chia thànhchi phí sơ cấp và chi phí thứ cấp. Chi phí sơ cấp bao gồm các khoản chủ yếu như thùlao cho điều tra viên, tiền chi trả cho người cấp tin, chi phí cho tập huấn và cáckhoản khác để tiến hành thực nghiêm quan sát. Dữ liệu thứ cấp cũng có các khoảnchi phí thù lao cho người lấy tin, cấp tin hay mua dữ liệu.- Chi phí xử lý, phân tích dữ liệu.Nếu việc xử lý dữ liệu được thực hiện bằng các phương pháp thủ công thì chiphí phát sinh ở khâu này sẽ đơn giản hơn và chủ yếu là các khoản thù lao để thựchiện công việc cụ thể khác nhau, còn nếu việc xử lý dữ liệu được thực hiện bằngmáy sẽ có thêm nhiều khoản chi phí khác như: Thiết kế phần mềm, thuê máy mócthiết bị, phương tiện, thuê nhân công.- Chi phí tổng hợp và viết báo cáo kết quả nghiên cứu.- Chi phí hội thảo, trình bày và nghiệm thu kết quả nghiên cứu.- Chi phí văn phòng phẩm cho quá trình tiến hành cuộc điều tra.- Chi phí quản lý dự án và những chi phí khác.Câu 19: Trình bày các phương pháp xác định giá trị cuộc nghiên cứu.Giá trị của cuộc nghiên cứu Marketing là những lợi ích mà cuộc nghiên cứunày mang lại, nó là kết quả của việc so sánh giữa giá trị ước tính được trong nhữngquyết định Marketing trong trường hợp có và không có sự giúp đỡ của các kết quảthu được từ cuộc nghiên cứu.Thường thì giá trị kết quả của nghiên cứu thường được ước lượng một cáchtrực giá hay theo kinh nghiệm, tuy nhiên như vậy thì không rõ ràng và rất rõ có thểdiễn đạt được trên giấy. Từ khó khăn đó hình thành nên các phương pháp đánh giácơ sở lý luận và tương đối hiện thực thông qua 3 phương pháp: Tập trung vào sựthiệt hại, lợi nhuận đầu tư và phân tích chính thức.- Phương pháp tập trung vào sự thiệt hại.Đây là phương pháp khá đơn giản để xác định giá trị ccủa những thông tinnghiên cứu. Theo phương pháp này, giá trị của cuộc điều tra được đánh giá thôngqua mức độ giảm thiệt hại bị gây nên bởi một quyết định nào đó nhờ có nhữngthông tin thu được từ một cuộc nghiên cứu Marketing. Vì vậy khi sửu dụng phươngpháp này đòi hỏi nhà quản trị Marketing phải xác định được hai dữ kiên.+ Ước đoán được giá trị thiệt hại tiềm tàng liên quan đến một quyết định sailầm.+ Xác định được cơ hội giảm thiểu khả năng ra quyết định sai lầm nếu nhưcó thể nhận được thông tin nhờ có cuộc nghiên cứu Marketing đó.- Phương pháp lợi nhuận đầu tư.Phương pháp này đánh giá giá trị tông thể của quá trình nghiên cứuMarketing trong một năm chứ không phải là cho từng dự án nghiên cứu riêng biệt.Giả định năm trước công ty dành 500 triệu động cho nghiên cứu Marketing, công tyước tính thông tin thu thập được sẽ mạng về lợi nhuận 2.5 tỷ đồng, tuy nhiên nếukhông có nghiên cứ thì nhà quản trị vẫn có thể ra quyết định chuẩn xác với xác xuất65%. Điều này làm giảm giá trị của cuộc nghiên cứu đem lại chỉ còn 875 triệu vớilợi nhuận ròng là 375 triệu. Như vậy vấn đề cốt lõi của phương pháp lợi nhuận đầutư là doanh nghiệp phải lượng hóa được giá trị của các kết quả nghiên cứu.- Phương pháp phân tích chính thức.Để áp dụng được phương pháp này cần có 3 điều kiện cơ bản.+ Các tình huống có thể xảy ra của hoạt động Marketing.+ Kết quả lỗ lãi liên quan tới từng tình huống.+ Xác xuất xảy ra của mỗi tình huống.Dựa trên các thông tin đó, kết hợp với các thông tin thu được từ cuộc nghiêncứu sẽ cho phép có những quyết định cần thiết về quản trị và quyết định về chínhcuộc nghiên cứu.Sau khi xác lập được mức giá trị của cuộc nghiên cứu người ta có thể tínhtoán được giá trị ròng của nó bằng cách tiếp tục đem khấu trừ đi mức chi phí đãphát sinh.Có thể hình dung rõ hơn thông qua công thức.Gr = (Gc – Gk) – CPGr: Giá trị ròng của cuộc nghiên cứu.Gc: Giá trị ước tính của quyết định Marketing khi có giúp đỡ tới kết quả nghiêncứu.Gk: Giá trị ước tính của quyết định Marketing không có sự giúp đỡ của kết quảnghiên cứu.CP: Chi phí.Câu 20: Trình bày kết cấu bản dự án.Kết cấu trung của dự án nghiên cứu được soạn thảo để phê duyết thườngbao gồm các phần chủ yếu sau.Giới thiệu về cuộc nghiên cứu.Những mục tiêu nghiên cứu.Phương pháp nghiên cứu và những yêu cầu khác để thực hiện nghiên cứu.Các phụ lục.Giới thiệu về cuộc nghiên cứu.Giới thiệu tổng quát về công ty và chỉ rõ những vấn đề mà công ty đang gặpphải, những khó khăn mà công ty gặp phải thường được trình bày cụ thể với nhữngbằng chứng mang tính khách quan. Những vấn đề này cần được minh họa bằng sốliệu cụ thể và so sánh được.Nguyên nhân của vấn đề xuất pháp do đâu, phần này yêu cầu nhà soạn thảophải vạch rõ được đâu là vấn đề quản trị Marketing, đâu là vấn đề nghiên cứu..Sự cần thiết hoặc là lý do phải tiến hành cuộc nghiên cứu. Nội dung là sự đềcập tới là khả năng định rõ những công dụng dự kiến của những thông tin mà cuộcnghiên cứu sẽ mang lại cho các nhà quản trị Marketing.Các quan điểm, mục tiêu nghiên cứu.Mục tiêu nghiên cứu chính là việc định hướng cụ thể cho quá trình nghiêncứu vì vậy phần trình bày về quan điểm, mục tiêu nghiên cứu phải được quan tâmđúng mức, các mục tiêu nghiên cứu phải được lập thành một trật tự nhất định vàđảm bảo các nguyên tắc: Chính xác, chi tiết, rõ ràng và khả thi.Chính xác nghĩa là các mục tiêu nghiên cứu phải phù hợp với quan điểmnghiên cứu, đảm bảo cho các nhà quản trị hiểu đúng bản chất của các vấn đề cầnnghiên cứu. Chi tiết nghĩa là bản dự án cần được nêu được các phương hướng hayphương diện thông tin cần phải tìm kiếm một cách cụ thể. Rõ ràng có nghĩa là cácmục tiêu đưa ra phải tường minh rễ hiểu, không gây nhầm lần cho nhà quản trịtrong qua trình phê chuẩn cũng như theo dõi quá trình thực hiện. Khả thi tức lànhững mục tiêu đề ra có thể thực hiện được.Các phương pháp, kế hoạch nghiên cứu.Phần này yêu cần nhà soạn thảo phải nêu rõ được những nội dung cụ thể- Các loại hình nghiên cứu áp dụng, các nguộc dư liệu và phương pháp thu thập.- Bảng câu hỏi phỏng vấn, các công cụ hỗ trợ nghiên cứu, biểu mẫu, bản thiết kế,mẫu trắc nghiệm và kế hoạch lấy mẫu điều tra.- Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu.- Phương pháp biểu dự kiến công viêc với bố trí nhân lực kèm theo.- Bản dự toán kinh phí tổng hợp cho các khâu công việc và những sự hỗ trợ.- Dự kiến rủi ro và thuyết trình về các điều kiện của đơn vị được chọn tổ chứcnghiên cứu.Yêu cầu chung là các nội dung cụ thể đó phải được mô tả với mức độ cần thiếtđể các nhà quản trị hoặc các nhà đặt hàng nghiên cứu có thể nắm được kế hoạch.Các phụ lục kèm theo.Thông thường kèm theo một bản dự án nghiên cứu cần có các loại phụ lục cơbản sau.- Phiếu điều tra.- Danh sách những người tham gia nghiên cứu.- Danh sách những thành viên phụ trách ký thuật.- Danh sách mẫu điều tra và những thông tin về mẫu.- Các kết quả xử lý, phân tích dữ liệu.Câu 21: Thông tin thứ cấp là gì.Thông tin thứ cấp là những thông tin được thu thập để phục vụ cho cuộcnghiên cứu đang tiến hàng, những thông tin này có sẵn ở đâu đó. Thông tin thứcâp có thể được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như nguồn bên trong và bênngoài doanh nghiệp, thông tin thứ cấp được dùng vào nhiều mục đích khác nhauvà loại thông tin này thường được tiến hành thu thập trước so với những thôngtin sơ cấp.Vai trò.Trong quá trình nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp thông tin thứ cấpgiúp cho việc quan sát những gì đang xảy ra trong doanh nghiệp và những xuhướng của khách hàng, đó có thể là thông tin hay những thay đổi của môi trườngkinh doanh, trên cơ sở đó mà các vấn đề được phát hiện.Đối với việc mô tả thị trường, thông tin thứ cấp có rất nhiều ý nghĩa và tácdụng trong việc tìm ra các mối liên hệ giải quyết vấn đề. Đồng thời nó cũng so sánhnhững thông tin mới với những thông tin cụ để có những kết luận hay quyết địnhgiải quyết vấn đề một cách xác đáng, còn trong việc nghiên cứu các mối quan hệnhân quả, thông tin thứ cấp ít được sử dụng, nếu có thì chỉ là để so sánh, thamkhảo trước khi chính thức quyết định cách giải pháp.Trong quá trình nghiên cứu Marketing thông tin thứ cấp được dùng đếnnhiều trong việc ra các quyết định Marketing của doanh nghiệp, mỗi loại công việchay quyết định khác nhau đòi hỏi thông với mức độ khác nhau như dự báo hayphân tích đối với dự báo về nhu cầu hoặc thị phần, còn trong việc phân đoạn thìdoanh nghiệp sẽ dùng đến các thông tin thứ cấp khác liên quan.Ngoài ra thông tin thứ cấp còn cần thiết cho một số những công việc khácnhư lập kế hoạch chính thức cho một cuộc nghiên cứu hoặc điều tra chọn mẫu.Câu 22: Trình bày các ưu nhươc điểm của thông tin thứ cấp.---Ưu điểm.Dễ tìm kiếm và thu thập, đây là ưu điểm rõ nhất của thông tin thứ cấp, điều này dothông tin thứ cấp đã tồn tại sẵn và vấn đề chỉ là phát hiện ra mà thôi, do đó thờigian dùng để tập hợp thông tin thứ cấp chính là thời gian dùng để tìm kiếm vàthường không mất nhiều thời gian.Chi phí cho thông tin thứ cấp là thấp hơn nhiều so với thông tin sơ cấp, điều này donhững thông tin này đã có sẵn trong những tài liệu vì thế mà chi phí đầu tư bỏ ra làkhông đáng kể, ngay cả khi phải đi mua thôgn tin thì nó cũng vẩn rẻ hơn với việcphải tự tổ chức nghiên cứu thu thập.Thông tin thứ cấp có đặc điểm sẵn sàng và thích hợp do các thông tin này đã đượcthu thập và xử lý để sử dụng vì vậy không tốn nhiều thời gian để tính toán trước khisử dụng.---Thông tin thứ cấp giúp bổ sung thêm giá trị cho những thông tin sơ cấp, thông tinthứ cấp được doanh nghiệp dùng để định hướng và xác định rõ mục tiêu của việcthu thập thông tin sơ cấp, vì vậy thông qua thông tin thứ doanh nghiệp biết mìnhcòn thiếu thông tin nào để tổ chứ thu thập thông qua thông sơ cấp.Nhược điểm.Vì thông tin thứ cấp là thông tin thu thập được thông qua một kênh thông tin khácnên có thể nó không phù hợp với các tiêu thức mà doanh nghiệp cần.Các thức phân chia, phân loại thị trường của thông tin thứ cấp cũng có thể khôngcó ích với yêu cầu do đặc điểm của từng ngành và từng doanh nghiệp dẫn đến việcphân loại cũng khác nhau.Cũng có trường hợp doanh nghiệp có được thông tin hợp lý theo tiêu thức mìnhmong muốn để sử dụng nhưng thực sự không cấp bách với vấn đề cần thu thập.Các thông tin thứ cấp được thu thập một cách gian tiêp quá các nguồn tài liệu khácnhau chứ không phải tài liệu gốc, dẫn đến viêc doanh nghiệp không biết được tàiliệu đó được thu thập trong hoàn cảnh nào có tác dụng hay không.Câu 23: Trình bày các quy trình chung của phương pháp thu thập thông tinthứ cấp.Để thu thập các thông tin thứ cấp có hiệu quả người ta thường tiến hànhmột quy trình gồm 4 bước như sau.-Xác định những thông tin cần thiết cho cuộc nghiên cứu.Tìm kiếm tài liệu cho các thông tin cần thiết.Tiến hành thu thập các thông tin.Đánh giá các thông tin đã thu thập được.Bước 1: Xác định những thông tin cần thiết cho cuộc nghiên cứu.Là bước đầu tiên mặc dù không phức tạp nhưng lại rất quan trọng trongviệc nghiên cứu. Đặc điểm của thông tin thứ cấp là vừa nhiều và rẻ nên các nhànghiện cứu thường thu thập nhiều hơn cần thiết, gây lãng phí hoặc có thể là bỏ quathông tin cần thiết, vì vậy phải xác định rõ ràng những thông tin có ý nghĩa, vì vậynhà nghiên cứu cần bám sát vào chủ đề và mục tiêu cụ thể của cuộc nghiên cứu.Bước 2: Tìm các nguồn tài liệu.Nhiệm vụ này là phải xác định được những thông tin cần thu thập được tìmkiếm ở đâu, từ các nguồn tài liệu trong hay ngoài doanh nghiệp. Thường thì nhànghiên cứu sẽ ưu tiên tìm kiếm trong doanh nghiệp trước, thông tin thứ cấp có thểnằm ở một bộ phần nào đó hoặc rải rác ở các bộ phần chức năng khác nhau dựatrên phân loại phù hợp với mục đích sử dụng. Sau khi đã xác định được địa chỉ cụthể của thông tin nhà nghiên cứu sẽ biết được những thông tin còn thiếu và tiếp tụctìm kiếm từ nguồn bên ngoài.Bước 3: Tiến hành thu thập các thông tin.Sau khi xác định được nguôn thông tin, các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành thuthập, các thông tin thu thập được phải được đảm bảo nguồn thông tin được xácđịnh, điều đó do các thông tin này có thể được trích dẫn trong báo cáo hoặc tìmkiếm và kiểm tra lại sau này. Ngoài ra các thông tin thu thập được cần phải đượcghi chép lại một cách có hệ thống, khoa học để tiện cho việc nghiên cứu, xử lý phântích sau này.Bước 4: Đánh giá các dữ liệu thu thập được.Đây là bước cuối cùng của quy trình tim kiếm thông tin thứ cấp, bước nàyrất cần thiết vì việc thu thập thông tin có thê có những lệch lạc không chính xác,mặc khác bản thân thông tin cũng có nhiều nhược điêm, bước này nhằm đánh giávà loại trừ những thông tin không có giá trị cho cuộc nghiên cứu mà các nhànghiên cứu thu thập được ở trên.Câu 24: Thông tin sơ cấp là gì? Trình bày các phương pháp thu thập thôngtin sơ cấp.Thông tin sơ cấp là những thông tin mới được thu thập lần đầu nhằm phụcvụ cho cuộc nghiên cứu đang được tiến hành, thông tin sơ cấp có thể được thu thậpbằng nhiều phương pháp thông dụng nhất là điều tra phòng vấn, quan sát vàphương pháp thực nghiệm.Phương pháp điều tra phỏng vấn.Là phương pháp nghiên cứu mà người nghiên cứu đặt ra các câu hỏi cho cácđối tượng điều tra và thông qua sự trả lời của họ để nhận được những thông tinmình muốn.Phỏng vấn được coi là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp được sử dụngnhiều nhất và cũng bị lạm dụng nhiều nhất, vì đó là phương pháp thu thập thôngtin rất linh hoạt trên nhiều phương diện khác nhau nhưng nó cũng bị làm dụngnhất vì có những cuộc nghiên cứu với những câu hỏi có định kiến, nghèo nàn ýtưởng, áp đặt suy nghĩ thâm chí vô nghĩa còn người phỏng vấn lại không được đàotạo bài bản hoặc là mẫu phỏng vấn không đại diện được cho nhiều đối tượngphỏng vấn.Nói chung lại thì so với các loại hình nghiên cứu trong Marketing thì phỏngvấn là phương pháp thuận lợi và có hiệu quả nhất.Phương pháp nghiên cứu quan sát.Là phương pháp liên quan tới sự giám sát đối với nhưung hoạt động cầnđược quan tâm và lựa chọn, ưu điểm của phương pháp này là các hoạt động đượcxem xét trong lúc chúng đang diễn ra. Khác với phỏng vấn quan sát sẽ không chủđịnh dựa vào con người để miêu tả một cách chính xác những hoạt động trong quákhứ hay ý định trong tương lai như trong phỏng vấn giúp khắc phục tình trạngchưa chính xác của thông tin đặc biệt trong trường hợp phải mô tả những hoạtđộng không phải là hiện tại. Là một phương pháp tốt trong việc nghiên cứu thămdò.Phương pháp thử nghiệm.Là phương pháp thu thập thông tin sơ cấp bằng cách lựa chọn các nhóm đốitựogn có thể so sánh được với nhau tạo ra các nhớm có hàn cảnh khác nhau, kiểmtra những thành phần biến động và xác định mức độ quan trọng của các đặc điểmđược quan sát hoặc được phỏng vấn.Phương pháp thực nghiêm là một hình thức đặc biệt của phương pháp quansát và phỏng vấn, nó có tầm nhìn quan trong đặc biệt. Phương pháp quan sát sẽ bịgiới hạn là không thể quan sát được một cái gì khi nó chưa xảy ra, tuy nhiên nhiênngười nghiên cứu không chỉ muốn biết về quá khư mà suy diễn tương lại mà congmuốn biết những gì có thể áp dụng tốt cho tương lai, muốn vậy vần đến phươngpháp thử nghiệm. Thử nghiệm là can thiệp có dụng ý và quá tình diễn tiến của sựviệc, trái ngươc với quan sát.Phương pháp thử nghiệm có bốn đặc trung quan trọng có ích trong việc vậndụng vào công tác quản trị Marketing.- Cho phép người thử nghiệm quan sát được sự can thiệp.- Kiểm soát được các nhân tố dễ làm ta kết luận sai lầm khi thử nghiệm khôngđúng phương pháp.- Thử nghiệm chứng tỏ được mối quan hệ nhân quả.- Chủ động thời gian biểu vì vậy kết quả thử nghiệm nhanh hơn, hiệu quả hơn.Câu 25: Trình bày phương pháp phỏng vấn qua điện thoại.Là phương pháp thu thập thông tin thông qua việc giao tiếp qua điện thoạigiữa ngừoi nghiên cứu và đối tượng được phỏng vấn. Đặc điểm của phương phápnày là người phỏng vấn và đối tượng tiếp xúc qua giọng nói, vì vậy công việc chủyếu là.- Gọi vào số liên lạc được liệt kê, liên lạc với đối tượng phỏng vấn.- Khi gặp đối tượng phỏng vấn thì truyền đạt câu hỏi kèm theo bảng hướng dẫn.- Ghi chép phản ứng của đối tượng theo cách thức được trình bày trong bảnhướng dẫn.- Chuyển bảng câu hỏi được trả lời hoàn tất cho người có trách nhiệm xử lý dữliệu.Yêu cầu đối với đội ngũ phỏng vấn là phải nắm giữ vững quy trình liên lạc,ngoài ra còn phải am hiểu nghệ thuật nói chuyện qua điện thoại vì giọng nói làphương tiện diễn đạt duy nhất, phải chú ý từ cách xưng danh, cách xưng hô, cáchxử dụng âm điệu, ngữ điệu đến việc lựa chọn thời điểm, thơi gian nói chuyện vàcách kết thúc cuộc trò chuyện.Ưu điểm.Chi phí thấp nếu nằm gọn trong một địa phương, còn nếu cuộc phỏng vấnvượt xa hơn chí phí lại cao hơn, điều này tuy thuộc vào dịch vụ viễn thông.Ưu thế tốc độ rõ ràng, người phỏng vấn không phải tốn thời gian đi lại. Dođó phỏng vấn qua điện thoại sẽ hữu ích trong trường hợp các thông tin cần đượcthu thập trong thời gian ngắn.Cả người phỏng vấn và người được phỏng vấn đều dễ dàng kìm giữ đượcthái độ và tâm trạng, không bị ảnh hưởng bởi dánh vẻ bề ngoài.Nhược điểm.Phụ thuộc vào niên giám điện thoại, việc liên lạc sẽ khó khăn nếu có sự dichuyển hoặc thay đổi địa chỉ liên lạc.Số liên lạc không được liệt kê đầy đủ vì không phả mọi thành phân mà ngườinghiên cứu muốn phỏng vấn đề có trong danh bạ.Không thực hiện được những cuộc nghiên cứu có yêu cầu trợ giúp về thịgiác.Thời gian phỏng vấn không được kéo dài quá lâu đặc biệt khi cuộc nghiêncứu không tạo được sự quan tâm của người được phỏng vấn.Câu 26: Trình bày phương pháp phỏng vấn trực tiếp cá nhân.Là phương pháp thu thập thông tin linh hoạt nhất, bở trong quá trình phỏngvấn có thể đưa ra nhiều câu hỏi hơn, hoặc bổ sung trong kết quả phỏng vấn bằngquan sát trực tiếp của mình.Các công việc phải làm khi phỏng vấn trực tiếp.- Thực hiện chương trình mẫu trên vùng xác định và gặp gỡ người được chọn.- Phát những bảng câu hỏi phù hợp với bản hướng dẫn và có những chỉ dẫn cầnthiết.- Ghi chép phản ứng của người được hỏi chính xác theo những cách thức đượcđịnh sẵn.- Chuyển thông tin thu thập về trung tâm để xem xét và phân tích giải thích.Bản chất của việc này là một quá trình tiếp xúc giữa hai người, trong đóngười phỏng vấn cô gắng rút ra những thông tin hay phản ứng, quan điểm của mộtngười khác, sau khi thiết lập mối quan hệ hay sự hiểu biết thì người đi phỏng vấn sẽdùng những câu hỏi để đối tượng trả lời đáp lại và quá đó thu thập các thông tincần thiết.Yêu cầu người đi phỏng vấn phải xem xét câu trả lời một cách toàn diện,người trả lời có hiểu câu hỏi không, đối tượng có phản ứng với câu hỏi không vàphản ứng có nghĩa gì, sau đó xắp xếp các phản ứng vào bảng đã chuẩn bị từ trước.Người đi phỏng vấn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ cho việc phỏng vấn, và đặcbiệt là phải có tố chất thông minh, là một ngừoi đáng tin cây, có khả năng nắm bắtmục tiêu và kỹ năng để thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với ngừoi được hỏi.Ưu điểm.Thu thập được lượng thông tin tối đa vì người phỏng vấn có thể đặt ra bấtkỳ câu hỏi nào không theo mẫu cho trước.Nắm bắt được những phản ứng của người được phỏng vấn, những điều màphương pháp phỏng vấn gián tiếp không thực hiện được.Cho phép đánh giá tính chính xác của câu trả lời bằng cách bổ xung thêmbằng cách quan sát hoặc thăm dò liên tiếp người trả lời phỏng vấn.Nhược điểm.Chi phí cao vì phải đào tạo về nghiệp vụ và các kỹ năng cũng như các chi phíkhác cho việc đi lại.Kết quả phỏng vấn chịu ảnh hưởng chủ quan của người được phỏng vấn.Câu 27: Dựa vào căn cứ nào để lựa chọn phương pháp phỏng vấn thích hợp.-Một cuộc nghiên cứu thị trường không bị giới hạn trong một phương phápphỏng vấn duy nhất nào, vì vây có thể kết hợp các phương pháp phỏng vấn lại vớinhau, điều này nảy sinh vấn đề căn cứ dựa vào đâu để lựa chọn phương phápphỏng vấn thích hợp.Có 3 căn cứ để lựa chọn một phương pháp phỏng vấn thích hợp.Tủy theo từng loại hình nghiên cứu và nhiệm vụ mục tiêu nghiên cứu mà ngườinghiên cứu đặt ra mà có phương pháp phỏng vấn thích hợp.Nguyên do mỗi phương pháp phỏng vấn lại cố những ưu điểm và hạn chế khácnhau để làm căn cứ để nhà nghiên cứu quyết định sử dụng phương pháp phù hợp.Ngoài ra còn tuy thuộc vào điều kiện, ý đồ của nhà nghiên cứu mà có phương phápphù hợp.Ngoài 3 căn cứ trên thì ngoài ra còn một số tiêu chuẩn khách quan để lựachọn một phương pháp phỏng vấn thích hợp như.- Khả năng tự do trả lời của người được hỏi.- Độ sâu sắc của cuộc phỏng vấn.- Khả năng đảm bảo chi phí cho cuộc phỏng vấn.- Tiến độ thu thập các câu trả lời.- Khả năng kiểm soát được việc lựa chọn thông tin.- Khả năng hồi tưởng những thông tin khó nhớ.Câu 28: Trình bày bản chất của đo lường.Để có thể đưa ra được các quyết định quản trị Marketing hiệu quả, các nhàquản lý cần quan tâm đến việc đo lường các đặc tính của sự vật, hiện tượng thịtrường và các mặt khác nhau của hệ thống Marketing.Đo lường là một sự xác định một lượng hay mức độ của một số đặc tính củacác sự vật, hiện tượng mà người nghiên cứu quan tâm, đo lường được coi như việcgắn các con số cho những đặc tính sự vật, mỗi con số sẽ đại diện cho một sự vật, đặctính theo một quy luật nhất định, mục đích của việc đo lường này là biến các đặc

Tài liệu liên quan

  •  Chuyên đề 7 Nghiên cứu marketing Chuyên đề 7 Nghiên cứu marketing
    • 34
    • 1
    • 1
  • Giới thiệu đề tài nghiên cứu marketing toàn cầu Bệnh Viện Khách Sạn “ Pháp Việt”. Giới thiệu đề tài nghiên cứu marketing toàn cầu Bệnh Viện Khách Sạn “ Pháp Việt”.
    • 30
    • 929
    • 19
  • đề cương nghiên cứu khoa họcx đề cương nghiên cứu khoa họcx
    • 1
    • 7
    • 54
  • KHUNG CHẤM TRÌNH BÀY ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHUNG CHẤM TRÌNH BÀY ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
    • 1
    • 889
    • 3
  • Kết cấu cơ bản đề cương nghiên cứu Kết cấu cơ bản đề cương nghiên cứu
    • 6
    • 868
    • 10
  • Tài liệu Đề cương nghiên cứu (Mẫu bìa) pptx Tài liệu Đề cương nghiên cứu (Mẫu bìa) pptx
    • 3
    • 1
    • 18
  • ĐỀ CƯƠNG Nghiên cứu triển khai mạng 4G LTE/SAE tại Việt Nam ĐỀ CƯƠNG Nghiên cứu triển khai mạng 4G LTE/SAE tại Việt Nam
    • 25
    • 1
    • 8
  • De cuong  nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật làm đất và tuổi cây con đến tỷ lệ sống và sinh khối của các dòng keo lá liềm (acacia crassicarpa) ưu tú trên vùng cát ven biển huyện phong De cuong nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật làm đất và tuổi cây con đến tỷ lệ sống và sinh khối của các dòng keo lá liềm (acacia crassicarpa) ưu tú trên vùng cát ven biển huyện phong
    • 7
    • 796
    • 2
  • các viết đề cương nghiên cứu các viết đề cương nghiên cứu
    • 15
    • 707
    • 0
  • Dự án: Đề cương nghiên cứu đầu nguồn doc Dự án: Đề cương nghiên cứu đầu nguồn doc
    • 13
    • 404
    • 2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(69.73 KB - 37 trang) - Đề cương nghiên cứu marketing Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Trình Bày Quy Trình Nghiên Cứu Marketing Gồm Những Gì