Đề Cương ôn Tập Giữa Kì 1 Môn Lịch Sử Lớp 7 Năm Học 2021 - 2022

Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm học 2024 - 2025Đề cương ôn thi Sử Địa 7 giữa kì 1 năm 2024Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Đề cương ôn thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Lịch sử và Địa lí

  • A. Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Lịch sử và Địa lí năm 2023
  • B. Đề cương Lịch sử - Địa lí 7 giữa kì 1
    • A. Phân môn Lịch sử
    • B. Phân môn Địa lí
  • Đề cương ôn tập Lịch sử 7 chương trình cũ

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử Địa lí lớp 7 năm 2024 bao gồm những nội dung trọng tâm được học trong nửa đầu kỳ 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 chương trình sách mới, giúp các em lên kế hoạch ôn tập, chuẩn bị cho kì thi giữa kì 1 lớp 7 sắp tới đạt kết quả cao.

A. Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Lịch sử và Địa lí

  • Bộ Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Lịch sử Địa lí Kết nối tri thức
  • Bộ Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Lịch sử Địa lí Chân trời sáng tạo.
  • Bộ Đề thi giữa kì 1 Lịch sử và Địa lí 7 Cánh diều
  • Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn Lịch sử Địa lí 
  • Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Lịch sử và Địa lí 
  • Bộ đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử và Địa lý lớp 7 có đáp án

B. Đề cương Lịch sử - Địa lí 7 giữa kì 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 7

A. Phân môn Lịch sử

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.

- Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu.

- Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu.

- Thành thị trung đại ra đời.

- Sự ra đời của Thiên Chúa giáo.

- Nguyên nhân; hành trình và hệ quả của một số cuộc phát kiến địa lí.

- Những thay đổi về kinh tế - xã hội Tây Âu.

- Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu

- Mô tả khái quát được nội dung cơ bản và tác động của các cuộc Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu .

II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP.

1. TRẮC NGHIỆM. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Các quốc gia cổ đại phương Tây tồn tại đến thời gian nào thì bị bộ tộc Giéc-man tràn xuống xâm chiếm?

A. Cuối thế kỉ IV.

B. Đầu thế kỉ V.

C. Cuối thế kỉ V

D. Đầu thế kỉ IV.

Câu 2: Lãnh địa phong kiến là:

A. Vùng đất rộng lớn của nông dân

B. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến

C. Vùng đất rộng lớn của nông nô

D. Vùng đất rộng lớn của các tướng lĩnh quân sự

Câu 3: Nền kinh tế trong các lãnh địa phong kiến là nền kinh tế:

A. có sự trao đổi buôn bán.

B. đóng kín trong lãnh địa

C. chợ thành lập.

D. kinh thế thành thị.

Câu 4: Người sản xuất chính trong lãnh địa là ai?

A. Lãnh chúa.

B. Nô lệ.

C. Nông nô.

D. Nông dân.

Câu 5: Những phát minh khoa học – kĩ thuật nào có giá trị chủ yếu để người châu Âu có thể thực hiện các chuyến đi bằng đường biển?

A. Tàu có bánh lái; thuyền buồm nhiều tầng; la bàn.

B. Thuốc súng.

C. Giấy viết.

D. Nghề in

Câu 6: Lần đầu tiên họ đã đi vòng quanh Trái Đất gần hết 3 năm, từ năm 1519 đến năm 1522, đó là đoàn thám hiểm nào?

A. Đoàn thám hiểm của Ph.Ma-gien -Lan.

B. Đoàn thám hiểm của Đi-a-xơ.

C. Đoàn thám hiểm của Va-xcơ đơ Ga ma

D. Đoàn thám hiểm của Cô-lôm-bô.

Câu 7: Ai là người tìm ra châu Mĩ?

A. Va-xcô đơ Ga-ma.

B. Cô-lôm-bô.

C. Ph. Ma-gien-lan.

D. A-me-ri gô.

Câu 8: Các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là?

A. Địa chủ và nông dân lĩnh canh.

B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô

C. Quý tộc địa chủ và nông nô, nô tì.

D. Lãnh chúa phong kiến và nông dân lính canh.

Câu 9: Quê hương của Phong trào Văn hóa Phục hưng là:

A. nước Đức.

B. nước Thụy Sĩ

C. nước Italia

D. nước Pháp

Câu 10: Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn hóa, khoa học thiên tài mà người ta gọi là:

A. “Những người khổng lồ”.

B. “Những người thông minh”.

C. “Những người vĩ đại”.

D. “Những người xuất chúng”.

Câu 11: Nội dung của phong trào Văn hóa Phục Hưng là:

A. Đòi cải tạo xã hội phong kiến, phê phán Giáo hội

B. Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội, đề cao con người và khoa học tự nhiên.

C. Phê phán Giáo hội, đề cao khoa học tự nhiên

D. Phê phán xã hội phong kiến, đề cao giá trị con người

Câu 12: Ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng là

A. Đề cao độc lập, chủ quyền và tự do của các dân tộc

B. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân

C. Đề cao vai trò của Thiên Chúa giáo

D. Đề cao giá trị văn hoá Tây Âu thời sơ kì trung đại

Câu 13: Phong trào Văn hóa Phục hưng lan rộng khắp châu Âu trong khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ X, XI

B. Thế kỉ XIX, XX

C. Thế kỉ XIV, XVII

D. Thế kỉ XIII, XIV

Câu 14. Giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại hệ tư tưởng của đạo nào?

A. Đạo Hồi.

B. Đạo Ki-tô.

C. Đạo Phật.

D. Ấn Độ giáo.

Câu 15. Các nhà cải cách tôn giáo chủ trương xây dựng một Giáo hội Thiên Chúa giáo như thế nào?

A. thu được nhiều lợi nhuận hơn

B. đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm thời gian hơn

C. tiết kiệm chi phí hơn

D. tối giản nhất mọi cơ cấu tổ chức

Câu 16. Tôn giáo mới nào được ra đời trong Phong trào cải cách tôn giáo?

A. Đạo Hồi.

B. Đạo Tin Lành.

C. Đạo Do Thái.

D. Đạo Kito

Câu 17. Vì sao phong trào Văn hóa Phục hưng được coi như một “Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”?

A. Tạo ra sự biến đổi căn bản trong nhận thức của con người châu Âu tại thời điểm đó.

B. Mở ra những vùng đất mới, con đường mới và những dân tộc mới.

C. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.

D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

Câu 18. Bản chất của phong trào cải cách tôn giáo và Văn hoá Phục hưng là gì?

A. Cuộc cách mạng kinh tế để xác lập vai trò thống trị của giai cấp tư sản

B. Cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân với giai cấp tư sản

C. Cuộc đấu tranh tranh tư tưởng giữa hệ tư tưởng phong kiến và giáo lí của Giáo hội

D. Cuộc cách mạng tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến suy tàn.

2. TỰ LUẬN.

Câu 19: Cho biết vai trò của các thành thị đối với sự phát triển của Tây Âu thời trung đại?

Câu 20: Giới thiệu những tác động của các cuộc phát kiến địa lí còn ảnh hưởng đến ngày nay.

B. Phân môn Địa lí

I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC.

· CHỦ ĐỀ 1: CHÂU ÂU

– Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu.

– Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu, đặc điểm phân hoá khí hậu; xác định được trên bản đồ các sông lớn; các đới thiên nhiên.

– Trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư, di cư và đô thị hoá ở châu Âu.

– Lựa chọn và trình bày được một vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu.

– Nêu được dẫn chứng về Liên minh châu Âu (EU) như một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

· CHỦ ĐỀ 2: CHÂU Á

– Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á.

– Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á, ý nghĩa của đặc điểm này đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

– Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và các khoáng sản chính ở châu Á.

– Trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư, di cư và đô thị hoá ở châu Á.

– Xác định được trên bản đồ chính trị các khu vực của châu Á.

– Trình bày được đặc điểm tự nhiên của một trong các khu vực ở châu Á.

– Biết cách sưu tầm tư liệu và trình bày về một trong các nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của châu Á.

II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP

1. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Học sinh đọc kĩ các câu sau và khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Châu Âu có diện tích là:

A. trên 7 triệu km2.

B. trên 8 triệu km2.

C. trên 9 triệu km2.

D. trên 10 triệu km2.

Câu 2. Con sông nào dài nhất ở châu Âu?

A. Sông Rai-nơ.

B. Sông Đa-nuýp.

C. Sông Đni-ep.

D. Sông Von-ga.

Câu 3. Đặc điểm cơ cấu dân cư châu Âu là

A. cơ cấu dân số trẻ.

B. cơ cấu dân số già.

C. tỷ lệ nam nhiều hơn nữ.

D. Trình độ học vấn thấp.

Câu 4. Năm 2020, Các đô thị nào ở châu Âu dưới đây có số dân từ 10 triệu người trở lên?

A. Mat-xcơ-va, Pa-ri.

B. Xanh Pê-tec-bua, Ma-đrit.

C. Bec-lin, Viên.

D. Rô-ma, A-ten.

Câu 5: Phần lớn lãnh thổ châu Âu thuộc đới khí hậu nào?

A. Ôn hoà bán cầu Bắc.

B. Ôn hoà bán cầu Nam.

C. Nhiệt đới bán cầu Bắc.

D. Nhiệt đới bán cầu Nam.

Câu 6: Đô thị hóa ở châu Âu có đặc điểm nào sau đây?

A. Mức độ đô thị hóa rất thấp.

B. Mức độ đô thị hóa thấp.

C. Chủ yếu là đô thị hóa tự phát.

D. Mức độ đô thị hóa cao.

Câu 7: Dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Âu là

A. Py-rê-nê.

B. Xcan-đi-na-vi.

C. An-pơ.

D. Cát-pát.

Câu 8. Khu vực địa hình chiếm diện tích lớn nhất ở châu Âu là

A. đồng bằng.

B. núi già.

C. núi trẻ.

D. cao nguyên.

Câu 9. Châu Âu thuộc lục địa

A. Phi.

B. Á - Âu.

C. Nam Mĩ.

D. Bắc Mĩ.

Câu 10. Năm 2020, đồng tiền chung châu Âu (Ơ-rô) được bao nhiêu nước thuộc Liên minh châu Âu sử dụng?

A.18

B.19

C.20

D. 21

Câu 11. Châu Á có số dân đông thứ mấy thế giới?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 12. Đới khí hậu cực và cận cực của châu Á phân bố ở khu vực:

A. Đông Á.

B. Bắc Á.

C. Đông Nam Á.

D. Nam Á.

Câu 13. Ranh giới tự nhiên giữa châu Âu với châu Á là dãy núi

A. U-ran.

B. An-pơ.

C. Cac-pat.

D. Xcan-đi-na-vi.

Câu 14. Sơn nguyên Tây Tạng phân bố ở khu vực nào sau đây của châu Á?

A. Rìa phía bắc.

B. Rìa phía đông.

C. Vùng trung tâm.

D. Ven biển Địa Trung Hải.

Câu 15. Khu vực núi, cao nguyên và sơn nguyên chiếm:

A. 1/2 diện tích châu Á.

B. 1⁄4 diện tích châu Á.

C. 3/4 diện tích châu Á.

D. toàn bộ diện tích châu Á.

Câu 16: Quốc gia đông dân nhất châu Á (năm 2020) là:

A. Trung Quốc

B. Thái Lan

C. Việt Nam

D. Ấn Độ

Câu 17. Ở Tây Á, khoáng sản nào có trữ lượng lớn nhất là:

A. Vàng.

B. Dầu mỏ.

C. Than.

D. Sắt.

Câu 18. Quốc gia thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai động đất, núi lửa ở khu vực Đông Á là:

A. Triều Tiên

B. Trung Quốc

C. Hàn Quốc

D. Nhật Bản

Câu 19. Việc khai thác và sử dụng đới thiên nhiên ở châu Á cần chú ý vấn đề

A. bảo vệ và phục hồi rừng.

B. trồng rừng.

C. khai thác hợp lí.

D. hạn chế cháy rừng

Câu 20. Kiểu khí hậu lục địa ở châu Á có đặc điểm:

A. mùa đông khô và nóng, mùa hạ mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm dưới 300 mm.

B. mùa hạ khô và nóng, mùa đông mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm dưới 700 mm.

C. mùa hạ khô và nóng, mùa đông lạnh và khô, lượng mưa trung bình năm dưới 700 mm.

D. mùa hạ khô và nóng, mùa đông lạnh và khô, lượng mưa trung bình năm dưới 300 mm.

PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1. Trình bày đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu.

Câu 2. Trình bày thực trạng và giải pháp để cải thiện chất lượng không khí ở châu Âu.

Câu 3. Kể tên các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh châu Âu.

Câu 4. Nêu đặc điểm địa hình của châu Á và ý nghĩa của nó đối với việc sử dụng, bảo vệ tự nhiên?

Câu 5. Nêu ý nghĩa của sông hồ đối với đời sống con người và bảo vệ tự nhiên ở châu Á.

Câu 6. Dựa vào hình 2.1 em hãy nhận xét sự thay đổi quy mô dân số châu Âu trong giai đoạn 1950 – 2020.

---HẾT---

Từ khóa » đề Cương Lịch Sử Lớp 7 Giữa Kì 1