Đề Kiểm Tra Giữa Kì 1 Lịch Sử 7 - Đề Số 1 Có Lời Giải Chi Tiết

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1.Người sản xuất chính trong lãnh địa là:

A. Nô lệ                                  B. Nông nô                             C. Nông dân tá điền               D. Địa chủ

Câu 2. Xã hội phong kiến phương Tây hình thành vào:

A. Thế kỉ III TCN                  B. Thế kỉ V TCN                    C. Thế kỉ V                            D. Thế kỉ III

Câu 3.Xã hội phong kiến phương Đông có các giai cấp cơ bản là:

A. Lãnh chúa và nông nô                                                      B. Địa chủ và nông dân lĩnh canh

C. Địa chủ và nông nô                                                          D. Lãnh chúa và nông dân lĩnh canh

Câu 4.Ý nào dưới đây không phản ánh các chính sách mà Vương triều Mô-gôn đã thi hành?

A. Xóa bỏ sự kì thị tôn giáo.                                                 B. Thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo.

C. Ra sức cấm đoán đạo Hin-đu.                                          D. Khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa.

Câu 5.Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là

A. Vạn Thắng vương.            B. Bắc Bình vương.               C. Bình Định vương.             D. Bố Cái Đại vương.

Câu 6.“Loạn 12 sứ quân” là thời kì như thế nào?

A. 12 địa phương hợp nhất thành một nước.

B. 12 tướng lĩnh giúp sức Ngô Quyền xây dựng đất nước.

C. Đất nước phát triển với thế lực của 12 vùng địa phương.

D. Đất nước chia cắt, 12 tướng lĩnh chiếm các vùng cát cứ.

Câu 7.Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ trình độ phát triển cao của nghề luyện kim dưới thời Vương triều Gúp-ta?

A. Đúc được tượng Phật bằng sắt cao tới 2m và không gỉ. 

B. Chế tạo kim hoàn và các tác phẩm nghệ thuật khắc trên ngà voi.

C.  Dệt được những tấm vải mềm và nhẹ, nhiều màu sắc và không phai.

D. Đúc được cột sắt không gỉ và những bức tượng Phật bằng đồng cao tới 2m.

Câu 8.Người đầu tiên đi vòng quanh trái đất là:

A. Cri – xtôp Cô – lôm – bô                                                  B. Ma – gien – lăng

C. Va – xcô đờ Ga – ma                                                       D. Đi – a – xơ 

Câu 9.Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách

A. Thương lượng, đề nghị “giảng hòa”.

B.  Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng.

C. Kí hòa ước kết thúc chiến tranh.

D. Đề nghị “giảng hòa” củng cố lực lượng, chờ thời cơ.

Câu 10.Ý nào dưới đây không phải là hệ quả tích cực của các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV?

A. Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, thị trường được mở rộng.

B. Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

C. Là cuộc cách mạng thực sự trên lĩnh vực giao thông và tri thức.

D. Đem lại những hiểu biết mới về Trái Đất.

Câu 11. Tại sao phong trào Cải cách tôn giáo lại đòi thay đổi và tổ chức lại Giáo hội?

A. Giai cấp phong kiến dựa vào Giáo hội để loại bỏ lợi ích của giai cấp tư sản.

B. Giáo hội không đáp ứng những nguyện vọng của giai cấp tư sản.

C. Giai cấp phong kiến và giáo hội phản bội lại quyền lợi của giai cấp tư sản.

D. Giáo hội thống trị nhân dân về mặt tinh thần và cản trở sự phát triển của tư sản.

Câu 12.Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước thành?

A. Đại Việt                             B. Đại Cồ Việt                       C. Đại Ngu                             D. Đại Nam

Câu 13. Bộ luật “Hình thư” là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta ra đời dưới triều:

A. Ngô                                   B. Đinh                                   C. Lý                                      D. Tiền Lê

Câu 14.Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến phương Tây và phương Đông tương ứng với

A. mâu thuẫn cơ bản trong xã hội.                                        B. quyền lực của lãnh chúa.  

C.  quyền lực của địa chủ.                                                     D.  đặc điểm chính trị.

Câu 15.Văn Miếu được xây dựng dưới triều vua nào?

A. Lý Thái Tổ                         B. Lý Nhân Tông                  

C. Lý Thánh Tông                  D. Lý Thái Tông

Câu 16.Ông vua kiệt xuất của Vương triều Mô-gôn là ai?

A. Vua A-sô-ca.                     B. Vua A-cơ-ba.                    

C. Vua Hác-sa.                       D. Vua Gúp-ta.

Câu 17. Ý nào dưới đây phản ánh đúng về chính sách đối ngoại của Vương quốc Lan Xang?

A. Giữ quan hệ hòa hiếu với nước láng giềng nhưng cũng kiên quyết chống xâm lược.   

B. Mở rộng lãnh thổ đánh chiếm các nước lân cận.

C. Liên kết với các nước trong khu vực tấn công Thái Lan.                                              

D. Thần phục các nước láng giềng và tạo điều kiện cho Pháp trên đất Lào.

Câu 18.Ý nào dưới đây phản ánh không đúng lí do Italia là quê hương đầu tiên của phong trào Văn hóa Phục hưng?

A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện sớm ở Italia.

B. Italia là quê hương của nền văn hóa Hy Lạp, La Mã cổ đại.

C.Khôi phục lại các giá trị văn hóa tạo nên tinh thần dân tộc Italia. D. Giai cấp phong kiến ở Italia muốn củng cố lại nền văn hóa.

Câu 19.Vạn lý trường thành của Trung Quốc được xây dựng dưới triều:

A. Nhà Tần                             B. Nhà Hán                            C. Nhà Đường                       D. Nhà Nguyên

Câu 20.Điểm khác biệt lớn nhất giữa kinh tế lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại châu Âu là gì?

A. Đóng kín nền kinh tế trong các lãnh địa, còn thành thị tự do trao đổi hàng hóa.

B. Đóng kín nền kinh tế trong các thành thị, còn lãnh địa tự do trao đổi hàng hóa.

C. Lãnh địa là đơn vị chính trị độc lập, còn thành thị dưới quyền cai quản của vua.

D. Thành thị là đơn vị chính trị độc lập, lãnh địa dưới quyền cai quản của vua.

Câu 21. Các bộ tộc Lào được tập hợp và thống nhất vào thời gian nào?

A. Năm 1353.                         B. Năm 1253.                         C. Năm 1535.                         D. Năm 1350.

Câu 22.Nhà Lý gả các công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc miền núi với mục đích gì?

A. Ràng buộc và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.            B. Bị các tù trưởng miền núi ép buộc.

C. Chuẩn bị để đem quân thôn tính các vùng biên giới.       D. Thực hiên chính sách đa dân tộc.

Câu 23.Người đặt nền móng cho việc nghiên cứu Sử học một cách độc lập ở Trung Quốc là ai?

A.  Thi Nại Am.                     B.  La Quán Trung.                C. Tào Tuyết Cần.                  D. Tư Mã Thiên.

II. TỰ LUẬN

Câu 24. Trong hệ tư tưởng Nho giáo ở Trung Quốc, quan điểm về "Tam cương" và "Ngũ thường" là gì? Các nhân vật gắn liền với sự phát triển của Nho giáo là ai?

Câu 25.Nhà Đinh làm gì để xây dựng đất nước? Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của Trung Quốc có ý nghĩa gì?

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM

1B

2C

3B

4C

5A

6D

7D

8B

9A

10B

11D

12A

13C

14A

15C

16B

17A

18C

19A

20A

21A

22A

23D

 

 

 

Câu 1

Phương pháp: sgk trang 4, chữ nhỏ

Cách giải:

Trong lãnh địa, nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng những thứ do mình làm ra

Chọn: B

Câu 2

Phương pháp: phân tích, suy luận

Cách giải:

Các quốc gia cổ đại phương Tây tồn tại đến thế kỉ V thì bị các bộ tộc người Giéc – man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm, tiêu diệt, họ lập nên nhiều vương quốc mới; chiếm ruộng đất của chủ nô Rô – ma chia cho các tướng lĩnh quân sự, quý tộc được phần nhiều hơn và phong tước vị cho họ ->  giai cấp lãnh chúa PK; còn nô lệ và nông dân thì biến thành nông nô

=> Xã hội PK châu Âu hình thành

Chọn: C

Câu 3

Phương pháp: sgk lịch sử 7, trang 23,24

Cách giải:

Xã hội phong kiến phương Đông có các giai cấp cơ bản là: Địa chủ và nông dân lĩnh canh.

Chọn: B

Câu 4

Phương pháp: sgk trang 16, loại trừ, suy luận.

Cách giải:

Đầu thế kỉ XVI, Vương triều Mô-gôn do người Mông Cổ lập nên, vua A-cơ-ba (1556 – 1605) đã thực thi nhiều biện pháp:

- Xoá bỏ sự kì thị tôn giáo.

- Thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo.

- Khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá Ấn Độ.

=> Loại trừ phương án ra sức cấm đoán đạo Hin-đu.

Chọn: C

Câu 5

Phương pháp: sgk trang 28

Cách giải:

Trong tình hình đất nước loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước. Là người có tài, lại được nhân dân nhiều địa phương giúp sức, ủng hộ, ông đánh đâu thắng đấy, được tôn là Vạn Thắng vương.

Chọn: A

Chú ý khi giải:

- Bắc Bình vương là Nguyễn Huệ.

- Bình Định vương là Lê Lợi.

- Bố Cái Đại vương là Phùng Hưng.

Câu 6

Phương pháp:  sgk trang 27

Cách giải:

Năm 965, Ngô Xương Văn chết. Cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương vẫn tiếp diễn. Lúc đó, đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn bởi 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh lẫn nhau.

=> Sử cũ gọi là "Loạn 12 sứ quân".

Chọn: D

Câu 7

Phương pháp: sgk trang 16, suy luận, loại trừ.

Cách giải:

- Dưới thời Vương triều Gúp-ta, công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi.

- Nghề luyện kim thời kì này rất phát triển, người ta tìm thấy những cột sắt không gỉ, có khắc chữ đê-li, hay những bức tượng Phật bằng đồng cao tới 2m được đúc vào khoảng thế kỉ V.

=> Đây chính là những biểu hiện chứng tỏ trình độ phát triển cao của nghề luyện kim dưới thời Vương triều Gúp-ta

Chọn: D

Chú ý khi giải:

Chế tạo kim hoàn và các tác phẩm nghệ thuật khắc trên ngà voi, dệt được những tấm vải mềm và nhẹ, nhiều màu sắc và không phai thuộc nghề thủ công nghiệp.

Câu 8

Phương pháp: sgk trang 6, chữ nhỏ

Cách giải:

Ma – gien – lăng lần đầu tiên đã đi vòng quanh Trái Đất hết gần 3 năm (1519 – 1522)

Chọn: B

Câu 9

Phương pháp: sgk trang 42.

Cách giải:

Giữa lúc quân Tống thua to, lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng. Lý Thường Kiệt đã chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. Quách Quỳ chấp nhận ngay. Sau đó quân Tống rút về nước.

Chọn: A

Câu 10

Phương pháp: sgk trang 6, suy luận, loại trừ.

Cách giải:

- Hệ quả tích cực của các cuộc phát kiến địa lí:

+ Là cuộc cách mạng thực sự trên lĩnh vực giao thông và tri thức.

+ Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, thị trường được mở rộng, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ra đời.

+ Đem lại những hiểu biết mới về Trái Đất, tạo điều kiện cho sự giao lưu giữa các nền văn hóa, văn minh

- Hệ quả tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí: Làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

Chọn: B

Câu 11

Phương pháp: sgk trang 9, suy luận, loại trừ.

Cách giải:

Xuất phát từ nguyên nhân của phong trào Cải cách tôn giáo:

- Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy Kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần.

- Giáo hội còn là thế lực cản trở sự phát triển đang lên của giai cấp tư sản.

=> Vì thế, giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ. Họ đòi thay đổi và "cải cách" tổ chức Giáo hội đó.

Chọn: D

Câu 12

Phương pháp: sgk trang 36

Cách giải:

Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt

Chọn: A

Câu 13

Phương pháp: sgk trang 37

Cách giải:

Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta

Chọn: C

Câu 14

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến phương Đông và phưng Tây tương ứng với mâu thuẫn cơ bản trong xã hội. Bởi vì:

- Địa chủ bóc lột nông dân lĩnh canh => Mâu thuẫn địa chủ >< nông dân lĩnh canh.

- Lãnh chúa bóc lột nô lệ => Mâu thuẫn lãnh chúa >< nô lệ

Chọn: A

Câu 15

Phương pháp: Suy luận

Cách giải:

Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 dưới thời Vua Lý Thánh Tông (1054-1072), có tạc tượng Chu Công, Khổng Tử cùng tứ phối là Nhan Tử, Tăng Tử, Tư Tử, Mạnh Tử và hình vẽ các hiền nho để thờ cúng, bốn mùa tế lễ. Năm 1076, Vua Lý Nhân Tông cho xây nhà Quốc Tử Giám kề sau Văn Miếu.

Chọn: C

Câu 16

Phương pháp: sgk trang 16.

Cách giải:

Người lập nên Vương triều Mô-gôn, là vua A-cơ-ba. Đây là ông vua kiệt xuất của triều Mô-gôn, đã thi hành nhiều biện pháp nhằm xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa Ấn Độ.

Chọn: B

Chú ý khi giải:

Vương triều Mô-gôn là do người Mông Cổ xâm chiếm lập nên nhưng đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ ở Ấn Độ.

Câu 17

Phương pháp: sgk trang 21, suy luận.

Cách giải:

Chính sách đối ngoại của Vương quốc Lan Xang là:

- Các vua Lan Xang luôn chú ý giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng như Campuchia, Đại Việt.

- Cương quyết chiến đấu chống quân xâm lược Mi-an-ma vào nửa sau thế kỉ XVI để bảo vệ lãnh thổ và nền độc lập của mình.

=> Chính sách đối ngoại của Vương quốc Lan Xang là: Giữ quan hệ hòa hiếu với nước láng giềng nhưng cũng kiên quyết chống xâm lược.

 Chọn: A

Câu 18

Phương pháp: sgk trang 8, suy luận

Cách giải:

Phong trào Văn hóa Phục hưng ra đời sớm nhất ở I-ta-li-a, vì:

- Từ thế kỉ XIV, I-ta-li-a có nền kinh tế hàng hóa phát triển, có đời sống đô thị phồn thịnh với những thành thị tự do, quan hệ tư bản chủ nghĩa chiếm địa vị thống trị, phát triển như những quốc gia riêng biệt

- I-ta-li-a là quê hương của La Mã, nơi đã để lại những giá trị văn hóa lớn trong lịch sử loài người. Việc khôi phục lại nền văn hóa cổ đại tạo nên tinh thần dân tộc ở Italia.

=> Đáp án C: Khôi phục lại các giá trị văn hóa tạo nên tinh thần dân tộc Italia không phải là nguyên nhân dẫn đến Italia là quê hương đầu tiên của phong trào Văn hóa phục hưng.

Chọn: C

Câu 19

Phương pháp: sgk trang 11

Cách giải:

Tần Thủy Hoàng là ông vua tàn bạo, đã bắt hàng triệu người đi lính, đi phu xây đắp Vạn lí trường thành

Chọn: A

Câu 20

Phương pháp: Phân tích, nhận xét.

Cách giải:

- Kinh tế trong các lãnh địa: kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp, lạc hậu, đóng kín, tự cung tự cấp.

- Kinh tế trong thành thị trung đại: kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp, trao đổi và buôn bán hàng hóa.

Chọn: A

Câu 21

Phương pháp: sgk trang 21

Cách giải:

Năm 1353, các bộ tộc Lào được tập hợp và thống nhất bởi một tộc trưởng có tên là Pha Ngừm, lập nên nước riêng, gọi là Vương quốc Lan Xang (nghĩa là Triệu Voi).

Chọn: A

Chú ý khi giải:

So với các quốc gia khác trong khu vực, Lào được thống nhất thành quốc gia muộn. Điều này, ảnh hưởng không nhỏ đế quá trình phát triển lịch sử của quốc gia này.

Câu 22

Phương pháp: sgk trang 38, suy luận

Cách giải:

 Vùng biên giới phía Bắc và Tây Bắc nước ta là nơi cư trú của các dân tộc ít người. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, các dân tộc ít ngưởi đã sát cánh với người Kinh để xây dựng và bảo vệ đất nước chống phong kiến phương Bắc, vì thế những việc làm của Lý Công Uẩn là để củng cố khối đoàn kết các dân tộc, vì đây là cội nguồn sức mạnh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc làm đó góp phần củng cố nền thống nhất quốc gia.

Chọn: A Chú ý khi giải:

Các triều đại sau đó cũng thường xuyên thi hành chính sach này của thời Lý, được áp dụng đối với cả các nước láng giềng: Chăm-pa, …

Câu 23

Phương pháp: sgk trang 14

Cách giải:

- Sử học bắt đầu từ thời Tây Hán, đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Bộ Sử kí do ông soạn thảo là một tác phẩm nổi tiếng, có giá trị về mặt tư liệu và tư tưởng.

- Đến thời Đường, cơ quan biên soạn sử của nhà nước được thành lạp, gọi là Sử quán.

Chọn: D

II. TỰ LUẬN

u 24

Phương pháp: sgk trang 14, suy luận.

Cách giải:

- Quan điểm của Nho giáo về quan hệ "Tam cương" là quan hệ giữa vua – tôi, chồng - vợ, cha - con.

- Quan hệ "Ngũ thường" nói về nhân – lễ - nghĩa - trí - tín.

- Khổng Tử muốn lập kỉ cương xã hội thông qua các mối quan hệ trên.

- Các nhân vật gắn với sự phát triển của Nho giáo là: Khổng Tử, Mạnh Tử, Đổng Trọng Thư.

Câu 25

Phương pháp: sgk trang 28 – 29, phân tích

Cách giải:

* Nhà Đinh xây dựng đất nước:

- Năm 968 công cuộc thống nhất đất nước đã hoàn thành, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế ( Đinh Tiên Hoàng)

- Đặt tên nước là Đại Cồ Việt , đóng đô tại Hoa Lư

- Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, sai sứ sang giao hảo với nhà Tống

- Đinh Bộ Lĩnh phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh ( Đinh Điền, Nguyễn Bặc,…) nắm giữ các chức vụ chủ chốt

- Xây dụng cung điện, đúc tiền để tiêu dùng trong nước

- Đối với những kẻ phạm tội thì dùng những khung hình phạt khắc nghiệt: ném vào vạc dầu sôi, vứt vào chuồng hổ

* Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của Trung Quốc, thể hiện:

- Khẳng định độc lập, chủ quyền của nước ta.

- Thể hiện nước ta ngang hàng với Trung Quốc, không phải là nước phụ thuộc.

 Loigiaihay.com

 

 

 

 

 

 

 

Từ khóa » đề Cương Lịch Sử Lớp 7 Giữa Kì 1