Đề Cương ôn Tập Học Kì 2 Môn Sinh Học Lớp 12

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12Tài liệu ôn tập học kì II môn Sinh học lớp 12 Tải về Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12

Để đạt được điểm số cao ở bài kiểm tra môn Sinh học trong kì thi học kì 2 sắp tới các bạn học sinh cần có kế hoạch ôn tập sao cho hợp lý, ngay dưới đây là: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12 giúp các bạn củng cố lại kiến thức. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 12 - HỌC KÌ II

I. Lý thuyết:

CHƯƠNG I. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

1. Môi trường và các nhân tố sinh thái:

a. Môi trường:

b. Các nhân tố sinh thái:

c. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái:

Giới hạn sinh thái:

* Giới hạn sinh thái: Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển được.

* Khoảng thuận lợi: Là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

* Khoảng chống chịu: Là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.

Ổ sinh thái: là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn cho phép loài đó tồn tại và phát triển. Còn nơi ở chỉ là nơi cư trú.

* Nêu nguyên nhân và ý nghĩa phân hóa của ổ sinh thái.

2. Quần thể:

a. Khái niệm:

b. Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể:

a. Quan hệ hỗ trợ.

Biểu hiện của quan hệ hỗ trợ: Thể hiện thông qua hiệu quả nhóm, cụ thể :

* Đối với động vật thể hiện ở lối sống bầy đàn.

* Đối với thực vật thể hiện ở hiện tượng sống thành búi, khóm...

Ý nghĩa

* Đối với thực vật.

  • Hạn chế sự mất nước, chống lại tác động của gió.
  • Thông qua hiện tượng liền rễ ở một số loài cây mà quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn.

* Đối với động vật

  • Giúp nhau trong quá trình tìm kiếm thức ăn, cũng như chống lại kẻ thù.
  • Tăng khả năng sinh sản.
  • Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định, khai thác tối đa nguồn sống, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của loài.

b. Quan hệ cạnh tranh.

* Nguyên nhân.

  • Do nơi sống chật chội, nhu cầu sống lớn hơn so với nguồn sống trong sinh cảnh.
  • Con đực tranh giành con cái hoặc ngược lại trong đàn vào mùa sinh sản.

* Biểu hiện

  • Ở thực vật: thông qua hiện tượng tự tỉa.
  • Ở động vật thể hiện ở sự cách li cá thể.

* Ý nghĩa

  • Giảm sự cạnh tranh.
  • Nhờ cạnh tranh mà số lượng cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển.

c. Các đặc trưng cơ bản của quần thể:

  • Tỉ lệ giới tính:
  • Nhóm tuổi: 3 nhóm tuổi chủ yếu
  • Sự phân bố cá thể trong quần thể:
  • Mật độ cá thể của quần thể:
    • Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
    • Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong sinh cảnh, tới khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.
  • Có thể yêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực tế sản xuất, đời sống.
  • Kích thước của quần thể
  • Phân biệt sự tăng trưởng kích thước của quần thể trong môi trường không giới hạn và trong môi trường bị giới hạn

Điểm so sánh

Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học

Tăng trưởng thực tế

Điều kiện môi trường

hoàn toàn thuận lợi)

Không hoàn toàn thuận lợi

Đặc điểm sinh học

tiềm năng sinh học cao

tiềm năng sinh học thấp

Đồ thị sinh trưởng

chữ J.

chữ S

d. Biến động số lượng cá thể của quần thể:

  • Khái niệm
  • Phân biệt biến động số lượng cá thể theo chu kì và không theo chu kì
  • Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể: Quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể bằng cách làm giảm hoặc kích thích làm tăng số lượng cá thể. Sự biến động số lượng cá thể của quần thể được điều chỉnh bởi sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, xuất cư, nhập cư.
    • Khi điều kiện môi trường thuận lợi (hoặc số lượng cá thể quần thể thấp) mức tử vong giảm, sức sinh sản tăng, nhập cư tăng tăng số lượng cá thể của quần thể.
    • Khi điều kiện môi trường khó khăn (hoặc số lượng quần thể quá cao) mức tử vong tăng, sức sinh sản giảm, xuất cư tăng giảm số lượng cá thể của quần thể.
  • Trạng thái cân bằng của quần thể: Quần thể luôn có khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể khi số cá thể tăng quá cao hoặc giảm quá thấp dẫn tới trạng thái cân bằng (trạng thái số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường).

CHƯƠNG II. QUẦN XÃ SINH VẬT

1. Khái niệm: QXSV, cho VD

2. Các đặc trưng cơ bản của quần xã:

  • Đặc trưng về thành phần loài
    • Số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài
    • Loài ưu thế và loài đặc trưng
  • Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian, ví dụ

3. Quan hệ giữa các loài trong quần xã: đặc điểm và ví dụ các quan hệ

Quan hệ

Đặc điểm

Ví dụ

Hỗ trợ

Cộng sinh

Hai loài cùng có lợi khi sống chung và nhất thiết phải có nhau; khi tách riêng cả hai loài đều có hại.

Trùng roi Trichomonas và mối, vi khuẩn lam và cây họ đậu...

Hợp tác

Hai loài cùng có lợi khi sống chung nhưng không nhất thiết phải có nhau; khi tách riêng cả hai loài đều có hại.

Sáo và trâu rừng, nhạn bể và cò làm tổ tập đoàn...

Hội sinh

Khi sống chung một loài có lợi, loài kia không có lợi cũng không có hại gì; khi tách riêng một loài có hại còn loài kia không bị ảnh hưởng gì.

Mọt bột bám trên lông chuột trù, phong lan bám trên thân cây gỗ...

Đối kháng

Cạnh tranh

- Các loài cạnh tranh nhau về nguồn sống, không gian sống.

- Cả hai loài đều bị ảnh hưởng bất lợi, thường thì một loài sẽ thắng thế còn loài khác bị hại nhiều hơn.

Trâu và bò cạnh tranh nhau cỏ, cú và chồn cạnh tranh nhau thức ăn trong rừng, thực vật cạnh tranh nhau về ánh sáng.

Kí sinh

Một loài sống nhờ trên cơ thể của loài khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ loài đó.

Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ ; giun kí sinh trong ruột người.

Ức chế – cảm nhiễm

Một loài này sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác.

Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá; tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật xung quanh.

Sinh vật ăn sinh vật khác

- Hai loài sống chung với nhau.

- Một loài sử dụng loài khác làm thức ăn. Bao gồm: Động vật ăn động vật, động vật ăn thực vật.

Cáo ăn gà, bò ăn cỏ.

  • Khống chế sinh học: Là hiện tượng số lượng cá thể của loài này bị khống chế (ở mức độ nhất định, không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp) bởi số lượng cá thể của loài khác và ngược lại do tác động chủ yếu của các mối quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã.
  • Trong sản xuất, người ta sử dụng các loài thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại cho cây trồng. Lấy các ví dụ minh hoạ.

4. Diễn thế sinh thái:

  • Là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. VD
  • Diễn thế sinh thái bao gồm diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.
    • Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật và kết quả là hình thành nên quần xã tương đối ổn định. VD
    • Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. Tuỳ theo điều kiện thuận lợi hay không thuận lợi mà diễn thế có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định hoặc bị suy thoái. VD
  • Nguyên nhân
    • Nguyên nhân bên ngoài như sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu...
    • Nguyên nhân bên trong do sự tương tác giữa các loài trong quần xã (như sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, quan hệ sinh vật ăn sinh vật...).
  • Ngoài ra hoạt động khai thác tài nguyên của con người cũng gây ra diễn thế sinh thái.
  • Ý nghĩa của nghiên cứu diễn thế sinh thái: Giúp hiểu được quy luật phát triển của quần xã sinh vật. Từ đó có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ, khai thác và phục hồi nguồn tài nguyên, có biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người.

CHƯƠNG III. HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Hệ sinh thái:

  • Hệ sinh thái: Bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã, trong đó các sinh vật tác động qua lại với nhau và với các thành phần của sinh cảnh tạo nên các chu trình sinh địa hoá. Nhờ đó, hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
  • Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12. Bài viết đã cung cấp cho chúng ta những tài liệu về lý thuyết để ôn tập cho kì thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 sắp tới. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 12 nhé. Để giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau Toán lớp 12, Ngữ văn lớp 12...

  • Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lý lớp 12
  • Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 12
  • Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12

Từ khóa » Thi Hk2 Sinh 12