Đề Cương ôn Tập Kì 1 Môn Khoa Học Lớp 4 Năm 2021

Đề cương học kì 1 môn Khoa học lớp 4 năm 2024 - 2025 mang tới các câu hỏi ôn tập sách Cánh diều, Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo, giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn thi học kì 1 cho học sinh của mình.

Bộ đề cương ôn thi học kì 1 môn Khoa học 4, hệ thống lại những câu hỏi lý thuyết trọng tâm, cùng các dạng bài tập, giúp các em nắm chắc kiến thức môn Khoa học lớp 4, để ôn thi học kì 1 năm 2024 - 2025 hiệu quả. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề cương ôn thi học kì 1 môn Khoa học lớp 4 năm 2024 - 2025

  • Đề cương học kì 1 môn Khoa học 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
  • Đề cương học kì 1 môn Khoa học 4 sách Chân trời sáng tạo
  • Đề cương học kì 1 môn Khoa học 4 sách Cánh diều
  • Bài tập ôn thi học kì 1 môn Khoa học 4 Cánh diều theo mức độ

Đề cương học kì 1 môn Khoa học 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nước có mùi gì?

A. Không mùi B. Mùi hoa quả. C. Mùi khói. D. Mùi hóa chất.

Câu 2: Hướng nước chảy là:

A. Từ nơi thấp đến nơi cao. B. Từ nơi cao xuống nơi thấp.C. Từ chỗ gồ ghề đến chỗ bằng phẳng. D. Từ chỗ bằng phẳng đến chỗ gồ ghề.

Câu 3: Vai trò của nước là:

A. Là môi trường sống cho các loài sinh vật biển.B. Giúp cơ thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng.C. Điều hòa nhiệt độ.D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Nước có thể hòa tan được:

A. Sỏi. B. Cát.C. Muối ăn D. Đất.

Câu 5: Nối sự chuyển thể của nước ở cột A ứng với hiện tượng ở cột B cho thích hợp:

A (Sự chuyển thể của nước)B (Hiện tượng)
Thể rắn >>> Thể lỏngBay hơi
Thể lỏng >>> Thể khíNóng chảy
Thể khí >>> Thể lỏngNgưng tụ
Thể lỏng >>> Thể rắnĐông đặc

Câu 6: Sắp xếp các bước sau theo thứ tự đúng để hoàn chỉnh vòng tuần hoàn của nước.

(1) Hơi nước ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ và tạo thành mây.(2) Nước mưa rơi xuống, cung cấp nước cho mặt đất, biển, sông, hồ,…(3) Nước ở mặt đất, biển, sông, hồ,… chuyển thể thành hơi nước bay lên cao do sức nóng của ánh sáng mặt trời.(4) Các hạt nước nhỏ hợp thành những hạt nước lớn hơn, nặng hơn và rơi xuống thành mưa.

A. (1), (4), (2), (3) B. (2), (3), (1), (4)C. (3), (1), (4), (2) D. (4), (2), (3), (1)

Câu 7: Cách nào sau đây giúp tiết kiệm nước?

A. Nước sau khi rửa tay có thể dùng để tưới rau.B. Không khóa vòi nước trong khi đang rửa bát, đánh răng.C. Sử dụng bồn tắm thay vì dùng vòi hoa sen.D. Lấy dư nước so với nhu cầu sử dụng.

Câu 8: Thành phần chính của không khí gồm:

A. Khí oxygen B. Khí nitrogen C. Khí carbon dioxide D. Cả A, B, C

Câu 9: Bão có tác hại là:

A. Hư hại nhà cửa và các công trình khác.B. Đường ngập nước.C. Ảnh hưởng tới nông nghiệp, ngư nghiệp …D. Tất cả các phương án trên

Câu 10: Nguồn âm là:

A. các nguồn phát ra âm thanh B. nguồn nhận âm thanhC. một vật bất kì có khả năng cách âm D. tất cả các vật đều là nguồn âm

....

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Kể các bệnh con người có thể mắc nếu sống trong bầu không khí bị ô nhiễm.

Trả lời:

Các bệnh con người có thể mắc nếu sống trong bầu không khí bị ô nhiễm:

- Bệnh về đường hô hấp.

- Ung thư.

- Các bệnh về mắt.

Câu 2: Nếu ở địa phương em xảy ra một cơn bão, em cùng gia đình mình sẽ làm gì để phòng chống bão?

Trả lời:

- Tìm hiểu thời gian xảy ra bão và cấp độ của bão bằng cách theo dõi dự báo thời tiết trên truyền hình hoặc đài, báo.

- Trước khi bão tràn về nơi em sinh sống, em và gia đình cần chuẩn bị lương thực, thực phẩm, nước uống dự trữ, gia cố lại nhà cửa, chặt bớt cây cối quanh nhà và một vài vật dụng cần thiết khác như: đèn pin, áo phao (phòng trường hợp mưa to dẫn đến lũ lụt),...

- Trong khi bão đang xảy ra em nên tìm chỗ trú an toàn.

- Sau khi bão kết thúc, em và gia đình cần cùng sửa chữa, dọn dẹp lại nhà cửa để khắc phục hậu quả.

....

Đề cương học kì 1 môn Khoa học 4 sách Chân trời sáng tạo

Câu 1. Nêu tính chất của nước.

Trả lời:

Tính chất của nước là:

  • Nước ở dạng lỏng không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định và hoà tan được muối, đường,…
  • Nước chảy từ cao xuống thấp và lan ra khắp mọi phía.
  • Nước có thể thấm qua vải, giấy,… nhưng không thấm qua được ni lông, sắt,…

Câu 2. Nêu vai trò của nước.

Trả lời:

Vai trò của nước là:

  • Nước có vai trò quan trọng trong đời sống của con người, động vật và thực vật.
  • Nước được con người sử dụng trong sinh hoạt, hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Câu 3. Nước tồn tại ở mấy thể? Đó là những thể nào?

Trả lời: Nước tồn tại ở 3 thể: rắn, lỏng, khí (hơi).

Câu 4. Điền từ thích hợp để hoàn thành sơ đồ sự chuyển thể của nước.

Câu 4

Trả lời:

Câu 4

Câu 5. Nêu một số dấu hiệu nước bị ô nhiễm.

Trả lời: Nước bị ô nhiễm có màu lạ, có mùi hôi thối, làm lan truyền các dịch bệnh như thương hàn, tả, kiết lị, đau mắt,...; huỷ hoại nơi sống và đời sống của các sinh vật.

Câu 6. Nêu một số cách làm sạch nước.

Trả lời: Lọc, đun sôi, sử dụng hoá chất.

Câu 7. Nêu một số tính chất của không khí.

Trả lời: Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Không khí có thể bị nén lại hoặc dãn ra.

Câu 8. Không khí gồm những thành phần nào?

Trả lời: Thành phần của không khí gồm có khí ô-xi, khí ni-tơ, khí các-bô-níc và một số chất khí khác. Trong không khí còn có thể chứa bụi và hơi nước.

Câu 9. Chọn các từ/cụm từ: chuyển động, nhiệt độ, gió để hoàn thành các câu sau.

Sự chênh lệch …………….làm cho không khí …………….. Không khí chuyển động sinh ra …………….

Trả lời:

Sự chênh lệch nhiệt độ làm cho không khí chuyển động. Không khí chuyển động sinh ra gió.

Câu 10. Để phòng tránh bão, ta cần làm gì?

Trả lời: Để phòng tránh bão cần: thường xuyên cập nhật thông tin về cơn bão; tìm cách bảo vệ nhà cửa, tài sản, cây trồng và vật nuôi; đề phòng tai nạn do bão gây ra (ngắt nguồn điện, trú ẩn ở nơi an toàn; không ra khơi... ).

Câu 11. Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

Trả lời:

Nguyên nhân tự nhiên: núi lửa phun trào, cháy rừng,...

Nguyên nhân nhân tạo: khí thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và các hoạt động sinh hoạt của con người.

Câu 12. Cần làm gì để bảo vệ môi trường không khí.

Trả lời: Để bảo vệ môi trường không khí, chúng ta cần: trồng nhiều cây xanh; không đốt rác bừa bãi, xử lí rác thải đúng quy định; sử dụng phương tiện giao thông công cộng;...

Câu 13. Đặc điểm đường truyền của ánh sáng trong không khí.

Trả lời: Trong không khí, ánh sáng truyền theo đường thẳng.

Câu 14. Chọn từ trong ngoặc điền vào chỗ trống cho thích hợp.

(bóng, tương tự, thay đổi)

Ánh sáng chiếu vào một vật cản ánh sáng sẽ tạo …………… ở phía sau vật đó.

Bóng của vật cản ánh sáng có hình dạng ……………với vật. Kích thước bóng của vật ……………khi vị trí của vật hoặc của nguồn sáng thay đổi.

Trả lời:

Ánh sáng chiếu vào một vật cản ánh sáng sẽ tạo bóng ở phía sau vật đó.

Bóng của vật cản ánh sáng có hình dạng tương tự với vật. Kích thước bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật hoặc của nguồn sáng thay đổi.

Câu 15. Nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống.

Trả lời: Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong sự sống của con người, động vật và thực vật. Mọi hoạt động của con người, động vật và thực vật đều cần đến ánh sáng.

....

Đề cương học kì 1 môn Khoa học 4 sách Cánh diều

Câu 1: Hằng ngày, em cần sử dụng nước vào những việc gì?

Trả lời:

Hằng ngày, em cần sử dụng nước vào những việc như: uống, tắm rửa, nấu ăn, tưới cây,…

Câu 2: Bạn Hiếu cho rằng nước có hình dạng nhất định. Theo em, ý kiến của bạn Hiếu đúng hay sai?

Trả lời:

Theo em, ý kiến của bạn Hiếu sai vì nước không có hình dạng nhất định

Câu 3: Theo em, nước chảy theo hướng nào?

Trả lời:

Nước chảy từ cao xuống thấp

Câu 4: Nước có những tính chất gì? Tại sao em biết được điều đó?

Trả lời:

Tính chất của nước là: không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định và hòa tan được muối, đường…

Em viết được điều này thông qua quá trình quan sát và thực hành thí nghiệm

Câu 5: Nước có vai trò như thế nào đối với động, thực vật? Em hãy giải thích những vai trò đó

Trả lời:

Nước có vai trò quan trọng đối với động, thực vật.

Nước dùng để tưới cây cho cây phát triển và là nguồn nước cần thiết, nuôi sống động vật. Động vật và thực vật đều không thể sinh tồn nếu thiếu nước.

Câu 6: Theo em, nước tồn tại ở mấy thể? Đó là những thể nào?

Trả lời:

Theo em, nước tồn tại ở 3 thể khác nhau đó là: rắn, lỏng, khí

Câu 7: Cho các cụm từ sau: ngưng tụ , đông đặc , bay hơi , nóng chảy. Em hãy điền từ thích hợp vào đoạn thông tin dưới đây:

“Nước từ thể lỏng…..thành thể khí, nước từ thể lỏng…….thành thể rắn, nước từ thể rắn…thành thể lỏng, nước từ thể khí…….thành thể lỏng”

Trả lời:

“Nước từ thể lỏng bay hơi thành thể khí, nước từ thể lỏng đông đặc thành thể rắn, nước từ thể rắn nóng chảy thành thể lỏng, nước từ thể khí ngưng tụ thành thể lỏng”

Câu 8: Em hãy kể tên 3 hành vi làm ô nhiễm nguồn nước

Trả lời:

3 hành vi làm ô nhiễm nguồn nước là:

+ Vứt rác bừa bãi

+ Xả nước thải ra sông, hồ, ao, suối…

+ Nước thải từ các nhà máy, khu công nghiệp

Câu 9: Theo em, nguồn nước bị ô nhiễm có được sử dụng trong sinh hoạt không? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, nguồn nước bị ô nhiễm không thể sử dụng trong sinh hoạt vì nếu sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của con người

Câu 10: Em hãy nêu những tính chất của không khí

Trả lời:

Những tính chất của không khí là: Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định

Câu 11: Theo em, gió mạnh từ cấp mấy trở lên sẽ thành bão?

Trả lời:

Theo em, gió mạnh từ cấp 8 trở lên sẽ thành bão

Câu 12: Hãy nêu những dấu hiệu không khí bị ô nhiễm mà em biết

Trả lời:

Những dấu hiệu không khí bị ô nhiễm mà em biết là:

+ Không khí có mùi lạ

+ Tầm nhìn hạn chế

+ Hô hấp khó chịu

Câu 13: Hãy kể tên 3 vật phát sáng mà em biết

Trả lời:

3 vật phát sáng mà em biết là: Mặt Trời, bóng đèn, ngọn lửa của nến,…

Câu 14: Em hãy nêu 3 vật cản ánh sáng

Trả lời:

3 vật cản ánh sáng là: bức tường, mảnh gỗ, trần nhà,…

Câu 15: Ánh sáng quan trọng đối với thực vật như thế nào?

Trả lời:

Ánh sáng giúp thực vật quang hợp để tổng hợp chất dinh dưỡng

Câu 16: Ánh sáng cần thiết đối với động vật như thế nào?

Trả lời:

Ánh sáng giúp động vật sưởi ấm, di chuyển, tìm kiếm thức ăn,…

Câu 17: Khi phát ra âm thanh, các vật sẽ có hiện tượng gì?

Trả lời:

Các vật phát ra âm thanh đều rung động

Câu 18: Ô nhiễm tiếng ồn là gì?

Trả lời:

Ô nhiễm tiếng ồn là âm thanh trong môi trường vượt quá mức độ nhất định, gây khó chịu cho con người

Câu 19: Tác dụng của nhiệt kế là gì?

Trả lời:

Nhiệt kế là dụng cụ để đo nhiệt độ của người, một vật hay nhiệt độ không khí

Câu 20: Nhiệt độ trung bình của cơ thể bình thường, khỏe mạnh là bao nhiêu độ?

Trả lời:

Nhiệt độ trung bình của cơ thể bình thường, khỏe mạnh là 37 độ C

Câu 21: Hãy kể tên những vật dẫn nhiệt mà em biết

Trả lời:

Những vật dẫn nhiệt mà em biết là: thìa sắt, chảo gang.

Bài tập ôn thi học kì 1 môn Khoa học 4 Cánh diều theo mức độ

CHỦ ĐỀ 1: CHẤTBÀI 1: TÍNH CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC

I. NHẬN BIẾT:

Câu 1: Điền từ thích hợp vào "….." : "…..chiếm phần lớn cơ thể sinh vật"

A. Thức ăn B. Không khí C. Nước ngọt D. Nước

Câu 2: Người ta thường xây mái nhà như hình dưới đây với mục đích dễ thoát nước khi trời mưa. Hãy cho biết việc làm trên dựa vào tính chất nào của nước?

Bài tập ôn thi học kì 1 môn Khoa học 4 Cánh diều

A. Nước chảy từ thấp lên cao B. Nước chảy từ cao xuống thấpC. Nước có thể đọng lại ở trên mái nhàD. Không dựa vào bất kì tính chất nào

Câu 3: Nước có mùi gì?

A. Không mùi B. Mùi hoa quả.C. Mùi khói. D. Mùi hóa chất.

Câu 4: Nước có thể dùng để

A. Tắm, gộiB. Giặt quần áo C. Khai thác và cung cấp điện năng D. Cả A, B, C

Câu 5: Em có thể sử dụng nước để

A. Rửa mặt.B. Tập bơi. C. Uống.D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Nước có màu

A. Đỏ. B. Xanh. C. Trắng. D. Trong suốt.

Câu 7: Hướng nước chảy là

A. Từ nơi thấp đến nơi cao.B. Từ nơi cao xuống nơi thấp.C. Từ chỗ gồ ghề đến chỗ bằng phẳng. D. Từ chỗ bằng phẳng đến chỗ gồ ghề.

Câu 8: Hình dưới đây thể hiện ứng dụng tính chất nào của nước?

Bài tập ôn thi học kì 1 môn Khoa học 4 Cánh diều

A. Nước lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vậtB. Nước không có hình dạng nhất địnhC. Nước có xu hướng chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp D. Nước có thể hòa tan một số chất

Câu 9: Hình dưới đây thể hiện ứng dụng tính chất nào của nước?

Bài tập ôn thi học kì 1 môn Khoa học 4 Cánh diều

A. Nước lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật B. Nước có xu hướng chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp C. Nước không có hình dạng nhất địnhD. Nước có thể hòa tan một số chất

Câu 10: Nước có hình gì?

A. Nước có hình trònB. Nước có hình vuôngC. Nước có hình của vật chứa D. Nước có hình chữ nhật

Câu 11: Vì sao các loại bát, đĩa bằng thủy tinh, sứ…có thể đựng đồ ăn có chứa nước?

A. Vì nước dễ dàng ngấm qua các vật làm bằng thủy tinh, sứ…B. Vì nước có thể hòa tan các chất có trong thủy tinh, sứ…khiến món ăn ngon hơnC. Vì nước không thấm qua các vật làm bằng thủy tinh, sứ….D. Vì nước có thể hòa tan các chất có trong thủy tinh, sứ…khiến món ăn đẹp hơn

Câu 12: Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình?

A. Không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp B. Thức ănC. Nước uống D. Tất cả các ý trên

Câu 13: Khi bơm nước vào ruộng lúa, người ta thường đặt máy bơm ở một vị trí mà không đặt nhiều máy bơm ở các vị trí khác nhau là do

A. Nước có thể chảy lan ra khắp mọi phía B. Nước chảy cố định ở một chỗC. Chỗ đặt máy bơm là chỗ thiếu nước nhất trong ruộng lúa D. Cả A, B, C

Câu 14: Khi bị đổ nước ra bàn, ta thường lấy khăn để lau nước. Việc làm trên dựa vào tính chất nào sau đây của nước?

A. Nước không có màu B. Nước không có vịC. Nước không có hình dạng nhất địnhD. Nước có thể thấm qua một số vật

Câu 15: Nước có vị gì?

A. Hơi ngọt. B. Hơi mặn. C. Không vị. D. Hơi chua.

II. THÔNG HIỂU:

Câu 16: Hình dưới đây thể hiện ứng dụng tính chất nào của nước?

Bài tập ôn thi học kì 1 môn Khoa học 4 Cánh diều

A. Nước lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật B. Nước có xu hướng chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp C. Nước không có hình dạng nhất địnhD. Nước có thể hòa tan một số chất

Câu 17: Nước có thể sử dụng trong các ngành nào sau đây?

A. Nông nghiệp B. Công nghiệp C. Nuôi trồng thủy, hải sảnD. Cả A, B, C

Câu 18: Nước có thể thấm qua

A. Tấm kim loạiB. Ni lông.C. Vải bông. D. Cao su.

Câu 19: Nước cần cho …(1)… của sinh vật. Nước có vai trò …(2)… trong đời sống, sinh hoạt và sản xuất của con người.” (1) và (2) lần lượt là

A. (1) sự sống, (2) quan trọng. B. (1) sinh trưởng, (2) quan trọngC. (1) điều hòa sinh sản, (2) quan trọng.D. (1) sự lớn lên, (2) quan trọng.

Câu 20: Nếu trời mưa em sẽ chọn đi

A. Giày vải. B. Ủng cao su.C. Giày da. D. dép xốp.

Câu 21: Nước có thể hòa tan được nhiều chất, tính chất này có thể được ứng dụng trong việc

A. Pha nước chanh B. Pha nước muối khi rửa rau C. Pha C sủi D. Cả A, B, C

III. VẬN DỤNG:

Câu 22: Người ta làm ruộng bậc thang tránh đọng nước quá nhiều trên ruộng là ứng dụng tính chất nào của nước?

A. Nước chảy từ trên xuống dưới và lan ra khắp mọi phía.B. Tính chất hòa tan của nước.C. Tính thấm của nước.D. Hình dạng của nước.

Câu 23: Nước có thể thấm qua một số chất như vải, giấy,.…Tuy nhiên nước lại không thấm qua một số vật được làm bằng nilon hoặc một số chất khác. Tính chất này có thể ứng dụng trong việc

A. Sản xuất giấy ăn B. Làm quần áo bằng vải C. Làm áo mưa D. Cả A và B

Câu 24: Vai trò của nước là

A. Là môi trường sống cho các loài sinh vật biển.B. Cung cấp thức ăn cho các loài sinh vật.C. Điều hòa nhiệt độ. D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 25: Nước có thể hòa tan được

A. Sỏi. B. Cát.C. Muối ănD. Đất.

Câu 26: Mái nhà được làm nghiêng như trong hình dưới đây có ích lợi gì khi trời mưa?

TL: Độ dốc mái nghiêng giúp việc thoát nước diễn ra nhanh chóng, hạn chế tình trạng ùn ứ nước mưa trên mái nhà trong một khoảng thời gian dài làm cho mái bị dột.

Câu 27: Nếu em có một đôi giày vải và một đôi ủng bằng cao su thì khi trời mưa, em sẽ chọn đi đôi nào? Vì sao?

TL: Em sẽ chọn đôi ủng cao su vì nước mưa không thấm được qua cao su nên chân sẽ không bị ướt.

Câu 28: Nêu thêm ví dụ về ứng dụng tính chất của nước ở gia đình và địa phương em.

TL: - Gia đình em thường đựng nước trong bình thủy tinh hoặc bình nhựa vì nước không thấm được qua thủy tinh hoặc nhựa.

- Mọi người thường dùng nước để pha sữa, trộn vữa trong xây dựng.

Câu 29: Kể thêm vai trò của nước trong đời sống sinh hoạt và sản xuất mà em biết?

TL: - Nước được dùng trong nấu ăn, giặt quần áo, vệ sinh nhà cửa..

- Nước được dùng cho mục đích giải trí: hồ bơi, công viên nước...

- Nước giữ sống cho cây trồng, vật nuôi...

BÀI 2: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Nước trong hình sau tồn tại ở thể nào?

Bài tập ôn thi học kì 1 môn Khoa học 4 Cánh diều

A. Rắn. B. Lỏng.C. Khí.D. Li tử.

Câu 2: Quá trình nước ở thể lỏng chuyển sang thể khí gọi là

A. Sự ngưng tụ. B. Sự bay hơi. C. Sự đông đặc. D. Sự nóng chảy.

Câu 3: Nước đọng trên nắp vung khi nấu ăn là hiện tượng

A. Ngưng tụB. Bay hơi C. Đông đặcD. Nóng chảy

Câu 4: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự chuyển thể của nước?

A. Đông đặcB. Bay hơi C. Thăng hoaD. Nóng chảy

Câu 5: Quá trình nước ở thể hơi chuyển sang thể lỏng gọi là

A. Sự ngưng tụ. B. Sự bay hơi. C. Sự đông đặc. D. Sự nóng chảy.

Câu 6: Mặt trời có thể làm nước ở sông hồ nóng lên và … vào không khí. Từ điền vào “…” là

A. Ngưng tụ B. Bay hơi C. Đông đặcD. Nóng chảy

Câu 7: Nước ở thể lỏng đông đặc thành thể

A. Rắn.B. Lỏng.C. Khí.D. Li tử.

Câu 8: Tuyết tan là hiện tượng

A. Ngưng tụ B. Bay hơiC. Đông đặcD. Nóng chảy

Câu 9: Những đám mây hình thành do nước xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. Ngưng tụ B. Bay hơi C. Đông đặc D. Nóng chảy

Câu 10: Quá trình nước ở thể rắn chuyển sang thể lỏng gọi là

A. Sự ngưng tụ. B. Sự bay hơi. C. Sự đông đặc. D. Sự nóng chảy.

Câu 11: Có nước đọng bên ngoài cốc nước đá do hiện tượng nào?

A. Nóng chảy. B. Đông đặc.C. Bay hơi. D. Ngưng tụ.

Câu 12: Hình ảnh sau ứng với hiện tượng nào?

A. Nóng chảy. B. Đông đặc. C. Bay hơi. D. Ngưng tụ.

Câu 13: Sự chuyển thể của nước có thể ứng dụng trong việc

A. Phơi nước biển dưới nắng để thu được muối.B. Phơi quần áo sau khi giặt dưới nắng.C. Phơi cá dưới ánh nắng để thu được cá khô.D. Cả A, B và C

Câu 14: Nước không thể trực tiếp chuyển từ

A. Thể rắn sang thể lỏng B. Thể lỏng sang thể rắnC. Thể lỏng sang thể khí D. Thể rắn sang thể khí

Câu 15: Nước ở thể lỏng bay hơi thành thể

A. Rắn. B. Lỏng.C. Khí.D. Li tử.

II. THÔNG HIỂU:

Câu 16: Máy sấy tóc làm tóc khô nhanh hơn vì sao?

A. Vì máy sấy tóc đẩy nhanh quá trình bay hơi. B. Vì máy sấy tóc đẩy nhanh quá trình ngưng tụ.C. Vì máy sấy tóc đẩy nhanh quá trình đông đặc. D. Vì máy sấy tóc đẩy nhanh quá trình nóng chảy.

Câu 17: Quá trình nước ở thể lỏng chuyển sang thể rắn gọi là

A. Sự ngưng tụ.B. Sự bay hơi.C. Sự đông đặc. D. Sự nóng chảy.

Câu 18: Hơi nước khi gặp lạnh sẽ…thành những giọt nước li ti. Từ điền vào “….” là

A. Ngưng tụB. Bay hơi C. Đông đặc D. Nóng chảy

...........

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Từ khóa » Thi Học Kì 1 Lớp 4 Môn Khoa Học