Đề Cương ôn Thi Học Kì 1 Môn GDCD Lớp 10 Năm 2021

Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 10 môn GDCD năm 2021 tổng hợp toàn bộ kiến thức lý thuyết, và các dạng bài tập tự luận, trắc nghiệm nằm trong chương trình môn Công dân lớp 10 học kì 1.

Đề cương ôn thi cuối kì 1 GDCD 10 là tài liệu vô cùng quan trọng giúp cho các bạn học sinh có thể ôn tập tốt cho kì thi học kì 1 lớp 10 năm 2021. Đề cương ôn thi học kì 1 môn Công dân 10 được biên soạn rất chi tiết, cụ thể với những dạng bài, lý thuyết và cấu trúc đề thi được trình bày một cách khoa học. Từ đó các bạn dễ dàng tổng hợp lại kiến thức, luyện giải đề. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Đề cương ôn thi học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2021

  • I. Lý thuyết thi học kì 1 môn GDCD 10
  • II. Bài tập trắc nghiệm ôn thi kì 1 môn GDCD
  • III. Bài tập tự luận thi học kì 1 lớp 10 môn GDCD

I. Lý thuyết thi học kì 1 môn GDCD 10

Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng

(Triết học ra đời vào những năm 40 của thế kỉ XIX, do Mác sáng lập. Chủ nghĩa Mác gồm: triết học, kinh tế chính trị và CNXHKH)

1. Thế giới quan và phương pháp luận

a. Vai trò

- Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó

- Triết học có vai trò là thế giới quan, phương pháp luận chung cho mọi hoạt động nhận thức của con người

b. Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm

- Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động vả con người trong cuộc sống

( Thế giới quan gồm: huyền thoại, tôn giáo, triết học)

- Thế giới quan có 2 loại:

+ Thế giới quan duy vật: cho rằng, giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập đối với ý thức của con người, không do ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được

+ Thế giới quan duy tâm cho rằng, ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên

- Thế giới quan duy vật có vai trò tích cực, thúc đẩy xã hội phát triển. Ngược lại, thế giới quan duy tâm kìm hãm sự phát triển của xã hội

Vấn đề cơ bản lớn của mọi Triết học, đặc biệt là của Triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại

*Phần bổ sung

- Nội dung vấn đề cơ bản của Triết học gồm 2 mặt. Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: Giữa vật chất (tồn tại, tự nhiên) và ý thức (tư duy, tinh thần), cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Mặt thứ hai trả lời câu hỏi: Con người có thể nhận thức được thế giới khách quan hay không?

- Các quan niệm được coi là thuộc thế giới quan duy vật: nước là bản nguyên của mọi cái đang tồn tại, nguyên tử (hạt vật chất không thể phân chia được) và chân không là hay nhân tố tạo nên mọi vật,…

- Các quan niệm được coi là thuộc thế giới quan duy tâm: Tồn tại là cái được cảm giác (không có sự vật nằm ngoài cảm giác; mọi sự vật chỉ tồn tại trong chừng mực người ta cảm giác được nó)

c. Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình

- Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới

- Phương pháp luận có 2 loại:

+ Phương pháp luận biện chứng: xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng

Các câu nói có yếu tố biện chứng: các câu thành ngữ, tục ngữ (Rút dây động rừng, Tre già măng mọc, Môi hở răng lạnh, Nước chảy đá mòn,…), Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông,…

+ Phương pháp luận siêu hình: xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác

Vd: Do không nắm được đặc tính riêng của giới hữu cơ, ông đã cho rằng, cơ thể con người cũng giống như các bộ phận của một cỗ máy …, quan niệm thầy bói trong chuyện “thầy bói xem voi”, Đèn nhà ai nhà nấy rạng,…

Bài 2: (Tinh giảm chương trình học)

Bài 3: Sự vận động, phát triển của thế giới vật chất

1. Thế giới vật chất luôn luôn vận động

a. Khái niệm vận động

- Vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội

b. Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất

- Vận động là thuộc tính vốn có của sự vật hiện tượng

- Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất

- Sự vật hiện tượng muốn tồn tại thì phải vận động và chỉ có thông qua vận động

c. Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất

Có 5 hình thức cơ bản:

- Vận động cơ học (thấp nhất)

- Vận động vật lí

- Vận động hóa học

- Vận động sinh học

- Vận động xã hội (cao nhất)

-  Mối quan hệ: hữu cơ, trong đó hình thức vận động cao bao hàm các hình thức vận động thấp hơn, có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện nhất định

2. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển

a. Khái niệm phát triển

- Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.

b. Quá trình phát triển không diễn ra một cách đơn giản, một cách quanh co, phức tạp, đôi khi có những bước thụt lùi tạm thời song khuynh hướng tất yếu là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu

- Hình biểu diễn sự phát triển là “xoáy trôn ốc”

→ Bài học rút ra: sự vật hiện tượng muốn tồn tại thì phải vận động và chỉ thông qua vận động , khi xem xét một sự vật hiện tượng hoặc đánh giá một con người, cần phát hiện ra những nét mới, ủng hộ cái tiến bộ, tránh mọi thái độ thành kiến, bảo thủ.

Bài 4: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng

1. Thế nào là mâu thuẫn

- Mâu thuẫn là một chỉnh thể trong đó 2 mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau

a. Hai mặt đối lập của mâu thuẫn

- Đó là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm,… mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật hiện tượng chúng vận động theo những chiều trái ngược nhau

b. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập

- Trong mỗi mâu thuẫn, 2 mặt đối lập liên hệ, gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. Triết học gọi đây là sự thống nhất giữa các mặt đối lập

c. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

- Trong mỗi sự vật hiện tượng, 2 mặt đối lập luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đây là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

2. Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng

a. Giải quyết mâu thuẫn

- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

b. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh

- Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, không phải bằng con đường điều hòa (vì có đấu tranh thì mới xóa bỏ được cái cũ và cái mới ra đời dẫn đến sự phát triển)

* Bài học:

+ Để giải quyết mâu thuẫn phải có phương pháp đúng đắn, phải biết phân tích mâu thuẫn cụ thể trong tình hình cụ thể

+ Biết phân tích điểm mạnh, điểm yếu của từng mặt đối lập, phân tích mối quan hệ giữa các mặt của mâu thuẫn

+ Phải biết phân biệt đúng sai, cái tiến bộ, cái lạc hậu, nâng cao nhận thức xã hội, phát triển nhân cách

+ Phải biết đấu tranh phê bình và tự phê bình, tránh tư tưởng “dĩ hòa vi quý”

Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

LượngChất
Giống- Đều là thuộc tính vốn có của sự vật hiện tượng- Có mối quan hệ mật thiết với nhau
Khác- Thuộc tính vốn có, biểu thị trình độ phát triển nhanh hay chậm- Là thuộc tính cơ bản, tiêu biểu cho sự vật hiện tượng, phân biệt nó với sự vật hiện tượng khác
- Biến đổi trước- Biến đổi sau
- Biến đổi dần dần- Biến đổi nhanh tại điểm nút

*Cách thức biến đổi của lượng và chất:

- Lượng biến đổi trước: sự biến đổi của các sự vật hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi của lượng

- Lượng biến đổi dần dần chỉ khi nào vượt quá giới hạn của độ mới tạo ra biến đổi về chất

- Độ: là giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật hiện tượng

- Điểm nút: là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật hiện tượng

- Bài học:

- Trong học tập và rèn luyện chúng ta phải kiên trì nhẫn nại, không coi thường việc nhỏ

- Tránh nóng vội, đốt cháy giai đoạn; hành động nửa vời, nôn nóng, không triệt để đều không đem lại kết quả như mong muốn

- Trong quan hệ tình bạn, tình yêu cần phải biết đảm bảo giới hạn nhất định

Bài 6: Khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng

- Phủ định là xóa bỏ sự tồn tại của một sự vật hiện tượng nào đó

Phủ định biện chứngPhủ định siêu hình
Giống- Đều xóa bỏ sự tồn tại của một sự vật hiện tượng
Khác- Do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài- Do sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng
- Phủ định “sạch trơn”, vứt bỏ hoàn toàn cái cũ- Không phủ định “sạch trơn”, không vứt bỏ hoàn toàn cái cũ

· Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng: Phủ định của phủ định

· Bài học:

- Tôn trọng quá khứ nhưng tránh tư tưởng bảo thủ, lạc hậu

- Không nên ảo tưởng về sự ra đời dễ dàng của cái mới

- Tin tưởng về sự tất thắng của cái mới vì đây là khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật hiện tượng

Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

- Nhận thức là sự phản ánh các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng

- Quá trình nhận thức gồm 2 giai đoạn:

- Nhận thức cảm tính: do sự tiếp xúc của các cơ quan cảm giác … hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài

- Nhận thức lý tính: dựa trên tài liệu nhận thức cảm tính đem lại … tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng

- Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội

3 hình thức cơ bản:

- Hoạt động sản xuất vật chất (quan trọng nhất)

- Hoạt động chính trị - xã hội

- Hoạt động thực nghiệm khoa học

*Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

- Thực tiễn là cơ sở của nhận thức vì: suy cho cùng, mọi nhận thức của con người đều trực tiếp bắt nguồn từ thực tiễn

- Thực tiễn là động lực của nhận thức

- Thực tiễn là mục đích của nhận thức: các tri thức khoa học chỉ có giá trị kho nó được áp dụng vào thực tiễn

- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí: vì các nhận thức khoa học có thể đúng có thể sai và chỉ có qua thực tiễn kiểm nghiệm mới đánh giá tính đúng sai của nó

· So sánh thực tiễn và thực tế

II. Bài tập trắc nghiệm ôn thi kì 1 môn GDCD

BÀI 6. KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG.

Câu 1. Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do

A. Sự phát triển của sự vật, hiện tượng

B. Sự tác động từ bên ngoài

C. Sự tác động từ bên trong

D. Sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng

Câu 2. Câu tục ngữ nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định siêu hình?

A. Tre già măng mọc

B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

C. Con hơn cha là nhà có phúc

D. Có mới nới cũ

Câu 3. Biểu hiện nào dưới đây không phải là phủ định siêu hình?

A. Người nông dân xay hạt lúa thành gạo ăn

B. Gió bão làm cây đổ

C. Người tối cổ tiến hóa thành người tinh khôn.

D. Con người đốt rừng

Câu 4. Tục ngữ nào dưới đây là phủ định siêu hình?

A. ở bầu thì tròn, ở ống thì dài

B. cây có cội, nước có nguồn

C. kiến tha lâu cũng đầy tổ

D. có thực mới vực được đạo

Câu 5. Nội dung nào dưới đây là đặc trưng của phủ định siêu hình?

A. Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài.

B. Sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật

C. Sự phủ định diễn ra do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

D. Sự phủ định diễn ra do ảnh hưởng của hoàn cảnh sống.

Câu 6. Một trong những đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là

A. Tính khách quan

B. Tính chủ quan

C. Tính di truyền

D. Tính truyền thống

Câu 7. Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định biện chứng

A. Có trăng quên đèn

B. Có mới nới cũ

C. Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ

D. Rút dây động rừng

Câu 8. Phủ định của phủ định được hiểu là sự phủ định

A. Lần thứ nhất

B. Lần hai, có kế thừa

C. Từ bên ngoài

D. Theo hình tròn

Câu 9. Câu tục ngữ nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng?

A. Sông lở cát bồi

B. Uống nước nhớ nguồn

C. Tức nước vỡ bờ

D. Ăn cháo đá bát

Câu 10. Câu nào dưới đây thể hiện đặc điểm kế thừa của phủ định biện chứng?

A. Người có lúc vinh, lúc nhục.

B. Giấy rách phải giữ lấy lề

C. Một tiền gà, ba tiền thóc

D. Ăn cây nào, rào cây nấy

Câu 11 Trường hợp nào dưới đây là phủ định biện chứng?

A. Đầu tư tiền sinh lãi

B. Lai giống lúa mới

C. Gạo đem ra nấu cơm

D. Sen tàn mùa hạ

Câu 12. Quá trình phát triển từ trứng → tằm → nhộng →bướm → trứng là biểu hiện của

A. Phủ định biện chứng

B. Phủ định siêu hình

C. Phủ định quá khứ

D. Phủ định hiện tại

Câu 13. Câu nào dưới đây là phủ định biện chứng?

A. Hết ngày đến đêm

B. Hết mưa là nắng

C. Hết hạ sang đông

D. Hết bĩ cực đến hồi thái lai

Câu 14. Phương pháp học tập nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu của phủ định biện chứng?

A. Học vẹt

B. Lập kế hoạch học tập

C. Ghi thành dàn bài

D. Sơ đồ hóa bài học

Câu 15. Câu nào dưới đây nói về khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng

A. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.

B. Con vua thì lại làm vua

C. Tre già măng mọc

D. Đánh bùn sang ao

Câu 16. Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về sự phát triển

A. Máy bay cất cánh

B. Nước bay hơi

C. Muối tan trong nước

D. Cây ra hoa kết quả.

BÀI 7: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC

Câu 1. Quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng, được gọi là

A. Nhận thức

B. Cảm giác

C. Tri thức

D. Thấu hiểu

Câu 2. Quá trình nhận thức diễn ra phức tạp, gồm

A. Hai giai đoạn

B. Ba giai đoạn

C. Bốn giai đoạn

D. Năm giai đoạn

Câu 3. Nhận thức cảm tính được tạo nên do sự tiếp xúc

A. Trực tiếp với các sự vật, hiện tượng

B. Gián tiếp với các sự vật, hiện tượng

C. Gần gũi với các sự vật, hiện tượng

D. Trực diện với các sự vật, hiện tượng

Câu 4. Để hoạt động học tập và lao động đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải luôn

A. Gắn lí thuyết với thực hành

B. Đọc nhiều sách

C. Đi thực tế nhiều

D. Phát huy kinh nghiệm bản thân

Câu 5. Câu nào dưới đây là biểu hiện của nhận thức lí tính

A. Muối mặn, chanh chua

B. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa

C. Ăn xổi ở thì

D. Lòng vả cũng như lòng sung.

Câu 6. Hoạt động thực tiễn gồm mấy hình thức?

A. Hai

B. Ba

Câu 7. Việc làm nào dưới đây không phải là hoạt động sản xuất vật chất

A. Sáng tạo máy bóc hành tỏi

B. Nghiên cứu giống lúa mới

C. Chế tạo rô-bốt làm việc nhà

D. Quyên góp ủng hộ người nghèo

Câu 8. Trường hợp nào dưới đây không phải là hoạt động chính trị - xã hội

A. ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt

B. ủng hộ trẻ em khuyết tật

C. thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ

D. trồng rau xanh cung ứng ra thị trường

Câu 9. Câu nào dưới đây thể hiện vai trò của thực tiễn là cơ sở của nhận thức?

A. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa

B. Con hơn cha, nhà có phúc

C. Gieo gió gặt bão

D. Ăn cây nào rào cây ấy

Câu 10. Câu nào dưới đây không thể hiện vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước

B. Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng

C. Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão

D. Cái rang cái tóc là vóc con người

Câu 11. Câu nào dưới đây thể hiện thực tiễn là động lực của nhận thức?

A. Cái ló khó cái khôn

B. Con vua thì lại làm vua

C. Con hơn cha là nhà có phúc

D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ

Câu 12. Bác Hồ từng nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”. Câu nói của Bác có nghĩa: thực tiễn là

A. Cơ sở của nhận thức

B. Động lực của nhận thức

C. Mục đích của nhận thức

D. Tiêu chuẩn của chân lí

Câu 13. Để đánh giá một người theo quan điểm của Triết học, nên xem xét ở góc độ nào dưới đây?

A. Ấn tượng ban đầu ntn

B. Thông qua các mối quan hệ

C. Quan sát một vài lần việc họ làm

D. Gặp gỡ nhiều lần.

Câu 14. Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí

A. Cá không ăn muối cá ươn

B. Học thày không tày học bạn

C. Ăn vóc học hay

D. Con hơn cha là nhà có phúc

Câu 15. Các nhà khoa học tìm ra vắc – xin phòng bệnh và đưa vào sản xuất. điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn

A. Cơ sở của nhận thức

B. Mục đích của nhận thức

C. Động lực của nhận thức

D. Tiêu chuẩn của chân lí

Câu 16. Con người quan sát mặt trời, từ đó chế tạo các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Mục đích của nhận thức

B. Động lực của nhận thức

C. Cơ sở của nhận thức

D. Tiêu chuẩn của chân lí

Câu 17. Con người thám hiểm vòng quanh trái Đất và chụp ảnh trái đất từ vệ tinh. Điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Tiêu chuẩn của chân lí

B. Động lực của nhận thức

C. Cơ sở của nhận thức

D. Mục đích của nhận thức

Câu 18. Những tri thức về Toán học đều bắt nguồn từ

A. Thực tiễn

B. Kinh nghiệm

C. Thói quen

D. Hành vi

Câu 19. Việc làm nào dưới đây không phải là vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và nhận thức?

A. Làm kế hoạch nhỏ

B. Làm từ thiện

C. Học tài liệu sách giáo khoa

D. Tham quan du lịch

BÀI 9: CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ LÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI

Câu 1. Chủ thể nào dưới đây sáng tạo ra lịch sử xã hội loài người?

A. Thần linh

B. Thượng đế

C. Loài vượn cổ

D. Con người

Câu 2. Lịch sử xã hội loài người được hình thành khi con người biết

A. Chế tạo và sử dụng công cụ lao động

B. Trao đổi thông tin

C. Trồng trọt và chăn nuôi

D. Ăn chín, uống sôi.

Câu 6. Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, con người phải

A. Thông minh

B. Cần cù

C. Lao động

D. Sáng tạo

Câu 10. Yếu tố nào dưới đây là giá trị vật chất mà con người sáng tạo nên?

A. Vịnh Hạ Long

B. Truyện Kiều của Nguyễn Du

C. Phương tiện đi lại

D. Nhã nhạc cung đình Huế

Câu 13. Các cuộc cách mạng có vai trò nào dưới đây?

A. Thay thế phương thức sản xuất

B. Xóa bỏ áp bức, bóc lột

C. Thiết lập giai cấp thống trị

D. Thay đổi cuộc sống

Câu 14. Là chủ thể của lịch sử, con người cần được Nhà nước và xã hội

A. Tạo công ăn việc làm

B. Chăm sóc sức khỏe

C. Đảm bảo các quyền lợi chính đáng

D. Đáp ứng đầy đủ các nhu cầu

Câu 16. Để tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội, con người phải không ngừng

A. Rèn luyện sức khỏe

B. Học tập nâng cao trình độ

C. ứng dụng thành tựu khoa học

D. lao động sáng tạo

Câu 17. Cuộc cách mạng nào dưới đây giúp con người đấu tranh cải tạo xã hội

A. Cách mạng kĩ thuật

B. Cách mạng xã hội

C. Cách mạng xanh

D. Cách mạng trắng

Câu 18. Nước ta đang xây dựng một xã hội vì con người, xã hội đó có mục tiêu

A. Dân chủ, công bằng, văn minh

B. Dân chủ, văn minh đoàn kết

C. Dân chủ, bình đẳng, tự do

D. Dân chủ, giàu đẹp, văn minh.

Câu 19. Hành động nào dưới đây là vì con người?

A. Sản xuất bom nguyên tử

B. Sản xuất thực phẩm không đảm bảo vệ sinh

C. Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc

D. Chôn lấp rác thải y tế.

Câu 20. Xã hội nào dưới đây là xã hội phát triển vì con người?

A. Xã hội xã hội chủ nghĩa

B. Xã hội chiếm hữu nô lệ

C. Xã hội nguyên thủy

D. Xã hội phong kiến

Câu 22. Hành động nào dưới đây không vì con người?

A. Đốt rừng làm nương rẫy

B. Tiêu hủy gia cầm mắc bệnh

C. Bỏ rác đúng rơi quy định

D. Tham gia giao thông đi đúng phần đường quy định

Câu 24. Yếu tố nào dưới đây là giá trị tinh thần mà con người sáng tạo nên?

A. Máy móc phục vụ trong nông nghiệp B. Áo dài truyến thống của phụ nữ Việt Nam

C. Phương tiện sinh hoạt D. Nhà ở

Câu 25. Hoạt động, biểu hiện nào dưới đây không đe dọa cuộc sống của con người?

A. Thất nghiệp

B. Mù chữ

C. Tệ nạn xã hội

D. Lao động

Câu 26. Hành động nào dưới đây không góp phần vào sự tiến bộ và phát triển của đất nước?

A. Học tập để trở thành người lao động mớ

B. Tham gia bảo vệ mt

C. Chung tay đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS

D. Chỉ thích tiêu dùng hàng ngoại

Câu 27. Hiện nay, một số hộ nông dân sử dụng hóa chất cấm trong chăn nuôi. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

A. Việc làm này giúp người nông dân tăng năng suất lao động

B. Việc làm này giúp người nông dân rút ngắn thời gian chăn nuôi

C. Việc làm này đi ngược lại với mục tiêu phát triển của chủ nghĩa xã hội

D. Việc làm này giúp người nông dân mua được thực phẩm rẻ hơn.

Câu 28. Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, lớp 10A có rất nhiều bạn tham gia các hoạt động bảo vệ mt do địa phương phát động, nhưng còn một số bạn không muốn tham gia. Nếu là một thành viên của lớp 10A, em chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Không tham gia vì sợ ảnh hưởng đến việc học

B. Tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia

C. Khuyên các bạn không nên tham gia

D. Chế giễu những bạn tham gia

Câu 29. Vào giờ sinh hoạt lớp, cô giáo nói: “Sáng chủ nhật, lớp ta cử 15 bạn tham gia dự án trồng rừng ngập mặn”. Cô giáo lấy tinh thần xung phong của các bạn trong lớp, nhưng chỉ có lác đác một số bạn giơ tay. Nếu là học sinh trong lớp, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Chỉ tham gia khi cô giáo chỉ định.

B. Tìm sẵn lí do để từ chối khi cô giáo chỉ định

C. Xung phong tham gia và vận động các bạn tham gia

D. Lờ đi, coi như không biết.

Câu 33. Xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, mọi người có điều kiện phát triển toàn diện là mục tiêu cao cả của

A. Chủ nghĩa xã hội

B. Chủ nghĩa tư bản

C. Chủ nghĩa không tưởng

D. Chủ nghĩa thực dân

Câu 34. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn được tự do…” là thể hiện mục tiêu xây dựng

A. Chủ nghĩa xã hội

B. Con người mới

C. Tư tưởng mới

D. Văn hóa mới

Câu 42: Luận điểm sau đây của Phoi-ơ-bắc: “Không phải Chúa đã tạo ra con người theo hình ảnh của Chúa mà chính con người đã tạo ra Chúa theo hình ảnh của mình” đã bác bỏ luận điểm nào về nguồn gốc của loài người?

A. Con người là chủ thể sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần.

B. Con người vừa là sản phẩm cả tự nhiên vừa là sản phẩm của xã hội.

C. Con người làm ra lịch sử của chính mình.

D. Chúa tạo ra con người.

III. Bài tập tự luận thi học kì 1 lớp 10 môn GDCD

Câu 1: Chứng minh rằng con người là chủ thể của lịch sử?

Câu 2: Tại sao lịch sử xã hội loài người lại không bắt đầu từ loài vượn cổ?

Câu 3: Vì sao chỉ có xã hội chủ nghĩa mới thực sự coi con người là mục tiêu, động lực của xã hội? Mục tiêu cao cả của CNXH nước ta là gì?

Câu 4: Nêu hai giai đoạn của quá trình nhận thức? Em hiểu như thế nào về nguyên lý: “ Học đi đôi với hành”? Lấy ví dụ cụ thể để minh họa cho nguyên lý đó?

Câu 5: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có mặt ưu điểm và nhược điểm gì? Cho ví dụ?

Câu 6: Sau khi học xong bài 6 em rút ra bài học gì cho bản thân?

Câu 7: Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình có những đặc điểm gì khác nhau? Trong cuộc sống hàng ngày, em cần có thái độ như thế nào về những hành vi” Phủ định sạch trơn”?

Từ khóa » Hệ Thống Kiến Thức Gdcd 10