Đề Cương ôn Thi Học Kì 1 Môn Toán Lớp 3 Năm 2021 - 2022

1. Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 3 sách Cánh diều

1.1. Nội dung ôn tập học kì 1 môn Toán 3

1. Đọc viết các số có ba chữ số

2. Cộng trừ các số có ba chữ số ( không nhớ, có nhớ)

3.Thực hiện tốt các phép nhân, chia hết, chia có dư đã học.

4. Ôn tập về biểu thức số.

5. Các dạng toán về tìm tìm thành phần chưa biết ( Số bị chia, số chia, thừa số chưa biết, số hạng chưa biết, số bị trừ, số trừ.)

6. Ôn tập về hình phẳng, hình khối.

7. Xem đồng hồ

9. Thực hiện được các phép đổi đơn vị đo chiều dài, đo khối lượng, dung tích, nhiệt độ.

10. Bài toán giải bằng hai phép tính của các dạng :Tìm một trong các phần bằng nhau của một số, gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần, so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.

1.2. Đề ôn thi học kì 1 môn Toán 3

Phần 1. Trắc nghiệm

Câu 1. Số thích hợp cần điền vào chỗ trống là:

34mm + 16mm = ....cm

A. 50B. 5C. 500D. 100

Câu 2. Số liền sau số 450 là:

A. 449B. 451C. 500D. 405

Câu 3. Bác Tú đã làm việc được 8 giờ, mỗi giờ bác làm được 6 sản phẩm. Hỏi bác Tú làm được tất cả bao nhiêu sản phẩm?

A. 64 sản phẩmB. 14 sản phẩmC. 48 sản phẩmD. 49 sản phẩm

Câu 4. Điền số thích hợp vào ô trống

Câu 4

Số thích hợp điền vào dấu ? là:

A. 650 gB. 235 gC. 885 gD. 415 g

Câu 5: Các số cần điền vào ô trống lần lượt từ phải sang trái là:

Câu 4

A. 11; 17B. 11; 66C. 30; 5D. 30; 36

Câu 6. Trong các hình vẽ dưới đây, hình nào đã khoanh vào \frac{1}{8}\(\frac{1}{8}\) số chấm tròn?

Câu 6

A. Hình 1B. Hình 2C. Hình 3D. Hình 4

Câu 7. Hình dưới đây có mấy hình tam giác?

Câu 7

A. 1B. 2C. 3D. 4

Phần 2. Tự luận

Câu 8. Tính giá trị biểu thức

a) (300 + 70) + 400

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

b) 998 – (302 + 685)

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

c) 100 : 2 : 5

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Câu 9. Đặt tính rồi tính

a) 108 : 6

b) 620 : 4

c) 194 × 4

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Câu 10. Một doanh nghiệp vận tải, có 96 xe khách, số xe taxi gấp số xe khách 2 lần. Hỏi doanh nghiệp đó có tất cả bao nhiêu xe khách và xe taxi ?

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Câu 11. Tính chu vi hình tứ giác cho bởi hình vẽ sau:

Câu 11

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Câu 12. Điền (>, <, =)?

a) 1 hm ….. 102 m

b) 300 ml + 700 ml …. 1 l

Câu 13. Tính nhanh các giá trị biểu thức dưới đây

a) 576 + 678 + 780 – 475 - 577 - 679

b) (126 + 32) × (18 - 16 - 2)

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Câu 14. Mỗi bao thóc cân nặng 20 kg, mỗi bao ngô cân nặng 30kg. Hỏi 4 bao thóc và 1 bao ngô cân nặng bao nhiêu ki- lô- gam?

Câu 15. Người ta xếp 800 hộp sữa thành các dây, mỗi dây 4 hộp. Sau đó, xếp các dây sữa vào các thùng, mỗi thùng 5 dây sữa. Hỏi người ta xếp được bao nhiêu thùng sữa?.

ĐÁP ÁN

Phần 1. Trắc nghiệm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

B

B

C

D

C

D

C

Phần 2. Tự luận

Câu 8. Tính giá trị biểu thức

a) (300 + 70) + 400 = 370 + 400

= 770

b) 998 – (302 + 685) = 998 – 987

= 1

c) 100 : 2 : 5 = 50 : 5

= 10

Câu 9. Đặt tính rồi tính

a) 108 : 6 = 18

b) 620 : 4 = 155

c) 194 × 4 = 776

Câu 10.

Doanh nghiệp đó có số xe ta-xi là:

96 × 2 = 192 (xe)

Doanh nghiệp đó có tất cả số xe khách và xe ta-xi là:

96 + 192 = 288 (xe)

Đáp số: 288 xe.

Câu 11. Chu vi hình tứ giác MNPQ là:

30 + 25 + 25 + 50 = 130 mm

Câu 12.

a) 1 hm < 102 m

Vì 1 hm = 100 m mà 100 m < 102 m nên 1 hm < 102 m.

b) 300 ml + 700 ml = 1 l

Vì 300 ml + 700 ml = 1 000 ml mà 1 000 ml = 1 l nên 300 ml + 700 ml = 1 l

Câu 13.

a) 576 + 678 + 780 – 475 - 577 - 679

= (576 – 475) + (678 – 577) + (780 – 679)

= 101 + 101 + 101

= 101 × 3

= 303

b) (126 + 32) × (18 - 16 - 2)

= 158 × 0

= 0

Câu 14. Mỗi bao thóc cân nặng 20 kg, mỗi bao ngô cân nặng 30kg. Hỏi 4 bao thóc và 1 bao ngô cân nặng bao nhiêu ki- lô- gam ? (1 điểm)

Bài giải

4 bao thóc cân nặng là:

20 x 4 = 80 (kg)

4 bao thóc và 1 bao ngô cân nặng là:

80 + 30 = 110 (kg)

Đáp số: 110 kg

Câu 15. Người ta xếp 800 hộp sữa thành các dây, mỗi dây 4 hộp. Sau đó, xếp các dây sữa vào các thùng, mỗi thùng 5 dây sữa. Hỏi người ta xếp được bao nhiêu thùng sữa?. (1 điểm )

Bài giải:

Số dây sữa có được là:

800 : 4 = 200 (dây)

Số thùng sữa có được là:

200 : 5 = 40 (thùng)

Đáp số: 40 thùng sữa.

2. Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

2.1. Nội dung ôn tập học kì 1 môn Toán 3

1. Các phép tính:

  • Đặt tính rồi tính (Dạng số có 3 chữ số)
  • Tính giá trị biểu thức (Dạng có hai dấu phép tính, không có dấu ngoặc đơn)
  • Tìm thành phần chưa biết trong phép tính (Tìm số trừ, số bị trừ, số hạng, thừa số, số bị chia, số chia – dạng đến số có 3 chữ số)

2. Giải toán có lời văn (Luyện tập giải các bài toán)

Gấp một số lên nhiều lần. Giảm một số đi nhiều lần. Tìm một phần bằng nhau của một số. Tìm số còn lại sau khi lấy. Tìm tổng. So sánh nhiều hơn ít hơn.

3. Đại lượng: Thực hành và quy đổi các đơn vị đo độ dài (km, dm, cm, mm); khối lượng (kg, g), dung tích (l, ml).

4. Hình phẳng, hình khối: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng. Góc vuông, góc không vuông. Tâm, đường kính, bán kính của hình tròn; đếm số hình tam giác, hình tứ giác.

2.2. Đề ôn tập học kì 1 môn Toán 3

Bài 1: Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng:

1. Số lớn nhất trong các số 426, 624, 246, 642 là:

A. 426B. 624C. 246D. 642

2. Một tuần lễ có 7 ngày. 5 tuần lễ có tất cả:

A. 28 ngày B. 35 ngày C. 42 ngàyD. 70 ngày

3. Tìm x biết. X + 245 = 428

A. x = 183B. x = 283C. x = 673D. x= 223

4. Tổng của số bé nhất có ba chữ số khác nhau và 459 là:

A. 357 B. 551 C. 571D. 561

5. Thùng thứ nhất đựng 162 lít nước mắm. Thùng thứ hai đựng ít hơn thùng thứ nhất 28 lít nước mắm. Số lít nước mắm thùng thứ hai đựng là:

A. 124l B. 144l C. 134lD. 190l

6. Lớp 3A1 có 56 học sinh xếp đều thành 4 hàng. Số học sinh mỗi hàng có là:

A. 10 học sinh B. 12 học sinh C. 52 học sinhD. 14 học sinh

Bài 2: Đặt tính rồi tính.

707 + 236843 - 102234 x 3403 : 5

………………………

………………………

………………………

………………………

………………………

………………………

………………………

………………………

………………………

………………………

………………………

………………………

………………………

………………………

………………………

………………………

………………………

………………………

………………………

………………………

Bài 3: Tính giá trị của biểu thức:

72 : 9 x 3 = …………………

= …………………..

855 – 46 + 20 = …………………..

= …………………..

Bài 4: Có 29 người muốn sang sông bằng thuyền, mỗi chiếc thuyền chỉ chở được 4 người. Hỏi cần ít nhất bao nhiêu chiếc thuyền?

3. Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 3 sách Chân trời sáng tạo

UBND QUẬN………….......TRƯỜNG TIỂU HỌC….

NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN - LỚP 3NĂM HỌC: 2024 - 2025

Nội dungYêu cầu cần đạt

SỐ VÀ PHÉP TÍNH

- Nhận biết được giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số.

- Đếm thêm, đếm bớt.

- Nhận biết được cấu tạo thập phân của một số.

- Nhận biết được chữ số La Mã và viết được các số tự nhiên trong phạm vi 20 bằng cách sử dụng chữ số La Mã.

- Xác định được số lớn nhất hoặc số bé nhất trong một nhóm có không quá 4 số.

- Thực hiện được việc sắp xếp các số theo thứ tự (từ bé đến lớn hoặc ngược lại) trong một nhóm có không quá 4 số.

Làm quen với việc làm tròn số đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn.

- Thực hiện được phép cộng, phép trừ.

- Nhận biết được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng và mối quan hệ giữa phép cộng với phép trừ trong thực hành tính.

- Vận dụng được các bảng nhân, bảng chia 2, 3,..., 9 trong thực hành tính.

- Thực hiện được phép nhân với số có một chữ số (có nhớ không quá hai lượt và không liên tiếp).

- Thực hiện được phép chia cho số có một chữ số.

- Nhận biết và thực hiện được phép chia hết và phép chia có dư.

- Nhận biết được tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân và mối quan hệ giữa phép nhân với phép chia trong thực hành tính.

- Thực hiện được cộng, trừ, nhân, chia nhẩm trong những trường hợp đơn giản.

- Làm quen với biểu thức số.

- Tính được giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính và không có dấu ngoặc.

- Tính được giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính và có dấu ngoặc theo nguyên tắc thực hiện trong dấu ngoặc trước.

- Xác định được thành phần chưa biết của phép tính thông qua các giá trị đã biết.

Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài toán có đến hai bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến ý nghĩa thực tế của phép tính; liên quan đến thành phần và kết quả của phép tính; liên quan đến các mối quan hệ so sánh trực tiếp và đơn giản (chẳng hạn: gấp một số lên một số lần, giảm một số đi một số lần, so sánh số lớn gấp mấy lần số bé).

- Nhận biết được về \frac{1}{2}\(\frac{1}{2}\) ; \frac{1}{3}\(\frac{1}{3}\); \frac{1}{9}\(\frac{1}{9}\) thông qua các hình ảnh trực quan.

- Xác định được \frac{1}{2}\(\frac{1}{2}\) ; \frac{1}{3}\(\frac{1}{3}\); \frac{1}{9}\(\frac{1}{9}\) của một nhóm đồ vật (đối tượng) bằng việc chia thành các phần đều nhau.

HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

- Nhận biết được điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng.

- Nhận biết được tam giác, tứ giác.

- Nhận biết được một số yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh, góc của hình chữ nhật, hình vuông; tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.

- Nhận biết được một số yếu tố cơ bản như đỉnh, cạnh, mặt của khối lập phương, khối hộp chữ nhật.

- Thực hiện được việc vẽ đường tròn, vẽ trang trí.

- Sử dụng được compa để vẽ đường tròn.

- Đọc được giờ chính xác đến 5 phút và từng phút trên đồng hồ.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo lường.

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM

- Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn, chẳng hạn:

- Thực hành các hoạt động liên quan đến tính toán, đo lường và ước lượng như: thực hành tính và ước lượng chu vi, diện tích của một số hình phẳng trong thực tế liên quan đến các hình phẳng đã được học; thực hành đo, cân, đong và ước lượng độ dài, khối lượng, dung tích, nhiệt độ,...

...

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề cương!

Từ khóa » Bộ 37 đề Thi Học Kì 1 Môn Toán Lớp 3