ĐỀ CƯƠNG ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN TRIẾT Đại Học ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo án - Bài giảng >>
- Cao đẳng - Đại học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.42 KB, 21 trang )
BỘ MÔN TRIẾT HỌCNỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNINNội dung 1: Vấn đề cơ bản của triết học.Theo Mác- Ăngghen vấn đề cơ bản của mọi triết học, đặc biệt là của triết họchiện đại, là vấn đề quan niệm giữa tư duy và tồn tại. Nội dung của vấn đề này gồm 2mặt:-Mặt thứ nhất (mặt bản thể luận) trả lời cho câu hỏi: trong mối quan hệ giữa tưduy và tồn tại, giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước, cái nào có sau, cáinào sinh ra cái nào, cái nào quyết định cái nào.-Mặt thứ hai (mặt nhận thức luận) trả lời câu hỏi: tư duy con người có khảnăng nhận biết thế giới xung quanh hay không.Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học theo các trào lưu triết học:-Giải quyết mặt thứ nhất:Chủ nghĩa duy vật cho rằng vật chất (tồn tại, tự nhiên) có trước, ý thức (tư duy,tinh thần) có sau, vật chất quyết định ý thức.Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức (tư duy, tinh thần) có trước, vật chất (tồn tại,tự nhiên) có sau, ý thức quyết định vật chất. CNDT có hai hình thức cơ bản là CNDTkhách quan và CNDT chủ quan. CNDT khách quan cho rằng có một lực lượng siêunhiên có trước, sinh ra và quyết định thế giới vật chất. CNDT chủ quan cho rằng cảmgiác, ý thức quyết định vật chất, vật chất không tồn tại độc lập mà phụ thuộc vào cảmgiác ý thức.Thuyết nhất nguyên: là khuynh hướng triết học cho rằng thế giới chỉ có 1 bảnnguyên duy nhất, hoặc là thực thể vật chất, hoặc là thực thể tinh thần (nhất nguyên duyvật- nhất nguyên duy tâm).Thuyết nhị nguyên: là khuynh hướng triết học cho rằng có hai thực thể songsong tồn tại, không phụ thuộc lẫn nhau (cả vật chất lẫn tinh thần).Thuyết đa nguyên: là khuynh hướng triết học cho rằng có nhiều cơ sở, nhiều bảnnguyên tồn tại. (Các nhà triết học cổ đại đưa ra những bản ngun đa dạng đất, nước,lửa, khơng khí với tư cách là cơ sở của mọi tồn tại).-Giải quyết mặt thứ hai: Vấn đề cơ bản của triết học có 2 khuynh hướng đối lập nhau là thuyết khả thi vàthuyết bất khả thi. Đa số các nhà triết học khẳng định rằng con người có khả năng nhậnthức được thế giới khách quan (khả tri). Một số ít các nhà triết học phủ nhận một phầnhay toàn bộ khả năng nhận thức của con người (bất khả tri).Nội dung 2: Những tích cực và hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác quanniệm về vật chất. Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận định nghĩa vật chất củaLênin.➢ Những tích cực và hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác quan niệm về vật chất.1. Chủ nghĩa duy vật trước Mác quan niệm về vật chất:“Vật chất” thường được hiểu là một hoặc một số chất hay yếu tố khách quan, tựcó trong giới tự nhiên, đóng vai trò là cơ sở ban đầu (bản nguyên, bản căn) sản singra và cấu tạo nên mọi tồn tại trong thế giới. Bởi vậy, phương pháp luận chung củacác nhà duy vật này là: muốn hiểu được đúng đắn thế giới thì cần phải nghiên cứuđể hiểu được đúng cấu tạo vật chất đầu tiên đó. Những quan niệm như vậy có thểnhận thấy rõ khi nghiên cứu nội dung các học thuyết duy vật thời cổ ở Trung Quốc,Ấn Độ và Hy Lạp (Đạo gia, thuyết Âm Dương- Ngũ Hành ở Trung Quốc, trường pháiLokayata ở Ấn Độ, trường phái nguyên tử luận ở Hy Lạp) hoặc các học thuyết triếthọc duy vật thời cận đại ở các nước Anh, Pháp, Đức (triết học của Ph. Bêcơn, triếthọc tự nhiên của R. ĐềCácTơ, triết học tự nhiên của I. Kantơ…).2. Những tích cực và hạn chế:-Tich cực:Với quan niệm về vật chất như đã nói ở trên, các nhà duy vật trước Mác đãxác lập phương pháp luận tích cực cho sự phát triển nhân thức 1 cách khoa họcvề thế giới, đặc biệt là trong việc giải thích về cấu tạo vật chất khách quan củacác hiện tượng tự nhiên, làm tiền đề cho việc giải quyết đúng đắn nhiều vấn đềtrong việc ứng xử tích cực giữa con người và giới tự nhiên, vì sự sinh tồn vàphát triển của con người.-Hạn chế:Một mặt, quan niệm về vật chất của các nhà duy vật trước Mác chưa bao quátđược mọi tồn tại vật chất trong thế giới, mặt khác, quan niệm này chủ yếu mớichỉ được tiếp cận từ giác độ cấu tạo bản thể vật chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. giác độ nhận thức luận chưa được nghiên cứu đầy đủ, tức làchưa giải quyết được triệt để phạm trù vật chất từ góc độ giải quyết vấn đề 2 mặtcơ bản của triết học. Những hạn chế này được khắc phục trong quan niệm vềvật chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng.➢ Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận định nghĩa vật chất của Lênin.Định nghĩa vật chất của Lê-nin: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉthực tại khách quan được đem lại con người trong cảm giác, được cảm giác đượccảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và không phụ thuộc vào cảmgiác.”1. Nội dung:-Vật chất là cái khách quan, tồn tại bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ýthức, bất kể sự tồn tại ấy đã được con người nhận thức hay chưa.-Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người khi trực tiếp hoặc gián tiếp tácđộng lên giác quan của con người.-Cảm giác, tư duy, ý thức là phản ánh của vật chất.2. Ý nghĩa phương pháp luận:Định nghĩa vật chất của Lê-nin đã:-Giải quyết triệt để 2 mặt trong vấn đề cơ bản của triết học theo quan điểmcủa chủ nghĩa duy vật biện chứng.-Khắc phục triệt để những sai lầm, hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mácvề phạm trù vật chất. Bác bỏ, phủ nhận chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo về vấnđề vật chất.-Tạo cơ sở cho các nhà triết học duy vật biện chứng xây dựng quan điểm vậtchất trong đời sống xã hội.Nội dung 3: Quan điểm duy vật biện chứng về nguồn gốc, bản chất, kết cấu của ýthức1. Nguồn gốc của ý thức:Ý thức ra đời là kết quả của q trình tiến hóa lâu dài của tự nhiên và xã hội.Nguồn gốc tự nhiên: bộ óc con người và thế giới hiện thực khách quan.-Ý thức là kết quả của q trình tiến hóa của của thuộc tính phản ánh có ởmọi dạng vật chất. Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của 1 hệ thống vật chất có ở mọi dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại giữa chúng,gồm phản ảnh lý hóa và phản ánh sinh học.-Ý thức là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực, ý thức làhình thức phản ánh chỉ có ở con người. Ý thức là đặc tính riêng của một vậtchất có tổ chức cao là bộ não con người. Bộ não người là một tổ chức sốngđặc biệt, có cấu trúc tinh vi và phức tạp. Bộ não người là cơ quan vật chấtcủa ý thức. Hoạt động ý thức chỉ diễn ra trong bộ não người, trên cơ sở cácq trình sinh lí- thần kinh của bộ não. Bộ não người cùng cùng với thế giới bên ngoài tác động lên nó chính lànguồn gốc tự nhiên của ý thức.Nguồn gốc xã hội: Lao động và ngôn ngữ-Ý thức người ra đời cùng với quá trình hình thành bộ não người nhờ có laođộng và ngơn ngữ.-Lao động là quá trình diễn biến giữa con người và tự nhiên, trong đó conngười đóng vai trị là mơi giới, điều tiết và giám sát trong sự trao đổi vật chấtgiữa người và tự nhiên. Đặc điểm của lao động, là hoạt động đặc thù của conngười, lao động luôn mang tính tập thể.-Vai trị của lao động: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người, nhờ có laođộng mà con người tách khỏi thế giới động vật; lao động làm cho cơ thể conngười ngày càng hoàn thiện, đặc biệt là bộ óc và các giác quan, thế giớikhách quan bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vậnđộng của mình trong quá trình lao động; trong lao động, đồng thời với laođộng là ngôn ngữ (ngôn ngữ xuất hiện từ lao động).-Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng.Vai trị của ngơn ngữ: là phương tiện giao tiếp trong xã hội, để trao đổi trithức, kinh nghiệm,…; là phương tiện để tổ kết thực tiễn, đồng thời là công cụcủa tư duy nhằm khái qt hóa, trừu tượng hóa hiện thực. Khơng có ngơn ngữ thì ý thức khơng thể hình thành, tồn tại và phát triển. Ýthức là nội dung thì ngơn ngữ là hình thức biểu hiện của nó. ( Trong hai nguồn gốc thì nguồn gốc xã hội quyết định bản chất ý thức. Tách ra khỏimôi trường xã hội, con người sẽ mất ý thức. Người nào mắc khiếm khuyết về ngơn ngữthì ý thức kém phát triển hơn.Học thức kém thì ý thức cũng kém phát triển).2. Bản chất của ý thức:-Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người một cáchnăng động và sáng tạo. Điều này được thể hiện ở:+Ý thức cũng là hiện thực, nhưng đó là hiện thực trong tư tưởng. Đó là sựthống nhất giữa vật chất và ý thức. Trong đó vật chất là cái được phản ánh,còn ý thức là cái phản ánh.+Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, bởi vì ý thức conngười mang tính năng động, sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của thựctiễn.+Phản ánh ý thức là sự phản ánh sáng tạo. Tính sáng tạo của ý thức rất đadạng, phong phú. Tuy nhiên, đó là sự sáng tạo dựa trên sự phản ánh.-Quá trình ý thức được thống nhất bởi các mặt sau:+Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Sự trao đổi này mangtính chất 2 chiều, có chọn lọc các thơng tin cần thiết.+Mơ hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần.+Chuyển mơ hình từ tư duy ra hiện thực khách quan ( hiện thực hóa tư tưởngthơng qua hoạt động cụ thể).+Ý thức không phải là một hiện tượng tự nhiên thuần túy mà là một hiệntượng xã hội. Ý thức chỉ được nảy sinh trong lao động, trong hoạt động cảitạo thế giới của con người (Ý thức mang bản chất là có tính xã hội).3. Kết cấu của ý thức:-Ý thức là một hiện tượng xã hội- tâm lí có kết cấu hết sức phức tạp. Tùy theocách tiếp cận mà có nhiều cách phân chia khác nhau.-Theo chiều ngang, ý thức gồm:+Tri thức: là kết quả của quá trình nhận thức của con người về thế giới hiệnthực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những quy luật của thếgiới ấy và diễn đạt chúng dưới những hình thức ngơn ngữ hoặc các hệ thốngký hiệu khác. +Tình cảm: là sự cảm động của con người trong mối quan hệ với thực tạixung quanh và với chính mình.+Các yếu tố khác như niềm tin, lý trí, ý chí,…Trong các yếu tố này thì tri thức là quan trọng nhất.(Tri thức là yếu tố quan trọng nhất, thiếu tri thức thì mọi thứ đều là ý thức vơ hồn,ý thức trống rỗng. Tri thức quan trọng vì thiếu tri thức thì mọi lý tưởng của conngười hão huyền, ước mơ vơ vọng. Muồn có ý thức thì phải học (trường học vàtrường đời).Theo chiều dọc, ý thức bao gồm:+Tự ý thức: là ý thức về bản thân mình trong quan hệ với thể giới bên ngoài.+Tiềm thức: là những tri thức mà con người đã có được từ trước nhưng gầnnhư trở thành bản năng, thành kỹ năng trong tần sâu ý thức.+Vô thức: là trạng thái tâm lý ở chiều sâu, điều chỉnh suy nghĩ, hành vi, tháiđộ ứng xử của con người mà chưa có sự tranh luận nội tâm, chưa có sựtruyền thơng tin bên trong, chưa có sự kiểm tra, tính tốn của lý trí.Nội dung 4: Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý mối liên hệ phổbiến, nguyên lý phát triển.a. Nguyên lý mối liên hệ phổ biến:➢ Khái niệm mối liện hệ:-Quan điểm siêu hình cho rằng sự vật, hiện tượng tồn tại độc lập, tách biệtnhau, giữa chúng khơng có sự liên hệ hoặc nếu có thì đó chỉ là liên hệ bênngồi, thụ động, một chiều, giữa các hình thức liên hệ khơng có chuyển hóalẫn nhau.-Quan điểm DVBC cho rằng mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sựquy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiệntượng hay giữa các mặt của sự vật hiện tượng trong thế giới.➢ Tính chất của mối liên hệ:-Mối liên hệ phổ biến mang tính khách quan, nó là cái vốn có của sự vật hiệntượng.-Mối liên hệ mang tính phổ biến thể hiện ở chỗ: +Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật, hiện tượng khác,khơng có sự vật hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ.+Mối liên hệ biểu hiện dưới nhiều hình thức riêng biệt, cụ thể tùy theo từngđiều kiện nhất định. Song, dù dưới hình thức nào thì chúng cũng chỉ là biểuhiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất.-Mối liên hệ mang tính đa dạng, phong phú, vì thế hình thức liên hệ giữachúng cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào phạm vi, vị trí, vai trị,tính chất mà phân chia ra những mối liên hệ khác nhau như: mối liên hệ bêntrong- bên ngoài, mối liên hệ bản chất- không bản chất, trực tiếp- giántiếp,…Nhưng sự phân chia này cũng chỉ là tương đối.➢ Ý nghĩa phương pháp luận:-Khi xem xét sự vật hiện tượng cần phải có quan điểm toàn diện. Quan điểmnày yêu cầu: phải xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ của sự vật và cáckhâu trung gian của nó; phải nắm bắt và đánh giá đúng vai trị, vị trí của từngmặt, từng mối liên hệ trong quá trình cấu thành sự vật.-Trong quan điểm toàn diện bao hàm cả quan điểm lịch sử cụ thể. Vì vậy, khixem xét sự vật, hiện tượng phải đặt sự vật, hiện tượng vào thời gian, khônggian cụ thể.b. Nguyên lý về sự phát triển:➢ Khái niệm “phát triển“:-Quan điểm siêu hình cho rằng sự phát triển chỉ là sự tăng, giảm đơn thuầnvề mặt số lượng hay khối lượng mà khơng có sự thay đổi về chất. Phát triểncũng như quá trình chuyển lên liên tục, khơng có bước quanh co, thăng thầmphức tạp.Nguồn gốc phát triển là do bên ngoài quy định.-Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng, phát triển là quá trình vận động tiếnlên từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hồnthiện hơn.➢ Tính chất của sự phát triển:-Phát triển mang tính khách quan, nó là cái vốn có của bản thân sự vật, hiệntượng. -Phát triển không chỉ là sự thay đổi về một số lượng hay khối lượng mà nócịn là sự thay đổi về chất.-Phát triển mang tính kế thừa nhưng trên cơ sở có sự phê phán, lọc bỏ, cảitạo và phát triển, không kế thừa nguyên xi hay lắp ghép từ cái cũ sang cáimới một cách máy móc, hình thức.-Tùy vào sự vật, hiện tượng, quá trình cụ thể, phát triển còn bao gồm cả sựthụt lùi đi xuống nhưng khuynh hướng chung là đi lên, là tiến bộ. Theo quanđiểm duy vật biện chứng thì khuynh hướng của sự phát triển xảy ra theohình đường xốy ốc.-Nguồn gốc của sự phát triển là ở trong bản thân sự vật hiện tượng, do mâuthuẫn của sự vật hiện tượng quy định.➢ Ý nghĩa phương pháp luận:-Khi xem xét sự vật hiện tượng cần phải có quan điểm phát triển. Yêu cầu:+Xem xét sự vật hiện tượng phải đặt chúng trong sự vận động phát triểnkhông ngừng, vạch ra xu hướng biến đổi chuyển hóa của chúng.+Phải biết phân chia quá trình phát triển của sự vật thành nhiều giai đoạn, trêncơ sở đó tìm ra phương pháp nhận thức và cách tác động phù hợp nhằmthúc đẩy sự vật phát triển nhanh hơn hoặc kìm hãm sự phát triển của nó.Nội dung 5: Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống nhất vàđấu tranh giữa các mặt đối lập.Đây là một trong 3 quy luật cơ bản của phép BCDV. Nó nói lên nguồn gốc, động lựccủa sự phát triển. Lê-nin gọi quy luật này là hạt nhân của phép biện chứng.➢ Nội dung:-Khái niệm mặt đối lập: Mặt đối lập là những mặt có thuộc tính, khuynhhưởng vận động trái ngược nhau, bài trừ, gạt bỏ, chống đối lẫn nhau, nhưngtồn tại và gắn bó với nhau trong một thể thống nhất hợp thành một mâuthuẫn.-Đặc điểm của mẫu thuẫn+Tính khách quan: Mâu thuẫn nằm ngồi ý thức con người, khơng có sinh vậtnào tồn tại mà khơng có mâu thuẫn. +Tính phổ biến trong tự nhiên: có mâu thuẫn giữa cực bắc và cực nam củanam châm; mâu thuẫn giữa cơng trừ, nhân chia;…+Trong tư duy có mâu thuẫn đúng- sai, sướng- khổ-Khái niệm thống nhất giữa các mặt đối lập được hiểu theo 2 nghĩa:+Nghĩa 1: Là sự liên hệ, nương tựa, ràng buộc, cấu kết hữu cơ với nhau đếnmức khơng có cái này sẽ khơng có cái kia, cái này mất đi cái khi cũng mấttheo, cái này xuất hiện cái kia xuất hiện theo (Ví dụ khơng có sai thì khơng cóđúng).+Nghĩa 2: bao hàm sự khác biệt giữa những cái tưởng như không thể thốngnhất nhưng vẫn thống nhất với nhau.-Khái niệm đấu tranh giữa các mặt đối lập:+Đấu tranh không hiểu là đánh nhau, đấu tranh được hiểu là sự bài trừ, gạt bỏđi đến phủ định lẫn nhau, khi đủ điều kiện thì chuyển hóa các mặt đối lập. Cóthể mặt này chuyển thành mặt kia, có thể có 2 mặt đều biến thành thứ khác-Quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh:+Thống nhất ứng với quan điểm cho rằng đứng im của vật chất là tương đối,tạm thời. Đấu tranh của các mặt đối lập ứng với quan điểm vận động là tuyệtđối, đấu tranh cũng được hiểu là tuyệt đối và nó diễn ra cho đến khi sự vậthết mâu thuẫn. Khi đó cái chết xảy ra đối với sinh vật, đối với sự vật nóichung → khơng cịn lý do để tồn tại vì mất hết động lực➢ Ý nghĩa phương pháp luận:-Nghiên cứu quy luật mâu thuẫn giúp ta hiểu được nguồn gốc, động lực củasự tự thân vận động, tự thân phát triển của sự vật, hiện tượng. Chống quanđiểm duy tâm, siêu hình tìmnguồn gốc vận động, phát triển từ bên ngoài, từnhững nguyên nhân thiển bị-Xác định mâu thuẫn là hiện tượng tất yếu khách quan (chấp nhận mâu thuẫnđể tìm cách giải quyết mâu thuẫn, thúc đẩy sự vật phát triển tiển lên).-Nắm vững mẫu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu để xác định nhiệm vụchiến lược cũng như nhiệm vụ trung tâm trước mắt cho từng thời kì cáchmạng. -Có cách giải quyết thích hợp với bản chất của từng mâu thuẫn, trình độ chínmuồi và điều kiện tồn tại của mâu thuẫn.Nội dung 6: Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận quy luật chuyển hóa từnhững thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại.Đây là một trong 3 quy luật của phép BCDV. Nó nói lên hình thức của sự phát triển.➢ Nội dung:-Khái niệm:+Chất là tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng, nói lên sự vật đó là cáiphân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác (Chất xuất phát từ cấu trúc bêntrong của sự vật và biểu hiện ra thơng qua các thuộc tính của sự vật. Chất làtổng hợp các thuộc tính, trong đó có thuộc tính cơ bản và thuộc tính khơngcơ bản. Chỉ thuộc tính cơ bản mới phân biệt chất).+Lượng là tính quy định của sự vật, hiện tượng về mặt quy mơ, cường độ,trình độ, tốc độ,..( lượng có thể đo được bằng con số. Tuy nhiên, sự vậtphức tạp thì thơng số về lượng cũng rất phức tạp; do đó, để nhận thức đượclượng của nó phải sử dụng nhiều con số thống kê và phải thông qua sựphán đoán, đánh giá của tư duy).-Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:+Tính thống nhất giữa chất và lượng trong một sự vật: Chất và lượng là haimặt thống nhất hữu cơ với nhau. Chất nào có lượng đó, lượng nào có chấtđó. Chất và lượng có sự phù hợp với nhau. Sự phù hợp này diễn ra trongmột phạm vi, giới hạn nhất định gọi là "độ". Độ là nhạm vi, giới hạn trong đólương đổi chưa làm chất thay đổi.+Q trình chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thayđổi về chất: Sự phát triển bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Lượng biến đổitrong phạm vi "độ" chưa làm chất thay đổi. Vượt qua độ, sự biến đổi vềlượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Chất cũ mất đi, chất mới ra đời. Sự thayđổi về chất gọi là “bước nhảy”. Điểm diễn ra bước nhảy gọi là “điểm nút”.+Quá trình chuyển hóa từ những thay đổi về chất thành những sự thay đổi vềlượng. Chất mới ra đời thúc đẩy q trình biến đổi về lượng với quy mơ vàtốc độ hơn. Bởi vì trong phạm vi chất cũ, lượng biến đổi đến một giới hạnnhất định thì bị chất cũ kìm hãm. Do đó, thay chất cũ bằng chất mới là phábỏ sự kìm hãm đó. Mặt khác, chất mới cần được kết hợp với lượng mới. +Bước nhảy và các hình thức của bước nhảy: Bước nhảy là sự thay đổi vềchất từ chất cũ sang chất mới. Bước nhảy có nhiều hình thức đa dạng phongphú tùy theo bản chất của sự vật và điều kiện tồn tại của sự vật. Người tachia bước nhảy thành. Bước nhảy đột biến - Bước nhảy dần dần, Bướcnhảy toàn bộ - Bước nhảy bộ phận.➢ Ý nghĩa phương pháp luận:-Giúp ta hiểu được cách thức của sự phát triển. Chống lại các quan điểm duytâm, siêu hình (Quan điểm siêu hình chi thừa nhận sự thay đổi về lượng phủnhận sự thay đổi về chất, không thừa nhận cái mới, cái tiến bộ tất yếu thaythế cái cũ, lạc hậu và cho rằng chất mới ra đời là ngẫu nhiên hoặc donguyên nhân bên ngoài).-Trong hoạt động thực tiễn muốn có chất mới, cần phải có quá trình tích lũyvề lượng. Cần chống khuynh hướng hảo thủ, trì trệ, tranh thủ tạo ra nhữngbước nhảy để thúc đẩy sự vật phát triển tiến lên. Đồng thời, phải chống lạibệnh chủ quan nóng vội, duy ý chí, thực hiện bước nhảy khi chưa có sự chínmuồi về lượng và bất chấp những điều kiện tồn tại cụ thể của sự vật, hiệntượng.-Kết hợp tinh thần cách mạng với khoa học nghiêm túc.Nội dung 7: Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của các cặp phạm trù: Cáichung và cái riêng, Nguyên nhân và kết quả, nội dung và hình thức.a. Cái chung- cái riêng:➢ Nội dung:-Khái niệm+Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, mộtquá trình riêng lẻ nhất định.+Cái chung là phạm tra triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tínhchung khơng những chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định mà còn được lặplại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.+Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ những nét, những mặt, nhữngthuộc tính chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định nào đó và khơng được lặplại ở bất kỳ kết cấu vật chất nào khác.+Cái đặc thù là phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính, đặc điểm,những bộ phận giống nhau tồn tại ở một số sự vật, hiện tượng ( không tồntại ở tất cả sự vật hiện tượng). -Tính chất và mối quan hệ biện chứng: CNDV cho rằng cái riêng, cái chungvà cái đơn nhất đều tồn tại và khẳng định:+Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồntại của mình. Điều này có nghĩa là khơng có cái chung trừu tượng, thuần túytồn tại độc lập ở bên ngoài cái riêng.+Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ đưa đến cái chung, khơng có cái riêngnào tồntại tách rời cái chung và cũng khơng có cái riêng nào tồn tại vĩnh viễn.+Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, còn cái chung là cái bộphận nhưng sâu sắc hơn cái riêng vì cái chung phản ánh thuộc tính, nhữngmối liên hệ tất nhiên lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại → Cái chung là cái gắnliền với bản chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển của cái riêng+Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa cho nhau trong q trình pháttriển của sự vật. (Sự chuyển hóa của cái đơn nhất - cái chung là biểu hiệucủa quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ, sự chuyển hóa của cái chungcái đơn nhất là biểu hiện của cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định)➢ Ý nghĩa phương pháp luận:-Muốn biết được cái chung, cái bản chất thì phải xuất phát từ cái riêng, từnhững sự vật, hiện tượng riêng lẻ.-Nhiệm vụ của nhận thức là phải tìm ra cái chung trong hoạt động thực tiễn,phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng-Trong hoạt động thực tiễn thấy sự chuyển hóa nào có lợi chúng ta cần chủđộng tác động để nó sớm trở thành hiện thực.b. Nguyên nhân- kết quả:➢ Nội dung:-Khái niệm:+Nguyên nhân là phạm trù để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trongmột sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây ra mộtbiến đổi nhất định.+Kết quả là phạm trù dùng để chỉ những biến đổi do sự tác động lẫn nhaugiữa các sự vật, hiện tượng hoặc các mặt trong cùng một sự vật, hiện tượnggây ra. Kết quả chỉ là sự biến đổi do nguyên nhân gây ra-Tính chất và mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả: +Tính chất: Tính khách quan, tính tất yếu; tính phổ biến lặp đi lặp lại; nguyênnhân khác nguyên cớ. (Nguyên cớ có mang tính chủ quan dùng để che đậynhững nguyên nhân, là điều kiện cần thiết để chuyển hóa nguyên nhânthành kết quả)-Mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả:+Nguyên nhân quyết định kết quả.+Nguyên nhân có trước, sinh ra kết quả.+Nguyên nhân thế nào thì sinh ra kết quả thế ấy.Mối quan hệ nhân quả không chỉ đơn thuần là sự đi kế tiếp nhau về thời gian mà làmối liên hệ sản sinh cái này tất yếu sinh ra cái kia. Cùng một nguyên nhân sinh ra nhiềukết quả, và ngược lại, một kết quả do nhiều nguyên nhân sinh ra. Do đó, mối quan hệnguyên nhân kết quả rất phức tạp,Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhau trong những điều kiện nhất định.Nguyên nhân sinh ra kết quả, rồi kết quả lại tác động tới sự vật, hiện tượng khác và trởthành nguyên nhân sinh ra kết quả khác nữa. Do đó, sự phân biệt ngun nhân, kếtquả chỉ có tính tương đối➢ Ý nghĩa phương pháp luận:-Cặp phạm trù nguyên nhân kết quả của phép BCDV là cơ sở lí luận để giảithích một cách đúng đắn mối quan hệ nhân – quả, chống lại các quan điểmduy tâm, tôn giáo về những nguyên nhân thần bí.-Nguyên nhân quyết định kết quả nên muốn có một kết quả nhất định nguyênnhân và điều kiện nhất định. Muốn khắc phục một hiện tượng tiêu cực thìphải tiêu diệt nguyên nhìn sinh ra nó.-Phân loại ngun nhân, tìm ra ngun nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếugiữ vai trò quyết định đối với kết quả-Biết sử dụng sức mạnh tổng hợp của nhiều nguyên nhân để tạo ra kết quảnhất định.-Biết sử dụng kết quả để tác động lại nguyên nhân, thúc đẩy nguyên nhântích cực, hạn chế nguyên nhân tiêu cực.c. Nội dung- hình thức:➢ Nội dung:-Khái niệm: + Nội dung là phạm trù chỉ tổng thể tất cả các mặt, yếu tố tạo nên sự vật,hiện tượng.+ Hình thức là phạm trù chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện và phát triểncủa sự vật, hiện tượng ấy; là hệ thống các mối liên hệ tương đối bềnvững giữa các yếu tố cấu thành nội dung của sự vật, hiện tượng và khôngchỉ là cái biểu hiện ra bên ngồi, mà cịn là cái thể hiện cấu trúc bêntrong của sự vật, hiện tượng.-Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức:+ Nội dung và hình thức của sự vật, hiện tượng tồn tại thống nhất chặtchẽ trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, nhưng nội dung giữ vai trịquyết định.+ Hình thức xuất hiện trong sự quy định của nội dung và sau khi xuấthiện, hình thức tồn tại tương đối độc lập và có ảnh hưởng tới nộidung, gây ra các hệ quả nhất định.+ Khi hình thức phù hợp với nội dung, nó là động cơ thúc đẩy nội dungphát triển, cịn khi khơng phù hợp, hình thức cản trở sự phát triển đócủa nội dung. Cùng một nội dung, trong quá trình phát triển, có thểthể hiện dưới nhiều hình thức và ngược lại, cùng một hình thức cóthể biểu hiện cho một số nội dung khác nhau. Sự vật, hiện tượng pháttriển thông qua sự đổi mới không ngừng của nội dung và sự thay đổitheo chu kỳ của hình thức. Lúc đầu, sự biến đổi diễn ra trong nộidung chưa ảnh hưởng đến hình thức, nhưng khi sự biến đổi đó tiếptục diễn ra tới giới hạn nhất định, nội dung mới xuất hiện thì hìnhthức ban đầu trở nên chật hẹp, kìm hãm sự phát triển của nội dung.Nội dung mới phá bỏ hình thức cũ và trong vỏ bao bọc của hình thứcmới đó, thì nội dung mới sẽ tiếp tục phát triển.➢ Ý nghĩa phương pháp luận:-Thứ nhất, hình thức của sự vật, hiện tượng do nội dung của nó quyếtđịnh, là kết quả những thay đổi của nội dung và để đáp ứng những thayđổi đó, thì sự thay đổi hình thức phải dựa vào những thay đổi thích hợpcủa nội dung quyết định nó; do vậy, muốn biến đổi sự vật, hiện tượng thìtrước hết phải tác động, làm thay đổi nội dung của nó.-Thứ hai, hình thức chỉ thúc đẩy nội dung phát triển khi nó phù hợp vớinội dung nên để thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển nhanh, cần chú ýtheo dõi mối quan hệ giữa nội dung đang phát triển với hình thức ít thayđổi, và khi giữa nội dung với hình thức xuất hiện sự khơng phù hợp thì, trong những điều kiện nhất định, phải can thiệp vào tiến trình kháchquan, đem lại sự thay đổi cần thiết về hình thức để nó trở nên phù hợpvới nội dung đã phát triển và bảo đảm cho nội dung phát triển hơn nữa,khơng bị hình thức cũ kìm hãm.-Thứ ba, một nội dung có thể có nhiều hình thức thể hiện và ngược lạinên cần sử dụng mọi hình thức có thể có, mới cũng như cũ, kể cả việcphải cải biến các hình thức vốn có, lấy hình thức này bổ sung, thay thếcho hình thức kia để làm cho bất kỳ hình thức nào cũng trở thành côngcụ phục vụ nội dung mới.Nội dung 8: Nội dung, ý nghĩa quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất vớitrình độ phát triển của lực lượng sản xuất.➢ Khái niệm:-Lực lượng sản xuất là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa con người vớitự nhiên trong quá trình sản xuất (Là khái niệm để chỉ những phương thứckết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất trong sản xuất vật chất ).-Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa con người với con người trong quá trìnhsản xuất quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ về chiếm hữu tư liệu sản, quanhệ về quản lí và phân cơng lao động, quan hệ về phân phối sản phẩm.➢ Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX:-Tính thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất: LLSX vàQHSX là hai mặt đối của phương thức sản xuất, chúng không tồn tại tách rờinhau mà tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạo thành quy luậtvề sự phù hợp của QHSX với trình độ và tính chất của LLSX. Phù hợp là sựthích ứng tương đối tạm thời, thoảng qua của QHSX với LLSX, và đây là mốiquan hệ luôn vận động và biến đổi không ngừng, cái không phù hợp bị cáiphù hợp phủ định... đây là sự phát triển theo con đường xốy ốc.-Vai trị quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất:+Trong phương thức sản xuất, LLSX là nội dung cịn QHSX là hình thứcxã hội của nó, do đó, trong mối quan hệ giữa LLSX và QHSX thì LLSXgiữ vai trị quyết định.+Trong phương thức sản xuất thì LLSX là yếu tố động nhất, cách mạngnhất.+Cùng với sự biến đổi và phát triển của LLSX, QHSX mới hình thành, biếnđổi, phát triển theo: -•Khi QHSX hình thành, biến đổi và theo kịp, phù hợp với trình độ pháttriển và tính chất của LLSX thì nó sẽ sẽ thúc đẩy LLSX tiếp tục pháttriển.•Khi QHSX hình thành, biến đổi nhưng khơng theo kịp, khơng phùhợp với trình độ phát triển và tính chất của LLSX thì nó sẽ kìm hãmLLSX phát triển. Khi mâu thuẫn chín muồi thì QHSX cũ sẽ bị xóa bỏ,thay thế vào là một QHSX mới tiến bộ hơn, phù hợp với trình độ pháttriển và tính chất của LLSX.Sự tác động trở lại của QHSX đối với trình độ phát triển và tính chất củaLLSX: QHSX là hình thức xã hội mà LLSX dựa vào đó để phát triển; do đó,QHSX tác động trở lại đối với LLSX theo 2 hướng+Thúc đẩy sự phát triển của LLSX, nếu QHSX phù hợp với trình độ LLSX.+Kim hãm sự phát triển của LLSX, nếu QHSX khơng phù hợp với trình độLLSX.➢ Ý nghĩa phương pháp luận:-Phát triển LI SX: công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng LLSX tiên tiến. Coitrọng yếu tố con người trong LLSX.-Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đảm bảo sự phù hợp của QHSX vớitrình độ phát triển của LLSX, nhằm phát huy mọi tiềm năng vốn có của LLSXở nước ta.-Từng bước hồn thiện QHSX XHCN; phát huy vai trò chủ đạo của thànhphần kinh tế nhà nước; nâng cao sự quản lý của nhà nước đối với các thànhphần kinh tế, đảm bảo các thành phần kinh tế phát triển theo định hướngXHCN.Nội dung 9: Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng củaxã hội. Ý nghĩa phương pháp luận.➢ Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội.-Khái niệm:+Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của mộthình thái kinh tế – xã hội nhất định. CSHT bao gồm nhiều kiểu QHSX: QHSXthống trị, QHSX tàn dư, QHSX mầm mống +Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền,triết học, đạo đức, tơn giáo, nghệ thuật,... cùng với các thiết chế xã hội tươngứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội... hình thànhtrên một cơ sở xã hội nhất định.-Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTH:+CSHT quyết định KTTT: CSHT nào thì nảy sinh ra KTTT ấy. Tất cả các yếutố của KTTT đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào CSHT, do CSHTquyết định. CSHT thay đổi thì sớm hay muộn KTTT cũng phải thay đổi theo.Sự thay đổi CSHT dẫn đến sự thay đổi KTTT diễn ra rất phức tạp.+KTTT tác động trở lại CSHT: Sự tác động này thể hiện chức năng xã hội củaKTTT là bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển CSHT sinh ra nó. Sự tác độngcủa KTTT đối với CSHT diễn ra theo hai hướng:•Nếu KTTT phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì nó là độnglực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển.•Ngược lại, KTTT khơng phù hợp thì sẽ kim hãm sự phát triển của kinh tế– xã hội, tuy nhiên, sự kim hãm này chỉ là tạm thời, sớm hay muộn, bằngcách này hay cách khác, KTTT cũ sẽ được thay thế bằng KTTT mới, phùhợp với yêu cầu của CSHT➢ Ý nghĩa phương pháp luận-Nghiên cứu mối quan hệ giữa CSHT và KTTT cho ta thấy phải đề phòng 2khuynh hướng sai lầm :+Tuyệt đối hóa vai trị của kinh tế, coi nhẹ vai trị của yếu tố tư tưởng,chính trị, pháp lý.+Tuyệt đối hóa vai trị của yếu tố chính trị, tư tưởng, pháp lý, biến nhữngyếu tố đó thành tính thứ nhất so với kinh tế.-Nghiên cứu mối quan hệ giữa CSHT và KTTT cho là một cái nhìn đúng đắn,để ra chiến lược phát triển hài hịa giữa kinh tế và chính trị, đổi mới kinh tếphải đi đơi với đối mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trong tâm, từng bướcđổi mới chính trị.-Nắm được mối quan hệ giữa CSHT và KTTT giúp cho sự hình thành CSHTvà KTTT xã hội chủ nghĩa diễn ra đúng theo quy luật mà chủ nghĩa duy vậtlịch sử đã khái quát. Nội dung 10: Tồn tại xã hội, ý thức xã hội, mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xãhội và ý thức xã hội, tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.➢ Tồn tại xã hội:-Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạtvật chất của xã hội. Tồn tại xã hội của con người là thực tại xã hội kháchquan, là một kiểu vật chất xã hội, là các quan hệ xã hội vật chất được ýthức xã hội phản ánh. Trong các quan hệ xã hội vật chất ấy thì quan hệgiữa con người với giới tự nhiên và quan hệ giữa con người với conngười là những quan hệ cơ bản nhất.-Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội+ Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản là phương thức sản xuất vậtchất, điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân số,v.v., trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất.➢ Ý thức xã hội:-Ý thức xã hội là khái niệm chỉ các hiện tượng thuộc đời sống tinh thần củaxã hội, phản ánh tổng tại xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Về mặtnội dung, ý thức xã hội gồm: tư tưởng, quan điểm, tâm trạng, tình cảm, tậpquán,…-Kết cấu của ý thức xã hội:+ Ý thức xã hội bao gồm tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội. Trong hệ tưtưởng xã hội thì quan trọng nhất là các quan điểm, các học thuyết và cáctư tưởng. Trong tâm lý xã hội có tình cảm, tâm trạng, truyền thống, v.v.nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội ở những giai đoạnphát triển nhất định.+ Ý thức xã hội mặc dù có mối quan hệ hữu cơ, biện chứng với ý thức cánhân, cùng phản ánh tồn tại xã hội, song giữa ý thức xã hội và ý thức cánhân vẫn có sự khác nhau tương đối vì chúng thuộc hai trình độ khácnhau.+ Ý thức cá nhân chính là thế giới tinh thần của các cá nhân riêng lẻ và cụthể. Ý thức của các cá nhân khác nhau được quy định bởi những đặcđiểm của cuộc sống riêng, của việc giáo dục và điều kiện hình thành nhân cách riêng của cá nhân. Dù ít dù nhiều, ý thức của các cá nhân khácnhau đều phản ánh tồn tại xã hội ở các mức độ khác nhau, song khơngphải bao giờ nó cũng đại diện cho quan điểm chung, phổ biến của mộtcộng đồng người, của một tập đoàn xã hội hay của một thời đại xã hộinhất định nào đó.+ Về mặt hình thức thì ý thức xã hội phản ánh tồn tại dưới nhiều hình thứckhác nhau. Sự đa dạng các hình thái ý thức xã hội là do tính nhiều mặt,nhiều vẻ và đa dạng của đời sống xã hội quy định; chúng phản ánh xãhội theo những cách thức khác nhau. Tùy thuộc vào góc độ xem xét,người ta thường chia ý thức xã hội thành ý thức xã hội thông thường và ýthức lý luận, tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội.+ Ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày là những tri thức,những quan niệm của con người hình thành một cách trực tiếp trong cáchoạt động trực tiếp hằng ngày nhưng chưa được hệ thống hóa, chưa đượctổng hợp và khái quát hóa.+Ý thức lý luận hay ý thức khoa học là những tư tưởng, những quan điểmđược tổng hợp, được hệ thống hóa và khái quát hóa thành các học thuyếtxã hội dưới dạng các khái niệm, các phạm trù và các quy luật.+ Ý thức xã hội thông thường phản ánh một cách sinh động và trực tiếpcác mặt khác nhau của cuộc sống hằng ngày của con người. Ý thức xãhội thơng thường tuy ở trình độ thấp hơn ý thức lý luận nhưng lại phongphú hơn ý thức lý luận. Chính những tri thức kinh nghiệm phong phú củaý thức thông thường là chất liệu, là cơ sở và tiền đề quan trọng cho sựhình thành ý thức lý luận.+ Ý thức lý luận hay là ý thức khoa học có khả năng phản ánh hiện thựckhách quan một cách sâu sắc, chính xác, bao quát và vạch ra được nhữngmối liên hệ khách quan, bản chất, tất yếu mang tính quy luật của các sựvật và các q trình xã hội. Đồng thời, ý thức khoa học có khả năng phảnánh vượt trước hiện thực.+ Tâm lý xã hội là ý thức xã hội thể hiện trong ý thức cá nhân. Tâm lý xãhội bao gồm toàn bộ tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, thói quen, nếp sống,nếp nghĩ, phong tục, tập quán, ước muốn, v.v. của một người, một tập đoàn người, một bộ phận xã hội hay của toàn thể xã hội hình thành dướitác động trực tiếp của cuộc sống hằng ngày của họ và phản ánh cuộcsống đó.+ Tâm lý xã hội cũng phản ánh một cách trực tiếp và tự phát những điềukiện sinh hoạt hằng ngày của con người cho nên nó chỉ ghi lại những gìdễ thấy, những gì nằm trên bề mặt của tồn tại xã hội. Do vậy, khác với ýthức lý luận, tâm lý xã hội chưa đủ khả năng để vạch ra những mối liênhệ khách quan, bản chất, tất yếu mang tính quy luật của các sự vật và cácquá trình xã hội. Mặc dù vậy, cần coi trọng vai trò của tâm lý xã hộitrong việc phát triển ý thức xã hội, nhất là việc sớm nắm bắt những dưluận xã hội thể hiện trạng thái tâm lý và nhu cầu xã hội đa dạng của nhândân trong những hoàn cảnh và điều kiện khác nhau.+ Hệ tư tưởng là giai đoạn phát triển cao hơn của ý thức xã hội, là sự nhậnthức lý luận về tồn tại xã hội. Hệ tư tưởng có khả năng đi sâu vào bảnchất của mọi mối quan hệ xã hội; là kết quả của sự tổng kết, sự khái quáthóa các kinh nghiệm xã hội để hình thành nên những quan điểm, nhữngtư tưởng về chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo,v.v..+Trong lịch sử nhân loại đã và đang tồn tại cả hệ tư tưởng khoa học và hệtư tưởng không khoa học. Nếu hệ tư tưởng không khoa học phản ánh cácquan hệ vật chất một cách hư ảo, sai lầm hoặc xuyên tạc thì ngược lại, hệtư tưởng khoa học phản ánh các quan hệ, các quá trình và hiện tượng xãhội một cách khách quan, chính xác. Cả hai loại hệ tư tưởng này đếu cóảnh hưởng đối với sự phát triển của khoa học. Chẳng hạn, hệ tư tưởngkhông khoa học, nhất là triết học, đã từng kìm hãm sự phát triển củakhoa học tự nhiên suốt hàng chục thế kỷ thời Trung cổ ở châu Âu.+ Mặc dù tâm lý xã hội và hệ tư tưởng thuộc hai trình độ khác nhau của ýthức xã hội nhưng chúng có mối liên hệ qua lại và tác động qua lại lẫnnhau. Nếu tâm lý xã hội có thể thúc đẩy hoặc cản trở sự hình thành và sựtiếp nhận một hệ tư tưởng nào đó; có thể giảm bớt sự xơ cứng hoặc cơngthức cứng nhắc của hệ tư tưởng, thì trái lại, hệ tư tưởng khoa học có thểbổ sung, làm gia tăng hàm lượng trí tuệ cho tâm lý xã hội, góp phần thúcđẩy tâm lý xã hội phát triển theo chiều hướng tích cực. ➢ Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội vày thức xã hội:-Vai trò quyết định của TTXH đối với YTXH:+TTXH là cơ sở, là nguồn gốc khách quan và là nguồn gốc duy nhất củaYTXH, làm hình thành và phát triển YTXH, còn YTXH chỉ là sự phản ánhTTXH.+Khi TTXH thay đổi thì sớm hay muộn YTXH cũng phải thay đổi theo.+Ta nói TTXH quyết định YTXH là ta nói trong tất cả các bộ phận của TTXHđều có ảnh hưởng đến sự thay đổi của YTXH, nhưng trong đó phương thứcsản xuất là yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất, trực tiếp nhất đến sự thay đổicủa YTXH. Có nghĩa là muốn thay đổi YTXH, muốn xây dựng YTXH mới thìsự thay đổi và xây dựng đó phải dựa trên sự thay đổi của tồn tại vật chất haythay đổi bởi những điều kiện vật chất-Sự tác động trở lại của YTXH đối với TTXH: Sự tác động trở lại xảy rất lớn,tuy nhiên hiệu quả của sự tác động còn phụ thuộc vào những điều kiện như:lực lượng xã hội, giai cấp đề ra những quan điểm, tư tưởng cho xã hội; mứcđộ phù hợp it hay nhiều của tư tưởng đó đối với hiện thực, mức độ thâmnhập của những tư tưởng đó đối với nhu cầu phát triển XH và mức độ mởrộng của tư tưởng trong quần chúng➢ Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội:-Tồn tại xã hội khơng chỉ quyết định sự hình thành của ý thức xã hội màcịn quyết định cả nội dung và hình thức biểu hiện của nó. Mỗi yếu tốcủa tồn tại xã hội có thể được các hình thái ý thức xã hội khác nhau phảnánh từ các góc độ khác nhau theo những cách thức khác nhau. Tuy nhiên,đến lượt mình, các hình thái ý thức này cũng sẽ tác động, ảnh hưởngngược trở lại tồn tại xã hội. Đó chính là tính độc lập tương đối của ýthức xã hội.
Tài liệu liên quan
- đề cương ôn tập kết thúc học phần : địa kỹ thuật xây dựng 1
- 1
- 1
- 12
- Đề cương ôn thi Tâm lý học Kinh doanh
- 12
- 686
- 3
- ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CÔNG NGHỆ HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010-2011
- 1
- 922
- 0
- ĐỀ CƯƠNG ôn THI kết THÚC học PHẦN môn tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH
- 19
- 2
- 9
- ĐỀ CƯƠNG ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ppt
- 30
- 4
- 46
- Đề cương ôn thi tuyển cao học môn toán phần đại số
- 4
- 445
- 1
- de cuong on thi tot nghiep ( tich phan )
- 3
- 296
- 0
- Đề cương ôn thi TN Hóa Hoc 2009-2010
- 26
- 418
- 0
- DE CUONG ON THI DIA 11 HOC KI II
- 6
- 482
- 2
- ĐỀ CƯƠNG ƠN THI TN & DH-CD 2011 MÔN VẬT LÍ PHẦN : DAO ĐỘNG CƠ HỌC pdf
- 57
- 501
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(448.42 KB - 21 trang) - ĐỀ CƯƠNG ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN TRIẾT Đại học bách khoa Đà Nẵng Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » đề Thi Triết 1 đại Học Bách Khoa Hà Nội
-
Tài Liệu Môn Triết Học Mác - Lênin - ĐH Bách Khoa
-
Đề Cương Triết 1 - Bách Khoa Hà Nội - Cửu Dương Thần Công . Com
-
[PDF]Mac Lenin - Đh Bách Khoa Hn
-
Triết Học Mác Lênin - SSH1111 - HUST - StuDocu
-
Nh ững NLCB C ủa CN Mác - Lênin I - SSH1110 - HUST - StuDocu
-
CỘNG ĐỒNG HỖ TRỢ HỌC TẬP SINH VIÊN - Facebook
-
Môn Triết Thì Mình ôn Tập Như Thế Nào để Thi Cuối Kì Vậy Mọi Ngươi
-
Đề Cương ôn Tập Môn Triết Học Mác - Lênin
-
2020 ~ TÀI LIỆU BÁCH KHOA
-
Khoa Lý Luận Chính Trị
-
[Top Bình Chọn] - đề Thi Môn Triết Học Mác Lênin - Trần Gia Hưng
-
Chia Sẻ Tài Liệu Học Tập Các Môn Học Trường ĐHBK Hà Nội
-
Tiểu Luận Triết Học Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Đề ...
-
Đề Cương Triết 2 Bách Khoa - Tìm Văn Bản