Dễ Dàng Nhận Biết Bệnh Sỏi Mật Qua 4 Triệu Chứng Thường Gặp
Có thể bạn quan tâm
Tuy là bệnh lý tiêu hóa phổ biến nhưng triệu chứng sỏi mật lại không thực sự rõ ràng, thậm chí nhiều trường hợp mắc bệnh lại không có biểu hiện gì. Vì thế, rất nhiều người băn khoăn “Bệnh sỏi mật có triệu chứng gì?”. Đón đọc bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Triệu chứng sỏi mật thường không rõ ràng, khó nhận biết
Những triệu chứng sỏi mật thường gặp cần chú ý
Triệu chứng sỏi mật ở mỗi người có thể khác nhau tùy theo vị trí của sỏi (sỏi túi mật hay sỏi đường mật) và tính chất sỏi có di chuyển hay không. Nếu không di chuyển thì các triệu chứng bệnh sỏi mật ít rõ ràng (chúng được gọi là sỏi im lặng), thường gặp với sỏi trong túi mật.
Ngược lại, nếu sỏi di chuyển sẽ gây cọ sát vào túi mật và đường mật, tăng áp lực trong đường mật hoặc tắc nghẽn dịch mật. Lúc này, người bệnh có thể sẽ gặp 4 triệu chứng của bệnh sỏi mật gồm:
Đau bụng vùng mạn sườn phải
Đây là triệu chứng bệnh sỏi mật phổ biến nhất. Đau thường khởi phát đột ngột, đặc biệt sau bữa ăn nhiều dầu mỡ, có thể kéo dài từ 5 phút đến vài giờ. Vị trí đau ở vùng hạ sườn phải hoặc vùng thượng vị lệch sang phải, cơn đau có thể lan lên vai phải và sau lưng. Trong trường hợp đau không điển hình, cơn đau sẽ âm ỉ hoặc chỉ là cảm giác tức nặng, khó chịu vùng hạ sườn phải.
Khi sỏi xuất hiện sẽ làm tắc nghẽn đường ống dẫn mật, dịch mật không lưu thông được, khiến đường mật hay túi mật tăng co bóp, tác động vào dây thần kinh và gây ra đau nhức. Ngoài ra, sỏi có thể di chuyển, cọ xát vào đường ống dẫn mật gây đau. Vì sự đàn hồi của tế bào vách ống có quy luật và tiết tấu, một hồi co, rồi một hồi giãn, nên đau nhức cũng thành từng cơn, có dao động; mới đầu đau nhâm nhi, sau đó đau theo từng cơn, từng đợt, đợt sau đau hơn đợt trước.
Tùy theo loại sỏi, cơn đau sẽ có thêm 1 số đặc điểm khác như:
+ Sỏi túi mật: Nếu sỏi nằm trong túi mật hoặc kẹt ở cổ túi mật, người bệnh thường cảm thấy những cơn đau dữ dội vùng dưới sườn phải. Đi kèm với đó là những vấn đề về tiêu hóa như đầy trướng bụng, khó tiêu, buồn nôn.
+ Sỏi ống mật chủ: Thường có 3 triệu chứng rất điển hình tuần tự xuất hiện gồm đau bụng, sốt và vàng da. Trong đó, đau dữ dội ở hạ sườn phải có thể lan ra lưng, bả vai và cả vùng thượng vị. Sau cơn đau thường có sốt nóng và rét run. Tiếp đến là vàng da, vàng mắt, phân bạc màu do ứ mật.
+ Sỏi đường mật trong gan: Ngay cả khi kích thước sỏi gan không quá lớn cũng đã có thể gây nên những cơn đau quặn vùng mạn sườn phải, thậm chí lan ra thượng vị hoặc sau lưng. Nếu kích thước lớn, sỏi có thể gây tắc mật, vàng da, vàng mắt.
Cơn đau vùng mạn sườn phải là triệu chứng khi bị bệnh sỏi mật
Xem thêm: 9 cách làm giảm cơn đau sỏi mật hiệu quả tại nhà
Rối loạn tiêu hóa dễ nhầm lẫn với bệnh dạ dày
Các cơn đau do sỏi mật gây ra đã hình thành một phản xạ đến các mạch và ống dẫn trên toàn thân, tạo sức ép lên toàn ổ bụng và hệ thống thần kinh nội tạng. Các tế bào ở thành ruột dạ dày co giãn mạnh khiến phần thức ăn còn ở phía trên của hệ tiêu hóa không thể đi qua chỗ bị thắt hẹp, khi sức nén từ ống dẫn co bóp lớn, thức ăn sẽ từ dưới ói lên gây ra nôn mửa và một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác.
Trên thực tế, rối loạn tiêu hóa cũng là triệu chứng bệnh sỏi mật thường gặp. Một số trường hợp có thể cảm thấy sợ đồ ăn dầu mỡ, hay ợ hơi, khó tiêu, nhất là sau khi ăn no, ăn nhiều dầu mỡ hoặc vào ban đêm. Một số khác lại bị buồn nôn hoặc nôn ói khi ăn. Chính những dấu hiệu sỏi mật không rõ ràng này đã khiến nhiều người bệnh tưởng nhầm là bản thân bị bệnh dạ dày.
Sốt cao - dấu hiệu của nhiễm khuẩn đường mật
Sốt là do nhiễm khuẩn đường mật, nếu không nhiễm khuẩn thì không có sốt. Có trường hợp sẽ có sốt cao, kèm ớn lạnh, vã mồ hôi, tim đập nhanh, dùng thuốc không đỡ nhưng cũng có khi sốt nhẹ, âm ỉ, kéo dài. Sốt thường đi kèm với những cơn đau vùng mạn sườn phải.
Sốt do sỏi mật gây viêm cấp tính rất nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Đây cũng là dấu hiệu sỏi mật đặc trưng, giúp phân biệt với các bệnh lý đường tiêu hóa như dạ dày, đại tràng.
Là sản phẩm chuyên biệt duy nhất cho người sỏi mật đã có nghiên cứu lâm sàng, Kim Đởm Khang giúp giảm triệu chứng đau bụng, đầy trướng, chậm tiêu chỉ sau 2-4 tuần, bào mòn sỏi, ngăn biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn đang gặp vấn đề với bệnh sỏi mật, hãy liên hệ theo số hotline 096.302.2986 để được chuyên gia tư vấn cụ thể.
Vàng da, vàng mắt, phân bạc màu do tắc mật
Khi sỏi làm tắc nghẽn dòng chảy của dịch mật sẽ làm tích tụ bilirubin (một thành phần của dịch mật) trong máu, lúc này bilirubin bắt đầu lắng đọng dưới da khiến da chuyển thành màu vàng. Cùng với vàng da, người bệnh đồng thời có thể bị vàng mắt. Mức độ vàng da tùy thuộc vào mức độ tắc mật nặng hay nhẹ.
Vàng da thường xuất hiện ở những người mắc sỏi ống mật chủ, sỏi đường mật trong gan còn với sỏi túi mật đơn thuần thì không gây vàng da.
Ngoài ra, khi sỏi mật gây tắc nghẽn đường mật, sự phân hủy và chuyển hóa bilirubin trong quá trình tiêu hóa không được thực hiện đúng cách. Bilirubin trong dịch mật không được đào thải qua phân mà ngấm vào máu và thải ra ngoài qua nước tiểu dẫn đến tình trạng nước tiểu bị sẫm màu, phân có màu nhạt (bạc màu).
Vàng da là triệu chứng điển hình khi sỏi gây tắc mật
Để chẩn đoán chính xác thì ngoài dựa vào triệu chứng, bác sĩ sẽ làm thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng, chụp được hình ảnh sỏi mật, xác định kích thước và vị trí, từ đó mới đưa ra định hướng điều trị phù hợp cho người bệnh.
Dấu hiệu cảnh báo sỏi mật gây biến chứng nguy hiểm
Thông thường, triệu chứng khi bị sỏi mật chỉ xuất hiện khi sỏi đã gây biến chứng. Vì thế, nếu bị đau bụng vùng mạn sườn phải nhiều giờ không đỡ, sốt cao kèm vã mồ hôi, ớn lạnh, mệt mỏi, chán ăn hoặc da vàng, nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu thì tốt nhất cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời.
Hệ quả do biến chứng sỏi mật gây ra có thể khác nhau ở mỗi người nhưng đa phần rất nguy hiểm nếu chủ quan hoặc không điều trị kịp thời.
- Sỏi túi mật có thể gây viêm túi mật cấp, hoại tử hoặc viêm mủ túi mật đe dọa vỡ túi mật, viêm phúc mạc do rò mật, thấm mật phúc mạc. Những trường hợp viêm túi mật cấp tái phát nhiều lần sẽ chuyển biến thành viêm túi mật mạn, tăng nguy cơ ung thư túi mật.
- Sỏi đường mật trong gan hoặc sỏi ống mật chủ dễ gây tắc mật, viêm đường mật, viêm tụy cấp (nếu sỏi gây tắc nghẽn ống tụy)...
Xem thêm: Sỏi mật có nguy hiểm không? Cách phòng rủi ro hiệu quả
Cách điều trị và giảm triệu chứng sỏi mật
Cách chữa sỏi mật trong Tây Y ưu tiên ban đầu là điều trị nội khoa (dùng thuốc tan sỏi, theo dõi tiến triển bệnh, dùng thuốc giảm triệu chứng để điều trị ổn định). Nếu điều trị nội khoa không đạt hiệu quả, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hoặc can thiệp lấy sỏi.
Tùy theo vị trí sỏi mà có các phương pháp điều trị như: Phẫu thuật cắt túi mật (điều trị sỏi túi mật), phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua da (điều trị sỏi gan), phẫu thuật mổ mở lấy sỏi hoặc nội soi mật tụy ngược dòng - ERCP (vừa là cách phát hiện sỏi mật, vừa là cách lấy sỏi ống mật chủ)...
Ưu điểm của các phương pháp Tây Y là giảm triệu chứng hoặc loại sỏi nhanh chóng. Tuy nhiên người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ tác dụng phụ hoặc tái phát sỏi sau can thiệp. Để giải quyết các khó khăn này, chìa khóa chính là sự có mặt của các giải pháp hỗ trợ khác từ thay đổi lối sống, chế độ ăn và thảo dược.
Chườm ấm và uống nước hoa quả
Nếu các cơn đau bụng sỏi mật mới ở mức độ nhẹ hoặc vừa thì có thể tự giảm đau tại nhà bằng các cách đơn giản như chườm ấm và uống nước ép hoa quả để giảm kích thích co cơ gây đau. Cách này sẽ giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng và tạm thời quên đi cơn đau do sỏi gây ra. Tuy nhiên, nếu cơn đau và các dấu hiệu sỏi mật kèm theo khác không thuyên giảm sau vài giờ, bạn cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Chườm ấm có thể giúp cải thiện phần nào các triệu chứng bệnh sỏi mật
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học
Người bị sỏi mật nên hạn chế ăn nhiều chất béo, cholesterol trong các thực phẩm như mỡ, da, phủ tạng động vật (vì chất béo sẽ kích thích túi mật tăng co bóp); ăn nhiều rau xanh, chất xơ từ rau quả tươi; uống đủ nước. Đồng thời, ăn đủ bữa, không bỏ bữa sáng, ăn chín uống sôi và định kỳ 6 tháng tẩy giun một lần để dự phòng nguy cơ nhiễm khuẩn đường mật.
Xem thêm: Bệnh sỏi mật kiêng ăn gì, nên ăn gì? Chế độ ăn và những lưu ý
Giảm cân nếu thừa cân, béo phì
Nếu bạn thừa cân thì nên có kế hoạch giảm cân bằng cách luyện tập thể thao 30 phút mỗi ngày. Điều này còn giúp tăng cường sức khỏe toàn trạng, tăng sức đề kháng và cải thiện vận động đường mật, hỗ trợ quá trình tống đẩy sỏi thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, bạn cũng lưu ý rằng không nên giảm cân quá nhanh, bởi điều này sẽ làm tăng nhanh nồng độ cholesterol trong dịch mật và là nguyên nhân sỏi mật hình thành hoặc tăng kích thước.
Dùng thảo dược Đông y bài sỏi mật
Ưu điểm nổi trội nhất của các bài thuốc trị sỏi mật từ Đông y là khả năng tác động toàn diện, vô cùng lành tính và không gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Cũng chính nhờ cơ chế tác động vào căn nguyên gây bệnh, hiệu quả của các thảo dược Đông y trong điều trị sỏi mật thường rất bền vững.
Trong các thảo dược bài thuốc Đông Y hỗ trợ bài sỏi mật, chắc chắn phải kể đến 8 thảo dược quý (Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo, Hoàng bá, Sài hồ) có trong TPBVSK Kim Đởm Khang. Sự kết hợp của 8 thảo dược này vừa giúp giảm các triệu chứng đau hạ sườn phải, đầy trướng, chậm tiêu, vừa giúp làm mềm và bào mòn viên sỏi, phòng ngừa sỏi mật gây biến chứng và tái phát.
Cho đến nay, Kim Đởm Khang vẫn là cách đẩy sỏi mật ra ngoài duy nhất từ thảo dược có nghiên cứu được công bố tại Hội nghị gan mật toàn quốc. Đây là sản phẩm uy tín nhiều năm trên thị trường nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm. Chớ nên áp dụng những cách trị sỏi túi mật tại nhà từ mẹo dân gian như quả sung, dứa, dầu ô liu, chanh… chưa có nghiên cứu mà tiền mất tật mang.
TPBVSK Kim Đởm Khang với 8 thảo dược quý "cứu tinh" bệnh sỏi mật
Nhờ tác dụng như vậy mà rất nhiều người bệnh sử dụng Kim Đởm Khang đã đem lại hiệu quả tốt, vừa giảm triệu chứng sỏi mật, vừa giúp tan sỏi. Cùng theo dõi câu chuyện của một người bệnh điển hình, có sỏi mật 33mm gây đau bụng, sốt cao, viêm túi mật trong video dưới đây:
Tan sỏi mật 33mm không cần phẫu thuật nhờ kiên trì sử dụng Kim Đởm Khang
Xem thêm: Chia sẻ của người bệnh về hiệu quả bài sỏi mật tránh phẫu thuật của Kim Đởm Khang
Triệu chứng sỏi mật có thể không dễ nhận biết nhưng cũng có thể rất điển hình, vì vậy, nếu chú ý bạn hoàn toàn nhận biết được căn bệnh này. Phát hiện sớm không chỉ giúp điều trị sỏi mật hiệu quả mà còn giúp hạn chế được biến chứng nguy hiểm do sỏi mật gây ra.
Theo nguồn: nhs.uk, womenshealthmag.com, mayoclinic.org, liverandpancreassurgeon.com, webmd.com
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Tác dụng nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào kích thước sỏi, chức năng gan mật và đặc biệt là sự kiên trì trong quá trình sử dụng.
Từ khóa » Các Triệu Chứng Của Sỏi Mật
-
Nhận Biết Cơn đau Sỏi Mật Qua Các Triệu Chứng điển Hình | Medlatec
-
Sỏi Mật: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Phương Pháp điều Trị
-
Những Triệu Chứng điển Hình Của Sỏi Mật Ai Cũng Cần Biết | Medlatec
-
Sỏi Mật: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị | Vinmec
-
Sỏi Túi Mật - Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị | Vinmec
-
Triệu Chứng Sỏi Mật: Cẩn Thận Kẻo Nhầm Với Bệnh Dạ Dày!
-
Bệnh Sỏi Mật: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị • Hello Bacsi
-
Sỏi Túi Mật: Bệnh Thường Gặp ở độ Tuổi Trung Niên
-
CÁC BỆNH VỀ TÚI MẬT VÀ SỎI MẬT
-
Nhận Diện Cơn đau Sỏi Mật? Sỏi Mật Khi Nào Phải Mổ? | TCI Hospital
-
Sỏi Mật | Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị
-
Dấu Hiệu Nhận Biết đau Bụng Do Sỏi Mật - Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn
-
Sức Khỏe Túi Mật Và ống Mật | Bệnh Viện Gleneagles, Singapore
-
SỎI TÚI MẬT: DẤU HIỆU, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ