Nhận Diện Cơn đau Sỏi Mật? Sỏi Mật Khi Nào Phải Mổ? | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Những cơn đau sỏi mật là dấu hiệu điển hình giúp nhận biết sự xuất hiện của sỏi. Bệnh sỏi mật thường diễn biến âm thầm nên nhiều trường hợp khi phát hiện cũng là lúc sỏi phát triển quá lớn kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng cùng nguy cơ biến chứng cao. Khi đó, rất có thể phải can thiệp ngoại khoa để điều trị.
Menu xem nhanh:
- 1. Tìm hiểu về bệnh sỏi mật
- 1.1. Sỏi mật là gì?
- 1.2. Nguyên nhân dẫn tới sỏi mật
- 2. Nhận biết cơn đau sỏi mật và các triệu chứng sỏi mật khác
- 2.1. Từ cơn đau sỏi mật để xác định vị trí sỏi
- 2.2. Ngoài cơn đau sỏi mật, nhận biết bệnh qua các triệu chứng rối loạn tiêu hóa
- 3. Sỏi mật khi nào phải mổ?
- 3.1. Điều trị nội khoa
- Điều kiện áp dụng điều trị nội khoa
- 3.2. Phẫu thuật cắt túi mật
- Các trường hợp sỏi túi mật cụ thể cần thực hiện cắt túi mật
- 3.1. Điều trị nội khoa
1. Tìm hiểu về bệnh sỏi mật
1.1. Sỏi mật là gì?
Sỏi mật là một trong các bệnh lý đường tiêu hóa, xảy ra khi có sỏi hình thành ở túi mật, ống mật chủ và hệ thống đường dẫn mật trong gan. Hiểu một cách đơn giản, sỏi mật là sự kết tinh của các thành phần có trong dịch mật để tạo thành các khối rắn, cứng với kích thước to nhỏ khác nhau.
Sỏi mật bảo gồm 2 loại chính:
– Sỏi cholesterol (chiếm phần đa số)
– Sỏi sắc tố mật
1.2. Nguyên nhân dẫn tới sỏi mật
Những nguyên nhân làm gia tăng khả năng hình thành sỏi mật nói chung có thể kể tới bao gồm:
– Nhịn ăn: Nhịn ăn kéo dài sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa, dịch mật dễ bị ứ đọng tại túi mật và làm tăng nguy cơ tạo sỏi.
– Giảm cân nhanh: Điều này sẽ khiến gan tạo thêm nhiều cholesterol, tăng nguy cơ tạo sỏi cholesterol.
– Nồng độ cholesterol trong máu thường xuyên ở ngưỡng cao.
– Béo phì: Đây được coi là một trong những yếu tố gây nguy cơ tạo sỏi lớn nhất. Béo phì có thể làm tăng cao mức cholesterol và gây khó khăn trong việc làm sạch túi mật.
– Lạm dụng thuốc tránh thai: Việc làm này có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu và tăng nguy cơ ứ mật trong túi mật.
– Tác động từ các bệnh mạn tính: Các bệnh mạn tính làm tăng nguy cơ tạo sỏi như bệnh đái tháo đường, xơ gan, bệnh viêm loét đại tràng,…
– Bệnh thiếu máu tán huyết,…
– Do di truyền.
2. Nhận biết cơn đau sỏi mật và các triệu chứng sỏi mật khác
Những cơn đau quặn mật là dấu hiệu điển hình nhất giúp nhận diện sự có mặt của sỏi mật. Cơn đau quặn mật thường khởi phát ở vùng hạ sườn phải hoặc vùng thượng vị (là vị trí nằm giữa rốn và xương ức).
Cơn đau thường xuất hiện ngay sau bữa ăn, đặc biệt sẽ đau nhiều hơn là khi người bệnh sử dụng thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ. Thỉnh thoảng, những cơn đau sẽ bất ngờ xuất hiện về đêm dẫn đến mất ngủ. Khi tình trạng này kéo dài có thể gây suy nhược cơ thể nghiêm trọng.
2.1. Từ cơn đau sỏi mật để xác định vị trí sỏi
– Những cơn đau vùng hạ sườn phải kéo dài 30 phút thậm chí là vài giờ với mức độ đau tăng dần có thể là dấu hiệu của sỏi tại túi mật.
– Các cơn đau quặn vùng hạ sườn phải rồi lan ra vai phải hoặc sau lưng và cả vùng thượng vị có thể là dấu hiệu của sỏi gan hoặc sỏi ống mật chủ.
2.2. Ngoài cơn đau sỏi mật, nhận biết bệnh qua các triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Sỏi mật gây cản trở dòng chảy dịch mật xuống tới đường tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu, chán ăn, sợ thức ăn nhiều dầu mỡ. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa này thường xuất hiện sau bữa ăn, cùng các biểu hiện cụ thể như sau:
– Đau bụng dữ dội kéo dài nhiều giờ, mức độ đau tăng dần và không thuyên giảm dù đã uống thuốc giảm đau.
– Sốt cao trên 38 độ C, kèm ớn lạnh, vã mồ hôi (dấu hiệu của nhiễm trùng đường mật, viêm túi mật do sỏi mật gây ra)
– Buồn nôn và nôn cùng cảm giác chướng bụng.
– Ngứa da, vàng da, vàng mắt.
3. Sỏi mật khi nào phải mổ?
Chỉ định điều trị sỏi mật sẽ cần phụ thuộc vào tính chất của sỏi và mức độ ảnh hưởng do sỏi gây ra. Người bệnh có thể được thực hiện điều trị theo 2 phương án như sau.
– Nếu sỏi yên lặng không gây triệu chứng thì có thể chưa cần điều trị hoặc điều trị nội khoa bằng thuốc.
– Trường hợp sỏi to gây tắc, viêm đường mật hoặc nguy cơ biến chứng cao thì cần thực hiện phẫu thuật cắt túi mật.
3.1. Điều trị nội khoa
Hiện tại, không có thuốc điều trị chung áp dụng cho tất cả các loại sỏi mật. Phổ biến nhất là các loại sỏi cholesterol có thể được bào mòn bằng các loại thuốc với thành phần tương tự như acid mật.
Người bệnh nên uống thuốc vào buổi chiều, tránh uống buổi tối. Vì buổi tối là thời gian gan hoạt động để sản xuất ra dịch mật, việc này sẽ làm thúc đẩy quá trình tạo sỏi.
Lưu ý, người bệnh chỉ thực hiện điều trị nội khoa khi đã có chỉ định của bác sĩ. Cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định về loại thuốc, liều lượng, không tự ý mua thuốc hay làm khác đi các yêu cầu đưa ra. Bên cạnh đó cần kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, thực hiện tái khám định kỳ để đảm bảo việc điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất.
Điều kiện áp dụng điều trị nội khoa
– Sỏi không lớn hơn 1cm.
– Thể tích sỏi trong túi mật đảm bảo không lớn hơn 1/3 tổng thể tích túi mật.
– Chức năng túi mật còn tốt.
– Ống dẫn mật không bị nghẹt.
– Người bệnh đang không đồng thời sử dụng các loại thuốc giảm mỡ, thuốc dạ dày.
3.2. Phẫu thuật cắt túi mật
Phẫu thuật cắt túi mật là cách nhanh nhất giúp loại bỏ hoàn toàn sỏi túi mật. Hiện nay, phẫu thuật nội soi cắt túi mật được áp dụng phổ biến hơn cả nhờ những ưu điểm vượt trội là ít xâm lấn, ít gây đau đớn, hạn chế biến chứng, người bệnh sớm ra viện và nhanh chóng hồi phục.
Sau phẫu thuật cắt túi mật, đồng nghĩa với việc sẽ không còn nơi dự trữ mật để điều hòa lượng mật tham gia vào quá trình tiêu hóa. Điều này khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở thời gian đầu sau mổ do cơ thể chưa kịp thích nghi. Tuy nhiên tình trạng này sẽ nhanh chóng được cải thiện và biến mất sau 3-6 tháng.
Các trường hợp sỏi túi mật cụ thể cần thực hiện cắt túi mật
– Sỏi mật kích thước lớn thường là lớn trên 2cm.
– Thể tích sỏi trong túi mật chiếm hơn 2/3 tổng thể tích túi mật.
– Sỏi túi mật gây nhiễm khuẩn đường mật, viêm túi mật cùng các triệu chứng như đau bụng, sốt, buồn nôn, nôn, đầy hơi, trướng bụng,…
– Túi mật sứ (thành túi mật nhiễm canxi và bị dày lên) làm suy yếu hoặc mất dần đi khả năng co bóp và cô đặc dịch mật.
– Sỏi mật có nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm túi mật, viêm tụy cấp, tắc ruột,…
– Trường hợp đồng thời xuất hiện cả sỏi mật cùng polyp túi mật với kích thước lớn trên 10mm.
Bệnh sỏi mật thường có xu hướng diễn biến âm thầm, nhận biết sớm các cơn đau sỏi mật là cách tốt nhất giúp xác định bệnh. Lúc này, người bệnh hãy chủ động thăm khám, nắm bắt chính xác tình trạng bệnh để được chỉ định hướng điều trị đúng cách, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Từ khóa » Các Triệu Chứng Của Sỏi Mật
-
Nhận Biết Cơn đau Sỏi Mật Qua Các Triệu Chứng điển Hình | Medlatec
-
Sỏi Mật: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Phương Pháp điều Trị
-
Những Triệu Chứng điển Hình Của Sỏi Mật Ai Cũng Cần Biết | Medlatec
-
Sỏi Mật: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị | Vinmec
-
Sỏi Túi Mật - Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị | Vinmec
-
Triệu Chứng Sỏi Mật: Cẩn Thận Kẻo Nhầm Với Bệnh Dạ Dày!
-
Bệnh Sỏi Mật: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị • Hello Bacsi
-
Sỏi Túi Mật: Bệnh Thường Gặp ở độ Tuổi Trung Niên
-
Dễ Dàng Nhận Biết Bệnh Sỏi Mật Qua 4 Triệu Chứng Thường Gặp
-
CÁC BỆNH VỀ TÚI MẬT VÀ SỎI MẬT
-
Sỏi Mật | Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị
-
Dấu Hiệu Nhận Biết đau Bụng Do Sỏi Mật - Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn
-
Sức Khỏe Túi Mật Và ống Mật | Bệnh Viện Gleneagles, Singapore
-
SỎI TÚI MẬT: DẤU HIỆU, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ