Đề Kiểm Tra Học Kì 1 Năm Học 2015-2016 Môn Ngữ Văn 10

Trang chủ Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Đề kiểm tra học kì 1 năm học 2015-2016 môn Ngữ văn 10 - Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc pdf Số trang Đề kiểm tra học kì 1 năm học 2015-2016 môn Ngữ văn 10 - Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 3 Cỡ tệp Đề kiểm tra học kì 1 năm học 2015-2016 môn Ngữ văn 10 - Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 402 KB Lượt tải Đề kiểm tra học kì 1 năm học 2015-2016 môn Ngữ văn 10 - Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 0 Lượt đọc Đề kiểm tra học kì 1 năm học 2015-2016 môn Ngữ văn 10 - Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 51 Đánh giá Đề kiểm tra học kì 1 năm học 2015-2016 môn Ngữ văn 10 - Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc 4.3 ( 16 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Chuẩn bị Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Đề kiểm tra học kỳ 1 Đề thi học kỳ 1 Ngữ Văn 10 Đề thi học kỳ 1 Ngữ văn 2015 Đề thi Ngữ văn 10 học kỳ 1 Đề thi Ngữ văn 10 có đáp án Đề thi Ngữ văn 10

Nội dung

SỞ GD - ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: NGỮ VĂN - LỚP 10 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4 HAI BIỂN HỒ Người ta bảo ở bên Paletxtin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có một sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là biển Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được và cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này. Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người. Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập niềm vui sướng. Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ riêng cho mình. Sự sống trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết. (Theo Cửa sổ tâm hồn) Câu 1: Xác định những phương thức biểu đạt trong văn bản trên. (0,5 điểm) Câu 2: Cho biết điểm giống nhau và khác nhau giữa biển hồ Galile và biển hồ Chết. (1,0 điểm) Câu 3: Anh/chị hãy đặt một nhan đề khác cho văn bản. (0,5 điểm) Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lối sống chỉ biết giữ cho riêng mình. (1,0 điểm) PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Trong truyện cổ tích Tấm Cám, nhân vật Tấm đã hóa thân mấy lần? Cho biết ý nghĩa của sự hóa thân đó. Câu 2: (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão. ---------------Hết------------Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ 1 MÔN NGỮ VĂN 10 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) Phần Câu Nội dung I 1 Những phương thức biểu đạt: tự sự, thuyết minh, miêu tả, nghị luận. 2 - Điểm giống nhau: cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. - Điểm khác nhau: + Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. + Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người. (Thí sinh có thể trả lời: không có một sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ Chết. Ngược lại, biển hồ Galilê đem đến sự sống cho thiên nhiên, con người,...) 3 Đặt lại nhan đề: Cho và nhận; Lối sống cao thượng; Bài học từ hai biển hồ,... 4 - Yêu cầu hình thức: Viết đúng hình thức đoạn văn, quy định về số câu, các câu văn liên kết chặt chẽ với nhau làm nổi bật chủ đề chung. - Yêu cầu nội dung: Đây là dạng đề mở, thí sinh có thể trình bày suy nghĩ riêng của mình về lối sống chỉ biết giữ cho riêng mình. Nhưng cách trình bày phải thuyết phục, tập trung làm rõ vấn đề, tránh lan man, không rõ trọng tâm. Giám khảo cần căn cứ vào thực tế bài làm của học sinh để cho điểm. Dưới đây là một vài gợi ý cơ bản: + Lối sống chỉ biết giữ cho riêng mình là gì? + Lối sống đó được biểu hiện như thế nào? + Sống chỉ biết giữ cho riêng mình để lại hậu quả như thế nào? + Nên phê phán hay ca ngợi lối sống? + Bài học? * Lưu ý: Nếu không viết đúng hình thức đoạn văn chỉ cho 0,5 điểm. II 1 Trong truyện cổ tích Tấm Cám, nhân vật Tấm đã hóa thân mấy lần? Cho biết ý nghĩa của sự hóa thân? 1.Trong truyện cổ tích Tấm Cám, nhân vật Tấm đã trải qua bốn lần hóa thân: chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. 2.Ý nghĩa của sự hoá thân - Thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của Tấm trước sự vùi dập của mẹ con Cám. Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 2,0 1,0 0,5 2 - Thể hiện mơ ước về sự công bằng, về sự chiến thắng của cái thiện và cái đẹp theo quan niệm dân gian. Cảm nhận bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài ) của Phạm Ngũ Lão 1.Vài nét về tác giả, tác phẩm - Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320) là một danh tướng đời Trần. Ông có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. Ông là người văn võ toàn tài. - Tỏ lòng là bài thơ tiêu biểu của Phạm Ngũ Lão, thể hiện hào khí của cả thời đại qua cái chí, cái tâm người anh hùng. 2. Cảm nhận bài thơ *Nội dung: - Vẻ đẹp trang nam nhi thời Trần hiện lên với tư thế hiên ngang, mang tầm vóc vũ trụ; hành động thật kì vĩ, phi thường: "cầm ngang ngọn giáo" trấn giữ đất nước. - Con người ấy luôn ở tư thế sẵn sàng tấn công kẻ thù, bất chấp cả thời gian trôi qua vẫn kiên trì, bền bỉ không hề biết mệt mỏi: "trải mấy thu". - "Ba quân" là chỉ đội quân nhà Trần nhưng đồng thời tượng trưng cho sức mạnh vật chất và tinh thần của cả dân tộc (Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu). - Người trai thời Trần còn được khắc họa với một quan niệm nhân sinh tích cực: lập công (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm). - Phạm Ngũ Lão tự thấy mình chưa trả được nợ công danh nên khi so sánh với Gia Cát Lượng, nhà thơ cảm thấy thẹn. Nỗi thẹn ấy tôn lên cái tâm của một nhân cách lớn. - Cách nói đó còn khẳng định, đề cao ý thức trách nhiệm của Phạm Ngũ Lão với đất nước, nhân dân, thắp lên trong lòng người ngọn lửa của khát vọng vươn tới cái cao cả, lớn lao. *Nghệ thuật : - Bài thơ ngắn gọn, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc. - Hình ảnh thơ hoành tráng, kì vĩ; âm hưởng hào hùng, sảng khoái. 3.Đánh giá chung - Bài thơ thể hiện lý tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kỳ oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc. - Vẻ đẹp của hào khí Đông A đã kết tinh ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật trong bài thơ. ----Hết---- 0,5 5,0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chủ đề

Mẫu sơ yếu lý lịch Bài tiểu luận mẫu Đơn xin việc Đồ án tốt nghiệp Đề thi mẫu TOEIC Atlat Địa lí Việt Nam Thực hành Excel Lý thuyết Dow Giải phẫu sinh lý Tài chính hành vi Hóa học 11 Trắc nghiệm Sinh 12 adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?

Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.

Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web này

Từ khóa » đề Văn Vĩnh Phúc 2015