Đề Tuyển Sinh Vào Lớp 10 Môn Ngữ Văn - Tỉnh Vĩnh Phúc - 2014-2015

Đang tải...

Đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn

A. ĐỀ THI VÀO LỚP 10 DẠNG CƠ BẢN

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TỈNH VĨNH PHÚC

NĂM HỌC 2014 – 2015

(Thời gian làm bài: 120 phút)

Câu 1: (2 điểm)

Cho đoạn văn:

Thế là em nghĩ đến nhà, rồi nghĩ đến mẹ, và thấy buồn vô cùng, em lại khóc. Người em rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ. Nhưng em không đọc hết được, vì những cơn nức nở lại kẻo đến, dồn dập, xốn xang choán lấy em. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài.

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr. 140)

a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?

b) Nhân vật “em” trong đoạn văn là ai?

c) Nội dung và phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

d) Phân tích cấu tạo ngũ’ pháp của câu văn “Người em rung lên, em quỳ xuống và đọc kình cầu nguyện như trước khi đi ngủ ” và gọi tên kiểu câu (chia theo cấu tạo ngữ pháp).

Câu 2: (3,0 điểm)

a) Chép chính xác bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh.

b) Viết một đoạn văn ngắn (5 đến 8 câu) nêu suy nghĩ của em về hai câu cuối của bài thơ vừa chép.

Câu 3: (5,0 điểm)

Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương.

 

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Câu 1: (2,0 điểm)

a ) (0,5 điểm)

– Đoạn văn trên được trích từ văn bản Bổ của Xi-mông

– Tác giả: Guy đơ Mô-pa-xăng.

b) Nhân vật “em” trong đoạn văn là bé Xi-mông. (0,25 điểm)

c) (0,5 điểm)

– Nội dung đoạn văn: tâm trạng đau khổ, tuyệt vọng của bé Xi-mông.

– Phương thức biểu đạt của đoạn văn: miêu tả (hoặc miêu tả kết họp tự sự).

d)

– Phân tích cấu tạo ngữ pháp: (0,5 điểm)

Người em(CN1)/ rung lên(VN1), / em (CN2)/ quỳ xuống và đọc kỉnh cầu nguyện như trước khi đi ngủ(VN2).

– Kiểu câu: câu ghép (0,25 điểm)

Câu 2: (3,0 điểm)

a) Chép bài thơ: (1,0 điểm)

Ngắm trăng

          Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cành đẹp đêm nay, khó hững hờ;

      Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

      Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Lưu ý: Có thể chép chính xác phần phiên âm vẫn đạt điểm tối đa:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,

    Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

                   Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

          Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

– Chép đúng mỗi câu: 0,25 điểm.

– Sai lỗi chính tả, dấu câu: 1 – 3 lỗi trừ 0,25 điểm; 4 – 6 lỗi trừ 0,5 điểm.

b) Viết đoạn văn đảm bảo một số ý cơ bản sau:

– Bằng phép nhân hoá, phép đối, hai câu thơ đã vẽ lên một cách sinh động cảnh người và trăng ngắm nhau qua song sắt nhà tù. (0,5 điểm)

– Trăng với người trở thành bầu bạn, tri kỉ, cùng hướng về nhau, ngắm nhau, cùng chia sẻ, cảm thông. (0,5 điểm)

– Sự thay đổi cách gọi (từ nhân – người ở câu 1 thành thi gia – nhà thơ ở câu 2) thể hiện tâm hồn bay bổng, thoát khỏi chốn lao tù của Bác khi ngắm trăng. Đây là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. (0,5 điểm)

– Thể hiện khát vọng tự do và tình yêu thiên nhiên, niềm lạc quan vô bờ bến của người tù chiến sĩ – thi sĩ Hồ Chí Minh. (0,5 điểm)

Câu 3: (5,0 điểm)

* Yêu cầu về kĩ năng:

Hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng chính xác, tiêu biểu; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo.

* Yêu cầu về kiến thức:

Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc tác phẩm, không suy diễn tuỳ tiện. Bài viết phải làm nổi bật được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Viếng lăng Bác. Cụ thể cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

a) Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. (0,5 điểm)

b) Thân bài:

– Hoàn cảnh sáng tác và cảm xúc bao trùm bài thơ: (0,5 điểm)

Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác. Cảm xúc bao trùm bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau của tác già khi vào lăng viếng Bác.

– Tâm trạng xúc động của tác giả trước khi vào trong lăng viếng Bác: (1,5 điểm)

+ Tấm lòng thành kính, yêu thương của nhà thơ được thể hiện bằng lời thơ giản dị nhưng chất chứa nhiều cảm xúc (Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác).

+ Hình ảnh hàng tre là hình bóng thân thuộc của quê hương Việt Nam qua cảm nhận của nhà thơ đã trở thành biểu tượng của tình cảm nhân dân gắn bó với Bác, thành biểu tượng sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, kiên cường, bất khuất của dân tộc, tình đoàn kết của nhân dân vượt qua gian khó.

+ Hình ảnh mặt trời (nghệ thuật ẩn dụ) gợi đến hình ảnh Bác, với những phẩm chất và biểu hiện sáng chói về tư tưởng yêu nước và lòng nhân ái bao la, có sức toả sáng mãi mãi, cho dù Người đã đi xa.

+ Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác gợi liên tường đến hình ảnh tràng hoa dâng Bác (Kết tràng hoa dâng bảy mươi chỉn mùa xuân), đó là tình cảm vô tận của nhân dân dành cho Bác.

+ Niềm xúc động thành lánh, thiêng liêng của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác: (1,0 điểm)

+ Với niềm tôn kính thiêng liêng, nhà thơ đã bất tử hoá sự sống của Bác, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của Người: cảm nhận Bác đang trong giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền, giữa thiên nhiên trong trẻo, thanh cao.

+ Thế nhưng, giữa lí trí và tình cảm, giữa niềm tin và thực tại có sự khác biệt: tin Bác còn sống mãi nhưng vẫn không thể tránh khỏi nỗi đau mất Bác, cảm giác mất mát khiến cho nhà thơ đau nhói ở trong tim – nỗi đau khôn cùng, chan chứa tình yêu thương. Đó là tình cảm của nhân dân đối với lãnh tụ, với vị cha già kính yêu.

– Nguyện ước thiêng liêng của nhà thơ truớc khi phải xa Bác: (0,5 điểm)

+ Những cảm xúc chân thành, tha thiết ấy được nâng lên thành ước muốn sống cao đẹp của nhà thơ: muốn được hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật bên lăng Bác (con chim hót, đoá hoa toả hương, cây tre với phẩm chất trung hiếu). Đặc biệt là nguyện ước sống trung thành với lí tưởng của Bác, của dân tộc. Điệp ngữ “Muốn làm” thể hiện khát khao cháy bỏng được gần bên Bác, được cống hiến mãnh liệt.

+ Những nguyện ước của nhà thơ cũng là nguyện ước của mỗi người dân miền Nam đối với Bác.

– Nghệ thuật: (0,5 điểm)

+ Giọng điệu bài thơ rất đa dạng, thể hiện nhiều tâm trạng khác nhau: Giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, xót xa, tha thiết lại vừa chan chứa niềm tin tưởng và lòng tự hào, thể hiện đúng tâm trạng của dòng người khi vào lăng viếng Bác.

+ Thể thơ tự do với nhịp điệu chậm rãi diễn tả sự trang nghiêm thành kính, lắng đọng trong cảm xúc.

+ Bài thơ sử dụng hệ thống hình ảnh đặc sắc, kết hợp một cách hài hoà những từ ngữ, hình ảnh ẩn dụ: hàng tre, mặt trời trong lăng, tràng hoa, vầng trăng, trời xanh. Hệ thống hình ảnh ấy đã góp phần khắc hoạ thành công chân dung của Người.

c) Kết bài: Khái quát vấn đề, nêu suy nghĩ của bản thân. (0,5 điểm)

 

Tải về file word  >>  tại đây

>> Xem thêm:

  •  Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn – Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành – Năm học 2015 – 2016

Share

  • Tweet
  • Email

Related

Tags:Ngữ Văn 9 · Ôn thi vào 10 chuyên

Từ khóa » đề Văn Vĩnh Phúc 2015