Đề Kiểm Tra Học Kì 2 (Đề Thi Học Kì 2) - Ngữ Văn 6

Đề bài

I. VĂN- TIẾNG VIỆT :(4.0 điểm )

   Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

             “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”

                                                                                                 (Ngữ văn 6- tập 2)

Câu 1:(2.0 điểm) Nhận biết

     - Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

     - Qua đoạn trích tác giả đã ca ngợi những phẩm chất đáng quý nào của cây tre?

Câu 2: (1.0 điểm) Thông hiểu

      Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên? Tác dụng của phép tu từ đó?

Câu 3:(1.0 điểm) Nhận biết

       Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong câu: "Tre là cánh tay của người nông dân". Em hãy cho biết đó là kiểu câu gì?

II. TẬP LÀM VĂN (6.0 điểm) Vận dụng cao

       Tả cảnh trường em vào giờ ra chơi.

Lời giải chi tiết

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu

Nội dung

I

1.

Phương pháp: căn cứ bài Cây tre Việt Nam

Cách giải:

- Đoạn văn trích trong tác phẩm “Cây tre Việt Nam”

- Tác giả: Thép Mới

- HS: Có thể nêu được tre có những phẩm chất đáng quý sau:

- Tre thủy chung, ngay thẳng, can đảm, giản dị....tre không chỉ là người bạn đồng hành gắn bó thân thiết với con người mà còn là một trợ thủ đắc lực giúp con người rất nhiều việc khác nhau trong cuộc sống.

2.

Phương pháp: căn cứ bài Nhân hóa; phân tích

Cách giải:

- Phép tu từ: Nhân hóa (Tre xung phong, giữ làng, giữ nước, hi sinh..)

- Tác dụng: Nhờ có phép nhân hóa mà hình ảnh cây tre trở nên sống động, gần gũi với con người.

3.

Phương pháp: căn cứ bài Các thành phần của câu

Cách giải:

- Tre// là cánh tay của người nông dân.

  CN                    VN

- Câu trên là câu trần thuật đơn có từ là

 

II

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

1- Mở bài:

   Giới thiệu giờ ra chơi: Thời gian, địa điểm, không khí của giờ ra chơi.

2- Thân bài:

- Trước giờ ra chơi: Không gian vắng lặng.

- Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi: Khi tiếng trống trường điểm báo.

- Quang cảnh trong giờ ra chơi:

 + Thầy cô giáo.

 + Hoạt động giữa giờ.

 + Hoạt động vui chơi của từng nhóm học sinh ( trai: đá cầu, rượt bắt, .... nữ: nhảy dây, chuyền banh. Đâu đó vài nhóm không thích chơi đùa ngồi ôn bài, hỏi nhau bài tính khó vừa học).

 + Âm thanh.

 + Không khí ( nhộn nhịp, sôi nổi ... )

- Kết thúc giờ ra chơi:

3- Kết bài:

  Nêu ích lợi của giờ chơi:

- Giải tỏa nỗi mệt nhọc.

- Sau giờ ra chơi: Cảm thấy thoải mái, tiếp thu bài học tốt hơn.

 Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com

Từ khóa » Cây Tre Việt Nam đọc Hiểu Văn Bản