Đề ôn Tập Số 3 - Trường THCS Và THPT Giồng Thị Đam

ĐỀ SỐ 03

1. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Tre xanh

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

 

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu

 

Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.

(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy, Cát trắng,

NXB Quân đội nhân dân, 1973)

Câu 1. Câu thơ nào trong đoạn thơ miêu tả rõ nhất đặc điểm của cây tre?

ra:

Câu 2. Trình bày ngắn gọn hiệu quả biểu đạt của phép tương phản trong 4 câu thơ sau:

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu.

Câu 3. Tác giả diễn tả điều gì trong hai câu thơ: “Vươn mình trong gió tre đu/ Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành”?

Câu 4. Hãy cho biết nhận xét của anh/chị về việc sử dụng hình ảnh, từ ngữ của tác giả trong đoạn thơ trên.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) về một phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.

Câu 2 (5,0 điểm)

Anh/Chị hãy phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật Mị trong đêm cắt dây trói cứu A Phủ trong đoạn trích truyện Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, sđd, tr.8). Nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật miêu tả nhân vật Mị.

 

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 03

 

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

3.0

1

Câu thơ miêu tả rõ nhất đặc điểm của cây tre: Thân gầy guộc, lá mong manh.

0.5

2

Hiệu quả biểu đạt của phép tương phản trong 4 câu thơ:

Thân gây guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu

- Phép tương phản được sử dụng trong 4 câu thơ: Gầy guộc, mong manh - lũy, thành xanh tươi - bạc màu

- Hiệu quả: giúp câu thơ sinh động, tăng giá trị biểu cảm; nhấn mạnh vẻ đẹp của tinh thần đoàn kết, sức sống bền bỉ dẻo dai của con người Việt Nam và tình cảm tự hào, yêu quý của tác giả.

0.75

3

Trong hai câu thơ: “Vươn mình trong gió tre đu/ Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành”, tác giả diễn tả tinh thần lạc quan của con người Việt Nam, cảm xúc tự hào của nhà thơ trước phẩm chất ấy.

0.75

4

HS có thể có những nhận xét khác nhau về việc sử dụng hình ảnh, từ ngữ của tác giả trong đoạn thơ. Sau đây là một gợi ý: Tác giả đã sử dụng hình ảnh, từ ngữ gần gũi, mộc mạc nhưng rất sinh động, tài tình khi viết về tre Việt Nam. Đặc biệt tre Việt Nam là hình ảnh ẩn dụ có tính thẩm mĩ cao, gợi liên tưởng tới những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam, khơi gợi tình cảm yêu quý tự hào ở người đọc...

 

1.0

II

 

 

1

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) về một phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.

 

2.0

 

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

0.25

 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

về một phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.

0,25

 

HS có thể chọn viết về một trong những phẩm chất: tinh thần lạc quan; đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lấy nhau; kiên cường, bất khuất... Sau đây là một gợi ý:

- Luôn kiên cường, bất khuất là một phẩm chất đẹp đẽ, đáng tự hào của con người Việt Nam đã có từ ngày xưa, được hình thành trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, chống trả với bảo hiểm họa, khó khăn. Nhờ sự kiên cường, bất khuất, nhân dân ta đã chiến thắng bao thiên tai, địch họa, gìn giữ non sông gấm vóc;

- Phát huy truyền thống, tinh thần kiên cường, bất khuất của ông cha, ngày nay, các thế hệ người Việt Nam luôn vững vàng trước những thử thách mới, quyết tâm giữ vững chủ quyền biển đảo, khẳng định vị thế của dân tộc trong thời kì hội nhập...

 

 

 

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

 

 

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

 

 

2

Anh/Chị hãy phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật Mị trong đêm cắt dây trói cứu A Phủ trong đoạn trích truyện Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, sđd, tr.8). Nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật miêu tả nhân vật Mị.

 

 

5.0

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

      Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0.5

 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

    Diễn biến tâm lý của nhân vật Mị trong đêm cắt dây trói cứu A Phủ trong đoạn trích truyện Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, sđd, tr.8). Nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật miêu tả nhân vật Mị.

 

0.5

 

c. Triển khai vấn đề nghị luận

    Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

 

 

Giới thiệu vấn đề nghị luận

0.5

 

 

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau:

 

1. Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm cắt dây trói cứu A Phủ:

- Sau đêm bị A Sử trói đúng vào một nhà, Mị lại rơi vào cái chết tinh thần còn nặng nề, đau đớn hơn trước. Cô tự tách biệt khỏi cuộc sống của con người, chỉ còn biết “chỉ còn ở với ngọn lửa” Mị thờ ơ, dửng dưng với mình và vô cảm với mọi sự xung quanh. A Sử đi chơi về bắt gặp Mị ngồi sưởi lửa liền đánh Mị ngã ngay xuống bếp lửa, nhưng “đêm sau Mị vẫn ra sưởi lửa như đêm trước”. Khi A Phủ bị trói, đêm nào Mị dậy thổi lửa sưởi nhìn sang cũng thấy “mắt A Phủ mở trừng trừng” mà cô vẫn thản nhiên tới mức nếu “A Phủ có là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi”...

- Vậy mà từ vực sâu của trạng thái vô cảm ấy, tâm hồn Mị vẫn có thể hồi sinh. Điều kì diệu này đã được nhà văn khám phá, khắc họa bằng một quá trình diễn biến tâm lí chân thực, hợp lí:

+ Sự thức tỉnh bắt đầu từ khoảnh khắc Mị nhìn thấy “dòng nước mắt bò xuống hai hõm má xám đen của A Phủ”. Nhìn thấy tình cảnh ấy “Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được”...

+ Nỗi thương mình trỗi dậy khiến Mị đồng cảm sâu sắc với nỗi đau khổ của những người cùng cảnh ngộ và phẫn nộ trước tội ác của bọn quan lang: “Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác”. Nhìn lại A Phủ, Mị cảm biết được tất cả nỗi đau đớn mà con người khốn khổ ấy phải gánh chịu “Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết” và bất bình thay cho A Phủ “người kia, việc gì mà phải chết thể.

+ Dòng suy nghĩ miên man đưa Mị đến tưởng tượng về một lúc nào đó, A Phủ trốn được, Mị bị cha con thống lí buộc tội và phải trói thay vào cây cột kia - mà “cũng không thấy sợ...

- Bấy nhiêu cảm xúc đã mang đến cho Mị nguồn sức mạnh to lớn để vượt lên nỗi sợ cường quyền, cắt dây trói cứu A Phủ. Và lòng ham sống mãnh liệt đã giúp cô vượt qua cả nỗi sợ thần quyền để tự cứu mình...

2. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Mị của Tô Hoài:

- Với nhân vật Mị, tác giả chọn điểm nhìn từ bên trong để tái hiện những quá trình tâm lí phong phú, phức tạp. Qua đó, tái hiện những diễn biến, những đổi thay trong tâm hồn người con gái miền cao lặng lẽ mà mạnh mẽ, quyết liệt trong khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc...

- Tác giả không chỉ miêu tả mà còn lí giải một cách hợp lí, chặt chẽ từng  trạng thái cảm xúc, từng đổi thay trong nội tâm nhân vật. Nhờ vậy, nhân vật đã có được sức sống nội tại.

2.5

 

 

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0.5

 

 

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0.5

Từ khóa » đọc Hiểu Tre Việt Nam Tre Xanh Xanh Tự Bao Giờ