Để Sống Trung Dung Như Cổ Nhân, Ai Cũng Phải đi Qua Hai Cực Khổ ...
Có thể bạn quan tâm
Trung dung là gì?
Đạo trung dung của người xưa do Khổng Tử đề xướng. Trung dung có nghĩa là dung hòa, duy trì mọi việc, mọi vật ở mức độ vừa phải, cân bằng. Bất cứ cái gì trở nên thái quá hoặc thiếu hụt đều làm mất đi trạng thái cân bằng, tức là mất đi sự trung dung đều có ảnh hưởng không tốt.
Trong xã hội hiện đại, con người ngày càng trở nên quá tải, kiệt quệ vì nhiều thứ: áp lực công việc, “bội thực” thông tin, mỗi ngày trôi qua đều mệt mỏi rã rời. Người ta bắt đầu đề cập đến những khái niệm như “work – life balance” (cân bằng giữa cuộc sống và công việc), hay hướng đến một cuộc sống “healthy and balance” như cách nói của giới trẻ.
Đây không phải là điều gì mới mẻ, bởi cách đây hàng nghìn năm, cổ nhân đã đã đưa ra những triết lý, thậm chí vạch ra cả con đường thoát khổ cho nhân loại. Thế nhưng, con người vẫn không ngừng quẩn quanh vướng mắc trong những vấn đề lặp đi lặp lại. Khi đã chìm đắm trong sự vô minh, người ta lại có xu hướng tìm đến những lời dạy của người xưa.
Tuổi nào ta có thể sống trung dung?
Tác giả Lý Mật Am từng có bài thơ ca ngợi sự diệu kỳ của lối sống trung dung:
“Ta sống quá nửa đời phù phiếm,
Mới nhận ra huyền nhiệm trung dung
Trung dung hương vị khôn cùng,
Làm cho lòng dạ tưng bừng niềm vui”.
Điều đó có nghĩa là đi quá nửa đời người mới nhận ra trung dung mới là đáng quý nhất. Hầu hết con người không ai khi sinh ra đã có thể chọn cho mình lối sống trung dung để theo đuổi cả cuộc đời. Tất cả chúng ta đều phải nếm trải đủ vị cay đắng ngọt bùi của cuộc đời, thậm chí đi qua tận cùng khổ đau và hạnh phúc mới có thể tìm đến điểm trung dung.
Chẳng hạn như trải qua một vài cuộc tình đau khổ mới nhận ra độc thân cũng không đến nỗi tệ. Đau ốm, nằm viện mới nhận ra sức khỏe là đáng quý. Chỉ những tỉ phú mới trăn trở “tiền nhiều để làm gì” và mang gần hết tài sản đi làm từ thiện vì nhận ra tiền nhiều không khiến họ hạnh phúc hơn.
Nếu một người chưa từng trải đời mà đã nói về chữ trung dung thì sự trung dung đó rất hời hợt, nửa vời. Thế nên nếu bạn đang còn trẻ, vấp ngã và khổ đau, hãy cứ chấp nhận những điều đó như một phần của hành trình trưởng thành.
Tập sống trung dung từ những điều nhỏ nhất
Trung dung là một đạo lý, một lối sống mà người ta phải rèn luyện để đạt được. Tuy nhiên, không phải cứ đến tuổi trung niên là người ta có thể sống trung dung, hay những người trẻ tuổi không thể đạt được trạng thái trung dung. Trên thực tế, nhiều người đi hết cuộc đời vẫn luôn bất ổn và chưa tìm thấy điểm cân bằng. Ngược lại, ở bất kỳ lứa tuổi nào, người ta cũng có thể bắt đầu rèn luyện lối sống trung dung từ những điều nhỏ nhặt nhất.
Ví dụ, trong ăn uống, nếu ăn quá độ sẽ gây thừa cân, béo phì, sinh ra nhiều loại bệnh tật. Ngược lại, nếu ăn quá ít, ăn kiêng khắt khe, nhịn ăn giảm cân sẽ dẫn đến thiếu chất và không đủ năng lượng làm việc cả ngày dài. Vì vậy, ăn uống đầy đủ, cân bằng dinh dưỡng mới là tốt.
Trong vận động, tập thể dục thể thao tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần, ngăn ngừa bệnh tật nhưng nếu tập quá độ cũng có thể dẫn đến chấn thương, kiệt sức.
Trong công việc, work – life balance thật sự là một thách thức, nhất là trong bối cảnh đại dịch, mọi thứ đều trở nên bất ổn. Work from home làm xóa nhòa ranh giới giữa công ty và nhà, khiến tình trạng stress, burn out ngày càng gia tăng. Thế nhưng người ta làm việc, kiếm tiền cũng là để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Trước cám dỗ của tiền bạc vật chất, tự mỗi người phải tự biết cách điều hòa sao cho làm việc chăm chỉ nhưng cũng phải nghỉ ngơi đủ.
Cần phải nói thêm, trung dung không có nghĩa là thoải mái tận hưởng sự an nhàn mà quên đi những việc phải làm, những trách nhiệm của mình trong cuộc sống. Như đã nói, trung dung hướng đến trạng thái cân bằng, không thứ gì thái quá. Việc lấy “work – life balance” làm lý do cho sự lười biếng, trì trệ của mình là điều không nên.
Bạn thấy đấy, nhắc đến trung dung nghe to tát xa vời nhưng ai cũng có thể thực hành lối sống này từ những điều đơn giản, nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày. Nếu thích, bạn có thể dành thời gian tìm hiểu thêm về nó.
Theo EmdepTừ khóa » Thuyết Trung Dung Là Gì
-
Trung Dung – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bài Học Từ Thuyết Trung Dung - VnExpress Kinh Doanh
-
Trở Về Thuyết "Trung Dung"?
-
Bài Học Từ Thuyết Trung Dung :: Suy Ngẫm & Tự Vấn
-
Cảo Thơm Lần Giở: Trở Về Thuyết “trung Dung”
-
Trung Dung Và Trung Đạo | Phật Giáo Việt Nam
-
Con đường Huyền Nhiệm Trung Dung
-
Sách " Trung Dung" -Khổng Tử Tư - Vườn Triết Học
-
[PDF] TRUNG DUNG Phan Văn Các Giới Thiệu Và Dịch Chú
-
Trung Dung -- 中庸 - Học Thuật Phương Đông
-
B - Trung Dung 中庸* - Cổ Hán Văn 古漢文
-
Đạo Trung Dung Và Lý Niệm "Trung Chính Bình Hoà" Thời Xưa (P1)