Đề Tài: Tìm Hiểu Thiết Bị Phản ứng đẩy Lý Tưởng - Continuously ...
Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Đề tài: Tìm hiểu thiết bị phản ứng đẩy lý tưởng - Continuously Operated Ideal Tank Reactor (còn gọi là thiết bị phản ứng kiểu ống – Plug Flow Tubular Reactor) docx 37 358 KB 0 7 4.9 ( 21 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Thiết bị phản ứng đẩy lý tưởng công nghệ lọc dầu công nghệ hóa học Thiết bị phản ứng hóa học Cân bằng năng lượng nhiệt Quá trình đoạt nhiệt
Nội dung
Đồ án động học và nhiệt động học trong công nghệ lọc dầu BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHOA DẦU KHÍ TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT BỘ MÔN LỌC HÓA DẦU ĐỒ ÁN MÔN HỌC ĐỘNG HỌC VÀ NHIỆT ĐỘNG HỌC TRONG CÔNG NGHỆ LỌC DẦU ĐỀ TÀI:Tìm hiểu thiết bị phản ứng đẩy lý tưởng - Continuously Operated Ideal Tank Reactor (còn gọi là thiết bị phản ứng kiểu ống – Plug Flow Tubular Reactor) Giảng viên: Th.s Lê Đình Chiển Nhóm thực hiện (Lớp Lọc hóa dầu A – k55): 1. 2. 3. 4. 5. Trịnh Thành Công 1021010050 Nguyễn Tuấn Anh 1021010014 Bùi Kim Dung1021010067 Thiều Thị Kim Chi1021010036 Lê Tuấn Thành 1021010309 Hà Nội - 2013 1 Đồ án động học và nhiệt động học trong công nghệ lọc dầu LỜI MỞ ĐẦU Mỗi dạng thiết bị phản ứng cho một phương thức tiến hành phản ứng rất khác nhau vì cấu trúc dòng và phương thức trao đổi nhiệt, quan hệ về năng lượng nhiệt trong các loại thiết bị phản ứng hóa học cũng rất khác nhau... Cho nên phải dựa trên cơ sở của cả các phương trình cân bằng chất, cân bằng năng lượng nhiệt và cân bằng xung lượng của hệ thống mà tiến hành các phép tính toán. Ngoài động học của phản ứng hóa học, phải chú ý thích đáng đến cấu trúc dòng, phương thức vận tải nhiệt, vận tải chất trong hệ và chế độ nhiệt độ (hệ đẳng nhiệt, đoạn nhiệt….), chúng là những yếu tố đóng vai trò nhất định tạo nên năng suất của thiết bị. Để có thể đánh giá được loại thiết bị phản ứng nào là phù hợp hơn cho việc sản xuất một sản phẩm nào đó, cần phải phân biệt được xem một chất phản ứng tham gia vào một hay nhiều phản ứng độc lập và ở phản ứng nào tạo nên những sản phẩm phụ không mong muốn Trong phạm vi đồ án này, nhóm thực hiện chỉ tập trung tìm hiểu về thiết bị phản ứng làm việc liên tục. Sau khi so sánh giữa thiết bị phản ứng khuấy lý tưởng (CSTR) và thiết bị phản ứng đẩy lý tưởng hay còn gọi là thiết bị phản ứng kiểu ống (PFR), nhóm quyết định tìm hiểu về thiết bị phản ứng đẩy lý tưởng – một trong những thiết bị phổ biến trong công nghiệp hóa học. Thiết bị phản ứng kiểu đẩy,hay còn gọi là thiết bị phản ứng kiểu ống là loại thiết bị hoạt động liên tục rất phổ biến trong công nghiệp, đặc biệt để tiến hành phản ứng giữa các chất khí với nhau Phạm vi của đề tài cũng không đề cập đến vấn đề kinh tế khi thực hiện tính toán và cũng tập trung tìm hiểu về thiết bị phản ứng đẩy lý tưởng không đẳng nhiệt (quá trình thường xảy ra trong công nghiệp). Đồ án của nhóm nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự hướng dẫn của thầy giáo và đóng góp của các bạn. Xin chân thành cảm ơn! 2 Đồ án động học và nhiệt động học trong công nghệ lọc dầu MỤC LỤC PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ PHẢN ỨNG TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA HỌC................4 I.1. NHIỆM VỤ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU THIẾT BỊ PHẢN ỨNG TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA HỌC........................................................................................................................................................4 I.2 PHÂN LOẠI CÁC HỆ PHẢN ỨNG HÓA HỌC...............................................................................5 I.3. THIẾT BỊ LÀM VIỆC LIÊN TỤC...................................................................................................6 I.4. SO SÁNH THIẾT BỊ PHẢN ỨNG KIỂU ĐẨY LÝ TƯỞNG, KHUẤY LÝ TƯỞNG LÀM VIỆC LIÊN TỤC...............................................................................................................................................7 PHẦN II: THIẾT BỊ PHẢN ỨNG ĐẨY LÝ TƯỞNG..............................................................................12 II.1. KHÁI NIỆM CHUNG...................................................................................................................12 II.2. CÂN BẰNG CHẤT, CÂN BẰNG NHIỆT CHO TBPƯ ĐẨY LÝ TƯỞNG.................................13 II.2.1. Cân bằng chất..........................................................................................................................13 II.2.2. Cân bằng nhiệt........................................................................................................................15 II.2.3 Tính toán thiết bị phản ứng kiểu đẩy lý tưởng không đẳng nhiệt.............................................16 II.3. PHÂN BỐ NỒNG NỘ TRONG THIẾT BỊ ĐẨY LÝ TƯỞNG...................................................18 II.4. PHƯƠNG THỨC CẤP DÒNG CHO THIẾT BỊ ĐẨY LÝ TƯỞNG............................................20 II.5. PHÂN BỐ THỜI GIAN LƯU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA KHUẤY TRỘN TRONG CÁC THIẾT BỊ PHẢN ỨNG LÀM VIỆC LIÊN TỤC...............................................................................................21 II.6. CÁC ĐẶC TRƯNG THỜI GIAN LƯU TRONG CÁC THIẾT BỊ PHẢN ỨNG LÀM VIỆC LIÊN TỤC.......................................................................................................................................................23 II.6.1. Đặc trưng thời gian lưu trong thiết bị kiểu ống chảy dòng......................................................23 II.6.2. Đặc trưng thời gian lưu trong thiết bị kiểu ống thực..............................................................24 II.6.3. Hệ số khuấy trộn dọc trục trong thiết bị kiểu ống....................................................................25 PHẦN III: BÀI TOÁN MINH HỌA THIẾT BỊ PHẢN ỨNG KIỂU ỐNG..............................................27 III.1. ĐỀ BÀI........................................................................................................................................27 III.2. LỜI GIẢI......................................................................................................................................28 3 Đồ án động học và nhiệt động học trong công nghệ lọc dầu PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊPHẢN ỨNGTRONG CÔNG NGHIỆP HÓA HỌC I.1. NHIỆM VỤ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨUTHIẾT BỊPHẢN ỨNG TRONGCÔNG NGHIỆP HÓA HỌC Trong một quy trình sản xuất hóa học, khâu then chốt, quan trọng nhất là chuyển hóa nguyên liệu ban đầu thành sản phẩm – khâu tiến hành phản ứng hóa học – lĩnh vực học thuật “ thiết bị phản ứng trong công nghệ hóa học ’’ do đó có nhiệm vụ thực tiễn hóa quá trình chuyển hóa hóa học đó trong những điều kiện cụ thể để tạo ra những sản phẩm với chất lượng nhất định, năng suất nhất định và giá thành hạ nhất có thể được. Cũng có thể xem lĩnh vực học thuật “ Thiết bị phản ứng trong công nghệ hóa học” có nhiệm vụ chuyển quy mô của một phản ứng chuyển hóa hóa học từ quy mô phòng thí nghiệm vào quy mô công nghiệp một cách chắc chắn, tin cậy. Cũng có nghĩa là phải tạo ra được: một thiết bị phản ứng phù hợp với phản ứng đã cho, với năng suất yêu cầu và biện pháp kỹ thuật tiến hành quá trình một cách tối ưu trong công nghiệp. Như vậy, nhiệm vụ của lĩnh vự học thuật nói trên có thể tóm tắt là: Chọn được phương thức tiến hành quá trình hóa học. Tính toán được các kích thước (quy mô) của thiết bị phản ứng hóa học. Chọn và quy định vật liệu chế tạo thiết bị. Chọn và điều khiển được thiết bị để có một bộ thông số công nghệ tối ưu cho quá trình. Cơ sở khoa học để thực hiện các nhiệm vụ đó trước hết là các kiến thức về vận tốc của phản ứng hóa học (microkinetic), thu được bằng các nghiên cứu thực nghiệm. Bước này nhiều tài liệu trên thế giới gọi là: bước phân tích quá trình phản ứng hóa học (analysis of the reactions) nhằm xác định các hằng số tốc độ của quá trình phản ứng, và thiết lập được phương trình tốc độ của quá trình. Khi quá trình hóa học không phải xảy ra trong một pha duy nhất mà ở nhiều pha khác nhau, các quá trình truyền nhiệt và chuyển khối ảnh hưởng lớn đến tiến trình của phản ứng hóa học và việc kết hợp động học của các quá trình vận tải với động học của phản ứng hóa học có ý nghĩa rất lớn (macrokinetic). Tính toán thiết kế thiết bị phản ứng hóa học còn phải thấy rằng, mỗi dạng thiết bị phản ứng cho một phương thức tiến hành phản ứng rất khác nhau vì cấu trúc dòng và phương thức trao đổi nhiệt, quan hệ về năng lượng nhiệt trong các 4 Đồ án động học và nhiệt động học trong công nghệ lọc dầu loại thiết bị phản ứng hóa học cũng rất khác nhau. Cho nên phải dựa trên cơ sở của cả các phương trình cân bằng chất, cân bằng năng lượng nhiệt và cân bằng xung lượng của hệ thống mà tiến hành các phép tính toán. Ngoài động học của phản ứng hóa học, phải chú ý thích đáng đến cấu trúc dòng, phương thức vận tải nhiệt, vận tải chất trong hệ và chế độ nhiệt độ (hệ đẳng nhiệt, đoạn nhiệt….), chúng là những yếu tố đóng vai trò nhất định tạo nên năng suất của thiết bị. Những điều đã trình bày sơ lược trên, cho thấy những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quá trình phản ứng hóa học trong công nghiệp và cũng cho thấy rằng lĩnh vực học thuật: “ Thiết bị phản ứng trong công nghệ hóa học” là một lĩnh vực phức tạp,bao hàm kiến thức của nhiều bộ phận khoa học khác nhau, chính vì vậy mà chỉ mới trong những năm rất gần đây ( khoảng 30 năm trở lại ) lĩnh vực học thuật này mới được hình thành, được hệ thống hóa như một bộ phận của lĩnh vực kỹ thuật công nghệ hóa học (chemical engineering ). I.2 PHÂN LOẠI CÁC HỆ PHẢN ỨNG HÓA HỌC Như đã trình bày ở trên, các phương pháp tính toán trong lĩnh vực, quá trình và thiết bị phản ứng hóa học nhằm xác lập một hệ thống thiết bị công nghiệp để tiến hành quá trình phản ứng hóa học. Để thực hiện nhiệm vụ đó, trước hết về phương diện vật lý, phải chú ý đến cấu trúc pha, chế độ nhiệt của hệ thống. Theo cấu trúc pha: 1. Hệ phản ứng là đồng thể: Khi toàn bộ khối phản ứng nằm trong một pha duy nhất. 2. Hệ phản ứng là dị thể: khi các chất tham gia vào quá trình phản ứng tổng thể ở trong nhiều pha khác nhau. Đây cũng là trường hợp điển hình cho hầu hết các phản ứng xúc tác. Khi đó, ít nhất chất xúc tác nằm trong những pha khác với pha chứa các chất phản ứng. Về phương thức tiến hành phản ứng, người ta chia ra : 1. Quá trình phản ứngliên tục : sự chuyển hóa xảy ra trong một hệ mở với những thông số công nghệ chủ yếu là không đổi (theo thời gian ). 2. Quá trình phản ứnggián đoạn. Trong đó các quá trình gián đoạn thường được tiến hành trong các hệ ( thiết bị phản ứng ) kín Theo sự phân bố nhiệt độ trong suốt quá trình chuyển hóa người ta phân chia ra quá trình: 1. Đẳng nhiệt: khi đó nhờ vào sự trao đổi nhiệt giữa vùng phản ứng và môi trường bên ngoài, mà nhiệt độ của khối phản ứng không thay đổi trong suốt quá trình. 2. Đoạn nhiệt: khi nhiệt độ của khối phản ứng tăng hay giảm một cách tương ứng với sự tăng lên của độ chuyển hóa, ứng với quá trình phản ứng 5 Đồ án động học và nhiệt động học trong công nghệ lọc dầu tỏa nhiệt hay thu nhiệt. Hay nói cách khác, trong hệ đoạn nhiệt không có sự trao đổi nhiệt cưỡng bức giữa vùng phản ứng với môi trường bên ngoài. 3. Đa nhiệt: khi nhiệt độ của thiết bị phản ứng được khống chế theo một chương trình nào đó thông qua cấp nhiệt cho hệ hay rút nhiệt ra khỏi hệ theo yêu cầu. Nhiệt độ của hệ đoạn nhiệt có thể khác nhau theo thời gian và không gian của vùng phản ứng…. Trong tính toán, thiết kế thiết bị phản ứng hóa học người ta còn phải chú ý rằng hệ phản ứng là đơn giản hay phức tạp. 1. Hệ phản ứng gọi là đơn giản khi trong hệ chỉ xảy ra một phản ứng hóa học và ở đây thông qua sự thay đổi về nồng độ của một cấu tử duy nhất cũng đủ để miêu tả một cách hoàn chỉnh quá trình phản ứng hóa học. 2. Hệ được gọi là hệ phức tạp khi trong hệ đồng thời xảy ra nhiều phản ứng hóa học và để miêu tả độ chuyển hóa trong một hệ như vậy, cũng cần đến một số phương trình toán học. Một vấn đề nữa hết sức quan trọng trong việc phân loại các hệ phản ứng hóa học đó là cấu trúc dòng trong thiết bị, nó thể hiện khả năng khuấy trộn các cấu tử tham gia phản ứng. Tất cả những điều đã nêu ra ở trên đây đều bị chi phối, ràng buộc bởi cấu trúc dòng trong thiết bị phản ứng. I.3. THIẾT BỊ LÀM VIỆC LIÊN TỤC Đó là những thiết bị mà các chất phản ứng cùng với các phụ liệu: dung môi, khí, chất mang,… được cung cấp liên tục vào không gian phản ứng và hỗn hợp phản ứng bao gồm: sản phẩm, chất phản ứng còn dư chưa chuyển hóa, dung môi, … liên tục được tháo ra khỏi thiết bị. Khi các điều kiện đầu vào (lưu lượng chất phản ứng được cung cấp, nồng độ ban đầu của chúng, nhiệt độ của hỗn hợp phản ứng,..), nhiệt lượng được trao đổi,… không thay đổi thì quá trình xảy ra trong thiết bị làm việc liên tục không phụ thuộc vào thời gian và ta nói: thiết bị làm việc ở trạng thái ổn định (steady state operation). Các thiết bị làm việc liên tục cho phép ứng dụng toàn diện các thiết bị điều khiển, điều chỉnh tự động và cơ khí hóa. Nhìn chung, chúng có những ưu điểm sau: - Do giữ được các điều kiện phản ứng không đổi, sẽ đảm bảo một chất lượng sản phẩm ổn định. - Tiết kiệm được thể tích thiết bị, do tiết kiệm được các thời gian “chết”, thời gian tháo và nạp liệu. - Tiết kiệm được lao động và đặc biệt đảm bảo tốt hơn vệ sinh và môi trường Tuy nhiên, cũng phải nhìn thấy những nhược điểm của quá trình liên tục đó là: 6 Đồ án động học và nhiệt động học trong công nghệ lọc dầu - Hệ thống thiết bị không linh động, vì các thông số công nghệ chỉ có thể điều chỉnh được trong một miền hẹp. - Đầu tư lớn cho những thiết bị phụ: hệ thống thiết bị nạp liệu vận chuyển vật liệu, thiết bị đo lường, điều khiển (với những hệ thống thiết bị hiện đại trong công nghiệp chế biến dầu mỡ, đầu tư cho thiết bị đo lường, điều khiển lên đến 25%). - Đòi hỏi độ ổn định rất cao về nguyên liệu, về thành phần hóa học và các đặc trưng vật lý (chẳng hạn như kích thước phần tử, độ xốp…) - Thường xuyên tiêu hao một năng lượng điện như nhau, do đó rất bất lợi cho việc cung cấp điện cho hệ thống trong thời gian cao điểm của ngày. Với những ưu nhược điểm như trên, các quá trình liên tục sử dụng thích hợp cho những sản xuất với năng suất lớn: thiết bị oxy hóa SO 2 300.000 tấn SO3/năm, thiết bị tổng hợp ammoniac 550.000 tấn/năm, thiết bị cracking 700.000 tấn etylen/ năm. Về phương diện kết cấu, các thiết bị có kết cấu này dùng cả cho các quá trình phản ứng đồng thể, cho cả các quá trình phản ứng giả đồng thể và quá trình dị thể. Những phản ứng xảy ra nhanh , tỏa nhiệt mạnh thường được tiến hành trong các bị kiểu buồng đốt. Với các phản ứng dị thể người ta sử dụng các thiết bị có lớp tĩnh, lò quay, thiết bị lớp chuyển động, lớp tầng sôi,… I.4. SO SÁNH THIẾT BỊ PHẢN ỨNG KIỂU ĐẨY LÝ TƯỞNG, KHUẤY LÝ TƯỞNG LÀM VIỆC LIÊN TỤC Khi các thiết bị phản ứng làm việc liên tục ở trạng thái ổn định, nồng độ các chất, nghĩa là thành phần khối phản ứng tại mỗi vị trí là không đổi theo thời gian. Thiết bị đẩy lý tưởng, thành phần đó là không đổi theo không gian trong khi thiết bị khuấy lý tưởng thành phần đó cũng là không đổi theo không gian tại mỗi vị trí dọc theo thiết bị và bằng thành phân của hỗn hợp đi ra khỏi vùng phản ứng. Chính vì vậy, ở thiết bị phản ứng kiểu đẩy lý tưởng (và thiết bị phản ứng làm việc gián đoạn) hình thành một sản phẩm trong những điều kiện khác nhau về nồng độ ngược lại ở thiết bị phản ứng kiểu khuấy lý tưởng thành phần của hỗn hợp phản ứng ở mọi điểm của không gian, phản ứng là như nhau. Chất lượng sản phẩm phản ứng phụ thuộc vào điều kiện nồng độ hình thành chúng, cho nên với thiết bị phản ứng kiểu khuấy ký tưởng làm việc liên tục, người ta có thể giả định chất lượng sản phẩm đồng đều hơn. Nếu như trong hệ chỉ xảy ra 1 phản ứng hóa học thì năng suất của thiết bị kiểu đẩy lý tưởng bao giờ cũng lớn hơn của thiết bị kiểu khuấy. Cơ sở của điều này, là với một điều kiện nhất định về nhiệt độ, nồng độ của chất phản ứng và do đó vận tốc phản ứng là như nhau tại mọi điểm của không gian phản ứng, và lại chỉ 7 Đồ án động học và nhiệt động học trong công nghệ lọc dầu bằng ở đầu ra của thiết bị. Vận tốc trung bình của phản ứng trong thiết bị phản ứng khuấy lý tưởng do đó rất nhỏ hơn và để đạt cùng một năng suất sản xuất, thể tích của thiết bị phản ứng kiểu khuấy lý tưởng. Nếu như cần phải đạt một độ chuyển hóa rất cao, chẳng hạn ở phản ứng trùng ngưng hay phản ứng đa tụ việc sử dụng các thiết bị phản ứng kiểu khuấy lý tưởng làm việc liên tục là hoianf toàn không thích hợp. Thể tích cần thiết của thiết bị phản ứng để đảm bảo năng suất sản xuất nào đó chẳng những phụ thuộc vào độ chuyển hóa hóa học, vào bậc phản ứng, trong đó sự sai khác sẽ càng lớn khi độ chuyển hóa càng cao và bậc phản ứng càng lớn. Hình 1.1 cho thấy tương quan giữa thể tích cần thiết của thiết bị phản ứng kiểu khuấy lý tưởng và đẩy lý tưởng cho hệ phản ứng bậc nhất và bậc 2 đẳng nhiệt như là hàm số của độ chuyển hóa Uk . Xuất phát từ quan điểm năng suất của thiết bị phản ứng, ở những hệ chỉ có 1 phản ứng độc lập, thiết bị phản ứng kiểu đẩy bao giờ cũng thích hợp hơn thiết bị phản ứng kiểu khuấy lý tưởng làm việc liên tục. Cũng có thể từ một căn cứ khác, thấy rằng khi quan hệ nồng độ các chất là không đổi theo thời gian, có thể đạt được một sản phẩm tốt hơn, (chẳng hạn đạt được phân bố phân tử lượng đều hơn trong phản ứng trùng hợp gốc hoặc đạt được thành phần hóa học đồng nhất ở polymer đồng trùng hợp, …) người ta chọn thiết bị phản ứng kiểu khuấy lý tưởng hoặc là dãy thiết bị khuấy lý tưởng vì đơn giản hơn và là kinh tế hơn. Cũng phải thấy rằng việc đảm bảo tính đẳng nhiệt cho thiết bị kiểu khuấy lý tưởng về kĩ thuật đơn giản hơn nhiều là đối với thiết bị kiểu đẩy lý tưởng. Khi áp dụng một dãy thiết bị phản ứng kiểu khuấy lý tưởng người ta có thể đặt câu hỏi: phải lựa chọn thể tích của mỗi thiết bị trong dãy như thế nào, sao cho mỗi thể tích tổng thể của thiết bị có thể đạt được độ chuyển hóa nhất định. Loại hình câu hỏi như vậy trong thực tế không mấy quan trọng bởi vì giảm thể tích thường không mấy tác động lên giá đầu tư và chi phí bảo dưỡng. Quan hệ giữa thể tích cần thiết cho một dãy 3 thiết bị ghép nối tiếp để đạt được độ chuyển hóa Uk và một thể tích của thiết bị kiểu đẩy lý tưởng đã trình bày trên hình 1.1. Trong các phần trước đã trình bày với hệ phản ứng đẳng nhiệt, đẳng tích để tính toán một thiết bị phản ứng đẩy lý tưởng, có thể dùng các phương trình tính toán cho một thiết bị làm việc gián đoạn, bằng cách thay thời gian phản ứng tk trong thiết bị gián đoạn bằng tỷ số VR V̇ 0 , tỷ số VR V̇ 0 là thời gian lưu trong thiết bị phản ứng kiểu đẩy lý tưởng τ . 8 Đồ án động học và nhiệt động học trong công nghệ lọc dầu Hình 1.1: Tương quan giữa thiết bị phản ứng kiểu khuấy lý tưởng (hoặc dãycủa 3 thiết bị khuấy lý tưởng) và của thiết bị đẩy lý tưởng như là hàm số của Uk,đối với phản ứng đẳng nhiệt bậc nhất hoặc bậc 2 Trong các phần trước đã trình bày với hệ phản ứng đẳng nhiệt, đẳng tích để tính toán một thiết bị phản ứng đẩy lý tưởng, có thể dùng các phương trình tính toán cho một thiết bị làm việc gián đoạn, bằng cách thay thời gian phản ứng tk trong thiết bị gián đoạn bằng tỷ số VR V̇ 0 , tỷ số VR V̇ 0 là thời gian lưu trong thiết bị phản ứng kiểu đẩy lý tưởng τ . Xét một phản ứng nối tiếp : Ak→1 P k→2 X (1.1) Trong đó P là sản phẩm mong muốn, tính thời gian lưu tối ưu để đạt hiệu suất P cực đại, trong một thiết bị phản ứng kiểu đẩy lý tưởng ta có: k1 k2 τ td= k 1−¿ k ¿ ( ) ln (k 1 ≠ k 2) (1.2) 2 và trong thiết bị kiểu khuấy lý tưởng là: τ td= 1 √ k1 k2 (1.3) Hiệu suất P cực đại cho trường hợp dùng thiết bị phản ứng kiểu đẩy lý tưởng là : 9 Đồ án động học và nhiệt động học trong công nghệ lọc dầu A p , max = C EP ( ) C 0A 0 = CA. max k1 k2 ( ) k2 k 1−k 2 (k 1 ≠ k 2) (1.4) và cho thiết bị kiểu khuấy lý tưởng: A p , max = C EP 1 ( ) ( √ ) C 0 A max = k 1+ 1 k2 2 (1.5) với thiết bị phản ứng không thay đổi thể tích và tiến hành đẳng nhiệt luôn có: ( τ tư )ĐLT t sẽ là 1- S(t). Vì không có một phân tố thể tích nào của dòng chảy có thể chảy qua thiết bị tại t = 0 nên phải có S(0) = 0 Mặt khác cũng không có một phân tố thể tích nào ở lại trong thiết bị với thời gian dài vô hạn , nên S(∞ ¿=¿1 21 Đồ án động học và nhiệt động học trong công nghệ lọc dầu Định nghĩa 2: Từ định nghĩa trên cho thấy vi phân của hàm phân bố tổng thời gian lưu là dS(t) chính là phần thể tích của dòng ra khỏi thiết bị trong khoảng thời gian giữa t và t+dt và thời gian lưu trung bình sẽ là : 1 (2-19) τ =∫ dS (t) 0 Định nghĩa 3: H(t) là phần của dòng liên tục có thời gian lưu trong khoảng thời gian t và t + dt; và là xác suất cho mọi phân tố thể tích đi vào thiết bị tại thời điểm t = 0 và rời khỏi thiết bị sau khoảng thời gian t và t + dt. Theo định nghĩa trên rõ ràng : d[S(t)] = H(t)dt (2-20) Nghĩa là H(t) – phổ phân bố thời gian băng vi phân hàm phân bố S(t) theo thời gian t. Kết hợp phương trình (4-4) ta có thời gian lưu trung bình là : ∞ τ =∫ tH ( t ) dt (2-21) 0 Với thiết bị đẩy lý tưởng, không cần tính toán cũng có thể thấy được : S(t) = 0 với ∀ t ¿ 200 và điều kiện này thường thỏa mãn với các dòng chảy của chất khí (Sc≈ 1, Pe˙ₐₓ ≈ 5) L và dR >¿40 . Với dòng chảy xoáy : Pe˙ₐₓ=0,28 /√ f (2-32) Đúng với miền giá trị của Re trong khoảng 10⁶>¿ Re ¿104 với các ống thành trơn f=1,2656√4 ℜ(2-33) f: gọi là yếu tố ma sát mặt sau. Với vùng chuyển tiếp 2300¿ Re ¿ 104 sử dụng công thức kinh nghiệm. ( dR ) Pe˙ₐₓ= 7,6. 10-8.f-3.6 L 0,141 (2-34) Đã chứng tỏ phù hợp tốt với các số liệu thực nghiệm. Với dòng chảy của khí trong ống có lớp vật liệu rắn tĩnh hình cầu. dp . Rep = v ẃdp : đường kính phân tử chất rắn. ẃ L Pe˙ₐₓ= Dₐₓ dp thông thường 20 < Rep< 400 ⥬ 1,6 < Pe ₐₓ ˙< 2,3 → Bo ≈ 2. dp Khi lưu thể là chất lỏng: 0,6< Peₐₓ˙ < 1,5 và 5< Re< 105 Khi không kể đến hiệu ứng thành ống và sự phân bố tốc độ dòng.Nếu kể đến hiệu ứng thành ống thì: 1,5< Peₐₓ˙ < 1,8 và 1< Rep This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.Tìm kiếm
Chủ đề
Lý thuyết Dow Bài tiểu luận mẫu Trắc nghiệm Sinh 12 Đồ án tốt nghiệp Atlat Địa lí Việt Nam Hóa học 11 Đề thi mẫu TOEIC Thực hành Excel Mẫu sơ yếu lý lịch Giải phẫu sinh lý Đơn xin việc Tài chính hành vi adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.
Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web nàyTừ khóa » đẩy Lý Tưởng
-
PHẦN II: THIẾT BỊ PHẢN ỨNG ĐẨY LÝ TƯỞNG - Tài Liệu Text - 123doc
-
PHẦN II: THIẾT BỊ PHẢN ỨNG ĐẨY LÝ TƯỞNG - Tài Liệu Text - 123doc
-
Do An Dong_hoc_va_nhiet_dong_hoc_trong_cnld_8404 - SlideShare
-
Tìm Hiểu Thiết Bị đẩy Lý Tưởng Continuously Operated Ideal Tank ...
-
Tìm Hiểu Thiết Bị Phản ứng đẩy Lý Tưởng - Continuously Operated ...
-
Thiết Bị Phản ứng đẩy Lý Tưởng Trang 1 Tải Miễn Phí Từ Tailieunhanh
-
Khí Lý Tưởng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thiết Bị Phản ứng đẩy Lý Tưởng Trang 1 Tải Miễn Phí Từ TailieuXANH
-
Tìm Hiểu Thiết Bị Phản ứng đẩy Lý Tưởng Continuously Operated Ideal ...
-
Mô Hình Thiết Bị Phản ứng CSTR Và PFR
-
Bai Giang Thiet Bi Phan Ung Co Y
-
TP Sầm Sơn đẩy Mạnh Sinh Hoạt Chuyên đề Về Xây Dựng, Chỉnh đốn ...
-
Đoàn Trường THPT Lê Quý Đôn – Đắk Lắk, đẩy Mạnh Công Tác Giáo ...
-
Môi Trường Làm Việc Lý Tưởng: Xây Dựng Dựa Trên Những Yếu Tố Nào?
-
Đẩy Mạnh Xây Dựng, Chỉnh đốn Đảng Và Hệ Thống Chính Trị