Đề Thi Giữa Kì 2 GDCD 7 Năm 2021 - 2022 (6 đề)

Download.vn Hướng dẫn sử dụng, mẹo vặt, thủ thuật phần mềm tài liệu và học tập Thông báo Mới
  • Tất cả
    • 🖼️ Học tập
    • 🖼️ Tài liệu
    • 🖼️ Hướng dẫn
    • 🖼️ Giáo án
    • 🖼️ Bài giảng điện tử
    • 🖼️ Đề thi
    • 🖼️ Tài liệu Giáo viên
Download.vn Học tập Lớp 7 Đề thi giữa kì 2 Lớp 7Bộ đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới) 18 Đề thi giữa kì 2 GDCD 7 (Có đáp án, ma trận)Tải về Bình luận
  • 108
Mua gói Pro để tải file trên Download.vn và trải nghiệm website không quảng cáo Tìm hiểu thêm Mua ngay Bài trướcMục lụcBài sau

Đề thi giữa kì 2 GDCD 7 năm 2023 - 2024 mang đến 18 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 7 gồm 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức.

Đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 7 năm 2023 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi giữa học kì sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là TOP 18 đề kiểm tra GDCD 7 giữa kì 2 năm 2023 - 2024 sách mới, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7, đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 7.

Bộ đề thi giữa kì 2 GDCD 7 năm 2023 - 2024 (Có đáp án)

  • 1. Đề thi giữa kì 2 GDCD 7 Cánh diều 
  • 2. Đề thi giữa kì 2 môn GDCD 7 Kết nối tri thức
  • 3. Đề thi giữa kì 2 GDCD 7 Chân trời sáng tạo

1. Đề thi giữa kì 2 GDCD 7 Cánh diều

1.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn GDCD 7

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THCS ……

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: GDCD 7

Thời gian: … phút (không kể thời gian giao đề)

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “ …… là những tình huống tác động và gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về thể chất và tinh thần của con người”.

A. Ngược đãi, hành hạ trẻ em.B. Tình huống gây căng thẳng.C. Bạo lực học đường.D. Bạo lực gia đình.

Câu 2. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, chúng ta thường có biểu hiện nào sau đây?

A. Cơ thể tràn đầy năng lượng.B. Mệt mỏi, dễ cáu gắt, tức giận.C. Luôn cảm thấy vui vẻ, lạc quan.D. Thích trò chuyện cùng mọi người.

Câu 3. Tình huống nào dưới đây có thể gây căng thẳng cho con người?

A. Được nhận thưởng vì thành tích cao.B. Không đạt được mục tiêu đã đề ra.C. Đi tham quan, du lịch cùng gia đình.D. Được cô giáo tuyên dương trước lớp.

Câu 4. Nhân vật nào dưới đây đang rơi vào trong trạng thái căng thẳng tâm lí?

A. Bạn V được bố mẹ tặng quà nhân ngày sinh nhật.B. Nhân dịp nghỉ hè, bạn H về quê thăm ông bà nội.C. Bạn M thường xuyên bị các bạn trong lớp trêu chọc.D. Bạn K đạt giải nhất trong cuộc thi tiếng hát học đường.

Câu 5. Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến trạng thái căng thẳng tâm lí?

A. Tâm lí không ổn định, thể chất yếu đuối.B. Tự đánh giá bản thân quá thấp hoặc quá cao.C. Mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề.D. Gặp khó khăn, thất bại, biến cố trong đời sống.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phải là hậu quả của tình huống gây căng thẳng?

A. Khiến con người mất niềm tin và phương hướng trong cuộc sống.B. Khiến con người rơi vào trạng thái mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần.C. Là điểm tựa để con người vững bước, vượt qua mọi khó khăn, thách thức.D. Gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất và tinh thần của con người.

Câu 7. Em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây khi bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng?

A. Nghĩ về những điều tiêu cực trước đó.B. Âm thầm chịu đựng, không tâm sự với ai.C. Tâm sự, tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân.D. Ở trong phòng một mình, tách biệt mọi người.

Câu 8. Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập được gọi là

A. bạo hành trẻ em.B. bạo lực gia đình.C. ngược đãi trẻ em.D. bạo lực học đường.

Câu 9. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?

A. Quan tâm, động viên, chia sẻ.B. Lăng mạ, xúc phạm danh dự.C. Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản.D. Đánh đập, xâm hại thân thể.

Câu 10. Nhân vật nào dưới đây đang thực hiện hành vi bạo lực học đường?

A. Cô giáo nhắc nhở bạn M vì M thường xuyên trốn học.B. Anh K mắng con vì con ngịch ngợm, phá phách đồ đạc.C. Bạn K đe dọa sẽ đánh bạn P vì không cho mình chép bài.D. Bạn N nhắc nhở bạn H không nên nói chuyện trong giờ học.

Câu 11. Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến tình trạng bạo lực học đường?

A. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.B. Thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình.C. Thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm.D. Ảnh hưởng từ các trò chơi điện tử có tính bạo lực.

Câu 12. Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề bạo lực học đường?

A. Tính cách bồng bột, nông nổi là một nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.B. Bạo lực học đường chỉ diễn ra trong môi trường lớp học, không gây hậu quả.C. Đối với gia đình, bạo lực học đường có thể gây ra không khí căng thẳng, bất an.D. Nạn nhân của bạo lực học đường có thể bị tổn thương thể chất và tinh thần.

Câu 13. K và C đều là học sinh lớp 7A. Do xích mích với nhau trên mạng xã hội, nên K đã hẹn gặp C cuối giờ học sẽ gặp nhau, dùng “nắm đấm để giải quyết mâu thuẫn”. Nếu là bạn cùng lớp với K và C, biết được chuyện này, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?

A. Cổ vũ, kích động các bạn K và C sử dụng bạo lực.B. Không quan tâm vì không liên quan đến bản thân.C. Báo với cô giáo chủ nhiệm để có biện pháp kịp thời.D. Rủ các bạn khác ở lại xem hai bạn C và K đánh nhau.

Câu 14. Số điện thoại đường dây nóng bảo vệ trẻ em là

A. 111.B. 112.C. 113.D. 114.

Câu 15. Nhân vật nào dưới đây đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường?

A. Bạn V báo cho cô chủ nhiệm biết việc bạn K đe doạn chặn đánh Q.B. Ông M đánh bạn P vì P vô tình làm hỏng đồ dùng của con trai ông.C. Bạn T rủ L và K cùng chặn đánh S vì S không cho T chép bài.D. Bạn L xúc phạm A vì A đã làm vô tình làm bẩn quần áo của L.

Câu 16. Khi chứng kiến bạo lực học đường, chúng ta nên thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Quay lại clip để tung lên mạng xã hội.B. Lôi kéo nhiều người khác cùng tham gia.C. Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô.D. Reo hò, cổ vũ hành vi bạo lực học đường.

Câu 17. Cách ứng phó nào dưới đây là phù hợp với quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường?

A. Rủ bạn bè, người thân cùng đánh lại đối phương để giải quyết mâu thuẫn.B. Livestream nói xấu người khác khi mình bị xúc phạm trên mạng xã hội.C. Gọi đến số điện thoại của phòng tư vấn tâm lí học đường hoặc số 111.D. Bao che, dung túng cho người thực hiện hành vi bạo lực học đường.

Câu 18. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề ứng phó với bạo lực học đường?

A. Phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của mọi cá nhân.B. Chỉ có lực lượng công an mới có thể giải quyết bạo lực học đường.C. Mọi mâu thuẫn chỉ có thể được giải quyết bằng bạo lực.D. Giáo dục học sinh là trách nhiệm của riêng nhà trường.

Câu 19. Trên đường đi học về em vô tình bắt gặp nhóm bạn K, T, Q đang đe dọa, trấn lột tiền của bạn V. Trong trường hợp này, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Làm ngơ đi qua vì không liên quan.B. Tìm sự giúp đỡ của người lớn gần đó.C. Chạy nhanh về nhà để báo với bố mẹ.D. Đứng lại để xem, cổ vũ các bạn.

Câu 20. Các loại tệ nạn xã hội phổ biến bao gồm

A. bạo lực học đường, bạo lực gia đình.B. săn bắt, buôn bán động vật quý hiếm.C. chặt phá rừng; ngược đãi, bạo hành trẻ em.D. ma tuý, cờ bạc, mại dâm và mê tín dị đoan.

Câu 21. Bà K là chủ của một đường dây bắt cóc và buôn bán người trái phép qua biên giới. Theo quy định của pháp luật, bà K sẽ phải chịu hình thức xử phạt nào sau đây?

A. Hình sự.B. Phạt tiền.C. Khiến trách.D. Cảnh cáo.

Câu 22. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội?

A. Thiếu hiểu biết, ham chơi, đua đòi.B. Bị dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc hoặc ép buộc.C. Sự quan tâm, giáo dục từ phía gia đình, nhà trường.D. Tác động tiêu cực từ môi trường sống không lành mạnh.

Câu 23. Ý kiến nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tệ nạn xã hội?

A. Tệ nạn xã hội để lại nhiều hậu quả cho các cá nhân, gia đình và xã hội.B. Tệ nạn xã hội chỉ vi phạm chuẩn mực đạo đức không vi phạm pháp luật.C. Tệ nạn xã hội chỉ xuất phát từ nguyên nhân: thiếu hiểu biết, lười biếng.D. Chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn mới dễ lâm vào tệ nạn xã hội.

Câu 24. Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào đã vi phạm pháp luật?

Tình huống. V (14 tuổi) rủ M (14 tuổi) đi chơi cùng một nhóm bạn. Trong cuộc trò chuyện với nhóm bạn, T là một thanh niên lớn tuổi nhất trong nhóm có chủ ý muốn nhờ V và M chuyển hộ một gói hàng cấm và hứa sau khi hoàn thành sẽ cho cả hai một khoản tiền hậu hĩnh. V thấy có vẻ hời nên định đồng ý nhưng đã bị M ngăn cản vì cho rằng đó là hành vi nguy hiểm và vi phạm pháp luật.

A. Bạn V và MB. Bạn V và anh T.C. Anh T.D. Bạn V.

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Là học sinh trung học cơ sở, em cần làm gì để phòng ngừa bạo lực học đường?

Câu 2 (2,0 điểm): Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:Tình huống. Bài kiểm tra môn Toán của N được 5 điểm nên cậu buồn và lo lắng vì sợ về nhà bị mẹ mắng. N đã dấu bài kiểm tra đi nhưng bị mẹ phát hiện. N hứa với mẹ sẽ làm bài kiểm tra thật tốt trong dịp thi cuối học kì để gỡ lại điểm. Tuy nhiên, trong giờ thi việc nhất định phải được điểm cao khiến N căng thẳng, không nhớ được công thức. Để giải quyết việc này, N đã mở tài liệu và bị huỷ bài thi. Vì quá sợ mẹ nên N đã đi lang thang, không dám về nhà.

Câu hỏi:

a) Em nhận xét thế nào về cách ứng phó của bạn N trước tình huống gây tâm lí căng thẳng mà N gặp phải?

b) Theo em, học sinh trung học cơ sở cần làm gì để từng phó với áp lực học tập và kì vọng của gia đình?

1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 GDCD 7

I. Trắc nghiệm khách quan (6,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-B

3-B

4-C

5-D

6-C

7-C

8-D

9-A

10-C

11-C

12-B

13-C

14-A

15-A

16-C

17-C

18-A

19-B

20-D

21-A

22-C

23-A

24-C

II. Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

- Để phòng ngừa bạo lực học đường, em cần:

+ Có lối sống lành mạnh tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.

+ Thân thiện, hòa đồng và xây dựng tình bạn lành mạnh.

+ Kiềm chế cảm xúc, đặc biệt là các cảm xúc tiêu cực.

+ Khéo léo và kịp thời trong giải quyết các hiểu nhầm, xích mích nhỏ.

+ Nhận biết nguy cơ bị bạo lực học đường, tự chủ, không để bị lôi kéo, tham gia các vụ việc bạo lực học đường.

+ Tìm hiểu các thông tin pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.

(*) Lưu ý:

- Học sinh trình bày quan điểm cá nhân

- Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm bài

Câu 2 (2,0 điểm):

Yêu cầu a) Nhận xét: trong trường hợp trên, bạn N đã ứng phó một cách tiêu cực khi gặp phải tình huống gây tâm lí căng thẳng.

Yêu cầu b) Theo em, để ứng phó với áp lực hoch taaoh cad kì vọng của gia đình, học sinh THCS cần:

+ Thiết lập kế hoạch học tập một cách khoa học, hợp lí, cân đối giữa thời gian học tập và thời gian vui chơi, giải trí.

+ Đặt mục tiêu học tập rõ ràng, vừa sức và quyết tâm thực hiện mục tiêu đã đặt ra

+ Trang bị phương pháp học tập khoa học, phù hợp với bản thân

+ Chủ động ôn luyện kiến thức – kĩ năng học tập trước các kì thi

+ Chia sẻ, tâm sự với bố mẹ, người thân,…

(*) Lưu ý:

- Học sinh trình bày quan điểm cá nhân

- Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm bài

1.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 GDCD 7

TT

Mạch nội dung

Nội dung/chủ đề/bài

Mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Giáo dục kĩ năng sống

Nội dung 1: ứng phó với tâm kí căng thẳng

Nội dung 2 : Bạo lực học đường

4 câu

6 câu

3 câu

(1đ)

1 câu

2 câu

1 câu

(2đ)

1 câu

2 câu

1 câu

(3đ)

1 câu

2 câu

2

Giáo dục pháp luật

Nội dung 3 Tệ nạn xã hội

2 câu

1 câu

1 câu

1 câu

Tổng câu

12

0

4

1

4

1

4

0

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

2. Đề thi giữa kì 2 môn GDCD 7 Kết nối tri thức

2.1 Đề thi giữa kì 2 GDCD 7

I. TRẮC NGHIỆM :( 4,0 điểm)

Lựa chọn đáp án em cho là đúng nhất ( 3,0 điểm ) ( Mỗi lựa chọn đúng được 0,25 điểm)

Câu 1. Việc hiểu rõ các khoản tiền mà mình có và lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho cân đối, phù hợp là nội dung của khái niệm:

A. Quản lí tiền.B. Tiết kiệm tiền.C. Chỉ tiêu tiền. D. Phung phí tiền.

Câu 2. Một trong những nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả là:

A. chi tiêu hợp lí và tiết kiệm thường xuyên.B. chi tiêu hợp lí và tăng nguồn thu.C. tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.D. chi tiêu hợp lí, tiết kiệm thường xuyên và tăng nguồn thu.

Câu 3. Việc quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa gì trong cuộc sống?

A. Giúp cho con người có cuộc sống xa hoa.B. Giúp cho con người có cuộc sống nhanh chóng giàu có.C. Giúp cho con người có cuộc sống ổn định, tự chủ, phát triển.D. Giúp cho con người có thể chi tiêu theo ý thích

Câu 4. Tiết kiệm thức ăn, điện, nước,... giúp chúng ta tiết kiệm được

A.Tiền B. XăngC. GạoD. Giấy

Câu 5. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền?

A. Của thiên trả địa. B. Thắt lưng buộc bụng.C. Của chợ trả chợ. D. Còn người thì còn của.

Câu 6. Hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khoẻ; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về: thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

A. Bạo lực học đường. B. Bạo lực gia đình.C. Bạo lực cộng đồng.D. Bạo lực xã hội.

Câu 7. Hành vi nào sau đây là bạo lực học đường?

A. T và D đi qua nhà ông H và bắt trộm gà của nhà ông H.B. K lấy kính của L và dẫm nát kính của L.C. T lấy bút của H để dùng khi chưa hỏi ý kiến của H.D. A trong giờ kiểm tra lén nhìn bài của B.

Câu 8. Trên đường đi học về, T thấy bạn cùng lớp mình đang bị một nhóm học sinh trường khác chặn đường để lấy tiền. Nếu em là T, trong hoàn cảnh đó em sẽ làm gì?

A. Đi qua coi như chưa thấy chuyện gì xảy ra.B. Cùng nhóm bạn trường khác tham gia vào trấn lột tài sản của bạn.C. Lấy điện thoại ra quay live stream đăng lên mạng xã hội.D. Tìm sự giúp đỡ của những người đi đường gần đó ngăn chặn nhóm học sinh trường khác.

Câu 9. Nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường là gì ?

A. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình B. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh.C. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội. D. Tác động từ các game có tính bạo lực.

Câu 10. Việc phòng, chống bao lực học đường được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây?

A. Bộ luật hình sự năm 2015. B. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.C. Bộ luật lao động năm 2020. D. Bộ luật tố tụng hình dân năm 2015.

Câu 11. Để phòng tránh bạo lực học đường, chúng ta nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Kết bạn với những người bạn tốt. B. Giữ im lặng khi bị bạo lực học đường.C. Ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực. D. Tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè.

Câu 12. Nếu nhìn thấy tình trạng các bạn học sinh đang đánh nhau, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây ?

A. Không làm gì cả vì đó không phải việc của mìnhB. Lấy điện thoại quay clip rồi tung lên fakebook.C. Reo hò, cổ vũ các bạn tiếp tục đánh nhau.D. Nhanh chóng báo cho những người lớn đáng tin cậy.

Câu 13. Những ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai khi nói về bạo lực học đường?( 1,0 điểm)

Ý kiến

Đúng

Sai

Người bị bạo lực học đường có thể bị tổn thương thể chất, tinh thần, giảm sút kết quả học tập và rèn luyện.

Bạo lực học đường chỉ xảy ra trong nhà trường.

Người có hành vi gây bạo lực sẽ không chịu ảnh hưởng gì đến tinh thần, nhân cách.

Nguyên nhân khách quan dẫn đến bạo lực học đường là sự thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm, thích thể hiện bản thân, tính cách nông nổi, bồng bột.

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)(HS làm vào giấy kiểm tra riêng).

Câu 1. (3,0 điểm ) Một số các bạn Bán trú trường ta khi lên trường bố mẹ thường đưa 100 000 đồng tiền ăn vì phải ở trọ, nhưng chỉ hai ngày các bạn đã tiêu hết sạch số tiền đó. Đến lớp không chép bài khi thầy hỏi bảo không có tiền mua bút.

a. Em có nhận xét gì cách sử dụng tiền của các bạn? Nếu là em, em sẽ sử dụng số tiền đó như thế nào? ( 1,0 điểm)

b. Để quản lí tiền có hiệu quả thì em cần phải làm gì? (2,0 điểm )

Câu 2. (3,0 điểm ) S và P cùng làng, chơi thân với nhau. Biết P bị B bắt nặt nhiều lần, S vô cùng tức giận. S bày tỏ ý định sẽ rủ thêm bạn trong làng chặn đường dạy cho B một bài học.

Nếu em là P biết sự việc đó, em sẽ nói gì với B và S?( 1,0 điểm)

Theo em, để phòng tránh bạo lực học đường học sinh cần làm gì? (2,0 điểm )

2.2 Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 7

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm-mỗi lựa chọn đúng đạt 0.25 điểm)

Khoanh tròn đáp án đúng (3,0 điểm )

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

D

C

A

B

A

B

D

B

A

A

D

Câu 13. Những ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng, quan điểm nào sai khi nói về bạo lực học đường?( 1,0 điểm)

Ý kiến

Đúng

Sai

Người bị bạo lực học đường có thể bị tổn thương thể chất, tinh thần, giảm sút kết quả học tập và rèn luyện.

x

Bạo lực học đường chỉ xảy ra trong nhà trường.

x

Người có hành vi gây bạo lực sẽ không chịu ảnh hưởng gì đến tinh thần, nhân cách.

x

Nguyên nhân khách quan dẫn đến bạo lực học đường là sự thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm, thích thể hiện bản thân, tính cách nông nổi, bồng bột.

x

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu hỏi

Nội dung

Điểm

Câu 1 (3.0điểm)

Nhận xét:

a. Bạn H sử dụng tiền chưa hợp lí, không biết tiết kiệm…

Nếu là H, em sẽ mua những thứ cần thiết nhất, mua đồ ăn vừa đủ…

b. Học sinh đưa ra cách quản lí tiền phù hợp. (Học sinh đưa ra ít nhất 02 phương án phù hợp, mỗi phương án phù hợp được 0,5 điểm)

1,0

2,0

Câu 2 (3.0 điểm)

a. Nếu biết sự việc đó, em sẽ nói với B và S rằng hành vi của P là sai nhưng nếu B và S cũng làm lại hành động tương tự với P thì các bạn cũng chính là những người gây ra bạo lực học đường. S và P nên báo cho cô giáo về hành động bắt nạt S của B để cô giáo có biện pháp xử lí phù hợp.

b.

+ Kết bạn với những bạn tốt;

+ Trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường;

+ Thông báo cho giáo viên hoặc những người lớn đáng tin cậy khi phát hiện nguy cơ bạo lực học đường;

+ Rời khỏi những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường…

1,0

2,0( mỗi ý 0,5 điểm)

2.3 Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 7

TT

Mạch nội dung

Nội dung

( Tên bài/Chủ đề)

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng số câu

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Giáo dục kĩ năng sống

Phòng, chống bạo lực học đường

3

3

1/2

2

1/2

8

1

5,75

2

Giáo dục kinh tế

Quản lí tiền

2

3

1/2

1/2

5

1

4,25

Tổng số câu

5

6

1

2

1

13

2

10 điểm

Tỉ lệ %

30.0%

45.0%

10%

15%

30%

70%

Tỉ lệ chung

75%

25%

100%

3. Đề thi giữa kì 2 GDCD 7 Chân trời sáng tạo

3.1 Đề thi giữa kì 2 môn GDCD 7

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THCS ……

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: GDCD 7

Thời gian: … phút (không kể thời gian giao đề)

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong

A. gia đình.B. cơ sở giáo dục.C. cơ quan làm việc.D. cộng đồng xã hội.

Câu 2. Hành vi nào sau đây là biểu hiện của bạo lực học đường?

A. Bố mẹ đánh đập, ngược đãi con cái.B. Xúc phạm danh dự của bạn cùng lớp.C. Con cái xúc phạm, lăng mạ cha mẹ.D. Bố mẹ phân biệt đối xử giữa các con.

Câu 3. Những lực lượng nào có trách nhiệm tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường?

A. Các cơ sở giáo dục và lực lượng công an.B. Mỗi học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội.C. Các thầy cô giáo chủ nhiệm và cha mẹ học sinh.D. Lực lượng công an và chính quyền địa phương.

Câu 4. Hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?

A. Giáo viên xâm hại tình dục đối với học sinh.B. Học sinh dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.C. Giáo viên nhắc nhở học sinh cần căm chỉ học tập.D. Học sinh bịa đặt thông tin sai sự thật về giáo viên.

Câu 5. Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến bạo lực học đường?

A. Sự phát triển tâm lí lứa tuổi.B. Tác động của các trò chơi bạo lực.C. Thiếu sự giáo dục từ phía gia đình.D. Tác động xấu từ môi trường xã hội.

Câu 6. Học sinh cần thực hiện hành vi nào dưới đây khi đối diện với các hành vi bạo lực học đường?

A. Liên hệ với người lớn để có sự hỗ trợ phù hợp.B. Cứ để bạo lực học đường diễn ra bình thường.C. Tự tìm cách giải quyết mâu thuẫn với nhau.D. Giữ kín chuyện để không ai biết.

Câu 7. Chủ thể nào trong tình huống sau đây đã vi phạm quy định về phòng, chống bạo lực học đường?

Tình huống. Ba bạn K, P và M đều là học sinh lớp 7A. Trong giờ kiểm tra môn Vật lí, K ngỏ ý muốn được P cho chép bài, nhưng P từ chối. Sau khi hết giờ kiểm tra, K đã ném đồ đạc của P xuống đất, tức tối với P rằng: “Đồ kiêu ngạo, tan học mày sẽ biết tay sao!”. Nhiều bạn khác đã chứng kiến sự việc, khuyên can K không nên nóng giận, thu dọn đồ đạc giúp P; đồng thời lớp trưởng đã bí mật thông báo sự việc với cô chủ nhiệm. M cũng chứng kiến câu chuyện, nhưng M chỉ cười khẩy và và nói nhỏ K rằng: “Đánh cho nó trận cho chừa thói ấy đi! Cậu cần hỗ trợ thì cứ bảo tớ nhé!”

A. Bạn K và M.B. Bạn K và P.C. Bạn K và lớp trưởng.D. Bạn P và lớp trưởng.

Câu 8. T và Q vốn là bạn thân từ thời tiểu học. Lên cấp THCS, do một số hiểu lầm nên giữa hai bạn đã phát sinh mâu thuẫn. Nghi ngờ T đã bịa đặt những thông tin sai sự thật về mình, Q đã có hành vi đe dọa và hẹn cuối giờ sẽ gặp T để giải quyết.

Câu hỏi: Trong trường hợp này, nếu là T, em nên lựa chọn cách ứng xử như thế nào?

A. Không quan tâm vì mình không làm sai điều gì.B. Báo với cô giáo để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.C. Rủ thêm một số bạn đi cùng để đề phòng bất trắc.D. Một mình đến gặp T để giải quyết bằng bạo lực.(bỏ ý nghĩa + nguyên tắc chi tiêu)

Câu 9. Quản lý tiền hiệu quả là việc lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm sao cho

A. cân đối và có nhiều lợi ích nhất.B. đỡ tốn kém, thiệt hại nhất.C. cân đối và tằn tiện.D. thoải mái nhất.

Câu 10. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của quản lí tiền hiệu quả?

A. Mua lượng thức ăn đủ dùng.B. Ngắt nguồn điện khi không sử dụng.C. Mua tất cả những thứ mà mình thích.D. Chỉ mua những thứ mình thực sự cần.

Câu 11. Nhân vật nào dưới đây đã biết cách quản lí tiền hiệu quả?

A. Anh P lấy hết tiền lương và vay thêm tiền để chiếc đồng hồ hàng hiệu.B. Bạn T đòi bố mua cho chiếc iPhone 14 Pro Max dù gia đình còn khó khăn.C. Dì tủ đồ đã chật cứng, nhưng chị K vẫn mua thêm vì “không có gì để mặc”.D. Trước khi chi tiêu, bạn H thường lên danh sách những món đồ thực sự cần.

Câu 12. Bạn học sinh nào dưới đây đã biết cách tạo ra nguồn thu nhập phù hợp với khả năng, lứa tuổi?

A. Bạn K làm các món đồ thủ công (thiệp, hộp bút,..) để bán.B. Bạn H nói dối bố mẹ, lấy tiền đóng học để tiêu xài cá nhân.C. Bạn T trốn học, đi làm thêm tại quán ăn để lấy tiền mua váy.D. Bạn X chơi đánh bài ăn tiền, lấy tiền thắng được để mua đồ.

Câu 13. Câu tục ngữ nào sau đây phản ánh về đức tính tiết kiệm?

A. Miệng ăn núi lở.B. Vắt cổ chày ra nước.C. Kiến tha lâu đầy tổ.D. Vung tay quá trán.

Câu 14. Câu tục ngữ nào sau đây phê phán thói hoang phí?

A. Tích tiểu thành đại.B. Góp gió thành bão.C. Vung tay quá trán.D. Vắt cổ chày ra nước.

Câu 15. Chủ thể nào trong tình huống sau đây đã biết cách tiết kiệm tiền hiệu quả?

Tình huống. P và K sinh ra trong một gia đình khá giả, hằng tháng, hai bạn được bố mẹ cho một số tiền tiêu vặt lớn. P thường chia nhỏ số tiền tiêu vặt đó ra thành nhiều khoản, phục vụ cho các mục đích khác nhau và mỗi tháng, P đặt mục tiêu tiết kiệm 500.000 đồng. Trái lại, K thường tiêu hết số tiền bố mẹ cho và thỉnh thoảng còn xin thêm bố mẹ.

A. Bạn P biết cách quản lí tiền hiệu quả.B. Bạn K biết cách quản lí tiền hiệu quả.C. Bạn P và K biết cách quản lí tiền hiệu quả.D. Không bạn nào biết quản lí tiền hiệu quả.

Câu 16. Cuối năm, C đập ống heo và biết được trong năm vừa rồi mình đã tiết kiệm được 2 triệu đồng. C muốn mua rất nhiều thứ, từ váy áo, phụ kiện, đồ dùng học tập,… Theo em, C cần làm gì để chi tiêu hợp lí với số tiền lì xì hiện có?

A. Mua những thứ thực sự cần thiết trong khuôn khổ số tiền có.B. Mua hết những thứ muốn mua nếu không đủ sẽ đi vay thêm.C. Nói dối bố mẹ xin thêm tiền đóng học để có đủ tiền mua đồ.D. Cố gắng lấy lí do để xin thêm bố mẹ một khoản tiền nữa.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

Yêu cầu a) Nêu ý nghĩa và một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả. Theo em, học sinh có thể lựa chọn các hoạt động nào để tạo ra nguồn thu nhập cho bản thân?

Yêu cầu b) Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây:

+ Ý kiến 1. Chi tiêu hợp lí là mua bất cứ thứ gì mình thích với số tiền có được.

+ Ý kiến 2. Chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn mới cần phải quản lí chi tiêu.

+ Ý kiến 3. Học sinh chỉ cần tập trung vào việc học, không nên quan tâm đến việc quán lí tiền bạc.

Câu 2 (3,0 điểm): Em hãy xử lý các tình huống dưới đây:

Tình huống a) Giờ ra chơi, V nhìn thấy trong cặp sách của N có một cuốn nhật kí nên đã giật lấy. N đuổi theo yêu cầu V trả lại nhưng V không trả mà còn mở cuốn nhật kí và đọc vài câu cho các bạn khác cùng nghe để trêu chọc N. N rất tức giận với hành vi của V nhưng không biết nên làm gì.

Nếu là N, em sẽ xử lí tình huống này như thế nào? Vì sao?

Tình huống b) Biết tin Đ bị S bắt nạt nhiều lần, bạn thân của Đ là T vô cùng tức giận. T bày tỏ ý định sẽ rủ thêm bạn chặn đường dạy cho S một bài học.

Nếu biết sự việc đó, em sẽ nói gì với Đ và T?

3.2 Đáp án đề thi GDCD lớp 7 giữa học kì 2

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B2-B3-B4-C5-A6-A7-A8-B9-A10-C
11-D12-A13-C14-C15-A16-A

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

* Yêu cầu a)

- Ý nghĩa: Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí, rèn luyện tiết kiệm, dự phòng cho trường hợp khó khăn và đầu tư cho tương lai.

- Một số nguyên tắc quản lí tiến hiệu quả:

+ Chi tiêu hợp lí

+ Tiết kiệm thường xuyên

+ Tăng nguồn thu để tạo ra nguồn thu nhập.

- Học sinh có thể chọn các hoạt động phù hợp với khả năng, thời gian của mình, như: thu gom phế liệu, tăng gia sản xuất, tự làm các sản phẩm để bán; cộng tác với một số tờ báo tuổi học trò để viết tin, bài,...

* Yêu cầu b)

- Ý kiến 1. Không đồng tình. Vì: Chi tiêu hợp lí là ưu tiên mua những thứ mình cần hơn những thứ mình muốn.

- Ý kiến 2. Không đồng tình. Vì: quản lí chi tiêu có ý nghĩa quan trọng đối với mọi cá nhân.

- Ý kiến 3. Không đồng tình. Vì: bên cạnh việc học tập, học sinh cũng nên quan tâm, rèn luyện kĩ năng quản lí tiền, quản lí chi tiêu sao cho hiệu quả.

Câu 2 (3,0 điểm):

- Tình huống a) N nên nhẹ nhàng giải thích với V việc tự ý xem nhật kí là xâm phạm quyền riêng tư của người khác và yêu cầu V trả lại, nếu không sẽ báo cáo với giáo viên chủ nhiệm. Hoặc N trực tiếp đi gặp giáo viên chủ nhiệm nhờ can thiệp.

- Tình huống b) Em giải thích cho Đ và T hiểu việc chặn đường S để trả thù là hành vi sai trái và có thể dẫn đến những hậu quả xấu. Khuyên Đ nên kể lại sự việc mình bị S bắt nạt nhiều lần với bố mẹ hoặc giáo viên chủ nhiệm để được giúp đỡ ngăn chặn hành vi đó lại.

3.3 Ma trận đề thi GDCD 7 giữa kì 2

TT

Mạch nội dung

Nội dung/chủ đề/bài

Mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Giáo dục kĩ năng sống

Nội dung 1: Phòng chống bạo lực học đường

4 câu

1/2 câu

(1đ)

2 câu

1/2 câu

(2đ)

1 câu

(3đ)

2 câu

2

Giáo dục kinh tế

Nội dung 2: Quản lí tiền

4 câu

2 câu

2 câu

Tổng câu

8

1/2

4

1/2

0

1

4

0

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

...........

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 GDCD 7 

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh

Download

Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới) 1,3 MB 26/02/2024 DownloadTìm thêm: GDCD 7 Đề thi giữa học kì 2 lớp 71 Bình luậnSắp xếp theo Mặc địnhMới nhấtCũ nhất👨Xóa Đăng nhập để Gửi
  • Phạm Thiên Hương Phạm Thiên Hương

    câu 9 đề 1 ý.

    Phải là c chứ nhở

    Thích Phản hồi 0 29/03/23
    • Trịnh Thị Thanh Trịnh Thị Thanh

      Cảm ơn ban.

      Thích Phản hồi 0 30/03/23
    • Gia huy Hoàng Gia huy Hoàng

      Câu A là đúng rồi nhé bạn

      Thích Phản hồi 0 22:49 20/03

Tài liệu tham khảo khác

  • Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới)

  • Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới)

  • Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới)

  • Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới)

  • Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới)

  • Bộ đề thi giữa học kì 2 môn tiếng Anh 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới)

  • Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục địa phương lớp 7

  • Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 7 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

  • Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới)

Chủ đề liên quan

  • 🖼️ Toán 7 Chân trời sáng tạo
  • 🖼️ Toán 7 Kết nối tri thức
  • 🖼️ Toán 7 Cánh Diều
  • 🖼️ Soạn Văn 7 Cánh Diều
  • 🖼️ Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo
  • 🖼️ Soạn Văn 7 Kết nối tri thức
  • 🖼️ Tiếng Anh 7 Global Success
  • 🖼️ Tiếng Anh 7 Explore English
  • 🖼️ Tiếng Anh 7 Friends Plus
  • 🖼️ Tiếng Anh 7 - iLearn Smart World

Có thể bạn quan tâm

  • 🖼️

    Văn mẫu lớp 9: Dàn ý nghị luận về đức tính trung thực (7 mẫu + Sơ đồ tư duy)

    50.000+ 1
  • 🖼️

    Cách nhận biết các dạng biểu đồ Địa lý

    100.000+
  • 🖼️

    Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng - Cánh Diều 6

    10.000+ 3
  • 🖼️

    Dẫn chứng về sự tự tin - Ví dụ về sự tự tin trong cuộc sống

    100.000+
  • 🖼️

    Mẫu kế hoạch cá nhân thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa 12

    10.000+
  • 🖼️

    Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về cách mạng công nghiệp 4.0 (9 Mẫu)

    50.000+
  • 🖼️

    Bài phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác Mặt trận Tổ quốc (4 mẫu)

    50.000+
  • 🖼️

    Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận về hạnh phúc (4 Mẫu + Sơ đồ tư duy)

    10.000+
  • 🖼️

    Văn mẫu lớp 12: Phân tích ý nghĩa hình ảnh giọt nước mắt của A Phủ (2 Dàn ý + 6 mẫu)

    50.000+
  • 🖼️

    Bộ đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh lớp 7 (Có đáp án)

    100.000+ 10
Xem thêm

Mới nhất trong tuần

  • Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Toán 7 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo

    🖼️
  • Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 7 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo

    🖼️
  • Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 7 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều

    🖼️
  • Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới)

    🖼️
  • Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 7 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    🖼️
  • Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới)

    🖼️
  • Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới)

    🖼️
  • Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 sách Cánh diều

    🖼️
  • Bộ đề ôn thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 sách Chân trời sáng tạo

    🖼️
  • Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn GDCD 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới)

    🖼️
Đề thi giữa kì 2 lớp 7
  • Bộ đề tổng hợp

    • Bộ đề thi giữa kì 2 GDCD 7
    • Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7
    • Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Văn 7
    • Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 7
    • Đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 7
    • Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 7 sách Cánh diều
    • Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 7 Kết nối tri thức
    • Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 7 Chân trời sáng tạo
    • Bộ đề thi giữa kì 2 môn Toán 7 (Sách mới)
    • Bộ đề thi giữa kì 2 HĐTNHN 7 (Sách mới)
    • Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục địa phương 7
  • Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    • Bộ đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 7
    • Đề thi giữa kì 2 KHTN 7
    • Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 7
    • Đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 7
    • Đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 7
    • Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh 7
    • Đề thi giữa kì 2 môn Toán 7 KNTT
    • Đề thi giữa học kì 2 môn HĐTNHN 7 KNTT
  • Sách Chân trời sáng tạo

    • Đề thi giữa kì 2 Văn 7
    • Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN 7
    • Đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục công dân 7
    • Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 7
    • Đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 7
    • Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 7
    • Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh 7
    • Đề thi giữa kì 2 Toán 7 CTST
  • Sách Cánh Diều

    • Đề thi giữa kì 2 Văn 7
    • Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD 7
    • Đề thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7
    • Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 7
    • Đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 7
    • Đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 7
    • Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh 7
    • Đề thi giữa kì 2 môn Toán 7 Cánh diều
    • Đề thi giữa kì 2 môn HĐTNHN 7 Cánh diều
  • Đề cương, ma trận đề thi

    • Môn Ngữ văn
      • Đề cương giữa học kì 2 Văn 7 KNTT
      • Đề cương giữa học kì 2 Văn 7 Cánh diều
      • Đề cương giữa học kì 2 Văn 7 CTST
    • Môn Tiếng Anh
      • Đề cương giữa học kì 2 tiếng Anh 7 (Sách mới)
      • Đề cương giữa học kì 2 Tiếng Anh 7 KNTT
      • Đề cương giữa học kì 2 Tiếng Anh 7 CTST
    • Môn Toán
      • Đề cương giữa học kì 2 Toán 7 Cánh diều
      • Đề cương giữa học kì 2 môn Toán 7 KNTT
      • Đề cương giữa học kì 2 Toán 7 CTST
    • Môn Khoa học tự nhiên
      • Đề cương giữa học kì 2 KHTN 7 (Sách mới)
      • Đề cương giữa học kì 2 KHTN 7 CTST
      • Đề cương ôn tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
      • Đề cương ôn tập KHTN 7 KNTT
    • Môn Giáo dục công dân
      • Đề cương giữa học kì 2 môn GDCD 7 (Sách mới)
      • Đề cương giữa học kì 2 GDCD 7 KNTT
      • Đề cương giữa học kì 2 GDCD 7 CTST
      • Đề cương giữa học kì 2 GDCD 7 Cánh diều
    • Môn Lịch sử - Địa lý 7
      • Đề cương giữa kì 2 Lịch sử - Địa lí 7 (Sách mới)
      • Đề cương giữa học kì 2 Lịch sử - Địa lí 7 CTST
      • Đề cương giữa học kì 2 Lịch sử - Địa lí 7 Cánh diều
      • Đề cương giữa học kì 2 Lịch sử - Địa lí 7 KNTT
    • Môn Công nghệ 7
      • Đề cương giữa học kì 2 môn Công nghệ 7 KNTT
      • Đề cương giữa học kì 2 môn Công nghệ 7 CTST
      • Đề cương giữa học kì 2 Công nghệ 7 Cánh diều
    • Môn Tin học
      • Đề cương giữa học kì 2 môn Tin học 7 KNTT
      • Đề cương giữa học kì 2 Tin học 7 Cánh diều
      • Đề cương giữa học kì 2 Tin học 7 CTST
    • Môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp
      • Đề cương giữa học kì 2 môn HĐTNHN 7 CTST
      • Đề cương giữa học kì 2 HĐTNHN 7 KNTT
      • Đề cương giữa học kì 2 môn HĐTNHN 7 Cánh diều
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm Mua Download Pro 79.000đ

Tài khoản

Gói thành viên

Giới thiệu

Điều khoản

Bảo mật

Liên hệ

Facebook

Twitter

DMCA

Giấy phép số 569/GP-BTTTT. Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/08/2021. Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN MẠNG TRỰC TUYẾN META. Địa chỉ: 56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024 2242 6188. Email: info@meta.vn. Bản quyền © 2025 download.vn.

Từ khóa » Tình Huống Gdcd 7 Giữa Kì 2