Đề Thi Giữa Kì 2 GDCD Lớp 7 Năm 2022 Có Ma Trận Có đáp án (4 đề)

X

Bộ đề thi Giáo dục công dân lớp 7

Mục lục Bộ đề thi lớp 7 các môn học Mục lục đề thi Giáo dục công dân lớp 7 có đáp án Top 15 Đề thi GDCD 7 Giữa học kì 1 sách mới năm 2023 có đáp án Đề thi Giữa kì 1 Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án (2 đề) Đề thi Giữa kì 1 Giáo dục công dân lớp 7 Cánh diều có đáp án (2 đề) Đề thi Giữa kì 1 Giáo dục công dân lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (2 đề) Đề thi Giữa kì 1 GDCD 7 có đáp án (4 đề) Đề thi Học kì 1 GDCD 7 có đáp án (4 đề) Đề thi Giữa kì 2 GDCD 7 có đáp án (4 đề) Đề thi Học kì 2 GDCD 7 có đáp án (4 đề)
  • Giáo dục cấp 2
  • Lớp 7
  • Đề thi Giáo dục công dân lớp 7
Đề thi Giữa kì 2 GDCD lớp 7 năm 2023 có ma trận có đáp án (4 đề) ❮ Bài trước Bài sau ❯

Đề thi Giữa kì 2 GDCD lớp 7 năm 2023 có ma trận có đáp án (4 đề)

Haylamdo biên soạn và sưu tầm Đề thi Giữa kì 2 GDCD lớp 7 năm 2023 có ma trận có đáp án (4 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Giáo dục công dân 7 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Giáo dục công dân lớp 7.

Đề thi Giữa kì 2 GDCD lớp 7 năm 2023 có ma trận có đáp án (4 đề)

MA TRẬN

Cấp độ

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

  1. Sống và làm việc có kế hoạch

Biết thế nào là sống và làm việc có kế hoạch

Hiểu được biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch

Số câu

2

3

5

Số điểm

0,5

0,75

1,25

2. Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam

Biết quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam

Hiểu quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam

Giải quyết tình huống

Bộc lộ suy nghĩ cá nhân về quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam

Số câu

2

3

1/2

1/2

6

Số điểm

0,5

0,75

2,0

1,0

4,25

3. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Biết được thế nào là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Hiểu được biểu hiện của bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Hiểu và nêu được việc làm bảo vệ môi trường

Bộc lộ suy nghĩ cá nhân về bảo vệ môi trường

Số câu

2

3

1/2

1/2

6

Số điểm

0,5

0,75

1,0

1,0

3,25

4. Bảo vệ di sản văn hóa

Biết được thế nào là bảo vệ di sản văn hóa

Hiểu được biểu hiện của bảo vệ di sản văn hóa

Số câu

2

3

5

Số điểm

0,5

0,75

1,25

Tổng số câu

8

12

1/2

1

1/2

22

Tổng số điểm

2,0

3,0

1,0

3,0

1,0

10,0

Tỉ lệ

20%

40%

30%

10%

100%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023

Bài thi môn: GDCD lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Di sản văn hóa nào của nước ta được công nhận là di sản văn hóa thế giới trong số các di sản dưới đây?

A. Chùa Một Cột. B. Bến Nhà Rồng.

C. Ca trù. D. Hoàng thành Thăng Long.

Câu 2. Hành vi nào sau đây là phá hoại di sản văn hoá?

A. Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật

B. Mua bán, trao đổi, vận chuyển các di vật, cổ vật ra nước ngoài để tăng thu nhập kinh tế

C. Phát hiện cổ vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm

D. Nhắc nhở mọi người vệ sinh xung quanh di tích

Câu 3. Di sản văn hóa vật thể bao gồm?

A. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên.

B. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên.

C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

D. Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.

Câu 4. Hát xoan, hát quan họ thuộc loại di sản văn hóa nào?

A. Di sản văn hóa vật thể.

B. Di sản văn hóa phi vật thể.

C. Di tích lịch sử.

D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 5. Áo dài Việt Nam, được xếp vào loại di sản văn hóa nào?

A. Di sản văn hóa vật thể.

B. Di sản văn hóa phi vật thể.

C. Di vật, cổ vật.

D. Bảo vật quốc gia.

Câu 6. Môi trường là gì?

A. Là toàn bộ các yếu tố bao quanh con người.

B. Là toàn bộ các điều kiện nhân tạo bao quanh con người.

C. Là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người.

D. Là tất cả các yếu tố, bộ phận của tự nhiên.

Câu 7. Yếu tố nào sau đây thuộc về tự nhiên?

A. Nhà máy. B. Trường học.

C. Rừng cây. D. Xí nghiệp.

Câu 8. Yếu tố nào sau đây thuộc về điều kiện nhân tạo?

A. Đường sá.

B. Sông suối.

C. Đồi núi.

D. Khoáng sản.

Câu 9. Tài nguyên thiên nhiên là?

A. Điều kiện tự nhiên bao quanh con người.

B. Của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên.

C. Điều kiện nhân tạo bao quanh con người.

D. Của cải vật chất do con người tạo ra.

Câu 10. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có vai trò?

A. Đặc biệt quan trọng với con người.

B. Thể hiện tâm linh con người.

C. Ngăn chặn tác động xấu của con người.

D. Thể hiện giá trị của con người.

Câu 11. Việc trẻ em được tiêm chủng miễn phí là hành vi thể hiện quyền?

A. Được giáo dục.

B. Được bảo vệ.

C. Được chăm sóc.

D. Được nuôi dưỡng.

Câu 12. Trẻ em được đến trường đi học khi đủ độ tuổi là hành vi thể hiện quyền?

A. Được giáo dục.

B. Được bảo vệ.

C. Được chăm sóc.

D. Được nuôi dưỡng.

Câu 13. Trong các hành vi sau, hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em?

A. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.

B. Buộc trẻ em nghiện hút đi cai nghiện.

C. Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho ngào.

D. Buộc trẻ em phải đi học.

Câu 14. Hành vi nào dưới đây là không vi phạm quyền trẻ em?

A. Tuyển học sinh học lớp 7 vào làm ở công trường xây dựng.

B. Bắt con học thêm thật nhiều, quyết tâm phải là học sinh giỏi.

C. Đưa trẻ em đi tiêm vắc-xin bệnh ho gà, bệnh sởi.

D. Cho con uống cà phê để thức khuya, dậy sớm học bài.

Câu 15. Những hành vi nào dưới đây là thực hiện đúng bổn phận của trẻ em?

A. Rửa chén, rửa bát, quét nhà, bồng em.

B. Đi chợ nấu ăn, làm ra nhiều tiền để giúp gia đình.

C. Chăm chỉ việc nhà, lễ phép với người lớn nhưng lười học.

D. Không lễ phép với các thầy cô khác khi đến họ đến thăm lớp mình.

Câu 16. Em thử dự đoán xem với cách làm việc theo kế hoạch thì sẽ đem lại kết quả gì?

A. Hoàn thành công việc đến nơi đến chốn và có hiệu quả, không bỏ sót công việc.

B. Chủ động thời gian làm việc.

C. Nề nếp.

D. Cả ba ý A, B, C.

Câu 17. Yêu cầu của làm việc có kế hoạch?

A. Kế hoạch sống và làm việc phải đảm bảo cân đối các nhiệm vụ: rèn luyện, học tập, lao động, hoạt động, nghỉ ngơi, giúp gia đình.

B. Chi tiết các nhiệm vụ.

C. Không cần đảm bảo thời gian nghỉ ngơi và học tập.

D. Thời gian tùy theo sở thích cá nhân.

Câu 18. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ biết sống và làm việc có kế hoạch?

A. Luôn giúp đỡ mọi người.

B. Phân chia công việc cho từng người.

C. Phân chia thời gian cho từng việc.

D. Chi tiêu hợp lí cho các việc.

Câu 19. Để có thể thực hiện kế hoạch đã đặt ra cần có đức tính gì?

A. Quyết tâm vượt khó, kiên trì, sáng tạo.

B. Đoàn kết.

C. Yêu thương con người.

D. Chí công vô tư.

Câu 20. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Học sinh chỉ cần lập kế hoạch học tập cho mình là đủ.

B. Chỉ cần lập kế hoạch theo tuần, không cần lập kế hoạch từng ngày.

C. Không thể sống và làm việc có kế hoạch.

D. Kế hoạch sống và làm việc phải cân đối các nhiệm vụ.

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2đ)

a. Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên?

b. Hãy nêu 5 việc làm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên và 5 việc làm gây ô nhiễm môi trường, phá hoại tài nguyên thiên nhiên. Theo em học sinh cần làm gì để góp phần bảo vệ môi trường nơi em theo học?

Câu 2. (3đ)

Tình huống: Bé Vy đã đến tuổi đi học lớp 1 nhưng chưa được khai sinh vì bố mẹ em lấy nhau và đã sinh con nhưng chưa đăng ký kết hôn.

a. Theo em bé Vy có quyền được khai sinh không? Vì sao?

b. Ngoài ra bé Vy còn cần được hưởng những quyền gì? Nêu hiểu biết của em về những nội dung đó?

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA SỐ 3

A. TRẮC NGHIỆM: 5,0 điểm

Trả lời đúng mỗi câu được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

B

D

B

B

C

C

A

B

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

C

C

C

A

D

A

C

A

D

B. TỰ LUẬN: 5,0 điểm

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1

a. Nguyên nhân:

- Do con người tác động tiên cực vào môi trường và thiên nhiên (đổ nước thải, rác thải, khói bụi...), không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường

- Do con người khai thác cạn kiệt và bừa bãi nguồn tài nguyên chỉ vì lợi ích trước mắt (đánh bắt thủy hải sản, phá rừng, khai thác than…)

b.

* 5 việc làm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Thu gom và xử lí rác thải; làm vệ sinh môi trường; xử lí chất thải trước khi đổ vào nguồn nước; trồng cây gây rừng; không đánh bắt hải sản bằng phương tiện hủy diệt...

* 5 việc làm gây ô nhiễm môi trường, phá hoại tài nguyên thiên nhiên: Xả rác, chất thải bừa bãi; đổ chất thải, nước thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn nước; sử dụng phân hóa học; thuốc trừ sâu quá mức quy định; đốt phá rừng làm nương rẫy...

* Học sinh cần: Giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch đẹp, thoáng mát; không xả rác bừa bãi ở trong lớp học, ngoài sân trường, đổ rác đúng nơi quy định; không chặt phá cây xanh; đi vệ sinh đúng nơi quy định…

2 điểm

2

a. Bé Vy có quyền được khai sinh dù bố mẹ em chưa đăng kí kết hôn, vì trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch.

b. Ngoài ra bé Vy còn cần được hưởng quyền được chăm sóc và quyền được giáo dục:

+ Quyền được chăm sóc: Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khoẻ, được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình…

+ Quyền được giáo dục: Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ. Trẻ em có quyền được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao.

3 điểm

Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023

Bài thi môn: GDCD lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Đâu không phải di sản văn hóa vật thể?

A. Phố cổ Hội An.

B. Thành nhà Hồ.

C. Hội Gióng tại đền Phù Đổng và đền Sóc.

D. Hoàng thành Thăng Long.

Câu 2. Di sản văn hóa có mấy loại?

A. 4 loại. B. 3 loại.

C. 2 loại. D. 1 loại.

Câu 3. Hành vi nào sau đây là phá hoại di sản văn hoá?

A. Nhắc nhở mọi người vệ sinh xung quanh di tích

B. Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật

C. Phát hiện cổ vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm

D. Mua bán, trao đổi, vận chuyển các di vật, cổ vật ra nước ngoài để tăng thu nhập kinh tế

Câu 4. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là?

A. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng.

B. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình.

C. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được.

D. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần.

Câu 5. Trong các di sản văn hóa sau đây là di sản văn hóa phi vật thể?

A. Vịnh Hạ Long. B. Hồ Gươm.

C. Cồng chiêng Tây Nguyên. D. Phố cổ Hội An.

Câu 6. Tài nguyên thiên nhiên có mối quan hệ như thế nào đối với môi trường?

A. Là một bộ phận quan trọng của môi trường, quan hệ chặt chẽ với môi trường.

B. Là một bộ phận thiết yếu của môi trường, quan hệ gần gũi với môi trường.

C. Là một bộ phận quan trọng của môi trường, có tác động đến môi trường.

D. Là một bộ phận thiết yếu của môi trường, quan hệ chặt chẽ với môi trường.

Câu 7. Hành vi nào sau đây gây ô nhiễm và phá hủy môi trường?

A. Khai thác thủy hải sản theo chu kì.

B. Phá rừng để trồng cây cà phê.

C. Khai thác gỗ theo kế hoạch gắn liền với cải tạo rừng.

D. Trồng cây gây rừng.

Câu 8. Ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề nóng bỏng của?

A. Gia đình. B. Xã hội.

C. Đạo đức. D. Thế giới.

Câu 9. Hành vi nào sau đây thể hiện sự bảo vệ môi trường?

A. Đánh bắt cá bằng bom, mìn.

B. Săn bắt các loại thú quý hiếm.

C. Đốt rừng làm nương, rẫy.

D. Hạn chế các loại rác thải nhựa.

Câu 10. Đâu là nguyên nhân chính dẫn tới cạn kiệt tài nguyên?

A. Do con người khai thác và sử dụng bừa bãi.

B. Do nền kinh tế thị trường tác động.

C. Do môi trường bị ô nhiễm nặng nề.

D. Do thiên tai.

Câu 11. Bổn phận của trẻ em là?

A. Bố bảo nghỉ học ở nhà chăm em cho bố mẹ đi làm.

B. Chăm chỉ học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục.

C. Tập trung vào luyện tập thể dục thể thao đạt thành tích cao.

D. Cần phải học hết chương trình tiểu học (học hết lớp 5).

Câu 12. Gia đình nhà trường khuyến khích các em học tốt, tạo điều kiện cho các em phát triển năng khiếu thể hiện quyền nào sau đây?

A. Quyền được chăm sóc.

B. Quyền được giáo dục.

C. Quyền được vui chơi giải trí.

D. Quyền được bảo vệ.

Câu 13. Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội?

A. Đánh chửi người già yếu.

B. Phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.

C. Lăng mạ những người tàn tật.

D. Chơi đùa trên bãi cõ mặc cho có biển cấm dẫm lên cỏ.

Câu 14. “Con dại cái mang" muốn nói đến trách nhiệm của ai đối với trẻ em?

A. Gia đình.

B. Nhà trường.

C. Xã hội.

D. Nhà nước.

Câu 15. Chọn từ bên dưới để hoàn thành nội dung sau: “Trẻ em có quyền được……… và có quốc tịch. Trẻ em được Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.”

A. khai sinh.

B. khai báo.

C. công khai.

D. công nhận.

Câu 16. Việc làm nào thể hiện tính kế hoạch?

A. Làm đến đâu thì hay đến đấy.

B. Chỉ cần lập kế hoạch cho những việc quan trọng.

C. Từ việc nhỏ đến việc lớn đều cần có kế hoạch.

D. Chỉ nên lập kế hoạch ngắn hạn.

Câu 17. Để thực hiện tốt “sống và làm việc có kế hoạch” học sinh phải?

A. Nhờ người khác lập ra kế hoạch cho mình thực hiện.

B. Biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

C. Chẳng cần kế hoạch.

D. Bố mẹ bảo thì mình làm.

Câu 18. Sống, làm việc có kế hoạch là gì?

A. Biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng.

B. Xây dựng kế hoạch theo sự chỉ định của bố mẹ, ông bà.

C. Làm theo mẫu của những người nổi tiếng.

D. Sắp xếp công việc theo kế hoạch dài hạn.

Câu 19. Để có thể thực hiện kế hoạch đã đặt ra cần có đức tính gì?

A. Yêu thương con người.

B. Đoàn kết.

C. Chí công vô tư.

D. Quyết tâm vượt khó, kiên trì, sáng tạo.

Câu 20. Ý nghĩa của làm việc có kế hoạch?

A. Giúp ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức và đạt hiệu quả trong công việc.

B. Giúp ta trở nên giàu có nhanh chóng.

C. Giúp con người không cần lao động mà vẫn được sống sung túc.

D. Giúp ta bảo vệ được những thành quả đã có.

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2đ)

a. Thế nào là môi trường? Thế nào là tài nguyên thiên nhiên?

b. Khi gặp những hành vi phá hoại môi trường và tài nguyên thiên nhiên, em cần phải làm gì?

Câu 2. (3đ)

Bản tính thông minh, chăm chỉ, nhưng vì nhà nghèo quá nên mới học hết lớp 6 Hoà đã phải nghĩ đến chuyện thôi học, ở nhà lao động để kiếm sống. Nhưng rồi, được cô giáo và một số bạn bè ở lớp khuyên nhủ, Hoà đã bỏ ý định thôi học. Vì có lòng quyết tâm, với tính chăm chỉ được rèn luyện từ nhỏ, Hoà đã vừa đi học vừa lao động phụ giúp bố mẹ. Hoà không những không phải bỏ học, mà còn trở thành học sinh giỏi của lớp 7A.

a. Hoà đã thực hiện tốt quyền và bổn phận gì của trẻ em ?

b. Em có thể học tập được điều gì ở bạn Hoà ?

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA SỐ 4

A. TRẮC NGHIỆM: 5,0 điểm

Trả lời đúng mỗi câu được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

C

D

D

C

D

B

D

D

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

B

B

A

A

C

B

A

D

A

B. TỰ LUẬN: 5,0 điểm

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1

- Môi trường: Là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, và vật chất nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. (0,5 đ)

- Tài nguyên thiên nhiên: Là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người. (0,5 đ)

- Khi gặp hành vi phá hoại em cần phải làm:

+ Khuyên người đó nên dừng lại hành vi phá hoại tài nguyên thiên nhiên và môi trường. (0,5 đ)

+ Nhắc nhở họ nếu tiếp tục phá hoại tài nguyên thiên nhiên và môi trường sẽ gây ra những hậu quả xấu. (0,5 đ)

+ Giải thích cho người đó hiểu vai trò của tài nguyên thiên nhiên và môi trường đối với dời sống con người. (0,5 đ)

+ Báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phá hoại tài nguyên thiên nhiên và môi trường để kịp thời có biện pháp xử lí. (0,5 đ)

2 điểm

2

a. Hoà đã thực hiện tốt quyền được học tập của trẻ em và bổn phận giúp đỡ bố mẹ.

b. Em học tập ở Hòa đức tính biết giúp đỡ gia đình và cố gắng học tập tốt hơn nữa để không phụ lòng của cha mẹ.

3 điểm

Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.

Đề thi Giữa kì 2 GDCD lớp 7 năm 2023 có ma trận có đáp án (4 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023

Bài thi môn: GDCD lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Di sản văn hóa bao gồm những loại nào?

A. Di sản văn hóa vật thể và hữu hình.

B. Di sản văn hóa phi vật thể và vô hình.

C. Di sản văn hóa hữu hình và vô hình.

D. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Câu 2. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là?

A. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần.

B. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình.

C. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng.

D. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được.

Câu 3. Thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, Hoàng thành Thăng Long thuộc loại di sản văn hóa nào?

A. Di sản văn hóa vật thể.

B. Di sản văn hóa phi vật thể.

C. Di tích lịch sử.

D. Danh lam thắng cảnh.

Câu 4. Pháp luật nước ta nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

A. Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa.

B. Bảo vệ di tích lịch sử.

C. Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo.

D. Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Câu 5. Di sản văn hóa nào sau đây là di sản văn hóa phi vật thể?

A. Vịnh Hạ Long. B. Di sản văn hóa Mĩ Sơn – tỉnh Quảng Nam.

C. Chùa Vĩnh Nghiêm. D. Dân ca quan họ Bắc Ninh.

Câu 6. Ngày nào trong năm được chọn là ngày “Môi trường thế giới”?

A. Ngày 06 tháng 5. B. Ngày 05 tháng 6.

C. Ngày 16 tháng 5. D. Ngày 15 tháng 6.

Câu 7. Chương trình “Giờ trái đất” kêu gọi mọi người hưởng ứng bằng hành động gì?

A. Dọn vệ sinh trong một giờ.

B. Xem TV trong một giờ.

C. Tắt điện trong một giờ.

D. Ngưng dùng điện thoại trong một giờ.

Câu 8. Yếu tố nào sau đây không phải là tài nguyên thiên nhiên?

A. Dung dịch HCl được điều chế trong phòng thí nghiệm.

B. Rừng.

C. San hô.

D. Cá voi.

Câu 9. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ của?

A. Người lớn.

B. Học sinh.

C. Cơ quan tài nguyên và môi trường.

D. Tất cả mọi người.

Câu 10. Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người được gọi là?

A. Tài nguyên thiên nhiên.

B. Thiên nhiên.

C. Tự nhiên.

D. Môi trường.

Câu 11. Trong trường hợp bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường trộm cắp thì em sẽ làm gì?

A. Làm theo lời dụ dỗ.

B. Rủ rê thêm bạn bè cho đỡ sợ.

C. Nói với bố mẹ, thầy cô giáo và đề nghị giúp đỡ.

D. Không làm theo nhưng cũng không báo với người lớn.

Câu 12. Được sống chung với cha mẹ, được chăm sóc sức khỏe, là nội dung thuộc nhóm quyền nào theo luật được bảo vệ, giáo dục và chăm sóc của trẻ em Việt Nam?

A. Quyền được bảo vệ. B. Quyền được chăm sóc.

C. Quyền được giáo dục. D. Quyền được tham gia.

Câu 13. Bổn phận của trẻ em là?

A. Yêu Tổ quốc.

B. Không tham gia bất cứ một việc gì.

C. Muốn làm việc gì tùy thích.

D. Đánh bạc, uống rượu, hút thuốc.

Câu 14. Hành vi nào dưới đây là vi phạm quyền trẻ em?

A. Bắt trẻ em lao động quá sức.

B. Nhắc nhở con làm bài tập ở nhà.

C. Tổ chức 1.6 cho trẻ em.

D. Không cho con thức khuya chơi game.

Câu 15. “Trẻ em được chung sống với bố mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình” là thuộc nhóm quyền?

A. Quyền được bảo vệ của trẻ em Việt Nam.

B. Quyền được chăm sóc của trẻ em Việt Nam.

C. Quyền được giáo dục của trẻ em Việt Nam.

D. Quyền phát triển của trẻ em Việt Nam.

Câu 16. Nội dung nào sau đây không thể hiện làm việc theo kế hoạch?

A. Việc làm hôm nay chớ để ngày mai.

B. Học bài nào về nhà xào ngay bài đó.

C. Không cần dự kiến trước kết quả đạt được.

D. Giờ nào việc đó.

Câu 17. Để sống và làm việc có kế hoạch chúng ta cần phải làm gì?

A. Không cần điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

B. Quyết tâm vượt khó, kiên trì với kế hoạch đầu tiên đã đặt ra.

C. Đảm bảo cân đối các nhiệm vụ, biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết, quyết tâm vượt khó, kiên trì, sáng tạo khi thực hiện kế hoạch đã đặt ra.

D. Nhờ bạn học giỏi lập kế hoạch cho.

Câu 18. Sống và làm việc có kế hoạch có ý nghĩa như thế nào?

A. Chúng ta bị động, làm theo sự sắp xếp.

B. Giúp chúng ta kiếm được nhiều tiền dù còn là học sinh.

C. Giúp chúng ta lười học, có thời gian để chơi nhiều hơn.

D. Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức và đạt hiệu quả trong công việc.

Câu 19. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Học sinh chỉ cần lập kế hoạch học tập cho mình là đủ.

B. Chỉ cần lập kế hoạch theo tuần, không cần lập kế hoạch từng ngày.

C. Không thể sống và làm việc có kế hoạch.

D. Kế hoạch sống và làm việc phải cân đối các nhiệm vụ.

Câu 20. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ biết sống và làm việc có kế hoạch?

A. Phân chia thời gian cho từng việc.

B. Phân chia công việc cho từng người.

C. Chi tiêu hợp lí cho các việc.

D. Luôn giúp đỡ mọi người.

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2đ)

Trong khu dân cư của Huyền có thùng rác công cộng. Đa số các gia đình đổ rác vào thùng, đổ vào xe rác mỗi buổi chiều nên khu phố tương đối sạch sẽ. Thế nhưng vẫn còn một số nhà đổ rác vào bãi ở đầu phố, rác bay lung tung, ruồi muỗi trông rất mất vệ sinh. Huyền còn nhỏ chẳng biết nói sao với họ.

a. Em nhận xét gì về hành vi của các gia đình đổ rác bừa bãi

b. Nếu gặp trường hợp như Huyền em xử lí như thế nào?

Câu 2. (3đ)

Hà sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng lại ham chơi và lười học, không nghe lời cha mẹ. Nhiều lần Hà đã trốn học để theo đám bạn đi chơi, việc học ngày càng yếu dần.

a. Hà đã không làm tròn những bổn phận gì?

b. Nếu em là Hà, em sẽ làm gì?

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1

A. TRẮC NGHIỆM: 5,0 điểm

Trả lời đúng mỗi câu được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

A

A

A

D

B

C

A

D

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

C

B

A

A

B

C

C

D

D

A

B. TỰ LUẬN: 5,0 điểm

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1

a. Nhận xét:

+ Không chấp hành pháp luật, không có ý thức bảo vệ môi trường.

+ Sống mất vệ sinh gây ô nhiễm môi trường.

b. Xử lí:

+ Nhắc nhở mọi người làm như thế gây ô nhiễm môi trường làm mất mĩ quan.

+ Báo cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lí.

1 điểm

1 điểm

2

a. Hà đã không làm tròn những bổn phận:

- Bổn phận của người học sinh: lười học, việc học ngày càng sa sút

- Bổn phận người con trong gia đình: Không thương yêu, biết ơn cha mẹ, không giúp đỡ cha mẹ.

b. Nếu là Hà em sẽ làm tròn bổn phận của trẻ em:

- Yêu Tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Yêu quý, kinh trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn.

- Chăm chỉ học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục.

1,5 điểm

1,5 điểm

Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.

Đề thi Giữa kì 2 GDCD lớp 7 năm 2023 có ma trận có đáp án (4 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2023

Bài thi môn: GDCD lớp 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác được gọi là?

A. Di sản.

B. Di vật.

C. Di sản văn hóa vật thể.

D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 2. Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là?

A. Di sản.

B. Giá trị văn hóa.

C. Di sản văn hóa vật thể.

D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 3. Việc làm nào dưới đây góp phần bảo vệ di sản văn hóa?

A. Trường em tổ chức cuộc thi: “Em yêu làn điệu hát dân ca”.

B. Ăn cắp cổ vật.

C. Lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử.

D. Vứt rác bừa bãi xung quanh di tích.

Câu 4. Nếu phát hiện trong vườn nhà có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đâu em cần lựa chọn phương án nào dưới đây?

A. Báo cho chính quyền địa phương.

B. Mang đi bán.

C. Lờ đi coi như không biết.

D. Giấu không cho ai biết.

Câu 5. Trong các di sản văn hóa sau đây là di sản văn hóa phi vật thể?

A. Vịnh Hạ Long. B. Hồ Gươm.

C. Cồng chiêng Tây Nguyên. D. Phố cổ Hội An.

Câu 6. Đâu không phải là nguyên nhân khiến Trái đất nóng lên?

A. Hiệu ứng nhà kính.

B. Xử lí chất thải trước khi đổ vào nguồn nước.

C. Xả thải trực tiếp vào môi trường.

D. Chặt phá rừng bừa bãi.

Câu 7. Hành động vứt rác thải xuống dòng sông là thể hiện?

A. Nếp sống văn minh, giữ vệ sinh nơi cư trú.

B. Tính tiết kiệm đỡ tốn tiền đổ rác.

C. Ý thức bảo vệ môi trường kém.

D. Thói quen gặp đâu vứt rác đó cho khỏe.

Câu 8. Biện pháp nào dưới đây có tác dụng bảo vệ môi trường?

A. Dùng than tổ ong để đốt thay củi nhằm tiết kiệm tiền.

B. Bón nhiều phân bón hóa học để cây trồng được xanh tốt.

C. Diệt hết các loại côn trùng để bảo vệ cây trồng.

D. Xử lý nước thải công nghiệp trước khi đổ vào nguồn nước.

Câu 9. Rừng bị chặt phá trên thượng nguồn sẽ gây ra tác động gì?

A. Cân bằng sinh thái.

B. Dễ dàng gây mưa.

C. Môi trường sạch đẹp trong lành.

D. Lụt lội, xói mòn, sạc lở đất.

Câu 10. Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người được gọi là?

A. Tài nguyên thiên nhiên. B. Thiên nhiên.

C. Tự nhiên. D. Môi trường.

Câu 11. “Trẻ em có quyền có khai sinh, Quốc tịch” là nội dung nằm trong quyền?

A. được chăm sóc. B. được giáo dục.

C. được phát triển. D. được bảo vệ.

Câu 12. Dòng nào sau đây không đúng khi nói về quyền được chăm sóc của trẻ em?

A. Trẻ được chăm sóc nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khỏe.

B. Trẻ khuyết tật được giúp đỡ điều trị, phục hồi chức năng.

C. Trẻ không nơi nương tựa được Nhà nước chăm sóc, nuôi dạy.

D. Trẻ chỉ được sống chung và hưởng sự chăm sóc của cha mẹ.

Câu 13. Tại Việt Nam, trẻ em là những người có độ tuổi dưới?

A. 14 tuổi. B. 15 tuổi.

C. 16 tuổi. D. 17 tuổi.

Câu 14. Quyền được giáo dục của trẻ em không bao gồm nội dung nào sau đây?

A. Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ.

B. Trẻ em có quyền được đóng góp ý kiến.

C. Trẻ em có quyền được vui chơi giải trí.

D. Trẻ có quyền được tham gia các hoạt động văn hóa.

Câu 15. Trẻ em được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ về?

A. tính mạng, nhân cách, phẩm chất, giá trị.

B. tính mạng, danh dự, giá trị, nhân phẩm.

C. tính mạng, danh dự, thân thể, nhân phẩm.

D. tính mạng, thân thể, nhân cách, giá trị.

Câu 16. Nội dung nào sau đây không thể hiện làm việc theo kế hoạch?

A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

B. Học trước chơi sau.

C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.

D. Chơi điện tử trong giờ học.

Câu 17. Câu tục ngữ nào sau đây nói về sống và làm việc có kế hoạch?

A. Đục nước béo cò.

B. Việc hôm nay chớ để ngày mai.

C. Sông có khúc người có lúc.

D. Trời đánh tránh miếng ăn.

Câu 18. Yêu cầu của làm việc có kế hoạch?

A. Chi tiết các nhiệm vụ.

B. Thời gian tùy theo sở thích cá nhân.

C. Không cần đảm bảo thời gian nghỉ ngơi và học tập.

D. Kế hoạch sống và làm việc phải đảm bảo cân đối các nhiệm vụ: rèn luyện, học tập, lao động, hoạt động, nghỉ ngơi, giúp gia đình.

Câu 19. Em thử dự đoán xem với cách làm việc theo kế hoạch thì sẽ đem lại kết quả gì?

A. Hoàn thành công việc đến nơi đến chốn và có hiệu quả, không bỏ sót công việc.

B. Chủ động thời gian làm việc.

C. Nề nếp.

D. Cả ba ý A, B, C.

Câu 20. Sống và làm việc có kế hoạch có ý nghĩa như thế nào?

A. Chúng ta bị động, làm theo sự sắp xếp.

B. Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức và đạt hiệu quả trong công việc.

C. Giúp chúng ta lười học, có thời gian để chơi nhiều hơn.

D. Giúp chúng ta kiếm được nhiều tiền dù còn là học sinh.

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2đ)

a. Thế nào là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường? Vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người.

b. Những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Bản thân em đã làm gì để bảo vệ cảnh quan, môi trường ở trường lớp của mình?

Câu 2. (3đ)

Gia đình Hoàng nghèo, đông con, bố mẹ Hoàng phải làm lụng vất vả sớm khuya để có tiền cho anh em Hoàng ăn học cùng bạn bè. Nhưng do đua đòi ham chơi, Hoàng nhiều lần bỏ học đi chơi điện tử với bạn bè xấu. Kết quả học tập ngày càng kém. Có lần Hoàng bị bố mắng Hoàng bỏ đi cả đêm không về. Cuối năm học Hoàng không đủ điểm để lên lớp 8, Hoàng phải học lại lớp 7.

a. Hãy nêu nhận xét của em về việc làm của bạn Hoàng?

b. Nếu là bạn cùng lớp của Hoàng, em sẽ làm gì?

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2

A. TRẮC NGHIỆM: 5,0 điểm

Trả lời đúng mỗi câu được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

C

A

A

C

B

C

D

D

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

D

D

C

B

C

D

B

D

D

B

B. TỰ LUẬN: 5,0 điểm

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1

a.

* Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

- Bảo vệ môi trường: Là giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp đảm bảo cần bằng sinh thái, cải thiện môi trường, ngăn chặn khắc phục hậu quả do con người và thiên nhiên gây ra.

- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: Là khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tu bổ tái tạo tài nguyên thiên nhiên có thể phục hồi được.

* Vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người.

- Môi trường và TNTN có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc sống con người. Nếu không có môi trường con người không thể tồn tại được.

+Cung cấp cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển mọi mặt trí tuệ, đạo đức, tinh thần.

+ Tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng của con người.

b.

* Những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Môi trường và TNTN là tài sản quý báu của quốc gia vì vậy chúng ta cần bảo vệ.

- Thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường

- Tuyên truyền ,nhắc nhở mọi người cùng thực hiện việc bảo vệ môi trường và TNTN

- Có ý thức bảo vệ môi trường và TNTN, ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường và TNTN:

+ Giữ gìn môi trường, đổ rác đúng nơi quy định.

+ Hạn chế dùng chất khó phân hủy (niol, nhựa), thu gom, tái chế và tái sử dụng đồ phế thải.

+ Tiết kiệm điện, nước sạch…

- Có thái độ phe phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật bảo vệ môi trường. Nếu thấy các hiện tượng làm ô nhiễm môi trường phải nhắc nhở hoặc báo với cơ qquan có thẩm quyền để trừng trị nghiêm khắc kẻ cố tình hủy hoại môi trường.

* Bản thân em đã bảo vệ cảnh quan, môi trường ở trường lớp của mình

- Trồng và chăm soc cây xanh trong vườn trường.

- Tham gia trực nhật, lao động don vệ sinh trường, lớp,...

- Không xả rác bừa bãi ở trong lớp học, ngoài sân trường, đổ rác đúng nơi quy định.

- Đi tiêu, đi tiểu đúng nơi quy định…

1 điểm

1 điểm

2

a. Hoàng đua đòi ham chơi, không chăm chỉ học tập, không thực hiện tốt nội quy của nhà trường. Không thực hiện tốt nghĩa vụ của người con trong gia đình, không làm tròn quyền và bổn phận học tập của trẻ em.

b. Nếu là bạn cùng lớp của Hoàng, em sẽ khuyên can Hoàng, giúp đỡ Hoàng trong học tập và cuộc sống. Kết hợp với các bạn khác và gia đình Hoàng để giúp Hoàng thực hiện tốt nghĩa vụ của người con trong gia đình, không làm tròn quyền và bổn phận học tập của trẻ em.

1,5 điểm

1,5 điểm

Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.

Xem thêm các đề thi Giáo dục công dân lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

  • Bộ 4 Đề thi GDCD lớp 7 Học kì 2 năm 2023 tải nhiều nhất
  • Đề thi Học kì 2 GDCD lớp 7 năm 2023 có ma trận có đáp án (4 đề)
  • Đề thi Giữa học kì 1 GDCD 7 có ma trận có đáp án (4 đề)
  • [Năm 2023] Bộ Đề thi Giữa kì 1 GDCD 7 theo thông tư 22 (8 đề)
  • Bộ 4 Đề thi GDCD lớp 7 Học kì 1 năm 2023 tải nhiều nhất
❮ Bài trước Bài sau ❯ 2018 © All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status

Từ khóa » Tình Huống Gdcd 7 Giữa Kì 2