Đề Thi Học Kì 2 Văn 8 Có đáp án - Đề 9 - Top Lời Giải

Mục lục nội dung Đề thi Học kì 2 Văn 8 có đáp án - Đề 9ĐỀ BÀI:HƯỚNG DẪN VÀ THANG ĐIỂM:

Đề thi Học kì 2 Văn 8 có đáp án - Đề 9

ĐỀ BÀI:

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM. (3.5điểm - gồm 07câu: mỗi câu khoanh đúng 0.5 điểm)

Đọc kỹ bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào đáp án đúng trong các câu sau:

                                    Sáng ra bờ suối, tối vào hang,

                                    Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

                                    Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,

                                    Cuộc đời cách mạng thật là sang.

                                                                                                 Tháng 2 năm 1941

 ( Thơ Hồ Chủ tịch, NXB Văn học, Hà Nội 1967).

Câu 1: Bài thơ: “ Tức cảnh Pác Bó” được sáng tác theo thể thơ gì ?

A. Thất ngôn bát cú đường luật. 

B. Thất ngôn tứ tuyệt.

C. Song thất lục bát.

D. Ngũ ngôn.

Câu 2: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được viết với giọng điệu như thế nào ?

A. Giọng điệu thoải mái pha chút vui đùa, hóm hỉnh.

B. Giọng điệu buồn thảm thê lương.

C. Giọng điệu nhẹ nhàng, bình thường.

D. Giọng điệu bi hùng, ai oán.

Câu 3: Những hình ảnh nào trong bài thơ đề cập đến những sinh hoạt vật chất hàng ngày của Bác ?

A. Bờ suối, hang. 

B. Cháo bẹ, rau măng.

C. Bàn đá chông chênh.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4: Khi nhận xét về Bác Hồ, nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu đều có chung nhận định: “ Trong người Bác luôn có sẵn cái thú lâm tuyền”. Thú lâm tuyền ở đây có nghĩa là gì là

A. Bác Hồ luôn yêu quý và thường hay nuôi dưỡng những con thú để bầu bạn với mình.

B. Bác luôn yêu thích thiên nhiên, sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên.

C. Đó là những con vật ở chốn núi rừng.

D. Sở thích đi săn thú của Bác Hồ.

Câu 5: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được viết theo phương thức biểu đạt nào ?

A. Phương thức miêu tả và tự sự.

B. Phương thức trần thuật và tự sự.

C. Phương thức tự sự và biểu cảm.

D. Phương thức biểu cảm và miêu tả

Câu 6: Nhận định nào nói đúng nhất về con người Bác trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” ?

A. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.

B. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh.

C. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế của cách mạng.

D. Yêu nước, thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc.

Câu 7: Câu thơ “ Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.”  thuộc kiểu câu nào ?

A. Câu cảm thán. 

B. Câu nghi vấn.

C. Câu trần thuật.

D. Câu cầu khiến

PHẦN II: PHẦN TỰ LUẬN. (6,5 điểm).

Câu 1: (1,5 điểm): Chép thuộc lòng bài thơ  “Đi đường”  của Hồ Chủ tịch (bản dịch thơ của Nam Trân). Qua bài thơ “Đi đường” của Bác, em có thể rút ra được gì cho bản thân ? (Hãy trình bày ngắn gọn bằng một đoạn văn từ 6 – 8 dòng).

Câu2: (1,5 điểm): Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:

                                                            “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

                                                            Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

                                                                                    (Ngắm trăng – Hồ Chí Minh)

Câu 3: (3,5 điểm): Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử ở quê hương.

-----------------Hết------------------------

HƯỚNG DẪN VÀ THANG ĐIỂM:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,5 điểm ) - ( mỗi câu khoanh đúng 0.5 điểm )

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

B

A

D

B

D

A

C

II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 6,5 điểm):

Câu 1. (1,5 điểm):

* Học sinh chép đúng đầy đủ, trình bày sạch sẽ bài thơ (bản dịch thơ của Nam Trân) và chú ý các dấu câu. (0,5 điểm).

* Học sinh trình bày được những cảm nhận của bản thân từ việc đi đường qua một số ý sau

- Từ việc đi đường đã gợi ra chân lý đường đời: vượt qua gian nan, chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang (0,25 điểm).

- Bài hoc về sự thành công trên đường đời : Hành trang mà con người mang theo là lòng kiên nhẫn, bền gan, vững trí để vượt qua tất cả những thử thách gian lan của cuộc đời. (0,25 điểm).

- Học tập được tư tưởng của Bác qua bài thơ. (0,25 điểm).

- Tự rèn luyện bản thân trên chính con đường đi của cuộc đời mình . (0,25 điểm).

Câu 2. (1,5 điểm):

* Chỉ ra được các biện pháp tu từ trong các câu thơ trên. (0,5 điểm).

- Phép tu từ nhân hóa : “Trăng nhòm”, điệp từ : “Ngắm”

* Giá trị của các biện pháp tu từ trong câu thơ trên:

- Nghệ thuật nhân hóa : trăng được nhân hóa có gương mặt và ánh mắt như con người. Nhà thơ và trăng lặng lẽ nhìn nhau, cảm thông, chia sẻ mối tình tri âm, tri kỷ. (0,5 điểm).

- Nghệ thuật điệp từ : “ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người, đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc đời (0,5 điểm).

Câu 3. (3,5 điểm):  

Cách trình bày bài văn: về từ ngữ, câu văn, đoạn văn rõ ràng, mạch lạc … (0.5 điểm)

* Mở bài: (0,5 điểm)

- Giới thiệu chung về vị trí và ý nghĩa về văn hóa, lịch sử, xã hội của danh lam thắng cảnh đối với quê hương.

* Thân bài: (2,0 điểm).

- Vị chí địa lý quá trình hình thành và phát triển

- Cấu trúc quy mô.

- Hiện vật trưng bày thờ cúng.

- Phong tục lễ hội.

* Kết bài: (0,5 điểm): Thái độ tình cảm đối với danh lam thắng cảnh.

Từ khóa » Câu Thơ Sáng Ra Bờ Suối Tối Vào Hang Thuộc Kiểu Câu Gì