Tổng Hợp 24 đề Thi Ngữ Văn Lớp 8 Học Kỳ 2 Có đáp án - Tài Liệu Text

Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Ngữ văn
Tổng hợp 24 đề thi ngữ văn lớp 8 học kỳ 2 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.53 KB, 78 trang )

ĐỀ THI HỌC KỲ IIĐỀ 1Môn: Ngữ Văn 8Thời gian: 90 phútPHẦN I: TRẮC NGHIỆM.(3.5điểm - gồm 07câu: mỗi câu khoanh đúng 0.5 điểm)Đọc kỹ bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào đáp án đúng trong cáccâu sau:Sáng ra bờ suối, tối vào hang,Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,Cuộc đời cách mạng thật là sang.Tháng 2 năm 1941( Thơ Hồ Chủ tịch, NXB Văn học, Hà Nội 1967).Câu 1: Bài thơ: “ Tức cảnh Pác Bó” được sáng tác theo thể thơ gì ?A. Thất ngôn bát cú đường luật.C. Song thất lục bát.B. Thất ngôn tứ tuyệt .D. Ngũ ngôn.Câu 2: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được viết với giọng điệu như thế nào ?A. Giọng điệu thoải mái pha chút vui đùa, hóm hỉnh.B. Giọng điệu buồn thảm thê lương.C. Giọng điệu nhẹ nhàng, bình thường.D. Giọng điệu bi hùng, ai oán.Câu 3: Những hình ảnh nào trong bài thơ đề cập đến những sinh hoạt vật chất hàng ngàycủa Bác ?A. Bờ suối, hang.C. Bàn đá chông chênh.B. Cháo bẹ, rau măng.D. Cả A,B,C đều đúng.Câu 4: Khi nhận xét về Bác Hồ, nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu đều có chung nhận định: “Trong người Bác luôn có sẵn cái thú lâm tuyền”. Thú lâm tuyền ở đây có nghĩa là gì làA. Bác Hồ luôn yêu quý và thường hay nuôi dưỡng những con thú để bầu bạn với mình.B. Bác luôn yêu thích thiên nhiên, sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên.C. Đó là những con vật ở chốn núi rừng.D. Sở thích đi săn thú của Bác Hồ.Trang 1Câu 5: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được viết theo phương thức biểu đạt nào ?A. Phương thức miêu tả và tự sự.B. Phương thức trần thuật và tự sự.C. Phương thức tự sự và biểu cảm.D. Phương thức biểu cảm và miêu tảCâu 6: Nhận định nào nói đúng nhất về con người Bác trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” ?A. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.B. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh.C. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế của cách mạng.D. Yêu nước, thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc.Câu 7: Câu thơ “ Sáng ra bờ suối, tối vào hang,Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.” thuộc kiểu câu nào ?A. Câu cảm thán.C. Câu trần thuật.B. Câu nghi vấn.D. Câu cầu khiếnPHẦN II: PHẦN TỰ LUẬN. (6,5 điểm).Câu 1: (1,5 điểm): Chép thuộc lòng bài thơ “Đi đường” của Hồ Chủ tịch (bản dịch thơ củaNam Trân). Qua bài thơ “Đi đường” của Bác, em có thể rút ra được gì cho bản thân ? (Hãy trìnhbày ngắn gọn bằng một đoạn văn từ 6 – 8 dòng).Câu2: (1,5 điểm): Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổTrăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”(Ngắm trăng – Hồ Chí Minh)Câu 3: (3,5 điểm): Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử ở quê hương.-----------------Hết-----------------------ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂMI. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,5 điểm ) - ( mỗi câu khoanh đúng 0.5 điểm )CâuĐáp án1B2A3D4B5D6A7CII. PHẦN TỰ LUẬN : ( 6,5 điểm):Câu 1. (1,5 điểm):* Học sinh chép đúng đầy đủ, trình bày sạch sẽ bài thơ (bản dịch thơ của Nam Trân) vàchú ý các dấu câu. (0,5 điểm).Trang 2* Học sinh trình bày được những cảm nhận của bản thân từ việc đi đường qua một số ýsau- Từ việc đi đường đã gợi ra chân lý đường đời: vượt qua gian nan, chồng chất sẽ tớithắng lợi vẻ vang (0,25 điểm).- Bài hoc về sự thành công trên đường đời : Hành trang mà con người mang theo là lòngkiên nhẫn, bền gan, vững trí để vượt qua tất cả những thử thách gian lan của cuộc đời. (0,25điểm).- Học tập được tư tưởng của Bác qua bài thơ. (0,25 điểm).- Tự rèn luyện bản thân trên chính con đường đi của cuộc đời mình . (0,25 điểm).Câu 2. (1,5 điểm):* Chỉ ra được các biện pháp tu từ trong các câu thơ trên. (0,5 điểm).- Phép tu từ nhân hóa : “Trăng nhòm”, điệp từ : “Ngắm”* Giá trị của các biện pháp tu từ trong câu thơ trên:- Nghệ thuật nhân hóa : trăng được nhân hóa có gương mặt và ánh mắt như con người.Nhà thơ và trăng lặng lẽ nhìn nhau, cảm thông, chia sẻ mối tình tri âm, tri kỷ. (0,5 điểm).- Nghệ thuật điệp từ : “ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hìnhảnh trăng và người, đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc đời (0,5 điểm).Câu 3. (3,5 điểm):Cách trình bày bài văn: về từ ngữ, câu văn, đoạn văn rõ ràng, mạch lạc … (0.5 điểm)* Mở bài: (0,5 điểm)- Giới thiệu chung về vị trí và ý nghĩa về văn hóa, lịch sử, xã hội của danh lam thắngcảnh đối với quê hương.* Thân bài: (2,0 điểm).- Vị chí địa lý quá trình hình thành và phát triển- Cấu trúc quy mô.- Hiện vật trưng bày thờ cúng.- Phong tục lễ hội.* Kết bài: (0,5 điểm): Thái độ tình cảm đối với danh lam thắng cảnhTrang 3ĐỀ THI HỌC KỲ IIĐỀ 2Môn: Ngữ Văn 8Thời gian: 90 phútI/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,5 điểm)Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câutrả lời đúng."Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn.Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường để đãi yếnnguỵ sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêukhiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giàu mà quên việc nước,hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặcMông Thát tràn sang thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc khôngthể dùng làm mưu lược nhà binh; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khônchuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều khôn mua được đầugiặc, chó săn tuy khoẻ khôn đuổi được quân thù; chén rượu ngon không thể làm cho giặc saychết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đauxót biết chừng nào!".(Ngữ văn 8, tập hai)Câu 1: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào?A. Chiếu dời đô.C. Bình Ngô đại cáo.B. Hịch tướng sĩ.D. Bàn luận về phép học.Câu 2: Tác phẩm đó được viết vào thời kì nào?A. Thời kì nước ta chống quân Tống.B. Thời kì nước ta chống quân Thanh.C. Thời kì nước ta chống quân Nguyên.D. Thời kì nước ta chống quân MinhCâu 3: Văn bản trên viết theo thể loại gì?A. Thơ.B. Chiếu.C. Cáo.D. HịchCâu 4: Bao trùm lên toàn bộ đoạn trích trên là tư tưởng, tình cảm gì?A. Lòng tự hào dân tộc.B. Tinh thần lạc quan.C. Lo lắng cho vận mệnh đất nước.D. Căm thù giặc.Câu 5: Trong câu "Lúc bấy giờ, ta cùng các người sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!" ngườinói đã sử dụng kiểu hành động nói nào?A. Hành động trình bày.C. Hành động điều khiển.B. Hành động hỏi.D. Hành động bộc lộ cảm xúc.Trang 4Câu 6: Tinh thần yêu nước của dân tộc ta thể hiện rõ nhất ở khía cạnh nào trong Hịchtướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)?A. Khát vọng cao đẹp trong đấu tranh giành độc lập và cách sống nghĩa tình với bề tôi.B. Nỗi xót xa khi đất nước rơi vào tay giặc.C. Lòng căm thù giặc cao độ và ý chí quyết chiến, quyết thắng trong cuộc đấu tranhchống quân xâm lược.D. Tinh thần trách nhiệm cao cả của quân và dân đời Trần trong hoàn cảnh đất nước bịxâm lăng.Câu 7: Trong các văn bản sau đây, những văn bản nào cùng nói về lòng yêu nước?A. Nước Đại Việt ta.C. Chiếu dời đô.B. Quê hương.D. Bàn luận về phép học.Phần II. Tự luận ( 6,5 điểm)Câu 1( 1, 5 điểm):Cho hai câu thơ sau:"Như nước Đại Việt ta từ trước,..............................................................................................................................................Song hào kiệt đời nào cũng có.a. Chép những câu tiếp theo để hoàn thiện đoạn trích?b. Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào?Câu 2 (1,5 điểm):Văn bản "Chiếu dời đô" được sáng tác vào năm nào? Tác giả là ai? Vì sao tác giả có thểkhẳng định: Thành Đại La là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời?Câu 3 (3,5 điểm):Cho đoạn văn:"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉcăm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nộicỏ, nghìn xác này gói trong dạ ngựa, ta cũng vui lòng."Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn (từ 10 đến 12 câu) trình bày cảmnhận của em về lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn. Trong đoạn văn có sử dụng ítnhất một câu cảm thán (gạch chân dưới câu cảm thán đó).ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂMI. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,5 điểm ) - ( mỗi câu khoanh đúng 0.5 điểm )CâuĐáp án1B2C3DII. PHẦN TỰ LUẬN : ( 6,5 điểm):Câu 1. (1,5 điểm):Trang 54C5D6C7ACCâu a: (0,5 điểm) (Mức độ tư duy: Nhận biết)- Học sinh chép đầy đủ để hoàn thiện đoạn trích.Câu b: (1 điểm) (Mức độ tư duy: Thông hiểu)- Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc là:+ Nền văn hiến lâu đời.+ Cương vực lãnh thổ.+ Phong tục tập quán.+ Lịch sử riêng.+ Chế độ, chủ quyền riêng.Câu 2. (1,5 điểm):- Văn bản "Chiếu dời đô" được sáng tác vào năm 1010.- Tác giả: Lý Công Uẩn.(Mỗi ý đúng được 0,25 điểm - Mức độ tư duy: Nhận biết)- Thành Đại La có những lợi thế sau:* Về vị trí địa lí:- Ở nơi trung tâm trời đất, mở ra bốn hướng nam, bắc, đông ,tây.- Hình thế núi sông: Địa thế rộng mà bằng sau là núi, trước nhìn ra sông cao thoáng.* Về vị thế chính trị, văn hoá:- Là đầu mối giao lưu "chốn tụ hội của bốn phương", là mảnh đất hưng thịnh "muôn vậtcũng rất mực phong phú tốt tươi".-> Về tất cả các mặt, thành Đại La có đủ mọi điều kiện để trở thành kinh đô bậc nhất củađất nước.(Mỗi ý đúng được 0,5 điểm: Cấp độ tư duy: Thông hiểu)Câu 3 (3,5 điểm):* Cấp độ tư duy: Vận dụng (2,5 điểm)Vận dụng cao (1 điểm)* Yêu cầu:a. Hình thức: (0,5 điểm)- Viết đúng yêu cầu một đoạn văn: Lùi một ô, viết hoa chữ cái đầu dòng và có dấu kếtthúc đoạn văn.- Lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu...- Đoạn văn đủ từ 10 đến 12 câu.b. Nội dung (3 điểm)- Viết đúng đoạn văn nghị luận làm nổi bật lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần QuốcTuấn.- Nội dung của đoạn văn viết được các ý cơ bản sau:* Giới thiệu được Trần Quốc Tuấn - Danh tướng kiệt xuất của nhà Trần (0,25 điểm)* Đoạn văn diễn tả cảm động nỗi lòng của chủ tướng Trần Quốc Tuấn trước sự lâm nguycủa đất nước khi chứng kiến tội ác và sự ngang ngược của xứ giặc.(2 điểm)- Đau xót đến quặn lòng trước tình cảnh đất nước (dẫn chứng).Trang 6- Căm thù giặc sục sôi, mãnh liệt (dẫn chứng).- Quyết tâm chiến đấu đến cùng với quân xâm lược cho dù thịt nát xương tan (dẫnchứng).- Sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước (dẫn chứng).* Khí phách của Trần Quốc Tuấn cũng là khí phách cuộn sóng của dân tộc Việt Nam.Trần Quốc Tuấn là tấm gương yêu nước tiêu biểu của dân tộc (0,25 điểm).* Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán (0,5 điểm)Lưu ý: Đoạn văn dài quá hoặc ngắn quá trừ (0,5 điểm)ĐỀ THI HỌC KỲ IIĐỀ 3Môn: Ngữ Văn 8Thời gian: 90 phútI. Trắc nghiệm: (3,5 điểm)Đọc kĩ văn bản sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lờiđúng.Nước Đại Việt taTừng nghe:Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.Như nước Đại Việt ta từ trước,Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,Núi sông bờ cõi đã chia,Phong tục Bắc Nam cũng khác.Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,Song hào kiệt đời nào cũng có.Trang 7Vậy nên:Lưu Cung tham công nên thất bại,Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.Việc xưa xem xétChứng cớ còn ghi.( Ngữ văn 8 tập II )Câu 1. Văn bản “Nước Đại Việt ta” trích từ tác phẩm nào?A. Chiếu dời đô.B. Hịch tướng sĩ.C. Bình Ngô đại cáo.D. Bàn luận về phép học.Câu 2. Tác phẩm đó được viết vào thời kì nào?A. Thời kì nước ta chống quân Tống.B. Thời kì nước ta chống quân Nguyên.C. Thời kì nước ta chống quân Thanh.D. Thời kì nước ta chống quân Minh.Câu 3. Ý nào nói đúng chức năng của thể cáo?A. Để ban bố mệnh lệnh của nhà vua hoặc thủ lĩnh một phong trào.B. Để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp.C. Để kêu gọi, thuyết phục mọi người đứng lên chống giặc.D. Để tâu lên vua những ý kiến, đề nghị của bề tôi.Câu 4. Bao trùm lên toàn bộ văn bản trên là tư tưởng, tình cảm gì?:A. Lòng căm thù .C. Lòng tự hào dân tộc.B. Tinh thần lạc quan.D. Tư tưởng nhân nghĩa.Câu 5. Kiểu hành động nói nào được sử dụng trong đoạn thơ sau ?“ Như nước Đại Việt ta từ trước,Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,Trang 8Núi sông bờ cõi đã chia,Phong tục Bắc Nam cũng khác”.A. Hành đông trình bày.B. Hành động hỏi.C. Hành động bộc lộ cảm xúc .D. Hành động điều khiển.Câu 6. Chữ “văn hiến” trong văn bản trên được hiểu như thế nào?A. Nhiều người tài giỏi.B. Nhiều chiến công vang lừng.C. Có lãnh thổ riêng.D. Truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp.Câu 7. Câu “Lưu Cung tham công nên thất bại” thuộc kiểu câu gì?A. Câu nghi vấn.C. Câu cầu nghiến.II. Tự luận: (6,5 điểm)B. Câu trần thuật.D. Câu cảm thán.Câu 1. (1,5 điểm)Em hãy ghi lại tên tác phẩm - tác giả các văn bản nghị luận được học trong chương trình họckì II, lớp 8(1,5 điểm)Câu 2. (1,5 điểm)Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.“ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉcăm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nộicỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.(Trích “Hich tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn) .? Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng biện pháp tu từ tiêu biểu nào? Nêu tác dụng của biệnpháp tu từ ấy trong đoạn văn bản.Câu 3. (3,5 điểm)Bao trùm lên tác phẩm “ Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn là tinh thần yêu nước và lòng cămthù giặc sâu sắc.Bằng sự hiểu biết của em về tác phẩm, hãy viết đoạn văn theo theo cách lập luận diễn dịch (từ10 đến 13 câu) để làm sáng tỏ ý kiến trên.ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂMI. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,5 điểm ) - ( mỗi câu khoanh đúng 0.5 điểm )Câu1234567Đáp ánCDBCADBII. PHẦN TỰ LUẬN : ( 6,5 điểm):Trang 9Câu 1. (1,5 điểm):Cấp ðộ tư duy cần kiểm tra:Nhận biết: Nêu đúng một tác phẩm và tác giả (0,25 ðiểm)Các văn bản nghị luận được học trong trương trình học kì II, lớp 8:- Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) - Lý Thái Tổ.- Hịch tướng sĩ -Trần Quốc Tuấn.- Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) - Nguyễn Trãi.- Bàn luận về phép học (Luận học pháp) - Nguyễn Thiếp.- Thuế máu (trích Bản án chế độ thực dân Pháp) - Nguyễn Ái Quốc.- Đi bộ ngao du (trích Ê-min hay Về giáo dục) - Ru-xô.Câu 2. (1,5 điểm)Cấp ðộ tư duy cần kiểm tra:- Học sinh gọi tên đúng biện pháp tu từ tiêu biểu là: nói quá (hoặc: cường điệu, ngoa dụ, thậmxưng).Nhận biết: (0,5 điểm)-Học sinh nêu được tác dụng của phép tu từ trên trong đoạn văn:+ Diễn tả sinh động, sâu sắc các trạng thái tâm lí phức tạp của tác giả…+ Qua đó thể hiện lòng căm thù giặc sục sôi và tình yêu nước thiết tha của vị chủ tướng...Thông hiểu: (1 điểm- mỗi ý 0,5 điểm; có thể chia nhỏ ý 2 mỗi ý 0,25 điểm )Câu 3. (1,5 điểm)Cấp ðộ tư duy cần kiểm tra: (Vận dụng: 3,5 điểm):Yêu cầu. Bài viết đảm bảo các yêu cầu sau:* Hình thức: (0,5điểm)- Học sinh viết đúng thể loại nghị luận.- Đảm bảo đúng cấu trúc của đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề đầu đoạn.- Diễn đạt mạch lạc, có dẫn chứng, lí lẽ thuyết phục, đúng chính tả, ngữ pháp…* Nội dung: (3 điểm)Học sinh cần đảm bảo các ý cơ bản sau: (có dẫn chứng phù hợp, lí lẽ thuyết phục)- Trần Quốc Tuấn nêu gương các anh hùng nghĩa sĩ trong sử sách và trong thực tế Trung Hoa đểlàm gương cho quân sĩ...(0,25 điểm)- Khơi gợi sự đồng cảnh ngộ của mình với quân sĩ ...(0,25 điểm)- Tố cáo tội ác của giặc...thể hiện nỗi căm uất nghẹn ngào của Trần Quốc Tuấn, khơi gợi nỗinhục mất nước, mối lo tai vạ về sau, kích thích mạnh mẽ sự căm thù giặc của tướng sĩ...(0,5 điểm)- Bày tỏ nỗi lòng mình:Trang 10+ Nỗi đau đớn và lo lắng cho cảnh ngộ của đất nước đến quên ăn, mất ngủ...(0,5 điểm).+ Nỗi căm thù giặc mãnh liệt mong xả thịt, lột da....kẻ thù.(0,5 điểm)- Nhắc lại ân tình của mình, phê phán nghiêm khắc hành động sai lầm của tướng sĩtướng sĩ phải hổ thẹn và nhận ra sai lầm.(0,5 điểm)- Kêu gọi tướng sĩ học tập “Binh thư yếu lược” với thái độ cương quyết, rõ ràng...(0,5 điểm)Khiến* GV cần căn cứ vào bài làm cụ thể và mức độ làm bài của học sinh để cho điểm phù hợp...===================ĐỀ THI HỌC KỲ IIĐỀ 4Môn: Ngữ Văn 8Thời gian: 90 phútI.TRÁC NGHIỆM (3,5 đ)Đọc kĩ văn bản sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lờiđúng.Tức cảnh Pác BóSáng ra bờ suối, tối vào hang,Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.Bàn đá chông chênh dịch sử ĐảngCuộc đời cách mạng thật là sang.(Thơ Hồ Chủ Tịch, NXB Văn học, Hà nội, 1967)1. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được viết trong thời gian nào, ở đâu?A. Tháng 2 năm 1941 tại hang Pác Bó.B.Tháng 2 năm 1941 tại hang Pác Bó – Cao Bằng.C. Năm 1941 tại hang Pác Bó – Cao BằngD. Tháng 2 năm 1941 tại Cao Bằng2. Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào?Trang 11A. Biểu cảm kết hợp với tự sựB. Miêu tả kết hợp với tự sựC. Biểu cảm kết hợp với nghị luậnD. Miêu tả kết hợp với biểu cảm3. Câu thơ: “Sáng ra bờ suối, tối vào hang”có ý nghĩa như thế nào?A. Đó là cuộc sống hài hòa, thư tháiB. Đó là cuộc sống luôn làm chủ hoàn cảnhC. Đó là cuộc sống gian khổ vất vảD. Đó là cuộc sống gian khổ mà thư thái, hài hòa4. Câu thơ “Cuộc đời cách mạng thật là sang” là?A. Câu trần thuậtB. Câu nghi vấnC. Câu cầu khiếnD. Câu cảm thán5. Thú lâm tuyền của Bác trong bài thơ được hiểu như thế nào?A. Được sông giữa rừng núi bao laB. Niềm vui sông, làm việc cách mạng ở nơi rừng núiC. Tìm đến với núi rừng, thiên nhiênD. Hưởng niềm vui sông giữa rừng núi bao la6.Trong những bài thơ dưới đây, bài nào cũng thể hiện thú lâm tuyền?A. Bài ca Côn Sơn( Nguyễn Trãi)B. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra(Trần Nhân Tông)C.Qua Đèo Ngang(Bà Huyện Thanh Quan)D. Ngắm trăng(Hô Chí Minh)7. Bài thơ cho em hiểu gì về tâm hồn Bác?Trang 12A. Yêu thiên nhiênB. Yêu nước, yêu đờiC. Quyết tâm, kiên trì làm cách mạngD. Lạc quan, yêu đời.II. TỰ LUẬN(6,5 đ)Câu 1(1,5đ)a.. Chép đúng theo trí nhớ bản dịch thơ(Bản dịch của Nam Trân) bài thơ “Ngắm trăng”(Vọngnguyệt) – Hồ Chí Minhb. Câu thơ dịch sát nghĩa nhất trong bài thơ là câu nào?c. Câu thơ chưa làm rõ sự bối rối của thi sĩ trong bài thơ là câu nào?Câu 2(1,5đ)a.Ở bài thơ” Ngắm trăng” Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?b.Mở đàu câu thơ thứ 3 là “người”(nhân), kết thúc câu thơ thứ 4 là “nhà thơ”(thi gia). Theo emđiều đó có ý nghĩa thế nào?Câu 3. (3,5 đ)Em hãy thuyết minh về cái phích nước (cái bình thủy)ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂMI. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,5 điểm ) - ( mỗi câu khoanh đúng 0.5 điểm )CâuĐáp án1B2A3D4A5B6AII. PHẦN TỰ LUẬN : ( 6,5 điểm):Câu 1. (1,5 điểm):a. HS chép đúng bản dịch thơ theo yêu cầu của đề bài (1đ)b. Câu 1(0,5đ)c. Câu 2(0,5đ)Câu 2. (1,5 điểm):a. Bác ngắm trăng trong 1 hoàn cảnh đặc biệt: Trong tù, ở nước ngoài. (0,5đ)Trang 137ABb. Mở đầu câu 3 là “người” kết thúc câu 4 là “thi gia”, diều đó cho ta hiểu trăng đã đến với1 hồn thơ và “người” đã vượt lên hoàn cảnh để hồn thơ cất cánh. Lúc này Người khôngcòn là “tù nhân” nữa mà là “thi gia”. (1đ)Câu 3. (3,5 điểm):1.Mở bài2. Thân bàiGiới thiệu được cái phích nước( bình thuỷ) là đồ dùng thường cótrong mỗi gia đình, ai cũng biết đó là đồ dùng thông dụng.-Cấu tạo của chiếc phích gồm hai bộ phận ruột phích và vỏ phích- Bộ phận quan trọng nhất của phích nước là ruột phích được cấu tạobằng hai lớp thuỷ tinh ,ở giữa là lớp chân không có tác dụng làm mấtkhả năng truyền nhiệt ra ngoài khi đựng nước , phía trong được trángbạc nhằm hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt, phích hình trụ tròn miệng nhỏcó tác dụng làm giảm khả năng truyền nhiệt ra ngoài.0,5đ0,5đ- Vỏ phích hình trụ tròn có tác dụng bảo vệ ruột phích ,thường đượclàm bằng nhiều chất liệu khác nhau như:kim loại,nhựa với đủ màusắc …ngoài ra còn có quai ,nắp phích giúp di chuyển,sử dụng đượ dễdàng-Hiệu quả giữ nhiệt của phích trong vòng 6 tiếng đồng hồ nước từ100 độ C còn được 70 độ C-tác dụng, vai trò của phích nước trong đời sống hằng ngày trongmỗi gia đình như: pha trà, pha sữa…0,5đ-Sử dụng và bảo quản như thế nào để cho phích được bền lâu…0,5đ- Suy nghĩ, thái độ của bản thân về cái phích.* Thang điểm:0,5đĐiểm .3,5: Bài hoàn chỉnh, đúng đặc trưng thể loại, đúng đối tượngthuyết minh.0,5đ- Bố cục mạch lạc, có sức lôi cuốn, không mắc lỗi chính tả.Điểm 2,5-3: Yêu cầu như bài 3,5 điểm nhưng mức độ thấp hơn, ítmắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.Điểm 1-2: bài chưa hoàn chỉnh, diễn đạt tối nghĩa, ý tứ sơ sài.* Lưu ý:3.Kết bài:Bài viết của học sinh rất phong phú, sinh động. Vì vậy giáoviên chấm cần linh hoạt căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh đểTrang 14cho điểm thoả đáng đối với những bài viết có tính sáng tạo, trình bàysạch sẽ.0,5đĐỀ THI HỌC KỲ IIĐỀ 5Môn: Ngữ Văn 8Thời gian: 90 phútI.Trắc nghiệm: (3,5 điểm): Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn vào chữ cáitrước câu trả lời đúng.Câu 1. Những tác giả nào sau đây nằm trong cụm văn bản thơ hiện đại lớp 8 kỳ II mà em đãđược học?A. Thế Lữ.B. Tế Hanh.C. Nam Cao.D. Nguyên Hồng.Câu 2. Những văn bản nào sau đây thuộc thơ hiện đại Việt Nam?A. Chiếu dời đô.B. Khi con tu hú.C. Quê hương.D. Hai chữ nước nhà.Câu 3. Trong bài thơ “ Quê hương”, Tế Hanh đã so sánh “ cánh buồm” với hình ảnh nào sauđây?A. Con tuấn mã.B. Mảnh hồn làng.C. Dân làng.D. Quê hương.Câu 4. Bốn câu thơ sau đây trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanhh nói lên điều gì?Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớMàu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôiTrang 15Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơiTôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!A. Tâm trạng luyến tiếc của tác giả khi không cùng được đoàn thuyền ra khơi đánh cá.B. Tâm trạng yêu đời và hăng say lao động của tác giả.C. Miêu tả vẻ đẹp về màu sắc của biển quê hương.D.Nỗi nhớ làng chài của người con xa quê.Câu 5. Nhân vật chính được nói đến trong bài thơ “ Khi con tu hú” là ai?A. Con tu húB. Tiếng ve.C. Người tù.D. Tiếng sáo.Câu 6. Dòng nào sau đây nêu lên chức năng chính của câu nghi vấn?A. Dùng để yêu cầu.B. Dùng để hỏi.C. Dùng để bộc lộ cảm xúc.D. Dùng để kể sự việc .Câu 7. Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng như thế nào trong đời sống?A. Đáp ứng nhu cầu hiểu biết của con người.B. Cung cấp cho con người những tri thức về tự nhiên, xã hội.C. Để có thể vận dụng các tri thức đó vào đời sống của mình và phục vụ xã hội .D. Cả A,B,C đều đúng.II.Tự luận:Câu 1. ( 1 điểm): Em hãy nêu bố cục bài thơ “ Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh.Câu 2.( 2 điểm): Hãy cho biết bài thơ “ Nhớ rừng” của Thế Lữ có mấy đoạn? Nêu nội dungchính của mỗi đoạn?Câu 3. ( 3,5 điểm): Em hãy viết một bài văn ngắn với chủ đề giới thiệu về một danh lam thắngcảnh ở quê hương em ( hoặc là nơi em có dịp đến tham quan).ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂMTrang 16I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,5 điểm ) - ( mỗi câu khoanh đúng 0.5 điểm )CâuĐáp án1AB2BC3B4D5C6B7DII. PHẦN TỰ LUẬN : ( 6,5 điểm):Câu 1. (1,5 điểm):Bài thơ “Quê hương” có bố cục: 4 phần (Mỗi phần đúng 0,25 điểm)- Hai câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê.- Sáu câu tiếp theo: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong buổi sớm mai hồng.- Tám câu tiếp theo: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về bến.- Bốn câu cuối: Nỗi nhớ làng quê của tác giả.Câu 2. (1,5 điểm):-Bài thơ có 5 đoạn thơ.-Nội dung chính của mỗi đoạn:+ Đoạn 1: Nỗi căn giận, uất ức của con hổ khi bị nhục nhằn tù hãm.+ Đoạn 2: Nỗi nhớ da diết của con hổ về cảnh sơn lâm.+ Đoạn 3: Sự nuối tiếc khôn nguôi của con hổ về một thời oanh liệt.+ Đoạn 4: Sự căm ghét thực tại tù túng, tầm thường, giả dối.+ Đoạn 5: Sự khao khát tha thiết được trở về với cuộc sống tự do xưa.Câu 3. (3,5 điểm):Đảm bảo các yêu cầu sau:a. Hình thức:+Bài văn ngắn khoảng 1 trang giấy thi. Bài văn có bố cục 3phần.( 0,5 điểm)b. Nội dung:* Đúng đoạn văn thuyết minh có kết hợp sử dụng các phương pháp thuyết minh. (0,5 điểm)* Chủ đề: giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê hương em ( hoặc là nơi em có dịp đếntham quan). ( Mỗi ý 0,5 điểm).Trang 17- Giới thiệu về đối tượng để thuyết minh: núi, rừng, biển,hồ,vịnh,….- Giới thiệu về quần thể danh lam thắng cảnh đó:ở đâu, diện tích , hình ảnh,…- Giới thiệu đường phố,làng quê, sông ngòi, thiên nhiên- Ý nghĩa lịch sử, văn hóa của danh lam thắng cảnh đó.===============================ĐỀ THI HỌC KỲ IIĐỀ 6Môn: Ngữ Văn 8Thời gian: 90 phútI.TRẮC NGHIỆM: :(3,5điểm): Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanhtròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.Câu 1: Ý nào nói đúng nhất hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Tức cảnh Pác Bó ”?A.Trong thời gian Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Cao Bằng chuẩn bị chocuộc tổng khởi nghĩa.B. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Pháp.C. Trong thời gian Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc kháng chiến chống Mỹ.D. Trong thời gian Bác Hồ bôn ba hoạt động ở nước ngoài.Câu 2: Nhận định nào nói đúng nhất về con người Bác trong bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó”?A.B.C.D.Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnhUng dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khănQuyết đoán, tự tin trước mọi tình thế của cách mạngYêu nước, thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ QuốcTrang 18Câu 3. Bản dịch bài thơ “ Đi đường’ thuộc thể thơ gì?A.Thất ngôn tứ tuyệtB.Song thất lục bátC. Lục bátD. Cả A,B,C đều saiCâu 4. Câu thơ nào trong bài “ Đi đường” diễn tả rõ nhất sự trải dài bất tận của những dãynúi trên chặng đường đầy gian khổ, thử thách?A.Câu 1B. Câu 2C. Câu 3D. Câu 4Câu 5. Hai câu thơ “ Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt- nguyệt tòng song khích khánthi gia” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?A. Ẩn dụB. So sánhC. Đối xứng, nhân hóaD. Hoán dụCâu 6. Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến?A.Sử dụng từ cầu khiến.B.Sử dụng ngữ điệu cầu khiến.C.Thường kết thúc câu bằng dấu chấm than.D.Gồm cả A,B,C.Câu 7. Hãy sắp xếp các câu văn dưới đây theo thứ tự hợp lí để hình thành một đoạn văn giớithiệu động chính Phong Nha theo trình tự tham quan từ ngoài vào trong?A. Động chính Phong Nha gồm mười bốn buồng, nối với nhau bởi một hành lang dài hơn ngànrưởi mét cũng nhiều hành lang phụ dài vài trăm mét.B. Từ buồng thứ tư trở đi vòm hang đã cao tới 25-40 m.C. Ở các buồng ngoài, trần hơi thấp, chỉ cách mặt nước độ 10mD. Đến buồng thứ mười bốn, có thể theo các hành lang hẹp để đến các hang to ở sâu phíatrong, nơi mới chỉ có một vài đoàn thám hiểm với đầy đủ các thiết bị cần thiết đặt chân tới.II. TỰ LUẬN:Câu 1: (1,5 điểm)Trang 19Đọc bài ca dao sau rồi thực hiện yêu cầu bên dưới :Anh đi anh nhớ quê nhàNhớ canh rau muống nhớ cà dầm tươngNhớ ai dãi nắng dầm sươngNhớ ai tát nước bên đường hôm nao.Bài ca dao trên đã lược bỏ một số dấu câu cần thiết .Em hãy chép lại bài ca dao, điền cácdấu câu bị lược bỏ và cho biết công dụng của các dấu câu đó.Câu 2. ( 1,5 điểm)a. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh. Nội dung chính của bài thơ?b. Em hãy kể tên ba bài thơ khác của Bác cũng nói về trăng.Câu 3: (3,5 điểm)Viết bài văn thuyết minh về chiếc khăn quàng đỏ của đội viên Đội Thiếu niên tiền phong HồChí Minh.ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂMI.TRẮC NGHIỆM:CâuĐáp án1234567ABCBCDACBDII. TỰ LUẬN:Câu 1. ( 1,5 diểm)a. Học sinh điền đúng, đủ các dấu câu cần thiết cho 0,75 điểmAnh đi, anh nhớ quê nhà,Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương,Trang 20Nhớ ai dãi nắng dầm sương,Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.b. Công dụng các dấu câu :Dấu câuCông dụngDấu phẩy 1Phân tách các vế trong một câu ghép0,25 điểmDấu phẩy 2,3,4,5Phân tách các thành phần có cùng chức vụ ngữ pháp trong câu. ( Vịngữ)0,25 điểmDấu chấmKết thúc câu trần thuật0,25 điểmCâu 2. ( 1, 5 điểm )a.Hoàn cảnh sáng tác: Bác sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh tù đày, vô cùng gian khổ, thiếu thốnngắm trăng qua song sắt nhà tù. (0,5 điểm)* Nội dung: “Ngắm trăng” là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiênsay đắm và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm. (0,5 điểm)b.Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Cảnh khuya .... (0,5 điểm)Câu 3: (3,5 điểm)Viết bài văn thuyết minh về chiếc khăn quàng đỏ của đội viên Đội Thiếu niên tiền phong HồChí Minh.Biểu điểm:Yêu cầu:* Hình thức: Học sinh viết được văn bản thuyết minh về một thứ đồ dùng; bố cụcrõ ràng; lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu...* Nội dung: thuyết minh về chiếc khăn quàng đỏ của đội viên Đội Thiếu niên tiềnphong Hồ Chí Minh. Biết đưa thêm yếu tố miêu tả, biểu cảm hợp lí vào mạchthuyết minh.Trang 210,5* Tiêu chuẩn cho điểm:a. Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh : Chiếc khăn quàng đỏ gắn với tuổihọc trò.Chiếc Khăn quàng đỏ là một phần của lá cờ Tổ quốc thắm máu cha ông. Làhọc sinh, chúng ta thật tự hào khi được đứng trong Đội thiếu niên tiền phong HồChí Minh, được đeo trên vai chiếc khăn quàng đỏ thắm.b. Thân bài: Lần lượt sử dụng phù hợp các phương pháp thuyết minh để trìnhbày:0,5- Các đặc điểm về chất liệu, hình dáng, màu sắc...Khăn quàng đỏ thường làm từ vải lụa , có hình tam giác cân .Khăn quàng độiviên có kích thước tối thiểu: Chiều cao: 0.25 m, cạnh đáy: 1m.- Cách sử dụng( cách thắt khăn, tháo khăn)Khăn quàng đỏ được thắt lên cổ áo của đội viên theo một quy tắc nhất định.Thắt khăn quàng đỏ: Gấp đôi chiều cạnh đáy khăn lại (như gấp quạt) để phầnchiều cao khăn còn khoảng 15cm, bẻ cổ áo lên, đưa khăn vòng qua sau đầu từ tráisang phải, so hai đầu khăn bằng nhau, đặt dải khăn bên trái lên trên dải khăn bênphải.Vòng đuôi khăn bên trái vào trong, đưa lên trên và kéo ra ngoài.Lấy đuôi khăn bên trái vòng từ trái sang phải, và buộc tiếp thành nút (từ phải0.5sang trái) với dải khăn bên phải.Thắt nút khăn, sửa vuông vắn, mở cho hai dải khăn xòe ra, chỉnh đỉnh khănnằm giữa sống lưng, bẻ cổ áo xuống.Tháo khăn quàng đỏTay trái cầm nút khăn, tay phải cầm dải khăn phía trên nút, rút khăn ra.- Cách bảo quản: giặt phơi sạch sẽ, giữ gìn cẩn thận, gấp khăn không để nhàu.- Ý nghĩa của chiếc khăn quàng đỏKhăn quàng đỏ có ý nghĩa là biểu trưng cho tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong.Bagóc của chiếc khăn quàng đỏ còn được nhiều người theo chủ nghĩa xã hội cho làTrang 220,5biểu trưng của sự liên kết giữa 3 tổ chức nòng cốt của chủ nghĩa xã hội: ĐảngCộng Sản – Đoàn Thanh niên Cộng Sản – Đội thiếu niên tiền phong. Màu đỏ củachiếc khăn là màu máu của bao anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh cho Tổquốc Việt Nam được độc lập, tự do, được nở hoa kết trái. Màu đỏ ấy như nhắc nhởmỗi đội viên về những trang sử hào hùng của dân tộc, về đạo lí "Uống nước nhớnguồn''.c. Kết bài: Nêu được tình cảm của em đối với chiếc khăn ấy.0,50.50,5ĐỀ THI HỌC KỲ IIĐỀ 7Môn: Ngữ Văn 8Thời gian: 90 phútI.Trắc nghiệm (3,5 điểm)Đọc kỹ các câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúngở mỗi câuhỏi. (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)Câu 1: Bài thơ “Khi con tu hú” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?A. Khi tác giả mới giác ngộ cách mạngB. Khi tác giả mới bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhà lao Thừa PhủTrang 23C. Khi tác giả bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khácD. Khi tác giả đã vượt ngục để trở về cuộc sống tự doCâu 2.Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Khi con tu hú” chính là tác giả. Điều đó đúng haysai?A. ĐúngB. SaiCâu 3. Hình ảnh không gian tự do cao rộng của bức tranh mùa hè trong bài thơ “Khi con tuhú” là hình ảnh nào ?A. Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dầnB. Vườn râm dậy tiếng ve ngânC. Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đàoD. Đôi con diều sáo lộn nhào tầng khôngCâu 4.Cảm xúc trong bài thơ “Khi con tu hú” được khơi dậy từ đâu?A. Nỗi nhớ mùa hèB. Niềm khát khao tự doC. Tiếng chim tu hú lọt vào xà limD. Nỗi nhớ những kỉ niệmCâu 5.Phương thức biếu đạt của bài thơ “Nhớ rừng” là gì?A. Biểu cảm kết hợp với miêu tảB. Nghị luận kết hợp với biểu cảmC. Tự sự kết hợp với biểu cảmD. Tự sự kết hợp với miêu tảCâu 6.Nhận xét nào nói đúng nhất về ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhautrong bài thơ “Nhớ rừng”( Thế Lữ )?A. Đề làm nổi bật hình ảnh con hổB. Để gây ấn tượng đối với người đọcC. Để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của con hổD. Để thể hiện tình cảm của tác giả đối với con hổCâu 7.Hai câu thơ sau sử dụng những phép tu từ nào?“Chiếc thuyền im bến mỏi chuyển về nằmNghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”A. Nhân hóaB. Hoán dụI. Tự luận: (6,5 điểm)Câu 1 (1,5 điểm).C. Ẩn dụD.So sánhChép lại khổ thơ cuối bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh và nêu nội dung khổ thơ đó.Trang 24Câu 2 (1,5 điểm)Chỉ ra sự khác nhau giữa tiếng chim tu hú ở đầu và ở cuối bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu.Câu 3: (3,5 điểm)Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂMI.TRẮC NGHIỆM:CâuĐáp án1234567BADCACACII. TỰ LUẬN:Câu 1. ( 1,5 diểm)- Học sinh chép đúng khổ thơ cuối bài thơ Quê hương của Tế Hanh (0,5 điểm)- Nêu được nội dung của khổ thơ( 1 điểm )Quê hương được viết trong xa cách, trong niềm thương nhớ khôn nguôi của tác giả.Nỗi nhớ đượcnói lên một cách giản dị, tự nhiên, chân thành mà sâu sắc.Tế Hanh nhớ tất cả, từ màu nước xanh,cá bạc, cánh buồm vôi... rồi cuối cùng hội tụ lại ở cái mùi nồng mặn. Cái mùi nồng mặn, trongtâm tưởng nhà thơ, chính là hồn thơm, hồn thiêng của quê hương. Khổ thơ cho ta thấy được nỗinhớ và tình cảm của tác giả đối với quê hương làng chàiCâu 2. ( 1,5 diểm)- Tiếng chim tu hú mở đầu bài thơ là tiếng gọi náo nức của mùa hè, khơi gợi biết bao hìnhảnh tươi sáng, tràn đầy sức sống của thiên nhiên đất trời.- Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ là âm thanh của tự do bên ngoài vẫy gọi thúc giục đến dadiết, khắc khoải…Câu . ( 3,5 diểm)1.Yêu cầu chung:- Xác định đúng kiểu bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.- Đối tượng: Cảnh đẹp ở địa phương em như sông suối, hồ, thác, núi…- Trình bày sạch sẽ, đúng bố cục, không sai chính tả.2.Yêu cầu cụ thể: đảm bảo bố cục ba phầnTrang 25

Tài liệu liên quan

  • Tổng hợp 24 đề thi ngữ văn lớp 8 học kỳ 2 có đáp án Tổng hợp 24 đề thi ngữ văn lớp 8 học kỳ 2 có đáp án
    • 80
    • 399
    • 0
  • Tổng hợp 24 đề thi ngữ văn lớp 8 học kỳ 2 có đáp án Tổng hợp 24 đề thi ngữ văn lớp 8 học kỳ 2 có đáp án
    • 78
    • 963
    • 0
  • Tải Đề thi học kì 2 môn tiếng Anh lớp 8 năm 2019 - 2020 số 5 - Đề thi tiếng Anh lớp 8 học kì 2 có đáp án Tải Đề thi học kì 2 môn tiếng Anh lớp 8 năm 2019 - 2020 số 5 - Đề thi tiếng Anh lớp 8 học kì 2 có đáp án
    • 8
    • 123
    • 0
  • Tải Bộ đề thi học kì 2 lớp 6 môn Toán năm 2019 - Đề thi môn Toán lớp 6 học kỳ 2 có đáp án Tải Bộ đề thi học kì 2 lớp 6 môn Toán năm 2019 - Đề thi môn Toán lớp 6 học kỳ 2 có đáp án
    • 16
    • 41
    • 0
  • Tải Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Ngữ văn năm 2018 - 2019 trường THPT Nguyễn Chí Thanh - TP. HCM - Đề thi Ngữ văn lớp 11 học kì 2 có đáp án Tải Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Ngữ văn năm 2018 - 2019 trường THPT Nguyễn Chí Thanh - TP. HCM - Đề thi Ngữ văn lớp 11 học kì 2 có đáp án
    • 6
    • 54
    • 0
  • Tải Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Ngữ văn năm 2018 - 2019 trường THPT Phan Ngọc Hiển - Cà Mau - Đề thi Ngữ văn lớp 12 học kì 2 có đáp án Tải Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Ngữ văn năm 2018 - 2019 trường THPT Phan Ngọc Hiển - Cà Mau - Đề thi Ngữ văn lớp 12 học kì 2 có đáp án
    • 7
    • 60
    • 0
  • Tải Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Ngữ văn năm 2018 - 2019 trường THPT Nguyễn Chí Thanh - TP. HCM - Đề thi Ngữ văn lớp 12 học kì 2 có đáp án Tải Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Ngữ văn năm 2018 - 2019 trường THPT Nguyễn Chí Thanh - TP. HCM - Đề thi Ngữ văn lớp 12 học kì 2 có đáp án
    • 6
    • 73
    • 1
  • Tải Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Ngữ văn năm 2018 - 2019 trường THPT Yên Lạc 2 - Vĩnh Phúc - Đề thi Ngữ văn lớp 12 học kì 2 có đáp án Tải Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Ngữ văn năm 2018 - 2019 trường THPT Yên Lạc 2 - Vĩnh Phúc - Đề thi Ngữ văn lớp 12 học kì 2 có đáp án
    • 4
    • 21
    • 0
  • Tải Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 3 trường Tiểu học Côn Minh năm 2019 - 2020 - Đề thi tiếng Anh lớp 3 học kỳ 2 có đáp án Tải Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 3 trường Tiểu học Côn Minh năm 2019 - 2020 - Đề thi tiếng Anh lớp 3 học kỳ 2 có đáp án
    • 6
    • 96
    • 0
  • Tải Đề thi tiếng Anh học kì 2 lớp 4 năm 2019 - 2020 số 4 - Đề thi tiếng Anh lớp 4 học kỳ 2 có đáp án Tải Đề thi tiếng Anh học kì 2 lớp 4 năm 2019 - 2020 số 4 - Đề thi tiếng Anh lớp 4 học kỳ 2 có đáp án
    • 6
    • 87
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(133.08 KB - 78 trang) - Tổng hợp 24 đề thi ngữ văn lớp 8 học kỳ 2 có đáp án Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Câu Thơ Sáng Ra Bờ Suối Tối Vào Hang Thuộc Kiểu Câu Gì