Đề Thi HSG Vĩnh Phúc Môn Hoá Học Năm 2019 - O₂ Education
Có thể bạn quan tâm
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 NĂM HỌC 2018 – 2019 ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC – THPT Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm 02 trang)
Câu 1. 1. Viết công thức cấu tạo các đồng phân mạch hở ứng với các công thức phân tử: C2H4O2, C3H6O. 2. Hợp chất X có công thức phân tử là C8H6 tác dụng với AgNO3 trong amoniac tạo kết tủa; khi cho X tác dụng với dung dịch KMnO4 đun nóng, thu được muối của axit benzoic. Xác định công thức cấu tạo của X, gọi tên X và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu 2. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau và cho biết ứng dụng của mỗi phản ứng. 1. PbS + H2O2 2. PdCl2 + CO + H2O 3. N2H4 + O2 4. Zn3P2 + H2O Câu 3. 1. Có 5 chất rắn: BaCl2, Na2SO4, CaCO3, Na2CO3, BaSO4 đựng trong 5 lọ riêng biệt. Chỉ được dùng thêm 2 hóa chất làm thuốc thử, hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các chất rắn đựng trong mỗi lọ. 2. Cho 1,55 gam chất hữu cơ P có công thức phân tử C2H9O5N3 tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,02 mol NaOH, thu được chất hữu cơ Y làm xanh quỳ tím ẩm (MY> 32) và dung dịch Z. Xác định công thức cấu tạo của Y và tính lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Z. Câu 4. Dung dịch X chứa a mol NaOH và b mol Na2ZnO2 (hoặc Na2[Zn(OH)4]); dung dịch Y chứa c mol Ba(OH)2 và d mol Ba(AlO2)2 (hoặc Ba[Al(OH)4]2) (trong đó a < 2c). Tiến hành hai thí nghiệm sau: – Thí nghiệm 1: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch X. – Thí nghiệm 2: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Y. Kết quả của hai thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Tính các giá trị a, b, c, d. Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) cần phải dùng 20,16 lít O2. Sau phản ứng thu được 7,2 gam H2O và 17,92 lít khí CO2 (thể tích các khí đo ở đktc). 1. Xác định công thức phân tử của X. 2. Viết công thức cấu tạo các đồng phân của X, biết rằng X là hợp chất thơm đơn vòng và 0,1 mol X tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Câu 6. Cho A, B, C, D là các kim loại chuyển tiếp (kim loại nhóm B) và đều thuộc chu kỳ 4 trong bảng tuần hoàn (ZA < ZB < ZC < ZD). Biết rằng tổng số electron lớp ngoài cùng của A, B và C bằng 4; tổng số electron ở lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng của B là 8. Tổng số hạt mang điện của D nhiều hơn tổng số hạt mang điện của B là 8. 1. Xác định các kim loại A, B, C, D. Biết số hiệu nguyên tử của một số nguyên tố: Cr (Z= 24), Mn (Z = 25); Fe (Z = 26); Co (Z = 27); Ni (Z = 28); Cu (Z = 29); Zn (Z = 30). 2. Hòa tan hoàn toàn 18,025 gam hỗn hợp bột rắn X gồm B2O3, B(NO3)2, D (B và D là các kim loại tìm được ở trên) bằng dung dịch chứa 0,48 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa 30,585 gam chất tan và 0,05 mol hỗn hợp khí E gồm N2O, NO, H2 có tỉ khối với He là 6,8. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 0,005 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 72,66 gam kết tủa. Tính phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X. Câu 7. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm MgO, Fe2O3, FeS, FeS2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được khí SO2 và dung dịch Y. Cô cạn Y thu được gam muối khan. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X ở trên vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được dung dịch Z và 14,336 lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm NO2 và SO2 có tổng khối lượng là 29,8 gam. Cô cạn dung dịch Z thu được 28,44 gam muối khan. Biết trong X chứa gam oxi. Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X. Câu 8. Cho A, B, D, F, G, H, I là các chất hữu cơ thoả mãn các sơ đồ phản ứng sau: (1). A B + C (2). B + C D (3). D + E F (4). F + O2 G + E (5). F + G H + E (6). H + NaOH I + F (7). I + NaOH A + K (8). G + L I + C Xác định A, B, C, D, E, F, G, H, I, K, L. Viết các phương trình hoá học biểu diễn sơ đồ phản ứng trên. Câu 9. Hỗn hợp E gồm tetrapeptit U và pentapeptit V (đều mạch hở và đều tạo bởi Gly và Ala). Đun nóng m gam hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được (m + 7,9) gam muối khan. Đốt cháy hết hỗn hợp muối thu được Na2CO3 và hỗn hợp B gồm CO2, H2O, N2. Cho hết lượng B hấp thụ vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng 28,02 gam và có 2,464 lít (đktc) khí thoát ra. Tính phần trăm khối lượng mỗi peptit trong E. Câu 10. Cho 8,4 gam bột Mg tan hết trong dung dịch X chứa hỗn hợp gồm HCl, FeCl3 và KNO3 thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối (không có muối Fe3+) và hỗn hợp khí Z gồm 0,02 mol N2 và 0,1 mol H2. Nếu cho dung dịch Y tác dụng với AgNO3 dư, thu được 152,865 gam kết tủa. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y được m gam muối khan. Tính m.
—————–HẾT—————–
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh:……………………………………………….; SBD:………………………
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 12 NĂM HỌC 2018 – 2019 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: HÓA HỌC – THPT (HDC gồm 05 trang)
CÂU NỘI DUNG THANG ĐIỂM
Câu 1 1 * Các CTCT của C2H4O2: CH3COOH; HCOOCH3; HO-CH2-CHO * Các CTCT của C3H6O: CH3-CH2-CHO; CH3-CO-CH3; CH2=CH-CH2-OH; CH2=CH-O-CH3 1,0đ
2 X: C8H6 (∆ = 6). X tác dụng với KMnO4 đun nóng tạo ra C6H5COOK → X có vòng benzen. X tác dụng với AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa → X có liên kết 3 đầu mạch.
Vậy CTCT của X:
0,5đ
Các phương trình phản ứng: C6H5-CCH + [Ag(NH3)2]OH → C6H5-CCAg↓ + 2NH3 + H2O 3C6H5-CCH+ 8KMnO4 3C6H5COOK+8MnO2+2K2CO3+KHCO3+H2O 0,5đ
Câu 2 1 PbS + 4H2O2 PbSO4 + 4H2O Ứng dụng của phản ứng là dùng H2O2 để khôi phục các bức tranh cổ được vẽ bằng bột “trắng chì” (PbCO3.Pb(OH)2). 0,5đ
2 PdCl2 + CO + H2O Pd + CO2 + 2HCl Ứng dụng của phản ứng là dùng dung dịch PdCl2 để nhận ra khí CO. Hiện tượng là có những hạt nhỏ Pd tạo ra có màu đỏ sẫm. 0,5đ
3 N2H4 + O2 N2 + 2H2O Phản ứng làm tỏa ra một lượng nhiệt lớn nên N2H4 được dùng để làm nhiên liệu cho tên lửa. 0,5đ
4 Zn3P2 + 6H2O 3Zn(OH)2 + 2PH3 Khí PH3 tạo ra rất độc nên Zn3P2 được dùng làm thuốc diệt chuột. 0,5đ
Câu 3 1 Dùng H2O để chia thành 2 nhóm Nhóm I gồm các chất không tan: CaCO3; BaSO4 Nhóm II gồm các chất tan: Na2CO3, Na2SO4, BaCl2 0,5đ
Dùng HCl nhận biết được CaCO3 và BaSO4 ở nhóm I. Dùng HCl nhận biết được Na2CO3 ở nhóm tan, sau đó dùng Na2CO3 để nhận biết BaCl2 và Na2SO4. 0,5đ
2 CTCT của P: HCOOH3NCH2NH3NO3 HCOOH3NCH2NH3NO3 + 2NaOH → HCOONa + H2NCH2NH2 + NaNO3 + H2O. 0,01 0,01 0,01 (mol) Chất rắn gồm mchất rắn = 0,01.68 + 0,01.85 = 1,53 (gam) 1,0đ
Câu 4 Dung dịch X gồm: Từ đồ thị ta có: Số mol NaOH = a = 0,1 (mol) Khi dùng 0,3 mol H+ thu được 0,05 mol kết tủa và đã xảy ra phản ứng hòa tan 1 phần kết tủa. Đặt số mol kết tủa bị hòa tan là x ta có:
→ Khi dùng 0,25 mol HCl thu được kết tủa max. 1,0đ
Dung dịch Y gồm: Từ đồ thị ta thấy: Số mol OH = 2c = 0,25 → c = 0,125 (mol) Khi dùng 0,5 mol H+ thu được 0,05 mol kết tủa và đã xảy ra phản ứng hòa tan 1 phần kết tủa. Đặt số mol kết tủa bị hòa tan là y ta có:
1,0đ
Câu 5 1 Số mol O2 phản ứng = 0,9 (mol) Số mol H2O = 0,4 (mol); Số mol CO2 = 0,8 (mol) → CTPT của X: C8H8O2 1,0đ
2 X (∆ = 5); X có vòng benzen X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2 nên X là este của phenol hoặc X có 2 nhóm –OH trên vòng. Các CTCT của X:
1,0đ Câu 6 1 Cấu hình electron của A, B, C, D có dạng: [Ar]3da4sb Do tổng số electron lớp ngoài cùng của A, B, C là 4 nên phải có hai nguyên tố có 1 electron ở lớp ngoài cùng và một nguyên tố có 2 electron ở lớp ngoài cùng. Hai nguyên tố có 1 electron ở lớp ngoài cùng có cấu hình lần lượt là: [Ar]3d54s1 và [Ar]3d104s1 → B là nguyên tố có 2 electron lớp ngoài cùng do tổng số electron của B ở phân lớp sát ngoài cùng và lớp ngoài cùng là 8. → B có cấu hình electron: [Ar]3d64s2 → ZB = 26 (B là Fe) Theo bài ra ta có: 2ZD – 2ZB = 8 → ZD = 30 (Zn) Do ZA < ZB < ZC < ZD → ZA = 24 (A là Cr); ZC = 29 (C là Cu) 1,0đ
2 Ta có sơ đồ phản ứng:
0,25đ
mkết tủa = 72,66 gam ;
;
Từ khối lượng của hỗn hợp X: 160a + 180b + 65c = 18,025 (2) Từ khối lượng muối trong Y ta có: Từ (1); (2); (3) a = 0,02 (mol); b = 0,03 (mol); c = 0,145 (mol) % 0,75đ Câu 7 Quy đổi hỗn hợp X thành mkim loại (X) =
Dung dịch Y có chứa: Mg2+; Fe3+; SO
Từ khối lượng muối của dung dịch Y ta có:
Từ khối lượng muối của dung dịch Z ta có: Từ (1) và (2) ta có: m = 10,72 (gam); a = 0,08 (mol) Ta có hệ:
Trong X có:
Vậy: 2,0đ Câu 8 Các chất: A: CH4; B: C2H2; C: H2; D: C2H4; E: H2O; F: C2H5OH; G: CH3COOH; H: CH3COOC2H5; I: CH3COONa; K: Na2CO3; L: Na. Viết, cân bằng và ghi rõ điều kiện phản ứng, mỗi phương trình đúng được 0,25đ. 2,0đ
Câu 9 Muối gồm Theo bài ra ta có:
CnH2nO2NNa + (1,5n – 0,75)O2 Na2CO3 + (n -)CO2 + nH2O + N2 Theo ptpu ta có: Từ (1) và (2)
Ta có hệ:
Vậy U: (Gly)3Ala: 0,03; V: (Gly)2(Ala)3: 0,02 %mU = 53,06%; %mV = 46,94% 2,0đ Câu 10
mmuối = 8,4 + 0,1.56 + 0,065.39 + 0,025.18 + 0,99.35,5 = 52,13 (gam) 2,0đ Lưu ý: Thí sinh làm bài theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
O2 Education gửi các thầy cô link download file word đề và đáp án đề thi
Vĩnh Phúc 2018-2019
Xem thêm
Tổng hợp đề thi HSG lớp 12 môn hoá học
Tổng hợp các phương pháp giải bài tập môn hoá học
Tổng hợp đề thi THPT QG 2021 file word có lời giải chi tiết
Từ khóa » Ctct Của C8h6
-
Tìm CT Hidrocacbon Và Viết Pthh | Cộng đồng Học Sinh Việt Nam
-
Hợp Chất X Có Công Thức Phân Tử Là C8H6 Tác Dụng Với Bạc Nitrat ...
-
Cho 5,1 Gam Hiđrocacbon X Có Công Thức Phân Tử C8H6 ... - Khóa Học
-
Hợp Chất Thơm Y Có Công Thức Phân Tử C8H6 1 Mol Y Có Khả Năng ...
-
Cho Hidrocacbon X Tác Dụng Với Nước Brom Dư Tạo Thành Dẫn Xuất ...
-
Cho 5,1 Gam Hiđrocacbon X Có Công Thức Phân Tử ...
-
THPT - Hữu Cơ Tổng... - Hội Những Người Yêu Thích Hóa Học
-
GIẢI BÀI TẬP HÓA 11 SÁCH GIÁO KHOA CHƯƠNG VII - BÀI 36
-
Cho Hiđrocacbon X Tác Dụng Với Dung Dịch Brom Dư được ...
-
Cho 5,1 Gam Hiđrocacbon X Có Công Thức Phân Tử ...
-
Cho 5,1 Gam Hiđrocacbon X Có Công... - CungHocVui
-
Đồng Phân Của Công Thức Cấu Tạo Của C8H8 Và Gọi Tên ... - Haylamdo