Thứ sáu, 29/11/2024, 08:01 Đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn: Ngữ Văn 2020-08-06T20:37:41+07:002020-08-06T20:37:41+07:00Đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn: Ngữ Văn. Đề gồm hai phần: Đọc hiểu và Làm văn, có hướng dẫn trả lời.thi thử tốt nghiệp, thi thử ngữ văn/themes/cafe/images/no_image.gifBài Kiểm Trahttps://baikiemtra.com/uploads/bai-kiem-tra-logo.pngThứ năm - 06/08/2020 20:35
In ra
Đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn: Ngữ Văn. Đề gồm hai phần: Đọc hiểu và Làm văn, có hướng dẫn trả lời. I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau: Rễ lầm lũi trong đấtKhông phải để biết đất mấy tầng sâuRễ lam lũ, cực nhọc và đen đúaVì tầm cao trên đầu.Khi cây chưa chạm tới mây biếcChưa là nơi ca hót của những loài chimThì dẫu phải xuyên qua bao tầng đất đáRễ vẫn đi tìm.Có thể ai đó đã nghe lá hátĐã nghe từ hoa, từ quả mùi hươngNhưng với cây, bài ca đích thựcLà từ rễ cất lên. (Rễ - Nguyễn Minh Khiêm, vannghethainguyen.vn, ngày 12.10.2017) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa được nhà thơ sử dụng trong khổ thơ thứ nhất. Câu 3. Hình ảnh rễ trong khổ thơ thứ hai gợi cho anh/chị nghĩ tới một con người như thế nào? Câu 4. Tác giả cho rằng: “Nhưng với cây, bài ca đích thực/ Là từ rễ cất lên”. Anh/chị có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày về những nỗ lực của bản thân để có thể thành công trong cuộc sống. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh (chị ) về nỗi nhớ thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau: “Mình đi có nhớ những ngàyMưa nguồn suối lũ những mây cùng mùMình về có nhớ chiến khuMiếng cơm chấm muối mối thù nặng vaiMình về rừng núi nhớ aiTrám bùi để rụng, măng mai để giàMình đi có nhớ những nhàHắt hiu lau xám đậm đà lòng son (Sách giáo khoa, Ngữ Văn 12, Tập 1, NXB Giáo Dục, 2008) …………..Hết…………. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI PHẦN I – ĐỌC HIỂU Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. Câu 2. - Hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa được nhà thơ sử dụng trong khổ thơ thứ nhất: + Khiến cho hình ảnh rễ hiện lên sinh động, có hồn như một con người lao động cần cù, nhọc nhằn, vất vả. + Tạo ra cách diễn đạt giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm cho đoạn thơ. Câu 3. Hình ảnh rễ trong khổ thơ thứ hai gợi suy nghĩ tới một con người: - Có mục đích, có lí tưởng sống cao đẹp. - Có ý chí, có những nỗ lực, quyết tâm để đạt được lí tưởng sống cao đẹp của mình. Câu 4. Thí sinh có thể có quan điểm và cách lí giải khác nhau, miễn là hợp lí. Có thể theo hướng sau: - Đồng tình. - Vì: + Rễ là cội nguồn sự sống của cây, là điều kiện thiết yếu để tạo nên những giá trị của cây. + Rễ là biểu tượng cho những cống hiến thầm lặng, những nỗ lực phấn đấu đầy gian khổ và ý chí quyết tâm của con người để có được những thành quả tốt đẹp trong cuộc đời. PHẦN II. LÀM VĂN 1. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về những nỗ lực của bản thân để có thể thành công trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. Đoạn văn có thể được trình bày theo cách quy nạp, diễn dịch, móc xích, song hành hoặc tổng - phân - hợp. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. Những nỗ lực của bản thân để có thể thành công trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận, vận dụng tốt các thao tác lập luận làm sáng tỏ vấn đề. - Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau miễn là hợp lí, thuyết phục. Ý kiến đưa ra không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Giám khảo có thể tham khảo gợi ý sau: - Nỗ lực là cố gắng hết tâm trí và sức lực để thực hiện một việc nào đó, thường là việc có nhiều trở ngại, khó khăn. Thành công không tự đến mà phải bằng những nỗ lực, quyết tâm. - Thí sinh trình bày được những nỗ lực của bản thân trong học tập, lao động và rèn luyện… để có thể thành công và làm cho cuộc đời trở nên tươi đẹp, giàu ý nghĩa hơn. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. e. Sáng tạo. Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 2. Cảm nhận của anh (chị ) về nỗi nhớ thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề nghị luận c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng hoàn chỉnh bài nghị luận *Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ, nêu được vấn đề nghị luận * Đoạn thơ là lời của người ở lại gợi nhắc người ra đi hãy nhớ về những kỉ niệm: - Kỉ niệm về thiên nhiên quen thuộc: Mưa nguồn, suối lũ, mây mù, trám bùi , măng mai. - Kỉ niệm về cuộc sống gian khó nhưng đậm nghĩa tình: Miếng cơm chấm muối, hắt hiu lau xám - Kỉ niệm về con người ân tình ân nghĩa, nặng mối thù với giặc nhưng thủy chung son sắt với cách mạng: Mối thù nặng vai, đậm đà lòng son * Nghệ thuật: - Kết cấu: Câu lục để hỏi, câu bát để gợi bộc lọ rõ tâm trạng nhớ nhung, lưu luyến của người ở lại. - Điệp từ, cấu trúc tạo nên một giai điệu trữ tình luyến láy như khắc như chạm vào trong sâu thẳm tâm hồn người đi. - Thể thơ lục bát với âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng góp phần diễn tả tình cảm tha thiết của Việt Bắc với cách mạng, của con người Việt Nam trong kháng chiến. * Đánh giá chung về đoạn thơ: Đoạn thơ là một trong những khúc ca hay nhất của bài thơ, tiêu biểu cho giọng điệu tâm tình ngọt ngào và đậm đà bản sắc dân tộc trong thơ Tố Hữu. d. Sáng tạo Có cách diễn đạt trong sáng, bài văn ấn tượng với người đọc e. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ đặt câu.
Ý kiến bạn đọc
Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích
Theo dòng sự kiện
Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Tiếng Anh năm 2024 (Đề 16)
Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Tiếng Anh năm 2024 (Đề 15)
Xem tiếp...
Những tin cũ hơn
Phân tích bài văn: Sông nước Cà Mau - Đoàn Giỏi
Phân tích: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng - Hồ Nguyên Trừng