Giải Bài 3C: Cảnh Vật Sau Cơn Mưa Tiếng Việt Lớp 5 VNEN
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Hoạt động thực hành - Bài 3C Tiếng Việt lớp 5 VNEN
- Hoạt động ứng dụng - Bài 3C Tiếng Việt 5 VNEN
Nội dung hướng dẫn giải Bài 3C: Cảnh vật sau cơn mưa được chúng tôi biên soạn bám sát bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 chương trình mới (VNEN). Là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học tốt môn Tiếng Việt lớp 5.
Hoạt động thực hành - Bài 3C Tiếng Việt lớp 5 VNEN
Câu 1.
Chọn những từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
(xách, đeo, khiêng, kẹp, vác)
Chúng tôi đang hành quân tới nơi cắm trại - một thắng cảnh của đất nước. Bạn Lệ ...(1) trên vai chiếc ba lô con cóc, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thư điệu đà ... (2) túi đàn ghi ta. Bạn Tuấn “đô vật” vai ...(3) một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to, khoẻ cùng hăm hở ... (4) thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại. Bạn Phượng bé nhỏ nhất thì ... (5) trong nách mấy tờ báo Nhi đồng cười, đến chỗ nghỉ là giở ra đọc ngay cho cả nhóm nghe.
Lời giải chi tiết:
Chúng tôi đang hành quân tới nơi cắm trại - một thắng cảnh của đất nước. Bạn Lệ đeo trên vai chiếc ba lô con cóc, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thư điệu đà xách túi đàn ghi ta. Bạn Tuấn “đô vật” vai vác một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to, khoẻ cùng hăm hở khiêng thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại. Bạn Phượng bé nhỏ nhất thì kẹp trong nách mấy tờ báo Nhi đồng cười, đến chỗ nghỉ là giở ra đọc ngay cho cả nhóm nghe.
Giải thích nghĩa các từ trong ngoặc:
+ xách: cầm nhấc lên hay mang đi bằng một tay, để buông thẳng xuống.
+ đeo: mang đồ vật nào đó lên người, thường là những đồ dễ tháo, dễ cởi.
+ khiêng: nâng hoặc chuyển vật nặng, cồng kềnh bằng sức của hai hoặc nhiều người.
+ kẹp: giữ chặt lại một vật nào đó bằng cách ép mạnh lại từ hai phía.
+ vác: di chuyển một vật nặng hoặc cồng kềnh bằng cách đặt lên vai.
Câu 2.
Lời giải nghĩa nào dưới đây nêu được nghĩa chung của cả 3 câu tục ngữ Cáo chết ba năm quay đầu về núi; Lá rụng về cội; Trâu bảy năm còn nhớ chuồng?
Em chọn ý đúng để trả lời:
a. Làm người phải thuỷ chung.
b. Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.
c. Loài vật thường nhớ nơi ở cũ.
Lời giải chi tiết:
Nghĩa chung của cả 3 câu tục ngữ Cáo chết ba năm quay đầu về núi; Lá rụng về cội; Trâu bảy năm còn nhớ chuồng là:
Đáp án: b. Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.
Câu 3.
Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, hãy viết một đoạn văn miêu tả màu sắc của những sự vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn có sử dụng những từ đồng nghĩa.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ mẫu 1: Màu vàng
Trong các màu sắc, em thích nhất là màu vàng. Màu vàng tươi của hoa cúc gợi nhớ mùa thu trong lành, mát mẻ. Những ánh nắng vàng nhạt trải rộng trên con đường mỗi sớm em đến trường. Màu vàng óng trên bộ lông của chị gà mái mơ. Màu vàng gợi sự no ấm, bình yên. Những cánh đồng lúa chín vàng rực. Trong vườn, lắc lư những chùm khế, quả cam vàng lịm.
Ví dụ mẫu 2: Màu đen
Có những màu sắc lộng lẫy, sang trọng nhưng cũng có màu sắc bình dị, thanh tao. Em rất yêu màu đen. Gây ấn tượng nhất là màu đen nhánh của than – vàng đen của tổ quốc, màu đen láy của đôi mắt em bé. Bầu trời khi sắp có cơn mưa lớn, những đám may bỗng chuyển thành một màu đen kịt.
Ví dụ mẫu 3: Màu xanh
Đất nước Việt Nam muôn vàn cảnh đẹp với nhiều sắc màu rực rỡ. Trong những sắc màu ấy, em thích nhất là màu xanh. Đồng bằng phì nhiêu lúa xanh mơn mởn, cây ăn quả xanh um, nhẫy nhượt. Mảng xanh của rừng núi mang đến cho ta không khí trong lành. Cạnh bên, đại dương mênh mông xanh thẳm mát lành của thiên nhiên ban tặng nhiều cá tôm, hải sản quý. Màu xanh đất nước là màu xanh vô tận dưới bầu trời cao vợi.
Câu 4.
Sau đây là 4 đoạn văn tả cảnh vật sau cơn mưa chưa hoàn chỉnh. Em hãy chọn một đoạn và viết thêm vào những chỗ có dấu (...) để được một đoạn văn hoàn chỉnh.
- Đoạn 1: Lộp độp, lộp độp. Mưa rồi. Cơn mưa ào ào đổ xuống làm cho mọi hoạt động dường như ngừng lại. Mưa ào ạt (...). Một lát sau, mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn.
- Đoạn 2: Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh. Nắng lấp lánh như đùa giỡn, nhảy nhót với những gợn sóng trên dòng sông Nhuệ. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đã đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ (...). Đàn gà con (...). Chú mèo khoang (...).
- Đoạn 3: Sau cơn mưa, có lẽ cây cối, hoa lá là tươi đẹp hơn cả (...).
- Đoạn 4: Con đường trước cửa đang khô dần. Trên đường, xe cộ qua lại nườm nượp như mắc cửi (...). Góc phố, mấy cô bé đang chơi nhảy dây. Những bím tóc tun ngủn vung vẩy theo từng nhịp chân nhảy.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tham khảo cách điền vào (...) như sau:
- Đoạn 1:
Mưa lộp độp, lộp độp. Mưa rồi. Cơn mưa ào ào đổ xuống làm cho mọi hoạt động dường như ngừng lại. Mưa ào ạt. Từng mảng nước khổng lồ đổ ập xuống khiến những tán cây cao ngả nghiêng, cành nhánh oằn mình như sắp lìa khỏi thân cây. Những chú gà con vội chạy nhanh vào núp dưới đôi cánh của mẹ. Ngoài bờ ao, những chú ếch đua nhau cất tiếng kêu ồm ộp. Tiếng mưa, tiếng gà con, tiếng ếch kêu.. đã tạo nên một bản nhạc hoà quyện. Mưa tạnh dần. Một lát sau, mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn.
- Đoạn 2:
Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh. Nắng lấp lánh như đùa giỡn, nhảy nhót với những gợn sóng trên dòng sông Nhuệ. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đã đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ đứng giữa sân rỉa lại bộ lông của mình. Đàn gà con quanh quẩn bên đôi chân mẹ. Chú mèo khoang vươn mình trong nắng mới.
- Đoạn 3:
Sau cơn mưa, có lẽ cây cối, hoa lá là tươi đẹp hơn cả. Cây cối bỗng trở nên xanh tươi và đầy sức sống sau khi đã gột rửa lớp bụi thường ngày. Trong khu vườn, từng cánh hoa bung lên đầy sức sống. Những chú gà con lại tung tăng cùng mẹ bới đất tìm giun, những chú chuồn chuồn liệng cánh bay cao. Vậy là cơn mưa đã dứt, cầu vồng xuất hiện, ánh nắng lại sưởi ấm tất cả.
- Đoạn 4:
Con đường trước cửa đang khô dần. Trên đường, xe cộ qua lại nườm nượp như mắc cửi. Mọi người lại hối hả quay trở về nhịp sống thường nhật của mình. Những người đi đường áo tơi đã bỏ qua từ lúc nào. Vài người trú mưa dưới hiên ban nãy đã lại cười nói tiếp tục công việc của mình. Góc phố, mấy cô bé đang chơi nhảy dây. Những bím tóc tun ngủn vung vẩy theo từng nhịp chân nhảy.
Câu 5.
Chọn một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa em đã lập được ở bài 3B, viết thành một đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tham khảo các đoạn sau:
Mẫu 1:
Ào… ào… ào… Cơn mưa đổ xuống mặt đất một cách dồn dập. Làm cho không khí trở nên mát lạnh nhanh chóng. Ngồi ở trong nhà nhìn ra, cơn mưa như vô vàn những mảnh lụa trắng đang uốn lượn trong gió. Trong cơn mưa, từng hạt mưa rơi xuống, đập vào cánh cửa sổ làm vang lên âm thanh tí tách, tí tách thật là vui tai. Ngoài kia, gió thổi mạnh hơn, đưa những hạt mưa bay nhanh và xa hơn. Giống như đang có một cuộc rượt đuổi giữa những giọt nước nhỏ bé ấy. Cơn mưa mỗi lúc một lớn hơn, khiến cho bầu trời cũng ngày càng nhẹ hơn. Những đám mây mỗi lúc một nhạt màu dần, và bay lên cao hơn. Những hạt mưa cũng cứ thế mà thưa dần. Thỉnh thoảng, những tiếng sấm nhỏ vang lên, như hồi chuông thông báo rằng đã sắp tạnh mưa rồi.
Mẫu 2:
Những đám mây lớn, nặng bao phủ cả bầu trời. Cơn gió lành lạnh thổi qua mang theo vài hạt mưa. Mưa bắt đầu rơi lộp bộp trước sân nhà. Tiếng sấm, tiếng sét ngày càng vang lên dữ dội. Mưa bắt đầu tăng dần, mưa tới tấp, ào ào, nổi trên mặt sân, cây cối ngả nghiêng trong gió. Đàn gà đang thong dong ngoài vườn kiếm mồi vội vàng trú ẩn dưới những gốc cây tránh mưa, những chú gà nhanh chân hơn đã kịp chạy về chuồng trú ẩn. Mưa đang ào ạt, bỗng thưa dần rồi tạnh hẳn. Ánh nắng mặt trời vàng óng chan hòa xuống khắp làng quê. Hạt mưa còn đọng lại trên cánh hoa, lá trong veo như hạt ngọc. Bầu trời quang đãng, mát mẻ, vườn cây rung rinh trong gió nhẹ, những chiếc lá sạch bóng, xanh mát như vừa được tắm gội sạch sẽ. Đàn gà trú ẩn dưới gốc cây vỗ đôi cánh để rơi những giọt nước nhỏ còn đọng trên đôi cánh, rồi tiếp tục tìm mồi. Trên con đường làng, mọi người tấp nập đi lại, tiếng xe cộ rộn vang. Cơn mưa mang đến nguồn nước quý giá cho cây cối, ruộng đồng, mang đến cả niềm vui cho con người.
Hoạt động ứng dụng - Bài 3C Tiếng Việt 5 VNEN
Chia sẻ với người thân những từ ghép có hai tiếng đồng nghĩa em tìm được.
Lời giải chi tiết:
Những từ ghép có hai tiếng đồng nghĩa em tìm được là: ca hát, ngắm nhìn, to lớn, nhỏ bé, tập vở, lau chùi, la hét, cắt thái, xoè nở,...
►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Bài 3C: Cảnh vật sau cơn mưa Tiếng Việt lớp 5 VNEN file PDF hoàn toàn miễn phí.
Từ khóa » đọc Hiểu Tiếng Sét Oằn Thân Cây
-
Đe 1 KIÊM TRA 15 PHUT LOP 12 Doc Vă... | Xem Lời Giải Tại QANDA
-
1 Đọc Hiểu Thực Hiện Các Yêu Cầu Sa... | Xem Lời Giải Tại QANDA
-
Người Làm Vườn Trong đại Nội - Tuổi Trẻ Online
-
Bộ đề Thi Thử 2019 Môn Ngữ Văn - CHUẨN CẤU TRÚC CỦA ... - Issuu
-
Thơ - Báo Đà Nẵng
-
Đề Thi Giữa Kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 Có đáp án Năm 2021 (11 đề)
-
[PDF] 7/03/2019 Câu 1. Nghị Luận Xã H T
-
Đề Thi Thử Tốt Nghiệp Trung Học Phổ Thông Môn: Ngữ Văn
-
Võ Đình, Thân Xác Như Một Chất Liệu Nghệ Thuật - THỤY KHUÊ
-
[Năm 2021] Đề Thi Tiếng Việt Lớp 5 Giữa Học Kì 1 Chọn Lọc (20 đề)
-
Hơn 3.000 Bài Thơ Tình Phạm Bá Chiểu - Đào Viên Thi Các
-
20 Bài Thơ 8 Chữ Khiến Lòng Bạn Bồi Hồi, Xao Xuyến, Ngất Ngây - VOH
-
Ai Cập Cổ đại – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cảm Nhận Vẻ đẹp Nhân Vật Anh Thanh Niên Lặng Lẽ Sa Pa