Đề Thi Tiếng Việt Lớp 5 Học Kì 1 Năm 2021 - 2022 Có đáp án (80 đề)
Có thể bạn quan tâm
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1 năm 2023 có đáp án (80 đề)
Với Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Học kì 1 năm 2023 có đáp án (80 đề) được tổng hợp chọn lọc từ đề thi môn Tiếng Việt 5 của các trường trên cả nước sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn luyện từ đó đạt điểm cao trong các bài thi Tiếng Việt lớp 5.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi chất lượng Giữa kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5
Thời gian làm bài: 60 phút
A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thành tiếng (5 điểm)
Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn (Khoảng 90 tiếng/phút) và trả lời câu hỏi một trong các bài sau:
• Thư gửi các học sinh
• Những con sếu bằng giấy
• Một chuyên gia máy xúc
• Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai
• Tác phẩm của Si-le và tên phát xít
• Những người bạn tốt
• Kì diệu rừng xanh
• Cái gì quý nhất?
• Đất Cà Mau
Lưu ý: Tránh để hai học sinh liên tiếp cùng đọc hay trả lời cùng một bài hoặc cùng một câu hỏi.
II. Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc thầm bài văn sau:
ĐẤT CÀ MAU
Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước…
Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc.
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Mưa Cà Mau có gì khác thường?
A. Mưa đến rất đột ngột, dữ dội, chóng tạnh và thường kèm theo dông.
B. Mưa thường kéo dài cả ngày kèm theo sấm sét và gió mạnh.
C. Mưa dầm dề, kéo dài và kèm theo gió rét.
Câu 2. Cây cối trên đất Cà Mau có đặc điểm gì?
A. Cây cối mọc thưa thớt do dông bão thất thường.
B. Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.
C. Cây cối mọc nhiều, tươi tốt, phát triển nhanh nhờ khí hậu ôn hòa.
Câu 3. Dòng nào nêu đúng đặc điểm của người Cà Mau?
A. Thông minh, giàu nghị lực, có tinh thần thượng võ.
B. Thích kể và thích nghe những truyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh con người.
C. Tất cả những nét tích cách trên.
Câu 4. Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?
A. Dựng nhà cửa sát với bìa rừng.
B. Dựng nhà cửa dọc theo những con lộ lớn, san sát với nhau.
C. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.
Câu 5. Câu nào dưới đây có từ “ăn” được dùng với nghĩa gốc?
A. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước “ăn” chân.
B. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng “ăn” với nhau bữa cơm tối rất vui vẻ.
C. Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng “ăn” than.
Câu 6. Câu nào dưới đây có từ “đầu” được dùng với nghĩa chuyển?
A. Em đang đội mũ trên “đầu”.
B. “Đầu” hè lửa lựu lập lòe đơm bông.
C. Bạn An là học sinh giỏi đứng “đầu” khối lớp 5.
Câu 7. Nối tên đoạn với nội dung thích hợp?
a1. Đoạn 1 | b1. Tính cách người Cà Mau |
a2. Đoạn 2 | b2. Mưa ở Cà Mau |
a3. Đoạn 3 | b3. Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau |
Câu 8: Đặt 2 câu với từ “nóng” ; 1 câu từ “nóng” có nghĩa gốc; 1 câu từ “nóng” mang nghĩa chuyển:
a/ Nghĩa gốc:
b/ Nghĩa chuyển:
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (15 phút): Nghe – viết
Bài: Kì diệu rừng xanh
(Từ “Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu.... lá úa vàng như cảnh mùa thu")
II. Tập làm văn. (25 phút)
Đề bài: Viết bài văn tả một cảnh đẹp ở quê em. (Có thể là hồ nước, cánh đồng lúa, con đường quen thuộc, một đêm trăng đẹp, vườn cây,….)
Đáp án
A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc. (5 điểm):
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, tốc độ đọc 90 tiếng/phút. (4 điểm)
- Đọc đúng, rõ ràng, tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút. (3 điểm)
- Đọc tương đối đúng, tương đối rõ ràng, tốc độ đọc khoảng từ 60 đến dưới 80 tiếng/phút. (2 điểm)
- Đọc còn sai, đọc ấp úng, tốc độ đọc dưới 60 tiếng/phút. (1 điểm)
- Trả lời đúng, đủ ý của nội dung câu hỏi. (1 điểm)
II. Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc thầm và làm bài tập:
Câu hỏi | Đáp án |
---|---|
Câu 1 (0,5 đ) | A. Mưa đến rất đột ngột, dữ dội, chóng tạnh và thường kèm theo dông. |
Câu 2 (0,5 đ) | B. Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. |
Câu 3 (0,5 đ) | C. Tất cả những nét tích cách trên. |
Câu 4 (0,5 đ) | C. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước. |
Câu 5 (0,5 đ) | B. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng “ăn” với nhau bữa cơm tối rất vui vẻ. |
Câu 6 (0,5 đ) | B. “Đầu” hè lửa lựu lập lòe đơm bông. C. Bạn An là học sinh giỏi đứng “đầu” khối lớp 5. |
Câu 7 (1đ): Nối tên đoạn với nội dung thích hợp?
a1. Đoạn 1 | a1-b2 | b2. Mưa ở Cà Mau |
a2. Đoạn 2 | a2-b3 | b3. Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau |
a3. Đoạn 3 | a3-b1 | b1. Tính cách người Cà Mau |
Câu 8 (1đ): Đặt 2 câu với từ “nóng” 1 câu từ “nóng” có nghĩa gốc, 1 câu từ “nóng” mang nghĩa chuyển: (HS đặt câu đúng nghĩa là đạt).
a/ Nghĩa gốc:
VD: Nước vẫn còn nóng, chưa uống được.
b/ Nghĩa chuyển:
VD: Bố em là người nóng tính.
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả: (4 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh (nghe - viết) một đoạn trong bài “Kì diệu rừng xanh” (Từ "Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu.... lá úa vàng như cảnh mùa thu" (HDH /TV5-T1A)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 4 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng qui định) trừ 0.25 điểm.
- Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không khoa học, bẩn, ... trừ 0,5 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn: (6 điểm.)
Điểm 6: Đạt được các yêu cầu cơ bản của bài tập làm văn.
Điểm 5: Cơ bản đạt được các yêu cầu trên. Lỗi chính tả, ngữ pháp còn sai 2 - 3 lỗi.
Điểm 4: Nội dung còn hời hợt. Lỗi chính tả ngữ pháp còn sai 4 - 7 lỗi.
Điểm 1- 3: Bài viết còn yếu về nội dung và hình thức.
* Lưu ý: Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Nếu nhiều bài văn giống nhau thì không được điểm tối đa.
Bài mẫu:
Hôm nay là ngày rằm, cũng như mọi đêm rằm khác, trăng đêm nay rất sáng và tròn. Nhưng em cảm thấy trăng đêm nay đẹp hơn mọi đêm khác.
Ngoài trời, gió thổi hiu hiu. Trong vườn, mấy khóm hoa nhài nở hoa trắng xóa. Những bông hoa xếp tròn lại trông như mâm xôi trắng. Trên cây quỳnh, những nụ hoa đang thi nhau nở trông như những nghệ sĩ đang thổi kèn. Tiếng kèn vi vút du dương, lúc trầm lúc bổng như muốn đưa em vào giấc mộng.
Trong ao chứa đầy nước được ánh trăng soi xuống tràn khắp mặt ao. Khi gió thổi qua, mặt ao lăn tăn gợn sóng, trông mặt ao như được mặc một chiếc áo mới có những sợi kim tuyến bằng vàng thật đẹp.
Ánh trăng len lỏi soi vào những bụi tre. Trong rặng tre gió đang dạt dào cất lên những điệu đàn thật tuyệt. Trên lá tre, ánh trăng đọng lại trông như những hạt vàng từ trên trời rơi xuống và mắc lại trên lá.
Những chị tre nghiêng mình soi bóng xuống mặt ao và mỉm cười vì các chị cảm thấy mình đẹp hơn khi được ánh trăng tô điểm. Các chị cần phải duyên dáng vì các chị sắp ra mắt các chàng công tử cá từ dưới mặt ao ngoi lên. Các chàng thường lên mặt nước chơi vào những ngày rằm để thưởng thức ánh trăng tuyệt đẹp.
Cánh đồng quê em rực rỡ trong ánh "trăng khuya sáng hơn ánh đèn". Lúa đã chín vàng lại được ánh trăng tô điểm nên càng đẹp hơn. Cánh đồng như một tấm thảm vàng tuyệt đẹp. Từng làn gió lướt qua mát rượi. Cánh đồng lúa như những vệt sóng nhấp nhô đuổi nhau đến tận chân trời. Hương lúa mùa quyện vào gió tỏa ra khắp cánh đồng một mùi thơm thoang thoảng. Dưới ánh trăng sáng tỏ, em cùng mấy bạn hàng xóm nhảy múa thật vui. Mấy cụ già ngồi trò chuyện, uống trà và ngắm trăng ở trên hè.
Em rất thích đêm trăng hôm nay. Đêm trăng đã để lại cho em ấn tượng về những cảnh đẹp của quê hương, những trò chơi vui vẻ của em với các bạn. Khi nghĩ đến đêm trăng là em lại nghĩ đến quê hương Việt Nam yêu dấu, kiên cường.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi chất lượng Giữa kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5
Thời gian làm bài: 60 phút
A. Kiểm tra Đọc
I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 01 đến tuần 09, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)
Đọc thầm bài văn: Kì diệu rừng xanh
Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1: Những con vật được nhắc đến trong bài là? (0,5 điểm)
A. Vượn bạc má, chồn sóc, mang.
B. Khỉ, chồn sóc, hoẵng.
C. Vượn bạc má, khỉ, hươu.
D. Rùa, bò rừng, voi.
Câu 2: Những cây nấm rừng đã khiến tác giã có những liên tưởng gì? (0,5 điểm)
A. Tác giã tưởng như mình đang đọc truyện cổ tích của vương quốc tí hon.
B. Tác giả cảm thấy như đang đi vào một thành phố hiện đại, văn minh.
C. Tác giã liên tưởng đến những chuyến đi du lịch ở những thành phố cổ.
D. Tác giã tưởng như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon.
Câu 3: Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào? (0,5 điểm)
A. Làm cho cảng vật trở nên lộng lẫy, lung linh như đi du lịch ở hang động.
B. Làm cho cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
C. Làm chon cảnh rừng thêm vui nhộn như đi dạo trong công viên của thành phố.
D. Làm cho cảng vật trở nên xanh tươi, đầy hoa như bước vào mùa xuân.
Câu 4: Sự có mặt của muôn thú mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng? (1 điểm)
A. Làm cho cảnh rừng trở nên hoang sơ, rậm rạp và có nhiều chim, cò.
B. Làm cho cảnh rừng vui nhộn, đầy ong, bướm và hoa lung linh.
C.Làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ và kì thú.
D. Làm cho cảnh rừng trở nên nhiều màu sắc đẹp như đang bước vào mùa thu.
Câu 5: Vì sao rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi: (0,5 điểm)
A. Vì rừng khộp đang bước vào mùa đông, câu lá rụng trơ trụi, vàng úa.
B. Vì có sự phối hợp của nhiều màu sắc vàng trong một không gian rộng lớn.
C. Vì rừng khộp có nhiều muôn thú và cây lá xanh tốt.
D. Vì tác giã đi vào rừng khộp giữa một buổi trưa trời nắng gắt nên đã cảm nhận cảnh rừng như sắc nắng mùa thu vàng rợi.
Câu 6: Hãy nêu cảm nghĩ của em về rừng khi đọc bài văn? (1 điểm)
Câu 7: Từ đồng nghĩa với từ “siêng năng” là: (0,5 điểm)
A. Chăm chỉ
B. Dũng cảm
C. Anh hùng
D. Lười biếng
Câu 8: Gạch chân các từ trái nghĩa trong câu thành ngữ sau: (0,5 điểm)
Lên thác xuống ghềnh
Câu 9: Gạch dưới một gạch từ “mắt” mang nghĩa gốc, gạch 2 gạch dưới từ “mắt” mang nghĩa chuyển. (1 điểm)
Đôi mắt của bé mở to.
Quả na mở mắt
Câu 10. Đặt 2 câu để phân biệt từ đồng âm: Nước (1 điểm)
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết: (2 điểm)
Bài: Một chuyên gia máy xúc
II. Tập làm văn: Chọn 1 trong 2 đề sau: (8 điểm)
1. Em hãy Tả một cơn mưa.
2. Em hãy tả một cảnh đẹp ở quê em. (Dòng sông; cánh đồng; ....)
Đáp án
A. Kiểm tra Đọc
I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)
Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0,5 điểm
(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)
b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)
c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 - 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm
(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)
Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 7 |
---|---|---|---|---|---|---|
Đáp án | A | D | B | C | B | A |
Điểm | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 1 | 0,5 | 0,5 |
Câu 6: Yêu mến cảnh rừng và mong muốn tất cả mọi người hãy bảo vệ vẽ đẹp tự nhiên của rừng.
Câu 8: Gạch chân các từ trái nghĩa trong câu thành ngữ sau: (0,5 điểm)
Lên thác xuống ghềnh
Câu 9: Gạch dưới một gạch từ “mắt” mang nghĩa gốc, gạch 2 gạch dưới từ “mắt” mang nghĩa chuyển. (1 điểm)
Đôi mắt của bé mở to.(nghĩa gốc)
Quả na mở mắt. (nghĩa chuyển)
Câu 10:
- Đất nước Việt Nam tươi đẹp.
- Nước sông trong xanh.
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả: (2đ)
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (1đ)
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) (1đ)
II. Tập làm văn: (8đ)
Bài mẫu:
Đề 1:
Mấy ngày nay trời nóng như đổ lửa, cây cối thì héo khô, mọi người thì đều chờ có một cơn mưa, thật ngột ngạt và khó chịu. Vào buổi chiều ngày hôm qua, cơn mưa mà mọi người chờ đã đến.
Mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, che lấp cả một vòm trời xanh thẫm. Lúc đầu gió chỉ nổi lên xoáy thành một cơn lốc nhỏ cuốn lá vàng bay đi. Khoảng năm phút sau, gió như điên cuồng thổi đến làm cây cối nghiêng ngả, người đi bộ cũng khó đi lại vì sức gió. Một tia chớp vàng giáng xuống xé toạc những đám mây xám xịt. Vài hạt mưa to và nặng rơi xuống tạo ra tiếng lách tách, lách tách trên mái tôn. Mọi người rảo chân bước vội. Xe cộ trên đường cũng phóng nhanh hơn.
Rồi một lúc sau, hạt mưa cũng nhỏ dần và mưa lớn hơn. Mưa lớn như thế nào thì gió lớn như thế nấy. Mưa như trút nước. Cứ tưởng như là sắp có bão vậy. Nước mưa lao vào những bụi cây. Lá bàng, lá cau vẫy tay như chào đón cơn mưa. Mưa tạch tạch trên lan can, đập vào lòng lá bàng lộp độp, lộp độp. Hai bên đường cũng đông người trú mưa hơn lúc chuẩn bị mưa. Có người đội đầu trần chạy về nhà. Con đường vắng hẳn. Chỉ có một đám trẻ khoảng năm sáu đứa cởi trần chạy ra ngoài mưa để tắm và một vài chiếc xe ô tô, xe tải bật đèn lao vào màn nước trắng xóa. Nước chen nhau tuôn ồ ồ vào các rãnh cống. Những chú chim sẻ cũng tìm chỗ để trú. Chuột, gián đã bám vào chân tường.
Mưa đến rồi cũng đi. Mây đen cũng nhường chỗ cho bầu trời ló rạng. Cầu vồng hiện ra với bảy sắc lung linh. Tiếng nói chuyện, đi lại nhộn nhịp từ những chỗ trú mưa, mọi người lại tiếp tục công việc của mình. Nhất là các bác thợ sửa xe, khi mưa xong, bác lại xách hộp đồ nghề lỉnh kỉnh của mình ra để sửa cái bu-gi cho mấy chiếc xe bị chết máy khi trận mưa kết thúc. Mấy chú chim sẻ bay ra từ hốc cây nào đó, đậu trên mái nhà, dang cánh ra để phơi khô bộ lông óng ánh của chú, và thỉnh thoảng chú kêu rích rích nghe rất vui tai.
Mưa xong làm cho không khí oi bức trở thành không khí mát mẻ, trong lành. Những hạt mưa cuốn trôi bụi bặm trên lá cây đi. Mưa xong, những giọt mưa còn đọng lại trên tán lá. Khi có ánh sáng chiếu vào, nó lấp lánh như kim cương. Đối với chúng ta thì nó chỉ có như thế. Nhưng đối với các bác nông dân, thì nó cần biết bao nhiêu!
Đề 2:
Hôm nay là ngày rằm, cũng như mọi đêm rằm khác, trăng đêm nay rất sáng và tròn. Nhưng em cảm thấy trăng đêm nay đẹp hơn mọi đêm khác.
Ngoài trời, gió thổi hiu hiu. Trong vườn, mấy khóm hoa nhài nở hoa trắng xóa. Những bông hoa xếp tròn lại trông như mâm xôi trắng. Trên cây quỳnh, những nụ hoa đang thi nhau nở trông như những nghệ sĩ đang thổi kèn. Tiếng kèn vi vút du dương, lúc trầm lúc bổng như muốn đưa em vào giấc mộng.
Trong ao chứa đầy nước được ánh trăng soi xuống tràn khắp mặt ao. Khi gió thổi qua, mặt ao lăn tăn gợn sóng, trông mặt ao như được mặc một chiếc áo mới có những sợi kim tuyến bằng vàng thật đẹp.
Ánh trăng len lỏi soi vào những bụi tre. Trong rặng tre gió đang dạt dào cất lên những điệu đàn thật tuyệt. Trên lá tre, ánh trăng đọng lại trông như những hạt vàng từ trên trời rơi xuống và mắc lại trên lá.
Những chị tre nghiêng mình soi bóng xuống mặt ao và mỉm cười vì các chị cảm thấy mình đẹp hơn khi được ánh trăng tô điểm. Các chị cần phải duyên dáng vì các chị sắp ra mắt các chàng công tử cá từ dưới mặt ao ngoi lên. Các chàng thường lên mặt nước chơi vào những ngày rằm để thưởng thức ánh trăng tuyệt đẹp.
Cánh đồng quê em rực rỡ trong ánh "trăng khuya sáng hơn ánh đèn". Lúa đã chín vàng lại được ánh trăng tô điểm nên càng đẹp hơn. Cánh đồng như một tấm thảm vàng tuyệt đẹp. Từng làn gió lướt qua mát rượi. Cánh đồng lúa như những vệt sóng nhấp nhô đuổi nhau đến tận chân trời. Hương lúa mùa quyện vào gió tỏa ra khắp cánh đồng một mùi thơm thoang thoảng. Dưới ánh trăng sáng tỏ, em cùng mấy bạn hàng xóm nhảy múa thật vui. Mấy cụ già ngồi trò chuyện, uống trà và ngắm trăng ở trên hè.
Em rất thích đêm trăng hôm nay. Đêm trăng đã để lại cho em ấn tượng về những cảnh đẹp của quê hương, những trò chơi vui vẻ của em với các bạn. Khi nghĩ đến đêm trăng là em lại nghĩ đến quê hương Việt Nam yêu dấu, kiên cường.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi chất lượng Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5
Thời gian làm bài: 60 phút
A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thành tiếng
Học sinh đọc đoạn văn thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi về nội dung bài.
Nội dung bài đọc và câu hỏi do GV lựa chọn trong các bài Tập đọc từ tuần 11 đến tuần 18, SGK Tiếng Việt 5, tập I. GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình.
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiến thức tiếng việt:
Đọc thầm bài văn sau:
CHA CON NGƯỜI ĐẮP THÀNH ĐÁ
Ở xã Cam Hoà, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà có một người đàn ông đã ròng rã suốt từ năm 1988 tới nay (16 năm) bới đất, nhặt đá, đắp dãy trường thành bằng đá dài gần 1 ki-lô-mét. Thật là một kì công có một không hai ở Việt Nam. Đó là chú Nguyễn Văn Trọng, năm nay 46 tuổi.
Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là "điên". Còn chú Trọng lại nghĩ rất đơn giản, đất vùng này đá rất nhiều, nếu không nhặt đi thì khó trồng trọt. Và chú ước ao mình sẽ biến miếng đất lóc chóc sỏi đá này thành một nương rẫy phì nhiêu như cánh đồng dưới chân núi kia. Chính vì vậy suốt ngày, kể cả những đêm trăng chú Trọng một mình cùi cũi cuốc đá gánh gồng đắp thành. Từng tí một hết ngày này tới ngày kia, chỗ đất nào nhặt sạch đá là chú trồng trọt hoa màu liền. Nhìn những vạt đất được phủ dần màu xanh, chú Trọng rất mừng nhưng thiên nhiên thật khắc nghiệt, nhặt bới hết đá nhỏ thì lòi đá lớn, có hòn to như quả bí ngô, bí đao phải vần chứ không vác được.
Với gia đình, tưởng chú chỉ nhặt đá một chút rồi lo phát rẫy trồng trọt, vợ chú Trọng nén chịu đựng đi hái cỏ tranh, quả sa nhân bán lấy gạo nuôi chồng nhưng thấy chồng say nhặt đá đắp thành quá, mùa vụ chẳng được gì, người vợ bực lắm. Có lúc không muốn làm với ông "đắp đá vá trời" này nữa, song nghĩ lại, người vợ lại càng thương chồng hơn. Đứa con trai nhỏ của chú Trọng tên Nguyễn Trọng Trí cũng ra giúp bố vác đá đắp thành.
Bây giờ, sau 16 năm vác đá đắp thành, chú Trọng đã có được một trang trại rộng 3,8 héc-ta xanh rờn hoa màu, cây trái như xoài, mận, ngô, đậu, dưa,… mùa nào thức ấy. Chú đã mua được máy công cụ làm đất, hai con bò. Tất nhiên vẫn còn khó khăn nhưng việc làm của chú Trọng thực sự làm cho mọi người kính nể vì nghị lực và sự kiên trì phi thường của mình. Suốt 16 năm qua, chú Trọng đã lập một kỉ lục có một không hai: đào vác gần 1000 tấn đá, đắp thành đá dài 800 mét, với chiều cao trung bình 1,5 mét, rộng đáy 2,5 mét, mặt thành rộng 1,5 mét.
Bước vào trang trại của chú Trọng, ấn tượng nhất vẫn là bốn phía tường thành đá dựng. Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu biếc bò xanh rờn nở hoa tím ngắt. Miền đất hồi sinh từ bàn tay con người. Một nông dân hiền lành nhưng đầy ý chí hơn người.
(Lê Đức Dương)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Tại sao nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là "điên"?
A. Vì họ cho rằng chú là kẻ rỗi hơi.
B. Vì họ biết đó là công việc vô cùng khó khăn, nặng nhọc.
C. Vì công việc đó nằm ngoài sức tưởng tượng của họ.
D. Vì họ nghĩ rằng công việc đó chỉ có những người “ điên” mới có thể làm.
Câu 2. Tại sao tác giả có thể viết: "Miền đất hồi sinh từ bàn tay con người." ?
A. Bởi vì nhờ sự kiên trì nhặt đá của chú Trọng, mảnh đất sỏi đá này đã được sống lại, biến thành trang trại xanh rờn hoa màu.
B. Bởi vì miền đất khô cằn này đã được chú Trọng khôi phục lại vị trí trong bản đồ.
C. Bởi vì mảnh đất này nay đã không còn bom đạn sót lại từ thời chiến tranh.
D. Bởi vì miền đất này được sinh ra là nhờ vào bàn tay của con người.
Câu 3. Điều quan trọng nhất để giúp chú Trọng thành công là gì ?
A. Có sức khoẻ.
B. Được cả gia đình hết lòng ủng hộ.
C. Có nghị lực và sự kiên trì phi thường để theo đuổi mục đích của mình.
D. Tất các các phương án trên.
Câu 4. Câu nào phù hợp nhất với nội dung câu chuyện ?
A. Ai ơi đã quyết thì hành
Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.
B. Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá củng thành cơm.
C. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
Câu 5. Từ “khắc nghiệt” trong câu: "Thiên nhiên thật khắc nghiệt." có thể thay thế bằng từ nào?
A. Cay nghiệt.
B. Nghiệt ngã
C. Khắc nhiệt
Câu 6. Cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây là:
“ .... nghị lực của mình.... chú Trọng đã biến vùng đất sỏi đá thành một trang trại màu mỡ.”
A. Chẳng những … mà ….
B. Mặc dù … nhưng …
C. Nếu …. thì …
D. Nhờ … mà …
Câu 7. Dấu hai chấm trong câu: "Suốt 16 năm qua, chú Trọng đã lập một kỉ lục có một không hai: đào vác gần 1000 tấn đá, đắp thành đá dài 800 mét, với chiều cao trung bình 1,5 mét, rộng đáy 2,5 mét, mặt thành rộng 1,5 mét." có tác dụng gì ?
A. Báo hiệu những từ ngữ đứng sau dấu hai chấm là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
B. Báo hiệu những từ ngữ đứng sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của nhân vật.
C. Cả hai ý trên.
Câu 8. Câu thành ngữ “ Đắp đá vá trời” được cấu tạo theo cách nào sau đây?
A. Danh từ - tính từ - danh từ - tính từ.
B. Động từ - tính từ - động từ - tính từ.
C. Tính từ - danh từ - tính từ - danh từ.
D. Động từ - danh từ - động từ - danh từ.
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả:
Nghe – viết bài: Mùa thảo quả ( từ Sự sống … đến … từ dưới đáy rừng)
II. Tập làm văn:
Chọn 1 trong 2 đề sau:
ĐỀ 1. Hãy tả một người thân mà em yêu thích nhất.
ĐỀ 2. Hãy tả một thầy (cô) giáo trong những năm học trước đã dạy em
Đáp án
A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thành tiếng
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiến thức tiếng việt:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đáp án | B | A | C | B | B | D | A | D |
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả
Nghe – viết bài: Mùa thảo quả ( từ Sự sống … đến … từ dưới đáy rừng)
II. Tập làm văn
Bài mẫu:
Đề 1:
Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.
Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thuở em vừa lọt lòng. Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng, sang trọng. Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Còn bố thì giúp mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Thỉnh thoảng, mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Mẹ luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Mẹ lo thuốc cho em uống kịp thời. Mẹ nấu cháo và bón cho em từng thìa. Tuy công việc đồng áng bận rộn nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Sau đó mẹ chuẩn bị đồ để sáng mai dậy sớm lo buổi sáng cho gia đình. Mẹ rất nhân hậu, hiền từ. Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi. Chính vì mẹ âm thầm lặng lẽ dạy cho em những điều hay lẽ phải mà em rất kính phục mẹ. Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ. Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuyệt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ.
Tấm lòng của mẹ bao la như biển cả đối với con và con hiểu rằng không ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con! Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này vì mẹ chính là mẹ của con. "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ...." Con mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Con hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để báo đáp công ơn sinh thành nuôi nấng con nên người, mẹ ơi.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi chất lượng Học kì 1
Năm học 2023
Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 5
Thời gian làm bài: 60 phút
A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
Học sinh đọc đoạn văn thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi về nội dung bài.
Nội dung bài đọc và câu hỏi do GV lựa chọn trong các bài Tập đọc từ tuần 11 đến tuần 18, SGK Tiếng Việt 5, tập I. GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình.
II. Đọc thầm đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
CHIM VÀNH KHUYÊN VÀ CÂY BẰNG LĂNG
Đàn chim vành khuyên bay trong mưa bụi. Rồi đàn chim vụt đậu xuống hàng cây bằng lăng non. Những con chim mỏi cánh xuống nghỉ chân à? Tiếng chim lích chích trên cành. Không, không, chúng em đi làm, năm sớm chúng em đi làm đây, không phải nghỉ chân đâu.
À, thế ra những con vành khuyên kia đến cây bằng lăng cũng có công việc. Con chim vành khuyên, chân đậu nhẹ chẳng rụng một giọt nước mưa đã bám thành hàng dưới cành. Vành khuyên nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy. Cái mỏ như xát mặt vỏ cây. Đôi mắt khuyên vòng trắng long lanh. Đôi chân thoăn thoắt. Vành khuyên lách mỏ vào tìm bắt sâu trong từng khe vỏ rách lướp tướp.
Những con chim ríu rít chuyền lên chuyền xuống. Mỗi lần móc được con sâu lại há mỏ lên rồi nhún chân hót. Như báo tin bắt được rồi... bắt được rồi... Như hỏi cây: Đỡ đau chưa? Khỏi đau chưa? Có gì đâu, chúng em giúp cho cây khỏi ghẻ rồi chóng lớn, chóng có bóng lá, che cho chúng em bay xa có chỗ nghỉ chân, tránh nắng. Ta giúp đỡ nhau đấy thôi. Hạt nước trên cành bằng lăng rơi lã chã. Cây bằng lăng khóc vì cảm động.
Đàn vành khuyên đương tìm sâu ở cành, ở lộc cây, ở những chiếc lá còn lại. Rõ ràng nghe được tiếng chim. Vành khuyên trò chuyện, vành khuyên reo mừng, vành khuyên thủ thỉ. Vành khuyên hát cho cây bằng lăng nghe.
Lúc sau, đàn vành khuyên bay lên. Như bác sĩ khám bệnh, cho thuốc tiêm, thuốc uống rồi. Chỉ trông thấy làn mưa bụi phơi phới. Nhưng vẫn nghe tiếng vành khuyên ríu rít:
- Chúng em đi nhé! Chúng em đi nhé! Các bạn bằng lăng chóng tươi lên, xanh tươi lên!...
(Theo TÔ HOÀI)
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Bài văn tả cảnh đàn chim vành khuyên đi làm vào mùa nào?
A. Mùa xuân
B. Mùa hạ
C. Mùa thu
D. Mùa đông
Câu 2: Dòng nào dưới đây gồm 5 từ ngữ tả vành khuyên chăm chú tìm bắt sâu?
A. đậu nhẹ, nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, há mỏ.
B. nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy, há mỏ.
C. đậu nhẹ, nghiêng mắt, cắm cúi, hí hoáy, há mỏ.
D. nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy, lách mỏ.
Câu 3: Chi tiết cây bằng lăng “khóc” giúp em hiểu được điều gì?
A. Bằng lăng đau đớn vì bị những con sâu đục khoét trên thân cây.
B. Bằng lăng cảm động vì được đàn chim chia sẻ nỗi đau của cây.
C. Bằng lăng xúc động trước sự quan tâm, giúp đỡ của đàn chim.
D. Bằng lăng đau vì sâu đục khoét và cảm động vì chim giúp đỡ.
Câu 4: Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý nghĩa sâu sắc của bài văn?
A. Giúp người khác là đem lại niềm vui và hạnh phúc cho họ.
B. Giúp người khác là đem lại niềm vui cho họ và cho mình.
C. Giúp người khác là đem lại niềm vui cho bản thân mình.
D. Giúp người khác là đem lại niềm vui cho toàn xã hội.
Câu 5: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “cảm động”?
A. cảm tình
B. cảm xúc
C. rung động
D. xúc động
Câu 6: Dòng nào dưới đây có từ in nghiêng là từ đồng âm?
A. cây bằng lăng/ cây thước kẻ
B. mặt vỏ cây/ mặt trái xoan
C. tìm bắt sâu/ moi rất sâu
D. chim vỗ cánh/ hoa năm cánh
Câu 7: Viết lại câu văn “Tiếng chim lích chích trên cành” có sử dụng phép so sánh hoặc nhân hóa.
Câu 8: Thay thế từ dùng sai (in nghiêng) bằng từ đồng nghĩa thích hợp rồi viết lại hai câu văn sau: “Quê em có dòng sông lượn lờ chảy qua. Những ngày hè oi ả, em thỏa sức bơi lội tung tăng trong dòng nước mát ngọt.”
Câu 9: Viết một câu nhận xét về việc tốt của chim vành khuyên trong bài văn trên.
Câu 10: Từ việc tốt của chim vành khuyên, em thấy mình có thể làm được những gì để bảo vệ môi trường quanh ta?
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả:
Nghe - viết: 15 phút.
Bài viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo. (Từ Y Hoa lấy trong gùi ra…. đến hết.)
(SGK TV 5 tập 1 trang 145)
II. Tập làm văn: (8 điểm)
Đề bài: Tả một người mà em yêu quý nhất.
Đáp án
A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thành tiếng
II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
---|---|---|---|---|---|---|
Đáp án | A | D | C | B | D | C |
Câu 7: VD: Tiếng chim trò chuyện ríu rít trên cành.
Câu 8: VD: Thay từ lượn lờ bằng từ lững lờ; thay từ mát ngọt bằng từ mát dịu (hoặc mát êm, mát lành,…)
Câu 9: VD: Việc tốt của chim vành khuyên đã giúp cây bằng lăng vơi đi nỗi đau làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp, giàu ý nghĩa.
Câu 10: Những việc làm tốt để bảo vệ môi trường: chăm sóc vườn hoa, cây xanh; quét dọn nhà cửa, làm vệ sinh trường, lớp,… để môi trường xanh - sạch - đẹp.
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (2 điểm)
- Học sinh cần đạt được các yêu cầu: Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp. (2 điểm)
- Học sinh còn sai sót hoặc cách trình bày chưa đúng, đẹp,… giáo viên căn cứ vào các lỗi mà trừ điểm cho phù hợp.
II. Tập làm văn (8 điểm)
* Yêu cầu về kiến thức:
- Bài làm của học sinh nêu được những đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của đối tượng được miêu tả.
- Trình tự miêu tả, cách sắp xếp các ý hợp lý.
- Thể hiện được những suy nghĩ, thái độ, tình cảm trước đối tượng được miêu tả trong cuộc sống.
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh viết được bài văn thuộc kiểu bài miêu tả với bố cục 3 phần; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; sử dụng các biện pháp tu từ một cách sinh động; từ ngữ gợi tả, gợi cảm, lời văn giàu cảm xúc……
- Có sáng tạo trong cách miêu tả.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, cách diễn đạt mà có thể cho điểm ở mức 7,5- 7 đ, 6,5- 6; 5,5- 4; 4,5- 3; 3,5-3; 2,5- 2; 1,5- 1.
- Học sinh cần đạt được các yêu cầu: Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp.
Bài mẫu:
Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.
Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thuở em vừa lọt lòng. Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng, sang trọng. Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Còn bố thì giúp mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Thỉnh thoảng, mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Mẹ luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Mẹ lo thuốc cho em uống kịp thời. Mẹ nấu cháo và bón cho em từng thìa. Tuy công việc đồng áng bận rộn nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Sau đó mẹ chuẩn bị đồ để sáng mai dậy sớm lo buổi sáng cho gia đình. Mẹ rất nhân hậu, hiền từ. Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi. Chính vì mẹ âm thầm lặng lẽ dạy cho em những điều hay lẽ phải mà em rất kính phục mẹ. Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ. Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuyệt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ.
Tấm lòng của mẹ bao la như biển cả đối với con và con hiểu rằng không ai thương con hơn mẹ. Ôi, mẹ kính yêu của con! Con yêu mẹ hơn tất cả mọi thứ trên cõi đời này vì mẹ chính là mẹ của con. "Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ...." Con mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Con hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để báo đáp công ơn sinh thành nuôi nấng con nên người, mẹ ơi.
Từ khóa » De Thi Lớp 5 Kì 1 Năm 2021 Tiếng Việt
-
Bộ đề Thi Học Kì 1 Lớp 5 Năm 2021 - 2022 đầy đủ Các Môn
-
30 đề Thi Học Kì 1 Môn Tiếng Việt Lớp 5 Tải Nhiều Có đáp án
-
3 đề Thi Học Kì 1 Lớp 5 Môn Tiếng Việt Năm 2021
-
TOP 16 đề Thi Học Kì 1 Lớp 5 Năm 2021 - 2022 Theo Thông Tư 22 (6 ...
-
Đề Thi Học Kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 Năm 2021 - 2022 Có đáp án (10 đề)
-
Top 100 Đề Thi Tiếng Việt Lớp 5 Học Kì 1, Học Kì 2 Năm 2021
-
Đề Thi Học Kì 1 Lớp 5 Môn Tiếng Việt Năm 2020 - 2021 - Tìm đáp án
-
Đề Thi Cuối Học Kì 1 Môn Tiếng Việt Lớp 5 Năm 2021 - 2022 (Đề 3)
-
Bộ đề Thi Học Kì 1 Môn Tiếng Việt Lớp 5 Năm 2021
-
Đề Thi Học Kì 1 Lớp 5 Môn Tiếng Việt - - MarvelVietnam
-
Bộ đề Thi Học Kì 1 Môn Tiếng Việt Lớp 5 Năm 2021 - Ôn Thi HSG
-
Đề Thi Học Kì 1 Môn Tiếng Việt Lớp 5 Năm 2021-2022 Có đáp án
-
Đề Thi Học Kì 1 Tiếng Việt Lớp 5 Năm 2021 - 2022 (10 đề)
-
Đề Kiểm Tra Tiếng Việt Cuối Kì 1 Lớp 5 - Năm Học 2021 - 2022