Đề Thi Tuyển Sinh Lớp 10 Môn Văn Hà Nội Năm 2022 - Có đáp án

Đọc Tài Liệu xin gửi tới các em đáp án và thang điểm chi tiết đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn Hà Nội năm học 2024 - 2025 được cập nhật nhanh nhất!

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Nội 2024

Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2024 tại tỉnh Hà Nội sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc.

ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

I. LÀM VĂN Câu 1. - Bài thơ Đồng chí được viết theo thể thơ tự do. - Văn bản trong chương trình Ngữ Văn 9 được viết cùng thể thơ: (Học sinh có thể tùy chọn 1 tác phẩm trong chương trình học có thể thơ tự do.) + Tác phẩm Nói với con của tác giả Y Phương. Câu 2. - Cặp hình ảnh tương ứng tạo nên sự sóng đôi trong đoạn trích: Quê hương anh - làng tôi; nước mặn đồng chua - đất cày lên sỏi đá - Tác dụng: Nghệ thuật sóng đôi cho thấy được sự đồng điệu trong hoàn cảnh của những người lính, họ hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh của nhau. Anh với tôi đều ra đi từ những làng quê nghèo khó, cùng chung hoàn cảnh xuất thân. Câu 3. Giá trị biểu đạt của từ “đôi trong câu “Anh với tôi đôi người xa lạ”:"Đội" là hai, luôn có sự xuất hiện song và không - Từ đôi đại giữa cấu thơ giáo hai con hành và hô và cách "người xa lạ" cho thấy những người đồng chí từ chỗ không quen biết, xa lạ với nhau nhưng họ vẫn có sợi dây gắn kết vô hình: chung hoàn cảnh, chung lí tưởng, chung mục đích. Họ luôn đồng hành, kết đôi, từ "đôi" góp phần khẳng định sự gắn bó khăng khít của những người lính.

Câu 4. Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận quy nạp, có sử dụng thành phần tình thái và thán từ. Bài làm không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. Đảm bảo đủ 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ được hình ảnh người lính Bài làm có thể triển khai theo nhiều cách, sau đây là gợi ý sau đây. 1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: hình ảnh người lính trong tâm dòng thơ cuối bài. 2. Thân đoạn - Những người lính luôn đồng cam, cộng khổ với nhau: + Áo rách vai, quần có vải mảnh vá, chân không giày => Cuộc sống vô cùng thiếu thốn, khó khăn. + Sự khắc nghiệt của khí hậu núi rừng -> nhưng họ đã vượt lên nhờ tinh thần lạc quan cách mạng, sự ấm áp của tình đồng chí. - Là niềm yêu thương, gắn bó sâu nặng họ dành cho nhau: Hình ảnh “tay nắm bàn tay”: +Chất chứa bao yêu thương trìu mến. Họ sẵn lòng chia sẻ khó khăn khó khăn cùng nhau. +Chứa đựng cả những khao khát bên người thân yêu. => Chính tình đồng chí chân thành, cảm động và sâu sắc đã nâng đỡ bước chân người lính và sưởi ấm tâm hồn họ trên mọi nẻo đường chiến đấu. - Sức mạnh và vẻ đẹp của tỉnh đồng chí: Được xây dựng trên nền một hoàn cảnh khắc nghiệt: + Thời gian, không gian: rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo. + Không khí căng thẳng trước một trận chiến đấu. Trước mắt họ là cả những mất mát, hi sinh không thể tránh khỏi. -> Tâm hồn họ vẫn bay lên với hình ảnh vầng trăng nơi đầu súng. -> Họ vẫn xuất hiện trong tư thế điềm tĩnh, chủ động “chờ giặc tới”. = Nhờ tựa vào sức mạnh của tinh thần đồng đội. Họ “đứng cạnh bên nhau” và trở thành một khối thống nhất không gì lay chuyển nổi. - Sức mạnh tình đồng chí còn được thể hiện qua một hình ảnh thơ độc đáo, đầy sáng tạo: “Đầu súng trăng treo”: + Vốn là một hình ảnh thơ được cảm nhận từ thực tiễn chiến đấu. Song hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa 1 tượng phong phú: Gợi liên tưởng: chiến tranh - hòa bình, hiện thực - ảo mộng, kiên cường – lãng mạn, chất chiến sĩ – chất thi sĩ. Gợi vẻ đẹp của tình đồng chí sâu sắc. Sự xuất hiện của vầng trăng là một bằng chứng về sức mạnh kì diệu của tình đồng đội. - Gợi vẻ đẹp của tâm hồn người lính – một tâm hồn luôn trong trẻo, tươi mát dẫu phải băng qua lửa đạn chiến tranh. Gợi vẻ đẹp tâm hồn dân tộc những khát vọng thanh bình. Việt Nam – một bàn tay giữ chắc cây súng mà trái tim luôn hướng đến 3. Kết đoạn: Khái quát lại hình tượng người lính. Phần II. Đọc hiểu Câu 1. Học sinh lựa chọn 1 phép liên kết và trình bày. Phép liên kết: lặp – “không sống để đáp ứng mong đợi của người khác” Câu 2. Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân và đưa ra li giải phù hợp. Sau đây là gợi ý của Tuyensinh247: Gợi ý: Theo em, sẽ không ích kỷ khi nói rằng: “chúng ta không sống để đáp ứng mong đợi của người khác”, vì: + Mỗi người có một cuộc sống riêng, một hành trình riêng, một ước mơ riêng cần hướng đến. Vì vậy, mỗi người sẽ lại tự đặt cho mình những tiêu chí khác nhau, không ai giống ai + Nếu luôn sống để đáp ứng mong đợi của người khác, chúng ta sẽ mãi trở thành cái bóng, không được làm chính mình. Cứ mãi chạy theo những mong đợi của người khác, dần dần chúng ta sẽ mất đi bản sắc vốn có của bản thân Câu 3. Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn khoảng 3% trang giấy thi, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. Đảm bảo đủ 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ được vấn đề nghị luận: Nên ứng xử thế nào trước mong đợi của những người thân yêu Bài làm có thể triển khai theo nhiều cách, sau đây là một gợi ý cho bạn. 1. Mở đoạn 2. Thân đoạn Giới thiệu vấn đề: Nên ứng xử thế nào để đáp ứng mong đợi của những người thân yêu đối với chúng ta. a. Giải thích - Ứng xử là: là cách thể hiện thái độ, hành vi hay chính là sự giao tiếp, xử sự giữa con người với con người. Thông qua đó, hình thành sự thiết lập mối quan hệ giữa mọi người. - Mong đợi: là hy vọng, mong muốn điều gì đó tốt đẹp cho những điều sắp xảy ra. ← Ứng xử trước mong đợi của những người thân yêu: là cách suy nghĩ, hành động và xử sự của bản thân trước những kì vọng mà người thân chờ mong ở chúng ta. b. Phân tích - Trước những mong đợi của những người thân yêu, ta cần có những ứng xử phù hợp, thể hiện sự quan tâm, thấu hiểu và tôn trọng họ. Chúng ta cần lắng nghe, thấu hiểu, kiên nhẫn và bao dung trước những mong muốn của người thân trong gia đình. - Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải sống cho chính bản thân mình: + Bởi mỗi chúng ta là một cá thể độc lập, chỉ sống một lần trong đời, bởi vậy không chỉ nghe theo những mong muốn của người khác mà còn phải sống với chính những khát khao, ước của chính mình. Ai cũng có nhu cầu và mong muốn được người khác công nhận, bởi vậy nếu sống theo ý của người khác thì bạn sẽ sống cuộc đời của người khác chứ không phải của mình. + Khi được sống với mong muốn của bản thân bạn sẽ được thỏa mãn những mơ ước của mình, từ đó có động lực phấn đấu, không ngừng nỗ lực, vươn lên. - Trong cuộc sống cần phải biết cân bằng giữa mong muốn của người thân với ước mơ, khát khao cũng như năng lực của chính mình. Học sinh tự lấy dẫn chứng phù hợp. 3. Kết đoạn: Tổng kết vấn đề.

ĐỀ THI

Đáp án đề thi Văn vào 10 Hà Nội 2024 - 2025 Tham khảo đề thi và đáp án môn Văn Hà Nội các năm trước bên dưới:

Xem thêm thông tin:

  • Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024 Hà Nội
  • Điểm chuẩn vào lớp 10 năm 2024 Hà Nội và các năm trước
  • Đáp án đề thi Toán vào 10 Hà Nội 2024
  • Đáp án đề thi tiếng Anh vào 10 Hà Nội 2024

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Nội 2023

ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC

đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hà Nội năm 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hà Nội năm 2023

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

Phần I.

Câu 1.

- Hoàn cảnh sống của ba cô gái thanh niên xung phong:

+ Họ sống và chiến đấu trên 1 cao điểm, trọng điểm (Ở trong 1 cái hang dưới chân cao điểm, đường bị đánh lở loét...)

- Công việc:

+ Chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch (bị bom vùi luôn...)

+ Sau mỗi trận bom: phải lên ngay trọng điểm để đo và ước tính khối lượng đất đá bị địch đào xới, đếm, đánh dấu những quả bom chưa nổ, rồi ngay sau đó là nhiệm vụ phá bom. (đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay ì ầm, thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu “thần chết là một tay không thích đùa”...)

Câu 2.

- “Sự im lặng” báo hiệu sắp có một trận bom vô cùng ác liệt sẽ diễn ra.

- Những hành động của Nho và Thao trước điều sắp xảy ra cho thấy:

+ Họ là người bình tĩnh, bản lĩnh khi đứng trước nguy hiểm.

+ Họ là người gan dạ, dũng cảm.

+ Trước tình huống nguy hiểm họ cũng là người biết làm chủ cảm xúc của mình.

+ Qua đó cũng cho thấy họ rất yêu nước, sẵn sàng hi sinh trước tình huống nguy hiểm.

+....

Câu 3:

* Yêu cầu hình thức đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận tổng – phân - hợp. * Yêu cầu nội dung: làm rõ tỉnh đồng đội của ba nhân vật Nho, Thao và Phương Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi, trong đoạn có sử dụng phép liên kết và câu cảm thán.

Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý sau:

1. Giới thiệu chung:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: tình đồng đội của ba nhân vật Nho, Thao và Phương Định.

2. Phân tích

- Kề vai sát cánh trong chiến đấu: Khi đồng đội trên cao điểm, Phương Định ở nơi an toàn trực điện đài, mà chẳng thể yên lòng: cô gắt lên với đội trưởng, cô sốt ruột chạy ra ngoài rồi lo lắng.

- Thấu hiểu lẫn nhau:

+ Phương Định rất hiểu tính cách, sở thích của chị Thao và Nho. Biết chị Thao lúc cương quyết táo bạo (chị không ưa nước mắt), khi mềm mại nữ tính (sợ máu, sợ vắt, thích thêu thùa...)

+ Chị Thao để Phương Định ở nhà vì cô còn có một vết thương ở đùi chưa lành miệng => chị rất quan tâm đến những đứa em của mình.

+ Phương Định chiều Nho: để dành kẹo, cho viên đá!

- Chăm sóc khi đồng đội bị thương và luôn quan tâm, yêu thương nhau:

+ Lúc Nho bị thương, Phương Định “moi đất bế Nho đặt lên đầu” rửa vết thương, pha sữa, chăm sóc chu đáo.

+ Còn chị Thao thì lo lắng đến luống cuống.

+ Biết Nho thích ăn kẹo, Phương Định luôn phần cho Nho.

=> Tình cảm đồng chí của ba nữ thanh niên xung phong đẹp đẽ, gắn bó như một gia đình.

3. Tổng kết vấn đề.

Câu 4.

Hai tác phẩm viết cùng đề tài:

- Đồng chí - Chính Hữu

- Bài thơ và tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật

Phần II.

1. Thành phần biệt lập phụ chú: - dù là thể xác hay tinh thần, dù là vết xước nhỏ hay nỗi đau sâu.

Câu 2:

Gợi ý:

- Bố luôn quan tâm lo lắng cho con.

- Bộ yêu thương con bằng tất cả trái tim. Trong trái tim của bố luôn có hình ảnh của con, vui cùng niềm vui với con, đau cùng nỗi đau với con.

ĐỀ THI

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hà Nội năm 2023

Phần I (6,5 điểm)

Trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi, nhà văn Lê Minh Khuê có viết:

“Cuộc sống ở đây đã dạy cho chúng tôi thể nào là sự im lặng. Sự im lặng từ sáng đến giờ không bình thường. Cái không bình thường đó đang đến. Tiếng máy bay trinh sát rè rè. Phản lực gầm gào lao theo sau. [...]

- Sắp đấy! – Nho quay lưng lại chúng tôi, chụp cái mũ sắt lên đầu. Chị Thao móc bánh bích quy trong túi, thong thả nhai. Những khi biết rằng cái sắp tới sẽ không em à thì chị tỏ ra bình tĩnh đến phát bực.”

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022) 

1. Nêu hoàn cảnh sống và công việc của ba nữ thanh niên xung phong trong truyện Những ngôi sao xa xôi.

2. “Sự im lặng" được nói tới trong đoạn trích trên báo hiệu điều gì sắp xảy ra? Những hành động của Nho và Thao trước điều sắp xảy ra ấy giúp em hiểu gì về hai nhân vật này?

3. Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp để làm rõ tình đồng đội của ba nhân vật Nho, Thảo và Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi. Đoạn văn có sử dụng phép nối để liên kết và câu cảm thán (gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép nối và một câu cảm thán).

4. Kể tên một tác phẩm khác đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về thế hệ trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ và ghi rõ tên tác giả.

Phần II (3,5 điểm)

Dưới đây là trích đoạn trong bức thư của một người bố gửi cho con:

Có thể con không biết, nụ cười của con đẹp tươi và nồng hậu. Nhưng sao con lại ít cười quá và càng ngày con càng ít cười hơn?

Có thể con không biết, mỗi khi nhớ con, bổ thường nhớ những lần bổ nóng giận trách phạt làm con đau, bổ nhớ ánh mắt của con lúc buồn, bổ nhớ tiếng khóc của con,... Bố nhớ những lần đó nhiều hơn những lần bổ mang lại niềm vui cho con.

"Có thể con không biết, mái tóc bạc của bố phần nhiều là vì lo lắng cho con. Mỗi khi con đau – dù là thể xác hay tinh thần, dù là vết xước nhỏ hay nỗi đau sâu, bố cũng đau rất nhiều

Có thể con không biết ...

(Theo Sống có giá trị, tập hai, NXB Trẻ, 2012)

1. Ghi lại một thành phần biệt lập phụ chú có trong đoạn thư trên.

2. Hãy nêu ngắn gọn cảm nhận của em về tấm lòng người bố được bộc lộ qua những lời tâm sự với con.

3. Có thể bạn không biết, đôi khi cảm xúc của mỗi chúng ta sẽ trở thành sự lo lắng cho những người thân yêu nếu bạn không làm chủ được nó.

Từ gợi dẫn trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội, trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thị) về ý nghĩa của việc làm chủ cảm xúc bản thân.

-HẾT-

Ghi chú: Điểm Phần I: 1 (1,0 điểm); 2 (1,5 điểm): 3 (3,5 điểm); 4 (0,5 điểm) Điểm Phần II: 1 (0,5 điểm); 2 (1,0 điểm); 3 (2,0 điểm)

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Nội 2022

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Nội 2022

ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC

đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Nội 2022 chính thức

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn Hà Nội 2021

Phần I

Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Chí Hữu và thơ ca kháng chiến chống Pháp. Mở đầu bài thơ, tác giả viết:

"Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí!"

( Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)

1. Ghi lại năm sáng tác bài thơ Đồng chí. Tác phẩm này được in trong tập thơ nào của Chính Hữu?

2. Viết đoạn văn khoảng 12 câu thơ pháp lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chú của những người lính cách mạng trong đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng phép lặp để liên kết và câu ghép ( Gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép lặp và một câu ghép)

3. Đoạn cuối bài thơ có một hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới". Hình ảnh thơ đó giúp em hiểu gì về vẻ đẹp của những anh bộ đội Cụ Hồ?

Phần II

Đoạn đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

"Người ta kể rằng , có một máy điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp ba tháng liền không tìm ra nguyên nhân. Người ta phải đến mời chuyên gia Xten – mét – xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10.000 đô la. Nhiều người cho Xten – mét – xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten – mét – xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ vạch đúng đường ấy giá: 9 999 đô laf 1 đôla. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9999 đôla…" Rõ ràng người có trí thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi"

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

1. Theo em, vì sao Xten – mét – xơ cho rằng" cạch một đường thẳng" có giá 1 đôla nhưng "tìm ra chỗ để vạch đúng được ấy" lại có giá 9 999 đôla?

2. Dựa vào đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy trình bày suy nghĩ của em ( khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người?

Thang điểm đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hà Nội năm học 2021-2022

Thang điểm đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hà Nội năm học 2021-2022

Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn Hà Nội 2021

Phần I.

1.

“Đồng chí” sáng tác đầu năm 1948.

Tác phẩm được in trong tập thơ “Đầu súng trăng treo”.

2.

a. Yêu cầu về hình thức:

- Đoạn văn (12 câu).

- Đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp (tổng – phân – hợp)

- Đoạn văn có sử dụng phép lặp để liên kết câu và câu ghép (có gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép lặp và một câu ghép)

b. Yêu cầu về nội dung: Phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng trong 7 dòng đầu bài thơ “Đồng chí” – Chính Hữu.

Đoạn văn đảm bảo các ý sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ và bảy câu thơ đầu: Chính Hữu là nhà thơ – chiến sĩ, trực tiếp tham gia kháng chiến chống Pháp nên viết rất chân thật, cảm động về những hiện thực và tình cảm người lính; trong đó bảy câu thơ đầu của bài thơ đã nêu lên cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng.

* Phân tích:

- Cơ sở thứ nhất của tình đồng chí là chung hoàn cảnh xuất thân:

+ Hai dòng thơ đầu đối nhau rất chỉnh: “Quê hương” đối với “làng tôi”, “nước mặn đồng chua” đối với “Đất cày lên sỏi đá”.

+ “Nước mặn đồng chua” là vùng đất ven biển nhiễm phèn, “đất cày lên sỏi đá” là vùng đồi núi trung du đất bị đá ong hóa.

-> Cả hai đều là những vùng đất khó canh tác. Hai câu thơ giới thiệu quê hương anh và tôi nhưng lại chỉ nói về đất bởi với người nông dân, đất đai là mối quan tâm hàng đầu, là tài sản lớn nhất.

=> Qua đó, ta thấy được cơ sở đầu tiên của tình đồng chí đó là cùng cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó, họ đều là những người nông dân nghèo mặc áo lính – có sự đồng cảm giai cấp.

- Cơ sở thứ hai của tình đồng chí là chung nhiệm vụ, lí tưởng:

+ Vì quê hương, đất nước, tự bốn phương trời xa lạ cùng về đứng trong hàng ngũ cách mạng, cùng chung một chiến hào.

+ Với hình ảnh “súng”, “đầu” vừa thực vừa tượng trưng cho nhiệm vụ, lí tưởng; đồng thời kết hợp với điệp từ “bên” đã khẳng định giờ đây, anh và tôi đã có sự gắn kết trọng vẹn về lí trí, lí tưởng và mục đích cao cả. Đó là cùng chiến đấu giành độc lập cho tổ quốc.

- Cơ sở thứ ba của tình đồng chí là chung gian khó: Tình đồng chí còn được nảy nở rồi gắn bó bền chặt khi họ cùng chia vui sẽ buồn, đồng cam cộng khổ.

+ Hình ảnh “đêm rét chung chăn” rất giản dị mà vô cùng gợi cảm, chỉ 1 từ “chung” duy nhất cho ta thấy được nhiều điều: “Chung gian khó, chung khắc nghiệt, chung thiếu thốn và đặc biệt là chung hơi ấm để vượt qua khó khăn, để họ trở thành tri kỉ.

+ Câu thơ đầy ắp kỉ niệm và ấm áp tình đồng chí, đồng đội.

- Chính Hữu thật tài tình khi tình đồng chí được thể hiện ngay trong cách sắp xếp trật tự từ “anh”, “tôi”: từ chỗ đứng tách riêng trên hai dòng thơ rồi cùng song hành trong dòng thơ thứ ba, và rồi không còn phân biệt từng cá nhân nữa. Từ chỗ là “đôi người xa lạ”, họ đã “quen nhau”, đứng cùng nhau trong cùng một hàng ngũ, nhận ra nhau là “đôi tri kỉ” để rồi vỡ òa trong một thứ cảm xúc mới mẻ, thiêng liêng “đồng chí”.

- Câu thứ thứ bảy “Đồng chí!” là câu đặc biệt, cảm thán, câu thơ tuy chỉ có hai từ nhưng đã trở thành bản lề gắn kết cả bài thơ. Hai tiếng “đồng chí” đứng tách riêng thành một dòng thơ đặc biệt như một kết luận, một phát hiện, một điểm nhấn về một thứ tình cảm mới mẻ, thiêng liêng, vô cùng cao đẹp – tình đồng chí. Đến đây, ta hiểu rằng đồng cảnh, đồng ngũ, đồng nhiệm, đồng cảm sẽ trở thành đồng chí. Đồng chí – chính là sự kết tinh giữa tình bạn và tình người.

=> Cơ sở của tình đồng chí được Chính Hữu lí giải bằng một chữ “đồng”, tạo ra sự càng ngày xích lại gần nhau của hai con người, hai trái tim. Đó là quá trình từ đồng cảnh đến đồng ngũ, đồng cảm đến đồng tình và đỉnh cao là đồng chí. Từ xa lạ, đến quen nhau, để thành tri kỉ. Khi đồng chí gắn với tri kỉ thì đồng chí không còn là khái niệm chính trị khô khan nữa mà chứa chan bao cảm xúc. * Nhận xét: Như vậy, chỉ với bảy câu thơ – Chính Hữu đã nêu lên cơ sở của tình đồng chí – tình cảm cao quí, thiêng liêng, sức mạnh tinh thần để người lính vượt qua mọi gian khổ để quyết tâm chiến đấu và chiến thắng.

3.

Hình ảnh cuối bài thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” cho thấy vẻ đẹp của anh bộ độ cụ Hồ:

Tư thế chiến đấu hiên ngang, chủ động, mạnh mẽ và hết sức dũng cảm của người lính.

Tư thế đó còn cho thấy sự gắn bó keo sơn của người đồng chí, họ tạo ra tư thế thành đồng vách sắt, sẵn sàng “chờ giặc tới”. Qua đó còn cho thấy tinh thần yêu nước, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ độc lập, tự do của tổ quốc của người lính.

=> Chỉ với một câu thơ nhưng Chính Hữu đã tạc nên một bức tranh chân dung đẹp đẽ về ý chí kiên cường, sự dũng cảm và tinh thần yêu nước nồng nàn của họ.

Phần II

1.

Xten-mét-xơ cho rằng "vạch một đường thẳng" có giá 1 đôla nhưng "tìm ra chỗ vạch đúng đường ấy" lại có giá 9999 đôla vì

- Khẳng định chuyên gia Xten-mét-xơ hết sức ngắn gọn, mỗi từ ngữ đều có dụng ý sâu sắc.

Giải thích

"vạch một đường thẳng" có giá 1 đôla

+ Vạch một đường thẳng thì vô cùng dễ dàng, ai cũng có thể làm được

- "tìm ra chỗ vạch đúng đường ấy" lại có giá 9999 đôla:

+ Nhưng phải tìm ra chỗ vạch đúng đường thi mới có giá trị.

+ Người có tri thức sẽ làm được những việc mà nhiều người không làm được

+ Tri thức giúp con người tạo ra được nhiều loại sức mạnh phi thường

+ Tri thức nâng cao giá trị con người

2. 

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu, dắt dắt vào đề.

- Nêu luận đề: Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người

2. Thân đoạn

Giải thích

- Tri thức: Là những hiểu biết của con người về mọi lĩnh vực trong đời sống được tích lũy qua quá trình học hỏi, rèn luyện, lao động.

- Giá trị con người: Là ý nghĩa của sự tồn tại mỗi con người, là nội lực riêng trong mỗi con người. Đó là yếu tố để mỗi người khẳng định được vị trí trong cuộc đời.

==> Những hiểu biết của con người ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống sẽ giúp con người khẳng định được vị tri của mình trong cuộc đời.

Chứng minh:

- Hiểu biết giúp con người khẳng định vị trí, phân biệt giữa người này với người khác.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hà Nội các năm có đáp án

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2020 Hà Nội

Trích dẫn đề thi:

Phần 1 (6,5 điểm) Viếng lăng Bác là bài thơ ân tình, cảm động của Viễn Phương viết về Bác Hồ kính yêu,

1. Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

2. Khổ thơ thứ hai, tác giả viết:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong làng rất đỏ."

Chỉ ra một hình ảnh thực và một hình ảnh ẩn dụ sóng đôi với nhau trong hai câu thơ trên. Việc xây dựng cặp hình ảnh sóng đôi đó có tác dụng gì?

Xem chi tiết đề và đáp án trong bài: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2020 Hà Nội

Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2019 - 2020

Phần I (7,0 điểm)

Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng góp vào đề tài này thi phẩm Sang thu sâu lắng

1. Bài thơ Sang thu được sáng tác theo thể thơ nào? Ghi tên hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết theo thể thơ đó.

2. Trong khổ thơ đầu, tác giả đã đón nhận thu về với “hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình” băng những giác quan nào ? Cũng trong khổ thơ này, các từ “bỗng” và “hình như" giúp em hiểu gì về cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ?

Xem đầy đủ lời giải của đề thi trong tài liệu: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2019 Hà Nội

Đề thi vào 10 môn Văn Hà Nội 2018

Phần I (6.0 điểm) 

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một khúc tráng ca về lao động và về thiên nhiên đất nước.

1. Cho biết tên tác giả và năm sáng tác của bài thơ ấy.

2. Xác định các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên ở những câu thơ sau:

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng".

Biện pháp tu từ nói quá cùng những hình ảnh giàu sức liên tưởng được sử dụng trong hai câu thơ này có tác dụng gì?

Chi tiết có trong: Đáp án đề thi văn vào lớp 10 Hà Nội 2018

Đề thi vào 10 Hà Nội môn văn 2017

Phần I (4 điểm)

Mở đầu bài thơ Nói với con, nhà thơ Y Phương viết:

Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

1. Ghi lại chính xác 7 dòng tiếp theo những dòng thơ trên. (1 điểm)

2. Cách miêu tả bước chân con “chạm tiếng nói”, “tới tiếng cười” có gì đặc biệt ? Qua đó, tác giả đã thể hiện được điều gì ? (1 điểm)

Xem đáp án tại: Đáp án đề thi môn văn vào lớp 10 Hà Nội năm 2017

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung của đề thi vào lớp 10 môn văn thành phố Hà Nội năm học 2023 - 2024 và các năm trước.

Mong rằng những tài liệu của chúng tôi sẽ là người đồng hành giúp các bạn hoàn thành tốt bài thi của mình.

Xem ngay: Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023

Từ khóa » đề Thi Vào 10 Môn Văn Hà Nội