Đề Thi Văn Vào 10 Hải Phòng 2022

Xuất bản ngày 31/05/2021 - Tác giả: Hoài Anh

Đáp án đề thi vào 10 môn văn Hải Phòng năm học 2021-2022 cùng tuyển tập đề thi tuyển sinh lớp 10 môn toán Hải Phòng các năm trước.

Mục lục nội dung

  • 1. Đề thi
  • 2. Đáp án đề thi vào 10 môn văn Hải Phòng 2021

Xem ngay đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn TP Hải Phòng năm học 2021-2022 nhanh nhất cùng đáp án chi tiết. Mời các bạn xem ngay dưới đây.

[HOT]

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hải Phòng năm 2021

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của thành phố sẽ diễn ra vào ngày 08/6/2021, vì vậy đề thi vào lớp 10 môn văn Hải Phòng 2021 chính thức sẽ được cập nhật ngay lập tức khi kết thúc thời gian thi. 

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm).

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Năm 2010, khi mới về dạy học ở Trường tiểu học Võ Thị Sáu, tận mắt chứng kiến sự thiếu ăn, thiếu mặc của học sinh (HS) tiểu học ở vùng này, cô Huỳnh Thị Thùy Dung (33 tuổi) bắt đầu đi xin các nhà hảo tâm. Gặp gì cô xin nấy, từ tấm áo, tập vở cho đến các loại nhu yếu phẩm cho học trò. Đa số các em là con đồng bào Dao, Tày, suốt ngày lên rẫy, không mấy quan tâm đến con em. Vì vậy, các em không chỉ thiếu sách vở, quần áo mà còn thiếu cả cơm ăn. Cô Dung tiến thêm một bước: nấu ăn miễn phí cho lũ trẻ.

Cô Dung bắt đầu nấu buổi trưa cho những HS có nhà ở xa. “Ban đầu chỉ nấu đồ ăn thôi, còn cơm thì tụi nhỏ tự mang theo. Nhưng nhìn mỗi đứa mỗi gói cơm mang theo khác nhau thấy tội quá. Nhiều bé mang cơm trắng, nhiều bé thì cơm không có màu trắng, thậm chí nhiều bé không có cơm để mang theo”, cô Dung nhớ lại.

Bước tiếp theo, cô Dung gõ cửa các nhà tài trợ để có thể mỗi tuần nuôi cơm miễn phí vài ba bữa. Ước nguyện của cô đã được đền đáp. Các nhà hảo tâm đã giúp cô trò mỗi tuần 3 bữa ăn miễn phí. Nhưng đến lúc đó lại xuất hiện một nỗi khổ khác: nhà bếp quá tạm bợ, nhiều em phải ngồi bệt xuống nền đất để ăn. Trông cảnh ấy, rất khó cầm lòng. Thế rồi, cô Dung lại “thêm việc” cho mình: xin nhà hảo tâm để xây cho các cháu một nhà ăn thật đàng hoàng, sạch sẽ.

(Trích Nuôi cơm miễn phí cho học sinh, Thanh Quân, Báo Thanh niên, số 86, Thứ bảy 27.3.2021)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn: “Vì vậy, các em không chỉ thiếu sách vở, quần áo mà còn thiếu cả cơm ăn.

Câu 4 (1,0 điểm). Qua đoạn trích trên, tác giả gửi gắm những thông điệp nào?

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương con người trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm). Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao

Ðất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Ðất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.56)

Hết

Đáp án đề thi vào 10 môn văn Hải Phòng 2021

PHẦN I. ĐỌC HIỂU.

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích trên: Việc nấu ăn miễn phí cho lũ trẻ của cô Huỳnh Thị Thùy Dung

Câu 3. Nhấn mạnh sự thiếu thốn của các em học sinh ở Trường tiểu học Võ Thị Sáu.

Câu 4. Gợi ý

Tác giả gửi gắm những thông điệp:

- Xã hội còn rất nhiều những mảnh đời bất hạnh cần sự chia sẻ từ chúng ta.

- Hãy cho đi để rồi nhận lại.

- Giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh hơn mình.

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

 Câu 1.

Nêu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của tình yêu thương con người trong cuộc sống.

Bàn luận và phân tích

* Giải thích tình yêu thương là gì ?

- Tình yêu thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết.

+ Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ của chúng ta đối với những người xung quanh

+ Là làm những điều tốt đẹp cho người khác và nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn.

+ Là thể hiện tình cảm yêu thương và quý mến người khác.

* Biểu hiện của tình yêu thương

- Trong gia đình:

+ Ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương cha mẹ

+ Cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc để làm việc vất vả và nuôi dạy con cái nên người

+ Con cái biết nghe lời, yêu thương cha mẹ là thể hiện tình yêu thương của mình đối với ba mẹ

+ Tình yêu thương còn thể hiện ở sự hòa thuận quý mến lẫn nhau giữa anh em với nhau.

- Trong xã hội:

+ Tình yêu thương thể hiện ở tình yêu đôi lứa

+ Tình yêu thương con người là truyền thống đạo lí

+ Tình thương dành cho những con người có số phận đau khổ, bất hạnh.

+ Quan tâm, chia sẻ vật chất cho những người sống khó khăn, thiếu thốn, cần sự giúp đỡ ở quanh mình.

+ Lên án, đấu tranh chống lại những thế lực đày đọa, bóc lột, ngược đãi con người.

* Ý nghĩa của tình yêu thương

- Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.

- Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn;

- Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa.

* Phản đề:

- Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau chung của đồng loại; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc sống của bản thân mình mà không quan tâm đến bất cứ ai.

* Bài học nhận thức và hành động

- Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống

- Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời.

Kết thúc vấn đề: Khẳng định lại vấn đề: Tình yêu thương có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, là lẽ sống của mỗi người

Câu 2.

Dàn ý

1.MỞ BÀi

  • Giới thiệu tác giả: Thanh Hải tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam ngay từ buổi đẩu.
  • Giới thiệu tác phẩm: "Mùa xuân nho nhỏ" được viết vào tháng 11 năm 1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện tình yêu cuộc sống, yêu đất nước thiết tha và những ước nguyện của nhà thơ.
  • Giới thiệu đoạn trích: Đoạn thơ đã cho đã tái hiện thành công không khí của một mùa xuân mới trên đất nước ta trong những ngày đầu hòa bình lập lại và khát vọng cống hiến rất chân thành, mãnh liệt của nhà thơ.

2.TH N BÀI

Ba khổ thơ đã cho nằm ở giữa bài, sau những cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời xứ Huế. Nếu sáu câu đầu của bài là mùa xuân của đất trời thì ở đoạn sau là mùa xuân của đất nước, của dân tộc, của lòng người.

a) Không khí xuân tràn ngập khắp mọi nẻo đất nước.

"Mùa xuân người cầm súng

Tất cả như xôn xao"

  • Hai câu đầu khổ gợi liên tưởng đến những người chiến sĩ ra trận với cành lá ngụy trang. "Lộc dắt đầy quanh lưng"gợi màu xanh của sức sống mới đang căng tràn trong mỗi sự vật và cả trong lòng người, trong sức trẻ.
  • Hai câu tiếp là hình ảnh những người nông dân cần cù, chăm chỉ đang ươm mầm cho sự sống trên những cánh đồng quê hương. Hai câu thơ gợi ra cái màu xanh non mơn mởn trải dài mênh mông trên mọi miền quê nước Việt.

=> Qua đó, tác giả đã khái quát được hai nhiệm vụ chính của nước ta thời kì mới: vừa "vững tay cày'' - tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế, vừa "chắc tay súng"- bảo vệ nền độc lập mới giành được. Đồng thời, tiếng thơ cũng bộc lộ tình yêu mến, tự hào về những con người đã góp phần quan trọng làm nên diện mạo đất nước: người lao động và người chiến sĩ.

- "Tất cả như hối hả/Tất cả như xôn xao": Điệp từ "tất cả"cùng các từ láy tượng hình, tượng thanh đã tái hiện không khí hối hả, vội vã, khẩn trương, không ngừng nghỉ trên khắp đất nước. Cái náo nức, hồ hởi, sự hăm hở như căng tràn trong mỗi con người.

b) Cảm nhận của nhà thơ về đất nước

= > Đất nước được nhân hóa như một bà mẹ "vất vả và gian lao"- câu thơ như chứa đựng trong nó cả ngàn năm lịch sử dựng nước, giữ nước đầy gian khổ, nhọc nhằn, đau thương của dân tộc ta.

=> Nhà thơ bộc lộ niềm tin tưởng, tự hào về tương lai tươi sáng, trường tổn, bất diệt của đất nước qua hình ảnh so sánh “Đất nước như vì sao/ Cứ đi lên phía trước".Chữ" cứ" thật hay, thể hiện được những bước đi vững chãi, hiên ngang kiên cường của dân tộc.

- Hình ảnh "đất nước"điệp lại hai lần cũng thể hiện niềm xúc động, tự hào và tình yêu nước của nhà thơ.

  • Những ước nguyện chân thành, tha thiết được thể hiện qua điệp từ "ta làm", cụm từ "ta nhập"và phép liệt kê: làm con chim nhỏ bé để cất tiếng hót vui, làm một cành hoa nhỏ xinh giữa vườn hoa xuân rực rỡ, vô tư dâng hương sắc cho đời, làm "một nốt trầm"dâng góp vào bản hòa ca của đất nước, của cuộc đời chung. Những hình ảnh đó thật tự nhiên, giản dị mà đẹp đẽ.
  • Đó là những ước muốn khiêm nhường nhưng chứa đựng một lẽ sống lớn: sống có ích và cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên.

- Điệp từ "ta" (thay cho từ “tôi" như ở đầu bài thơ) đã mang đến một thông điệp ý nghĩa cho tất cả mọi người: Mỗi chúng ta hãy cùng nhau làm một con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm nhỏ bé để cất lên bản tình ca chung - cuộc đời.

d) Nghệ thuật

  • Thể thơ năm chữ gần với những làn điệu dân ca, âm hưởng trong sáng, nhẹ nhàng, tha thiết, điệu thơ như điệu của tâm hồn, cách gieo vần chân tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc.
  • Hình ảnh tự nhiên, giản dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng ("cành hoa", "con chim", nốt trầm").
  • Cấu tứ bài thơ chặt chẽ, chủ yếu dựa trên sự phát triển của hình tượng mùa xuân: từ mùa xuân đất trời -> đất nước -> con người.
  • Giọng thơ phù hợp với cảm xúc của tác giả: đoạn đẩu vui, say sưa với vẻ đẹp của mùa xuân, thiên nhiên, rồi phấn chấn, hối hả trước khí thế lao động của đất nước, cuối cùng là trắm lắng, hơi trang nghiêm mà thiết tha bộc bạch tâm niệm.

KẾT BÀI

  • Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã cho ta thấy vẻ đẹp của hồn thơ Thanh Hải tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống.
  • Bài học: sống là cống hiến, sống có ích, có ý nghĩa, làm đẹp cho đời.
  • Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã cho ta thấy vẻ đẹp của hồn thơ Thanh Hải tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống.

-.-

Bài học: sống là cống hiến, sống có ích, có ý nghĩa, làm đẹp cho đời.

Ngoài ra, Doctailieu mời các em tham khảo chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 Hải Phòng cùng điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 Hải Phòng qua các năm để đưa ra các lựa chọn nguyện vọng thật đúng đắn.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hải Phòng các năm trước

Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng 2020

Phần I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với biển hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỷ

Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa

(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2019, trang 155)

Câu 1 (0,5 điểm). Nếu xuất xứ của đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng ở hai dòng thơ

ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa

Câu 4 (1,0 điểm). Qua đoạn trích trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Xem thêm chi tiết đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn 2020 Hải Phòng

Đề thi vào 10 môn văn Hải Phòng 2019-2020

Phần I. (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Cái mạnh của người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỷ luật rất cao và thái độ rất nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. Tiếc rằng ngay trong mặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nào với một nền kinh tế công nghiệp hoá chứ chưa nói tới nền kinh tế tri thức. Người Việt nam ta cần cù thì cần cù thật nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ. Khác với người Nhật vốn cũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi ly từ đầu, người Việt Nam ta thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến chân hãy nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”. Do còn chịu ảnh hưởng nặng nề của phương thức sản xuất nhỏ và cách sống ở nơi thôn dã vốn thoải mái và thanh thản nên người Việt Nam chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương.

(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 27,28)

Câu 1. (1,0 điểm) Cho biết tên tác giả, tên văn bản và nội dung chính của đoạn trích trên

Câu 2. (1.0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của một nét nghệ thuật trong câu văn sau:

Khác với người Nhật vốn cũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi ly từ đầu, người Việt Nam ta thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến chân hãy nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”.

Xem thêm chi tiết đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2019 Hải Phòng

Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng 2018

Phần I. (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tình, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán  - Thuộc lòng ngẫm kỹ một mình hay, hai câu thơ đó đang làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất, đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tay châu báu hơi đầy, chỉ tố làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về.

(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam 2016, trang 4, 5)

Câu 1. (2.0 điểm) Nêu xuất xứ của đoạn trích trên. Xác định nội dung chính của đoạn trích.

Câu 2.

(1.0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của một nét nghệ thuật đặc sắc trong câu văn sau: “Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần".

Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào lớp 10 Hải Phòng 2018

Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng 2017

Phần I (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh, Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga... và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.

(Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2016, tr.5)

Câu 1 (1,0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung cơ bản của đoạn trích trên.

Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một nét nghệ thuật trong câu văn sau:

Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.

Xem thêm chi tiết đáp án đề thi môn văn vào lớp 10 Hải Phòng 2017

Trên đây là nội dung đáp án đề thi vào 10 môn văn Hải Phòng năm 2021 và các năm trước đó để các em đối chiếu, thử sức với các đề khác nhau. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 này.

Từ khóa » đề Thi Văn Vào 10 Năm 2021 Tại Hải Phòng