Đề Thi Vật Lý Lớp 6 Học Kì 1 Tải Nhiều

Đề thi Vật lý lớp 6 học kì 1 Tải nhiềuĐề thi học kì 1 lớp 6 môn Vật líBài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Đề thi Vật lý lớp 6 học kì 1

  • Đề thi học kì 1 lớp 6 Năm 2020 Tải nhiều
  • Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 6 Năm 2020
  • Đề cương học kì 1 lớp 6 Năm 2020
  • Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 6 Năm 2019
  • Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 6 năm 2018
  • Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6

Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý lớp 6 được VnDoc sưu tầm các đề thi hay và chất lượng qua các năm học giúp các em học sinh ôn tập hệ thống lại kiến thức Vật lý đã học. Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Vật Lý này sẽ giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 1 lớp 6 Năm 2020 Tải nhiều

  • Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 năm 2020 đầy đủ các môn
  • Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Toán năm học 2020 - 2021
  • Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2020 - 2021
  • Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Sinh học năm 2020 - 2021
  • Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Tin học năm 2020 - 2021
  • Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Lịch sử năm 2020 - 2021
  • Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Địa lý năm học 2020 - 2021
  • Đề thi Công nghệ lớp 6 học kì 1 năm 2020 - 2021
  • Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Giáo dục công dân năm 2020 - 2021

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 6 Năm 2020

I. Trắc nghiệm (3 điểm): Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Dụng cụ nào dùng để đo độ thể tích chất lỏng.

A. Cân Rô-béc-van

B. Bình chia độ

C. Lực kế

D. Thước kẻ.

Câu 2: Gió thổi làm căng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào?

A. Lực căng.

B. Lực hút.

C. Lực kéo.

D. Lực đẩy.

Câu 3: Dụng cụ nào không phải là ứng dụng của máy cơ đơn giản?

A. Búa nhổ đinh

B. Kìm điện.

C. Kéo cắt giấy.

D. Con dao thái.

Câu 4: Một vật có trọng lượng 500N thì có khối lượng bao nhiêu kg?

A. 500kg

B. 50kg

C. 5kg

D. 0,5kg

Câu 5: Công thức tính khối lượng riêng của vật là:

A. D = \frac{m}{V}\(D = \frac{m}{V}\)

B. D = m.V

C. D = \frac{V}{m}\(D = \frac{V}{m}\)

D. m = D.V

Câu 6: Đơn vị của lực là:

A. N/m3

B. N/m

C. N

D. Kg/m3

II. Tự luận (7 điểm)

Câu 7 (1,5 điểm). Đổi các đơn vị sau:

a, 60 cm3 = .............lít

c, 250 ml = ............cc;

b, 300 g = .............kg;

Câu 8 (2 điểm):

a. Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 20kg từ dưới giếng lên, người ta phải dùng lực kéo bao nhiêu Niutơn.

b. Viết công thức tính trọng lượng riêng một chất, nêu tên và đơn vị đo của các đại lượng có mặt trong công thức?

Câu 9 (2,5 điểm). Một cột sắt có thể tích 0,5 m3 . Hỏi cột sắt đó có khối lượng và trọng lượng riêng là bao nhiêu. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 Kg/ m3 .

Câu 10 (1 điểm): Cho bình A chứa được tối đa 8 lít nước và bình B chứa được tối đa 5 lít nước. Cho lượng nước đủ dùng, làm thế nào để lấy được 6 lít nước.

Tham khảo đề thi mới nhất

  • Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 môn Vật lý năm 2020 - 2021
  • Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Vật lý năm 2020 - 2021 - Đề 1
  • Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Vật lý năm 2020 - 2021 - Đề 2

Đáp án Đề thi Vật lý lớp 6 học kì 1

I. Trắc nghiệm(3 điểm). Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

B

D

D

B

A

C

II. Tự luận (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

7

(1,5 điểm)

a, 60 cm3 = 0,06 lít

b, 300 g = 0,3kg

c, 250 ml = 250 cc

0,5đ

0,5đ

0,5đ

8

(2 điểm)

a, Để kéo trực tiếp một thùng nước từ dưới giếng lên, người ta phải dùng lực kéo: F= P = 10.m = 10. 20 = 200N

b, Công thức d = \frac{P}{V}\(d = \frac{P}{V}\)

Trong đó: d: Trọng lượng riêng (N/m3)

P: Trọng lượng (N)

V: Thể tích (m3)

0,5đ

0,5đ

9

(2,5 điểm)

Tóm tắt

V= 0,5 m3

D= 7800 Kg/m3

m= ?

d= ?

Giải

Khối lượng của chiếc cột sắt là:

D = \frac{m}{V}\(D = \frac{m}{V}\) => m = D.V= 7800. 0,5= 3900(kg)

Trọng lượng riêng của chiếc cột sắt là:

d= 10.D= 10. 7800= 78000(N/m3)

(hs có thể làm theo cách khác)

0,5đ

10

(1 điểm)

- Đổ nước đầy bình A được 8 lít, rồi chắt từ bình A sang cho đầy bình B thì bình A còn 3 lít.

- Đổ bỏ nước ở bình B, rồi chắt 3 lít còn lại ở bình A sang bình B

- Đổ nước đầy bình A được 8 lít, rồi chắt sang cho đầy bình B (đã có 3 lít)

-> Bình A còn lại 6 lít.

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

Đề cương học kì 1 lớp 6 Năm 2020

  • Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 Đầy đủ các môn
  • Đề cương ôn tập Toán 6 học kì 1 năm 2020 - 2021
  • Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 6 - Phần hình học
  • Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 học kì 1 năm 2020 - 2021
  • Đề cương môn Lịch sử lớp 6 học kì 1 năm 2020 - 2021
  • Đề cương ôn tập Vật lý 6 học kì 1 năm 2020 - 2021
  • Đề cương ôn tập Sinh 6 học kì 1 năm 2020 - 2021
  • Đề cương Địa lý lớp 6 học kì 1 năm 2020 - 2021
  • Đề cương Giáo dục công dân lớp 6 kì 1 năm 2020 - 2021
  • Đề cương Công nghệ 6 học kì 1 năm 2020 - 2021
  • Đề cương ôn tập Tin học lớp 6 học kì 1 năm 2020 - 2021

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 6 Năm 2019

Câu 1: Dụng cụ nào dưới đây được dùng để đo độ dài:

A. Com pa

B. Thước thẳng

C. Ê.ke

D. Bình chia độ

Câu 2: Độ chia nhỏ nhất của một thước đo độ dài là:

A. Độ dài giữa hai vạch liên tiếp chia trên thước.

B. Độ dài nhỏ nhất mà thước đo được.

C. Độ dài lớn nhất ghi trên thước.

D. Độ dài của cái thước đó.

Câu 3: Niu tơn là đơn vị của:

A. Trọng lượng riêng

B. Lực đàn hồi

C. Khối lượng riêng.

D. Trọng lực

Câu 4: Người ta dùng một bình chia độ chứa 75 cm3 nước để đo thể tích của một viên bi thủy tinh. Khi thả viên bi vào bình, bi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100 cm3. Thể tích của viên bi là

A. 125 cm3

B. 175 cm3

C. 135 cm3

D. 25 cm3

Câu 5: Cho bình chia độ như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là:

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 6

A. 400 ml và 200 ml.

B. 400 ml và 2 ml .

C. 400 ml và 20 ml

D. 400 ml và 0 ml.

Câu 6: Gió thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong số các lực sau?

A.Lực đẩy.

B. Lực hút.

C. Lực căng.

D. Lực kéo.

Câu 7: Hai lực cân bằng là hai lực:

A. Đặt vào một vật, cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ.

B. Đặt vào một vật, cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ.

C. Đặt vào hai vật, cùng phương, cùng chiều, cùng cường độ.

D. Đặt vào hai vật, cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ.

Câu 8: Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào không phải là ứng dụng của máy cơ đơn giản?

A. Búa nhổ đinh

B. Bập bênh

C. Kéo cắt giấy.

D. Dao cắt giấy

Câu 9: Ở mặt đất, một quả nặng có trọng lượng 10N thì khối lượng của quả nặng gần bằng:

A. 1kg

B.100g

C. 10g

D. 1g

Câu 10: Trọng lượng riêng của nước là 10000 \frac{N}{m^3}\(\frac{N}{m^3}\) thì khối lượng riêng của nước là

A. 100000 \frac{kg}{m^3}\(\frac{kg}{m^3}\)

B. 100 \frac{kg}{m^3}\(\frac{kg}{m^3}\)

C. 1000 \frac{kg}{m^3}\(\frac{kg}{m^3}\)

D. 10 \frac{kg}{m^3}\(\frac{kg}{m^3}\)

Câu 11: Một lít dầu hoả có khối lượng 800g, khối lượng của 1,5m3 dầu hoả là

A. 120kg

B. 400kg

C. 1500kg

D. 1200kg

Câu 12: Ở mặt đất,cân nặng của An là 30kg, cân nặng của Bình gấp 1,8 lần cân nặng của An. Vậy, trọng lượng của Bình là

A. 54 N

B. 540N

C. 300N

D. 5400N

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 13 (2 điểm ): Trình bày cách đo thể tích chất lỏng?

Câu 14 (2 điểm) : Máy cơ đơn giản có tác dụng gì ? Cho ví dụ minh họa ?

Câu 15 (3 điểm ) a) Nói khối lượng riêng của nhôm là 2700 \frac{kg}{m^3}\(\frac{kg}{m^3}\)có nghĩa là gì ?

b) Một quả cầu bằng nhôm có thể tích là 50 dm3. Tính khối lượng và trọng lượng của quả cầu?

Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi HK1 môn Vật lý lớp 6 năm 2019

I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

A

D

D

C

A

B

D

A

C

D

B

II. Tự luận (7 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

Câu 13

( 2 điểm)

Trình bày các bước đo thể tích chất lỏng

-) Ước lượng thể tích cần đo. Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.

-) Đặt bình chia độ thẳng đứng

-) Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình

-) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 14

(2 điểm)

Máy cơ đơn giản có tác dụng gì? Cho ví dụ minh họa?

- Máy cơ đơn giản là những dụng cụ giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn.

- HS lấy ví dụ được.

1 điểm

1 điểm

Câu 15

(3 điểm)

a) Nói khối lượng riêng của nhôm là 2700 \frac{kg}{m^3}\(\frac{kg}{m^3}\) có nghĩa là gì?

Nói khối lượng riêng của nhôm là 2700 \frac{kg}{m^3}\(\frac{kg}{m^3}\)có nghĩa là: 1 m3 nhôm có khối lượng là 2700kg.

1điểm

b) Một quả cầu bằng nhôm có thể tích là 50dm3. Tính khối lượng và trọng lượng của quả cầu?

- Tóm tắt đúng

- Khối lượng quả cầu: m = D.V = 2700.0,05 = 135(kg)

- Trọng lượng quả cầu: P = 10.m=10 .135 =1350 (N)

- Đáp số đúng:

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Để chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp tới, các em học sinh tham khảo đề cương ôn tập mới nhất như sau:

  • Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2019 - 2020
  • Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 6 năm 2019 - 2020
  • Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2019 - 2020
  • Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 6 năm 2019 - 2020
  • Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học lớp 6 năm 2019 - 2020
  • Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 6 năm 2019 - 2020
  • Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2019 - 2020
  • Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 6 năm học 2019 - 2020

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 6 năm 2018

Phần I: Trắc nghiệm (4,0đ).

Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: (NB) Độ chia nhỏ nhất của thước là:

A. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

B. Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.

C. Độ dài lớn giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước.

D. Độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước.

Câu 2: (TH) Người ta đổ một lượng nước vào một bình chia độ như hình vẽ.

Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 6

Thể tích của nước trong bình là:

A. 22 ml

B. 23 ml

C. 24 ml

D. 25 ml

Câu 3: (NB) Hai lực cân bằng là:

A. Hai lực mạnh như nhau, có cùng phương và chiều.

B. Hai lực mạnh như nhau, không cùng phương nhưng cùng chiều, cùng đặt lên một vật.

C. Hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, cùng đặt lên một vật.

D. Hai lực không mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.

Câu 4: (NB) Gió đã thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong số các lực sau:

A. Lực căng.

B. Lực hút.

C. Lực kéo.

D. Lực đẩy.

Câu 5: (TH) Một học sinh đá vào quả bóng. Có hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng?

A. Quả bóng bị biến dạng.

B. Chuyển động của quả bóng bị biến đổi.

C. Quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.

D. Không có sự biến đổi nào xảy ra.

Câu 6: (TH) Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi của một ḷò xo là đúng?

A. Trong hai trường hợp lò xo có chiều dài khác nhau : trường hợp nào lò xo dài hơn thì lực đàn hồi mạnh hơn.

B. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.

C. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ.

D. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.

Câu 7: (NB) Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để làm công việc nào dưới đây?

A. Kéo cờ lên đỉnh cột cờ.

B. Đưa thùng hàng lên xe ô tô.

C. Đưa thùng nước từ dưới giếng lên.

D. Đưa vật liệu xây dựng lên các tầng cao theo phương thẳng đứng.

Câu 8: (TH) Trong 4 cách sau:

1. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng

2. Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng

3. Giảm độ dài của mặt phẳng nghiêng

4. Tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng

Các cách nào làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?

A. Các cách 1 và 3

B. Các cách 1 và 4

C. Các cách 2 và 3

D. Các cách 2 và 4

Phần II: Tự luận (6,0đ)

Câu 9: (NB) (1,0đ) Lực là gì? Nêu kết quả tác dụng của lực?

Câu 10: (VD) (3đ) Một thỏi Sắt có thể tích 10 dm3. Biết khối lượng riêng của sắt là 7800 Kg/m3. Tính:

a/ Khối lượng của thỏi sắt?

b/Trọng lượng riêng của sắt?

Câu 11: (TH) (1,5đ): Cho một bình chia độ, một cân Robecvan, một hòn đá cuội và một cốc nước. Hãy trình bày cách xác định khối lượng riêng của sỏi với những dụng cụ đã nêu.

Câu 12: (VD) (0,5đ). Tại sao ta lại sử dụng một tấm ván đặt nghiêng để đưa các thùng phuy nặng lên sàn xe ô tô?

Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6 năm 2018

Câu

Nội dung

Điểm

1

A. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

0,5

2

C. 24 ml

0,5

3

C. Hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, cùng đặt lên một vật.

0,5

4

D. Lực đẩy.

0,5

5

C. Quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.

0,5

6

B. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.

0,5

7

B. Đưa thùng hàng lên xe ô tô.

0,5

8

B. Các cách 1 và 4

0,5

9

- Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác.

- Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng.

0,5

0,5

10

m = D x V = 7800 x 0,01 = 78 (kg)

d = D x 10 = 7800 x 10 = 78000 (N/m3)

2

1

11

- Dùng cân đo khối lượng (m) của hòn đá

- Dùng bình chia độ đo thể tích (V) của hòn đá.

- Dùng công thức D = m/V để tính khối lượng riêng của hòn đá.

0,5

0,5

0,5

12

- Vì tấm ván đặt nghiêng chính là một mặt phẳng nghiêng sẽ giúp ta kéo vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật.

0,5

Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6

I. Hãy chọn phương án đúng.

1. Để đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng hơn 30 cm), nên chọn thước nào trong các thước đã cho sau đây?

A. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm.

B. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 cm.

C. Thước có giới hạn đo 50 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm.

D. Thước có giới hạn đo 1m và độ chia nhỏ nhất 5 cm.

2. Người ta dùng một bình chia độ chứa 55 cm3 nước để đo thể tích của một hòn sỏi. Khi thả hòn sỏi vào bình, sỏi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100 cm3. Thể tích hòn sỏi là bao nhiêu?

A. 45 cm3.

B. 55 cm3.

C. 100 cm3.

D. 155 cm3.

3. Hai lực nào sau đây được gọi là cân bằng?

A. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.

B. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.

C. Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.

D. Hai lực có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.

4. Trọng lượng của một vật 20 g là bao nhiêu?

A. 0,02 N.

B. 0,2 N.

C. 20 N.

D. 200 N.

5. Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động?

A. Quả bóng được đá thì lăn trên sân.

B. Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang.

C. Một vật được thả thì rơi xuống.

D. Một vật được ném thì bay lên cao.

6. Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi của một lò xo là đúng?

A. Trong hai trường hợp lò xo có chiều dài khác nhau: trường hợp nào lò xo dài hơn thì lực đàn hồi mạnh hơn.

B. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.

C. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ.

D. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.

7. Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài lò xo là 98 cm. Biết độ biến dạng của lò xo khi đó là 2 cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu?

A. 102 cm.

B. 100 cm.

C. 96 cm.

D. 94 cm.

8. Một vật đặc có khối lượng là 8000 g và thể tích là 2 dm3. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là bao nhiêu?

A. 4 N/m3.

B. 40 N/m3.

C. 4000 N/m3.

D. 40000 N/m3.

9. Khi kéo vật khối lượng 1 kg lên theo phương thẳng đứng phải cần lực như thế nào?

A. Lực ít nhất bằng 1000 N.

B. Lực ít nhất bằng 100 N.

C. Lực ít nhất bằng 10 N.

D. Lực ít nhất bằng 1 N.

10. Trong 4 cách sau:

1. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng2. Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng3. Giảm độ dài của mặt phẳng nghiêng4. Tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng

Các cách nào làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?

A. Các cách 1 và 3B. Các cách 1 và 4C. Các cách 2 và 3D. Các cách 2 và 4

11. Người ta sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao. So với cách kéo thẳng vật lên, cách sử dụng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì?

A. Có thể làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật.B. Có thể làm giảm trọng lượng của vật.C. Có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.D. Có thể kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật

12. Đơn vị khối lượng riêng là gì?

A. N/m

B. N/ m3

C. kg/ m2

D. kg/ m3

13. Đơn vị trọng lượng là gì?

A. N

B. N. m

C. N. m2

D. N. m3

14. Đơn vị trọng lượng riêng là gì?

A. N/ m2

B. N/ m3

C. N. m3

D. kg/ m3

15. Một lít (l) bằng giá trị nào dưới đây?

A. 1 m3

B. 1 dm3

C. 1 cm3

D. 1 mm3

16. Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng của cùng một chất?

A. d = V.D

B. d = P.V

C. d = 10D

D. P = 10.m

17. Công thức nào dưới đây tính trọng lượng riêng của một chất theo trọng lượng và thể tích?

A. D = P.V

B. d =P/V

C. d = V.D

D. d = V/P

18. Cho biết 1 kg nước có thể tích 1 lít còn 1 kg dầu hoả có thể tích 5/4 lít. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khối lượng của 1 lít nước nhỏ hơn khối lượng của 1 lít dầu hoả.B. Khối lượng riêng của nước bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hoả.C. Khối lượng riêng của dầu hoả bằng 5/4 khối lượng riêng của nước.D. Khối lượng của 5 lít nước bằng khối lượng của 4 lít dầu hoả.

19. Cho biết 1 kg nước có thể tích 1 lít và khối lượng riêng của ét xăng bằng 0,7 lần khối lượng riêng của nước. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trọng lượng của 1 lít nước nhỏ hơn trọng lượng của 1 lít ét xăng.B. Trọng lượng riêng của nước bằng 0,7 lần trọng lượng riêng của ét xăng.C. Khối lượng của 7 lít nước bằng khối lượng của 10 lít ét xăng.D. Khối lượng của 1 lít ét xăng bằng 7 kg.

20. Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít, trong các bình chia độ đã cho sau đây:

1. Bình 100 ml và có vạch chia tới 1 ml2. Bình 500 ml và có vạch chia tới 5 ml3. Bình 1000 ml và có vạch chia tới 5 ml4. Bình 2000 ml và có vạch chia tới 10 ml

Chọn bình chia độ nào là phù hợp nhất?

A. Bình 1

B. Bình 2

C. Bình 3

D. Bình 4

>> Tham khảo: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 6 năm 2018 - 2019

II. Giải các bài tập dưới đây:

21. Một vật có khối lượng 600 g treo trên một sợi dây đứng yên.

a. Giải thích vì sao vật đứng yên.

b. Cắt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích vì sao vật đang đứng yên lại chuyển động.

22. Từ một tấm ván dài người ta cắt thành 2 tấm ván có chiều dài l1 và l2. Dùng một trong 2 tấm ván này (tấm dài l1) để đưa một vật nặng lên thùng xe có độ cao h1 thì lực kéo cần thiết là F1 (hình 1).

a. Nếu dùng tấm ván dài l1 để đưa vật trên lên thùng xe có độ cao h2 (h2 > h1) thì lực kéo F2 cần thiết so với F1 sẽ như thế nào?

b. Nếu dùng tấm ván còn lại (tấm dài l2) để đưa vật nặng trên lên thùng xe có độ cao h2 thì lực kéo cần thiết nhỏ hơn F1. Hãy so sánh l2 với l1?

Đề thi học kì 1 môn Vật lí lớp 6

Đề chuẩn bị cho kết quả thi học kì 1 đạt kết quả cao, các em học sinh tham khảo trọn bộ đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 sau đây

Đề thi học kì 1 lớp 6 năm 2018 được tải nhiều nhất

  • Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 năm 2018 - 2019 đầy đủ các môn
  • Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 môn Toán năm học 2018 - 2019
  • Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn năm học 2018 - 2019
  • Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 môn Vật lý năm học 2018 - 2019
  • Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Vật lý năm học 2018 - 2019
  • Đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 6 năm 2018 - 2019
  • Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 6 năm học 2018 - 2019
  • Đề thi học kì 1 môn Sinh học lớp 6 năm học 2018 - 2019
  • Bộ đề thi học kì 1 môn Tin học lớp 6 năm học 2018 - 2019

Ngoài ra, các em học sinh tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Môn Lịch sử 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì 1 đạt kết quả cao.

  • Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 6 huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa năm 2015 - 2016
  • Đề kiểm tra học kì 1 môn Vật lý lớp 6 trường TH&THCS Ba Chùa, Ba Tơ năm 2014 - 2015
  • Bộ 12 đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 6

Từ khóa » đề Vật Lý Lớp 6 Giữa Kì 1