ĐỀ XUẤT (ID: 1028) - Chương Trình Quản Lý Khoa Học

ĐỀ XUẤT (ID: 1028)
Tên Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội ở Thừa Thiên Huế
Cấp cấp Đại học Huế Nhiệm vụ năm: 2016
ĐVQL TRƯỜNG DU LỊCH
Thông tin về đề xuất này:
Tính cấp thiết
Thừa Thiên Huế là một vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời với gần 700 năm lịch sử. Từ khi chúa Nguyễn đặt thủ phủ tại đây (1558) đến khi nhà Nguyễn cáo chung (1945) và cho tới ngày nay. Có thể nói, Huế là nơi gặp gỡ của nhiều luồng văn hoá theo truyền thống phía Bắc tràn vào từ những lưu dân lập nghiệp trên vùng đất mới, văn hoá của dân tộc Chăm với nền văn hóa Ấn Độ và văn hóa phương Tây được thâm nhập từ thời các chúa Nguyễn. Các lễ hội truyền thống được duy trì, phát triển cũng từ những mạch nguồn văn hóa ấy. Lễ hội là một nhu cầu sinh hoạt văn hóa của con người, vì vậy Thừa Thiên Huế đã trở thành địa danh có nhiều lễ hội truyền thống và là điểm đến thu hút du khách vào loại hình du lịch lễ hội. Nhìn tổng quát về lễ hội và sự tham gia lễ hội của cư dân vùng này, ta sẽ thấy lễ hội ở Thừa Thiên Huế tuy không phong phú như miền Bắc, nhưng cũng khá đa dạng, có hai loại lễ hội chủ yếu: lễ hội Cung đình và lễ hội dân gian. Lễ hội Cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn, phần lớn chỉ chú trọng về "lễ" hơn "hội". Lễ hội dân gian gồm nhiều loại rất phong phú, có thể kể đến một số lễ hội tiêu biểu như: lễ hội Huệ Nam (điện Hòn Chén) hay còn gọi là lễ rước sắc nữ thần Thiên Y A Na theo tín ngưỡng của người Chămpa xưa, lễ hội tưởng niệm các vị khai sinh các ngành nghề truyền thống, lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh thành lập làng. Trong những dịp tế lễ, nhiều sinh hoạt văn hóa bổ ích như đua thuyền, kéo co, đấu vật... còn được tổ chức và thu hút du khách trong và ngoài nước tới tham dự. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch lễ hội ở Thừa Thiên Huế trong thời gian qua vẫn ở mức độ thấp, tồn tại nhiều bất cập, tỷ trọng GDP du lịch lễ hội/GDP toàn tỉnh còn rất khiêm tốn. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, du lịch lễ hội đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho người dân. Nhưng kết quả trên vẫn chưa tương xứng với lợi thế của tỉnh. Làm thế nào để tăng cường phát triển du lịch lễ hội, qua đó khai thác hợp lý và có hiệu quả hơn lợi thế của tỉnh Thừa Thiên Huế là câu hỏi đang được đặt ra đối với các cấp chính quyền và người dân trong tỉnh. Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá thực trạng và chỉ ra những vấn đề tồn tại trong phát triển du lịch lễ hội thời gian qua. “Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội ở Thừa Thiên Huế” còn cung cấp các thông tin hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý nhằm đưa ra các giải pháp và chiến lược pháp triển du lịch không chỉ ở tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn cho chiến lược phát triển du lịch lễ hội ở Việt Nam.
Mục tiêu

4.1. Mục tiêu định hướng:

- Đánh giá thực trạng hoạt động lễ hội, lễ hội tiêu biểu và hoạt động du lịch lễ hội ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Định hướng và giải pháp phát triển du lịch lễ hội ở Thừa Thiên Huế

4.2. Mục tiêu chi tiết:

- Hệ thống hoá lý luận về lễ hội và du lịch lễ hội

- Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch các lễ hội được tổ chức tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2017

- Định hướng và giải pháp phát triển du lịch lễ hội ở Thừa Thiên Huế.
Nội dung chính

Nội dung 1: Tổng quan lý luận về lễ hội

Nội dung 2: Lễ hội được tổ chức ở Thừa Thiên Huế từ xưa đến nay và lễ hội được tổ chức năm 2016 - 2017

Nội dung 3. Tổng quan lý luận về du lịch lễ hội

Nội dung 4. Tổng quan các nghiên cứu về du lịch lễ hội ở Việt Nam và trên thế giới

Nội dung 5. Đánh giá của du khách và người dân tham gia lễ hội tổ chức năm 2016 – 2017

Nội dung 6. Đánh giá của các cá nhân, tỏ chức có liên quan đến tổ chức lễ hội được tổ chức năm 2016 – 2017

Nội dung 7. Đánh giá của các công ty lữ hành về loại hình du lịch lễ hội được tổ chức năm 2016 - 2017

Nội dung 8. Đánh giá của chuyên gia về phát triển du lịch lễ hội

Nội dung 9. Ma trận SWOT về phát triển du lịch lễ hội ở Thừa Thiên Huế

Nội dung 10. Định hướng và giải pháp về phát triển du lịch lễ hội ở Thừa Thiên Huế

Nội dung 11. Xây dựng một số tua du lịch lễ hội tiêu biểu ở Thừa Thiên Huế

Từ các nội dung cơ bản như trên, đề tài có thể đưa ra nội dung theo dạng đề cương chi tiết như sau:

Phần mở đầu:

  • Lý do chọn đề tài
  • Mục tiêu nghiên cứu
  • Phạm vi nghiên cứu
  • Đối tượng nghiên cứu

- Cách thức tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Phần hai: Nội dung nghiên cứu

Chương 1. Tổng quan lý luận về lễ hội và du lịch lễ hội

1.1. Cơ sở lý luận về lễ hội

1.2. Tổng quan các lễ hội được tổ chức ở Thừa Thiên Huế từ xưa đến nay

1.3. Lễ hội được tổ chức ở Thừa Thiên Huế năm 2016 – 2017

1.3.1. Lễ tế Đàn Nam Giao

1.3.2. Lế tế Xã Tắc

1.3.3. Lễ hội Cầu ngư

1.3.4. Hội Vật làng Sình

1.3.5. Hội vật làng Thủ Lễ

1.3.6. Hội chợ xuân Gia Lạc

1.3.7. Lễ hội điện Hòn Chén

1.3.8. Lễ hội đua ghe

1.3.9. Lễ Tết cơm mới Paco – Huế

1.3.10. Lễ hội Phật Đản

1.3.11. Lê hội Quán Thế Âm Bồ Tát

1.3.12. Lễ hội Vu Lan

1.3.13. Lễ hội khác

1.4. Cơ sở lý luận về du lịch lễ hội

1.5. Tổng quan nghiên cứu về du lịch lễ hội ở Việt Nam và trên thế giới

Chương 2. Thực trạng hoạt động du lịch lễ hội ở Thừa Thiên Huế

2.1. Chính sách và quy hoạch phát triển du lịch lễ hội của tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2. Kết quả hoạt động du lịch lễ hội của tỉnh Thừa Thiên Huế 2010 - 2015

2.3. Đánh giá của du khách, người dân đã tham gia lễ hội năm 2016 – 2017

2.4. Đánh giá của các cá nhân, tổ chức liên quan đến tổ chức lễ hội năm 2016-2017

2.5. Đánh giá của các công ty lữ hành đã tổ chức các tua du lịch lễ hội năm 2016 – 2017

2.6. Đánh giá của các chuyên gia về phát triển du lịch lễ hội

2.7. Ma trận SWOT về phát triển du lịch lễ hội ở Thừa Thiên Huế

Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch lễ hội ở Thừa Thiên Huế

3.1. Định hướng phát triển du lịch lễ hội

3.2. Giải pháp phát triển du lịch lễ hội

3.3. Xây dựng một số tua du lịch lễ hội tiêu biểu
Sản phẩm và kết quả dự kiến:
- Sản phẩm khoa học: + Số báo đăng nước ngoài: 0 + Số báo đăng trong nước: 2- Sản phẩm đào tạo: + Số khóa luận/đồ án thực hiện: 2 + Số luận văn Thạc sỹ thực hiện: 0 + Số luận án Tiến sỹ hỗ trợ: 0- Sản phẩm ứng dụng:
Thời gian nghiên cứu
Từ 2016 đến 2017

Từ khóa » Swot Du Lịch Huế