Đề Xuất Một Số Giải Pháp Sản Xuất Nông Nghiệp Bền Vững
Có thể bạn quan tâm
Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode Skip Ribbon Commands Skip to main content Turn off Animations Turn on Animations
Thông tin tra cứu
Chuyên Mục
- Liên hệ
- Thư điện tử
- Văn phòng điện tử
- Lịch làm việc
- Sơ đồ cổng
- Liên kết website
- English
Trang chủ
- Giới thiệu
- Giới thiệuCơ cấu tổ chứcChức năng & Nhiệm vụPhân công công tác Lãnh đạo BộDanh bạ điện thoạiCSDL Lãnh đạo BộCác sở nông nghiệp
- Tin tức, sự kiện
- Tin hoạt độngTin chuyên ngànhTin địa phươngTin video
- Hệ thống văn bản
- VB chỉ đạo điều hànhVB quy phạm pháp luật
- Chiến lược - Kế hoạch
- Kế hoạch hàng nămKế hoạch trung hạnChiến lượcQuy hoạchĐiều tra cơ bảnCSDL Đầu tư
- Hợp tác quốc tế
- Hội nhập quốc tếQuan hệ song phươngCác dự án ODA
- Công nghệ thông tin
- Khoa học công nghệ
- Số liệu, báo cáo
- Báo cáo thống kêKết quả điều tra
(Mard-18/05/2010) - Việt nam là một nước nông nghiệp, trên 75% dân số sống bằng các nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tình hành sản xuất ngày càng bất ổn, thiếu bền vững, giá nông sản lên xuống thất thường, hiệu quả sản xuất thấp.
Page ContentNhận rõ tính phức tạp của phát triển sản xuất nông nghiệp trong điều kiện hội nhập, Hội nghị Trung ương 7 khóa X đã ban hành nghị quyết về việc phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôn, tạo tiền đề, cơ sở để các cơ quan nhà nước có những chính sách phù hợp giúp nông nghiệp Việt Nam phát triển, nâng cao đời sống nông dân, cải thiện bộ mặt nông thôn. Để thực hiện được chủ trương, nội dung của nghị quyết, tôi xin có một vài ý kiến phân tích những hạn chế trong cơ chế chính sách, quá trình sản xuất, lưu thông sản phẩm nông nghiệp. 1. Quy hoạch sản xuất tổng thể trên toàn quốc và cung cấp đầy đủ thông tin cho nông dân. Sản xuất nông nghiệp luôn xảy ra tình trạng tự phát, làm theo phong trào như cá ba sa; chưa giải quyết xong hậu quả dư thừa do phát triển quá mức lại lo thiếu nguyên liệu vào vụ tới; phá cây ăn quả đồng bằng sông Cửu Long để trồng lúa, cà phê, hồ tiêu... nông dân phải tự mầy mò, lựa chọn loại cây trồng, vật nuôi, giải pháp kỹ thuật, thị trường bán sản phẩm. Nguyên nhân chính là do nông dân thiếu thông tin. Hiện nay, cách tiếp cận thông tin chính của nông dân là qua đài, báo, truyền hình, mạng lưới khuyến nông. Tuy nhiên, các thông tin này thường chỉ tập trung vào kỹ thuật sản xuất, trong khi đó câu hỏi đầu tiên đặt ra cho các nhà sản xuất phải là sản xuất cho ai, bao nhiêu? Sau đó mới là sản xuất như thế nào? Các thông tin bà con nông dân tiếp cận được rất chung chung về nhu cầu và giá các sản phẩm cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, đại loại như “tới đây sẽ thiếu nguyên liệu cá ba sa”, “nhu cầu của thị trường rất lớn”, “sẽ xuất khẩu sang thị trường EU”... Nhận được thông tin kiểu này, người nông dân sẽ ào ạt phát triển tự phát là điều không tránh khỏi. Để khắc phục tình trạng này, tôi xin đề xuất: - Giao cho một cơ quan chuyên nghiên cứu, tổng hợp để dự báo nhu cầu, giá cả sản phẩm thị trường trong và ngoài nước theo từng thời điểm cụ thể. Thông tin chi phí sản xuất, chế biến nông lâm thuỷ sản của nông dân và các doanh nghiệp kinh doanh. Các thông tin này phải được cập nhật liên tục và thường xuyên cung cấp cho nông dân. Việc công khai thông tin sẽ giúp cho nông dân không bị ép giá. - Cần có quy hoạch tổng thể quy mô quốc gia về mỗi loại hàng nông, lâm, thủy sản phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu..., chỉ rõ loại cây trồng, vật nuôi, số lượng, quy mô diện tích... ở từng khu vực cụ thể. Đặc biệt đối với một số cây trồng có thế mạnh như lúa, cà phê... phải chỉ rõ đến tận cánh đồng của từng xã. Các thông tin này phải được công khai đến cơ quan chức năng của từng địa phương và bà con nông dân. Các địa phương có trách nhiệm thường xuyên tổng hợp số liệu hiện trạng về quy mô sản xuất, thông báo công khai để nông dân tự xem xét nhu cầu thị trường và năng lực sản xuất của mình để ra quyết định, giúp nông dân hạn chế sản xuất dư thừa, theo phong trào. Hiện nay, việc quy hoạch đang được thực hiện nhưng theo mục tiêu của từng tỉnh; quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia, chỉ mang tính tổng hợp, định hướng. - Diện tích đã được quy hoạch để canh tác các loại cây trồng nông nghiệp quan trọng phục vụ an ninh lương thực (như lúa...) phải được giao cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý. Với cách làm này sẽ tránh được tình trạng diện tích nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích tùy tiện. Chiến lược phải được giao cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, nhân dân. - Lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp thấp, vì vậy nông dân cần được hỗ trợ nhiều hơn nữa để sản xuất các mặt hàng chiến lược (như lúa, nuôi trồng thủy sản...) trên nguyên tắc nông dân phải làm đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường. 2. Xây dựng cơ chế, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các “nhà”, đặc biệt là giữa nhà nông và doanh nghiệp, các thương lái. Trong những năm gần đây, tình trạng doanh nghiệp hoặc nông dân phá hợp đồng xảy ra thường xuyên. Khi giá cả thị trường xuống, doanh nghiệp bỏ nông dân; khi giá thị trường lên, nông dân giữ hàng không bán... Nguyên nhân là do doanh nghiệp và nông dân có lợi ích ngược nhau. Nông dân luôn muốn bán đắt, doanh nghiệp luôn muốn mua rẻ. Hậu quả là nông dân luôn bị thiệt thòi, doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Để khắc phục tình trạng này, cần có sự hợp tác chặt chẽ của nông dân và doanh nghiệp. Để doanh nghiệp đi trao đổi, thống nhất với từng hộ nông dân là điều không thể. Vì vậy các hộ nông dân sản xuất trong khu vực phải thay đổi phương thức sản xuất theo hướng hợp tác tự nguyện (câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã), cử ra ban đại diện để làm việc với doanh nghiệp. Trước mỗi vụ thu hoạch, ban quản lý tổ hợp tác cùng với nông dân tính toán chi phí, giá thành sản xuất để làm việc với doanh nghiệp thu mua trên địa bàn. Bản thân doanh nghiệp cũng sẽ tính toán chi phí, giá thành để cùng thống nhất với nông dân, cùng phân chia lợi nhuận. Kinh tế Việt Nam hiện nay đã chịu sự chi phối của thị trường thế giới, nếu các nhà sản xuất làm ăn nhỏ lẻ theo kiểu tiểu nông chi phí sẽ cao, không đủ sức cạnh tranh. Với phương thức sản xuất cá thể như hiện nay, các tiểu nông lại tự cạnh tranh với nhau, thực chất là đã tự kiềm chế nhau. Các doanh nghiệp không xây dựng chiến lược, quy hoạch vùng nguyên liệu, không có sự hợp tác chặt chẽ với nông dân, thu mua theo kiểu “hàng xén” sẽ không đảm bảo được về chất lượng, số lượng cho các thị trường lớn. Phương thức sản xuất quá nhỏ lẻ, manh mún như hiện nay không phù hợp với mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa được, đồng thời với những hạn chế về quy hoạch, thiếu thông tin về quy mô, sản lượng, giá cả, thị trường, ... đã dẫn đến tình trạng nông dân sản xuất theo phong trào, có năm quá dư thừa, có năm quá thiếu. Để khắc phục tình trạng này, vai trò và trách nhiệm chính thuộc các cơ quan quản lý nhà nước. 3. Tăng cường hỗ trợ cho nông dân thông qua các chương trình khuyến nông: Khuyến nông đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp thông qua việc tập huấn, tuyên truyền phổ biến ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn cho nông dân học tập. Để các chương trình khuyến nông đạt hiệu quả cần phải tiến hành xây dựng danh mục các chương trình, dự án khuyến nông phù hợp với định hướng, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp. Nguồn kinh phí khuyến nông của địa phương thực hiện trên cơ sở điều kiện kinh tế xã hội, khí hậu, đất đai, phù hợp với định hướng của ngành nông nghiệp và khả năng tiếp nhận khoa học công nghệ của nông dân ở địa phương. Nguồn kinh phí khuyến nông trung ương để thực hiện các chương trình, dự án mới, có ý nghĩa trong vùng sinh thái, từng khu vực theo định hướng, quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Để tránh tình trạng, hiệu quả các chương trình, dự án chỉ dừng lại ở từng mô hình, khi nhân rộng lại dư thừa sản phẩm, cần phải gắn công tác khuyến nông về khoa học kỹ thuật với thị trường, thông tin về “sản xuất thế nào?” cũng cần gắn với thông tin “bao nhiêu là đủ?, giá thế nào?, bán ở đâu?”. Ngành khuyến nông rất thuận lợi về trao đổi, thu thập thông tin nhờ có mạng lưới cán bộ từ Trung ương đến tận thôn bản. Thông qua cán bộ khuyến nông sẽ tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách, quy định của Nhà nước, quy hoạch, định hướng về sản xuất nông nghiệp, thông tin khoa học kỹ thuật, thị trường, giá cả nông lâm thuỷ sản cho nông dân; đồng thời cũng cập nhật thông tin từ các thôn bản, các địa phương để giúp các nhà tư vấn, hoạch định chính sách cho sản xuất nông nghiệp một cách chính xác và kịp thời. Ổn định sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân, thay đổi bộ mặt nông thôn là nền tảng phát triển kinh tế, ổn định xã hội, chính trị của một quốc gia có tỉ trọng nông nghiệp cao như nước ta. Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, xây dựng cơ chế, văn bản pháp quy, công khai thông tin nhằm hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp có cơ sở pháp lý tự nguyện hợp tác với nhau, đổi mới phương thức sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Bản thân người nông dân cần nhận thức việc liên kết sản xuất theo nhóm hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã để nâng cao tính cạnh tranh là hết sức cần thiết để sản xuất nông nghiệp hiệu quả, giảm rủi ro.(TTKNKNQG)
Tin khác 13448TIN MỚI
- Sản lượng lương thực toàn cầu tăng đều trong 60 năm qua
- Công văn của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp...
- VINACHEM EXPO 2024: Thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong ngành công nghiệp hóa chất
- Thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong ngành công nghiệp hóa chất...
- Nghiên cứu tìm ra cơ chế di truyền đằng sau cây táo năng suất cao
- Thúc đẩy thương mại nông lâm thủy sản Việt Nam - Ba Lan
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Hội thảo tham vấn Kế hoạch tổng thể về chăn nuôi thông minh trong khuôn khổ dự án hợp tác...
- Đất đai của Hoa Kỳ mất nhiều chất dinh dưỡng hơn do mưa lớn
- Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Bộ NN&PTNT các dự án phát triển bền vững ngành nông nghiệp trong năm...
Văn thư - Lưu trữ và Bảo vệ BMNN | Công khai ngân sách Nhà nước | Công khai giải quyết kiến nghị DN | Thi đua khen thưởng | Đào tạo bồi dưỡng | Vì sự tiến bộ của phụ nữ | Thông tin Doanh nghiệp |
Bộ Pháp điển điện tử | CSDL Thống kê | CSDL Xuất nhập khẩu | SP TĂCN truyền thống, nguyên liệu đơn TM | Sản phẩm xử lý chất thải CN | Thư viện Điện tử | C.Trình - Đề tài KHCN |
- Văn thư - Lưu trữ và Bảo vệ BMNN
- Công khai ngân sách Nhà nước
- Công khai giải quyết kiến nghị DN
- Thi đua khen thưởng
- Đào tạo bồi dưỡng
- Vì sự tiến bộ của phụ nữ
- Thông tin Doanh nghiệp
- Bộ Pháp điển điện tử
- CSDL Thống kê
- CSDL Xuất nhập khẩu
- SP TĂCN truyền thống, nguyên liệu đơn TM
- Sản phẩm xử lý chất thải CN
- Thư viện Điện tử
- C.Trình - Đề tài KHCN
Từ khóa » Giải Pháp Sản Xuất Nông Nghiệp Bền Vững
-
Một Số Giải Pháp Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững Hiện Nay - HiFarm
-
Giải Pháp Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn Bền Vững
-
Thực Hiện Các Giải Pháp Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững ở Thiệu Hóa
-
Thúc đẩy Phát Triển Nông Nghệp Bền Vững Với đối Mới, Sáng Tạo Về ...
-
Một Số Giải Pháp Về Phát Triển Nông Nghiệp, Xây Dựng Nông Thôn Mới ...
-
Giải Pháp Cho Nền Nông Nghiệp Bền Vững - Báo Nhân Dân
-
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HƯỚNG TỚI SẢN XUẤT SẠCH TRONG PHÁT ...
-
3 Yếu Tố để Xây Dựng Và Phát Triển Bền Vững Ngành Nông Nghiệp
-
Một Số Giải Pháp Phát Triển Nông Nghiệp đô Thị Theo Hướng Bền Vững
-
Chuyển Từ Tư Duy Sản Xuất Nông Nghiệp Sang Tư Duy Kinh Tế Nông ...
-
Tìm Giải Pháp Thúc đẩy Nông Nghiệp Bền Vững Vùng ĐBSCL
-
Các Giải Pháp Phát Triển Sản Phẩm Nông Nghiệp Sạch, Nông Nghiệp ...
-
Giải Pháp để Nông Nghiệp Phát Triển Bền Vững - Báo Người Lao động
-
Sản Xuất Nông Nghiệp Bền Vững, Giải Pháp Tăng Giá Trị Xuất Khẩu