Đề Xuất Quy định 3 Hình Thức Sở Hữu - Báo Chính Phủ
Có thể bạn quan tâm
Sở dĩ có đề xuất trên là do Điều 53 Hiến pháp đã quy định về sở hữu toàn dân và Bộ luật dân sự cần ghi nhận hình thức sở hữu toàn dân để phù hợp với Hiến pháp.
Đối tượng của sở hữu toàn dân là những tài sản có giá trị lớn, là tư liệu sản xuất chủ yếu của đất nước, do đó sở hữu toàn dân là hình thức sở hữu rất quan trọng cả về mặt kinh tế và chính trị. Vì vậy, sở hữu toàn dân cần được coi là một hình thức sở hữu độc lập.
Cơ chế thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản thuộc hình thức sở hữu toàn dân có nhiều điểm đặc thù so với các hình thức sở hữu khác do chỉ có Nhà nước mới có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân và có chế độ pháp lý riêng cho Nhà nước thực hiện quyền này, do vậy cần quy định hình thức sở hữu toàn dân trong Bộ luật dân sự.
Bên cạnh ý kiến trên, cũng còn ý kiến khác đề nghị chỉ quy định 2 hình thức sở hữu, bao gồm sở hữu riêng và sở hữu chung, trong đó, sở hữu toàn dân là một dạng đặc biệt của sở hữu chung (sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý).
Bộ luật dân sự hiện hành quy định 6 hình thức sở hữu là: 1- Sở hữu nhà nước; 2- Sở hữu tập thể; 3- Sở hữu tư nhân; 4- Sở hữu chung; 5- Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; 6- Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp. |
Ý kiến này dự trên các lý do sau: Thứ nhất, giống như loại ý kiến thứ nhất, việc quy định sở hữu chung và sở hữu riêng là dựa trên việc một hay nhiều người (chủ thể) thực hiện quyền sở hữu (một người thực hiện quyền là sở hữu riêng; nhiều người thực hiện quyền là sở hữu chung), không căn cứ vào việc xác định người (chủ thể) cụ thể thực hiện quyền sở hữu (như Nhà nước, cá nhân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội…) như Bộ luật hiện hành và sự phân loại này cũng được nhiều quốc gia áp dụng.
Thứ hai, sở hữu toàn dân được hiểu là một hình thức sở hữu chung do toàn dân là chủ sở hữu mà Nhà nước là người đại diện, do đó không nên quy định sở hữu toàn dân như một hình thức sở hữu độc lập. Tuy nhiên, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân có sự khác biệt với các hình thức sở hữu chung khác nên cần quy định thành một mục riêng trong chế định về sở hữu chung.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị Bộ luật dân sự cần quy định 3 hình thức sở hữu, bao gồm, sở hữu Nhà nước, sở tư nhân và sở hữu chung vì các lý do sau đây: Thứ nhất, sở hữu toàn dân được quy định trong Hiến pháp (Điều 53) nên được hiểu là chế độ sở hữu. Trong một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, cần xác định chủ thể là ai, cá nhân hay tổ chức nào có quyền và có nghĩa vụ dân sự. Trong sở hữu toàn dân thì không tồn tại chủ thể là toàn dân mà chỉ có Nhà nước mới có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản công (với danh nghĩa đại diện toàn dân). Do đó, nên hiểu sở hữu toàn dân là chế độ sở hữu còn hình thức sở hữu là sở hữu Nhà nước.
Thứ hai, hình thức sở hữu Nhà nước đã được quy định trong Bộ luật dân sự hiện hành và nhiều văn bản pháp luật khác trong 10 năm qua. Việc không quy định hình thức sở hữu Nhà nước trong Bộ luật dân sự sẽ dẫn đến phải sửa đổi nhiều văn bản và phát sinh nhiều chi phí.
Thứ ba, Điều 32 Hiến pháp quy định quyền sở hữu tư nhân được pháp luật bảo hộ. Đây là quy định mới, rất quan trọng, lần đầu tiên quyền sở hữu tư nhân được ghi nhận trong Hiến pháp, thể hiện tư tưởng, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề sở hữu. Theo đó, Bộ luật dân sự cần quy định rõ, cụ thể hình thức “sở hữu tư nhân”.
Thứ tư, việc quy định sở hữu Nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu chung là thể hiện sự kế thừa có chọn lọc các quy định của Bộ luật dân sự hiện hành.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) và góp ý về vấn đề này tại đây.
Từ khóa » Hình Thức Sở Hữu Nghĩa Là Gì
-
Hình Thức Sở Hữu Là Gì ? Khái Niệm, Phân Loại Hình Thức Sở Hữu ?
-
Hình Thức Sở Hữu Là Gì? Các Hình Thức Sở Hữu Theo Bộ Luật Dân Sự?
-
Hình Thức Sở Hữu Vốn Của Công Ty TNHH Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Tìm Hiểu Rõ Nét Về Các Hình Thức Sở Hữu Theo Bộ Luật Dân Sự 2015
-
Sở Hữu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Phân Biệt Sở Hữu Riêng Và Sở Hữu Chung Theo Quy định Bộ Luật Dân Sự
-
HÌNH THỨC SỞ HỮU Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Phân Biệt Sở Hữu Chung Hỗn Hợp Với Sở Hữu Chung Theo Phần?
-
Một Số Vấn đề Về Sở Hữu ở Nước Ta Hiện Nay
-
Sở Hữu Toàn Dân Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Sở Hữu Chung Là Gì? Quy định Của Pháp Luật Hiện Nay Về Sở Hữu ...
-
Sở Hữu Toàn Dân Là Gì? Quy định Của Pháp Luật Về Sở Hữu Toàn Dân
-
Chế độ Sở Hữu Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Vấn đề Sở Hữu Trong Nền Kinh Tế Quá độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở ...